metyruoi
Active Member
SGTT.VN - Có một quan niệm đã đi vào ca dao: Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu. Quan niệm trên không hẳn đúng. Trong văn học Việt Nam và cả một số nước lân cận, có không ít những “chân dài” biết nói năng, lập luận với lý lẽ sắc bén để bảo vệ mình và gia đình.
Đàn bà dễ có mấy tay…
Nói tới Hoạn Thư, người Việt nghĩ ngay tới một “sư tử Hà Đông” mà không nghĩ tới một tài năng lập luận bậc thầy. Khi bị Kiều bắt về hỏi tội, Hoạn Thư khấu đầu lý lẽ: Rằng tôi chút phận đàn bà/Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Ghen tuông là chuyện tất yếu của nữ giới. Cho nên, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Sách lược xin ân xá của Hoạn Thư là nhận tội và đề cao Kiều: Trót lòng gây việc chông gai/ Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
Trước cách nói năng khiêm nhường, lý lẽ sắc sảo vừa lý vừa tình này, Kiều được ca ngợi là “lượng bể” nên ở vào thế “Làm ra (xử tội) thì cũng ra người nhỏ nhen”. Kiều đành khoát tay tha, thế là Hoạn Thư thoát tội!
Thấp cơ thua trí đàn bà
Chuyện cổ tích Việt Nam Người đàn bà bị vu oan kể rằng hai lái buôn Lý và Tình làm giao kèo thách đố nhau. Lý tuyên bố đã “quan hệ” được với vợ Tình. Chứng cứ là anh ta biết một nốt ruồi ở chỗ kín trên người vợ Tình (thực ra hắn biết chi tiết này do bà đỡ cho vợ Tình kể lại). Thế là Tình mất hết cơ nghiệp. Uất quá, Tình đánh vợ rồi đuổi đi.
Để trả thù Lý và minh oan cho mình, một hôm vợ Tình vu cho Lý mượn 20 quan tiền (quen nhau nên không làm văn tự). Họ lôi nhau lên quan. Lý bị vu oan, tức quá, bèn cam đoan với quan: “Tôi không hề quen biết gì người đàn bà này!” Thế là mắc bẫy của vợ Tình: “Bẩm quan, nếu nó không hề quen tôi thì làm sao nó lại có thể ăn nằm với tôi được cơ chứ!” Lý thua kiện, mất luôn tài sản và cũng lòi ra là đã lừa gạt Tình. Vợ Tình chẳng những bảo vệ được danh dự mình mà còn lấy lại được tài sản của chồng.
Người vợ thông minh này đã nói điều giả dối lừa cho đối phương phủ định, vô tình bộc lộ những điều mâu thuẫn, giả dối của đối phương.
Đó là phương pháp lập luận: Lấy điều giả dối để chứng minh điều giả dối.
Từ một giả thiết sai
Triệu Truyền Đống kể câu chuyện sau: trong vòng chung kết một cuộc thi hoa hậu Hong Kong, ban giám khảo hỏi cô Dương:
- Nếu phải chọn một trong hai người sau đây làm bạn đời thì cô sẽ chọn ai? Sôpanh (nhạc sĩ thiên tài Ba Lan) hay trùm phát xít Hítle?
- Tôi sẽ lấy Hítle.
Thật bất ngờ, quan khách xao động hẳn lên với cùng một câu hỏi: Sao lại chọn Hítle? Cô Dương mỉm cười: “Nếu lấy Hítle, tôi hy vọng mình sẽ cảm hoá được Hítle: thế chiến lần thứ hai có thể đã không xảy ra và hàng chục triệu người đã không chết uổng”.
Cô giành được những tràng vỗ tay cuồng nhiệt của khán giả. Cô đã nhanh trí nhận ra rằng Sôpanh và Hítle đều đã chết. Không ai phải lấy người chết. Giả thiết đó sai. Nên cô có quyền mặc sức chọn Hítle hay Sôpanh. Vấn đề là giải thích thế nào thôi. Vậy thì chọn lấy Hítle mới là điều lạ và bất ngờ. Thành công vì cách chọn bất ngờ và vì cô đã giải thích khôn khéo, có sức thuyết phục.
Khi lập luận hãy chú ý tới quy tắc sau: Từ một tiền đề (giả thiết) sai có thể dẫn tới một kết luận bất kỳ.
Lấy điều không thể chứng minh điều không thể
Có chuyện kể Ấn Độ rất giống với một giai thoại về Trạng Quỳnh: thời xưa, có vị vua bệnh nặng, thầy thuốc tâu với vua rằng chỉ cần uống sữa bò đực là vua hết bệnh ngay. Mà việc này chỉ có nhà thông thái Ca-bu-ơ mới tìm được (người thầy thuốc nọ vốn thâm thù Ca-bu-ơ). Tin lời thầy thuốc, nhà vua ra lệnh cho Ca-bu-ơ đi tìm sữa bò đực. Ông ta rất lo lắng, chưa biết tìm kế gì để thoát nạn. Cô con gái khuyên ông đừng lo, cô sẽ giúp ông.
Hôm sau vào lúc nửa đêm, con gái Ca-bu-ơ mang ít quần áo cũ đến bên bờ sông cạnh hoàng cung rồi giặt dưới cửa sổ phòng ngủ của quốc vương. Trong đêm yên tĩnh, cô cố tình khua động rõ to làm vua không sao ngủ được. Cả giận, nhà vua phái vệ binh bắt cô gái giải về hỏi tội: “Cớ sao đang đêm đến đây giặt giũ ầm ầm làm ta không ngủ được? Ngươi có biết tội không?” Cô gái ra vẻ sợ hãi: “Dạ, dân nữ biết. Mong bệ hạ tha tội. Có điều, dân nữ bất đắc dĩ mới phải làm vậy. Số là, chiều nay cha dân nữ mới đẻ em bé, mà trong nhà chẳng còn quần áo sạch sẽ làm tã lót cho em nên dân nữ đành phải đi giặt vào lúc này”.
- Nói láo! Ngươi đùa cợt ta chắc? Ai đời đàn ông lại đẻ con!
- Dạ, nếu bệ hạ có thể hạ lệnh cho người đi kiếm sữa bò đực thì sao đàn ông lại không thể đẻ được ạ?
Nghe vậy, nhà vua cười: “Ngươi chắc chắn là con gái của Ca-bu-ơ rồi. Thôi, về bảo cha ngươi cứ giữ lấy món sữa bò đực cho em bé ông ta vừa đẻ bú nhé!”
Thế là Ca-bu-ơ thoát khỏi tai hoạ.
GS.TS Nguyễn Đức Dân
http://sgtt.vn/Van-hoa/162272/Chan-dai-ly-le-cung-dai.html
Đàn bà dễ có mấy tay…
Nói tới Hoạn Thư, người Việt nghĩ ngay tới một “sư tử Hà Đông” mà không nghĩ tới một tài năng lập luận bậc thầy. Khi bị Kiều bắt về hỏi tội, Hoạn Thư khấu đầu lý lẽ: Rằng tôi chút phận đàn bà/Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Ghen tuông là chuyện tất yếu của nữ giới. Cho nên, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Sách lược xin ân xá của Hoạn Thư là nhận tội và đề cao Kiều: Trót lòng gây việc chông gai/ Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
Trước cách nói năng khiêm nhường, lý lẽ sắc sảo vừa lý vừa tình này, Kiều được ca ngợi là “lượng bể” nên ở vào thế “Làm ra (xử tội) thì cũng ra người nhỏ nhen”. Kiều đành khoát tay tha, thế là Hoạn Thư thoát tội!
Thấp cơ thua trí đàn bà
Chuyện cổ tích Việt Nam Người đàn bà bị vu oan kể rằng hai lái buôn Lý và Tình làm giao kèo thách đố nhau. Lý tuyên bố đã “quan hệ” được với vợ Tình. Chứng cứ là anh ta biết một nốt ruồi ở chỗ kín trên người vợ Tình (thực ra hắn biết chi tiết này do bà đỡ cho vợ Tình kể lại). Thế là Tình mất hết cơ nghiệp. Uất quá, Tình đánh vợ rồi đuổi đi.
Để trả thù Lý và minh oan cho mình, một hôm vợ Tình vu cho Lý mượn 20 quan tiền (quen nhau nên không làm văn tự). Họ lôi nhau lên quan. Lý bị vu oan, tức quá, bèn cam đoan với quan: “Tôi không hề quen biết gì người đàn bà này!” Thế là mắc bẫy của vợ Tình: “Bẩm quan, nếu nó không hề quen tôi thì làm sao nó lại có thể ăn nằm với tôi được cơ chứ!” Lý thua kiện, mất luôn tài sản và cũng lòi ra là đã lừa gạt Tình. Vợ Tình chẳng những bảo vệ được danh dự mình mà còn lấy lại được tài sản của chồng.
Người vợ thông minh này đã nói điều giả dối lừa cho đối phương phủ định, vô tình bộc lộ những điều mâu thuẫn, giả dối của đối phương.
Đó là phương pháp lập luận: Lấy điều giả dối để chứng minh điều giả dối.
Từ một giả thiết sai
Triệu Truyền Đống kể câu chuyện sau: trong vòng chung kết một cuộc thi hoa hậu Hong Kong, ban giám khảo hỏi cô Dương:
- Nếu phải chọn một trong hai người sau đây làm bạn đời thì cô sẽ chọn ai? Sôpanh (nhạc sĩ thiên tài Ba Lan) hay trùm phát xít Hítle?
- Tôi sẽ lấy Hítle.
Thật bất ngờ, quan khách xao động hẳn lên với cùng một câu hỏi: Sao lại chọn Hítle? Cô Dương mỉm cười: “Nếu lấy Hítle, tôi hy vọng mình sẽ cảm hoá được Hítle: thế chiến lần thứ hai có thể đã không xảy ra và hàng chục triệu người đã không chết uổng”.
Cô giành được những tràng vỗ tay cuồng nhiệt của khán giả. Cô đã nhanh trí nhận ra rằng Sôpanh và Hítle đều đã chết. Không ai phải lấy người chết. Giả thiết đó sai. Nên cô có quyền mặc sức chọn Hítle hay Sôpanh. Vấn đề là giải thích thế nào thôi. Vậy thì chọn lấy Hítle mới là điều lạ và bất ngờ. Thành công vì cách chọn bất ngờ và vì cô đã giải thích khôn khéo, có sức thuyết phục.
Khi lập luận hãy chú ý tới quy tắc sau: Từ một tiền đề (giả thiết) sai có thể dẫn tới một kết luận bất kỳ.
Lấy điều không thể chứng minh điều không thể
Có chuyện kể Ấn Độ rất giống với một giai thoại về Trạng Quỳnh: thời xưa, có vị vua bệnh nặng, thầy thuốc tâu với vua rằng chỉ cần uống sữa bò đực là vua hết bệnh ngay. Mà việc này chỉ có nhà thông thái Ca-bu-ơ mới tìm được (người thầy thuốc nọ vốn thâm thù Ca-bu-ơ). Tin lời thầy thuốc, nhà vua ra lệnh cho Ca-bu-ơ đi tìm sữa bò đực. Ông ta rất lo lắng, chưa biết tìm kế gì để thoát nạn. Cô con gái khuyên ông đừng lo, cô sẽ giúp ông.
Hôm sau vào lúc nửa đêm, con gái Ca-bu-ơ mang ít quần áo cũ đến bên bờ sông cạnh hoàng cung rồi giặt dưới cửa sổ phòng ngủ của quốc vương. Trong đêm yên tĩnh, cô cố tình khua động rõ to làm vua không sao ngủ được. Cả giận, nhà vua phái vệ binh bắt cô gái giải về hỏi tội: “Cớ sao đang đêm đến đây giặt giũ ầm ầm làm ta không ngủ được? Ngươi có biết tội không?” Cô gái ra vẻ sợ hãi: “Dạ, dân nữ biết. Mong bệ hạ tha tội. Có điều, dân nữ bất đắc dĩ mới phải làm vậy. Số là, chiều nay cha dân nữ mới đẻ em bé, mà trong nhà chẳng còn quần áo sạch sẽ làm tã lót cho em nên dân nữ đành phải đi giặt vào lúc này”.
- Nói láo! Ngươi đùa cợt ta chắc? Ai đời đàn ông lại đẻ con!
- Dạ, nếu bệ hạ có thể hạ lệnh cho người đi kiếm sữa bò đực thì sao đàn ông lại không thể đẻ được ạ?
Nghe vậy, nhà vua cười: “Ngươi chắc chắn là con gái của Ca-bu-ơ rồi. Thôi, về bảo cha ngươi cứ giữ lấy món sữa bò đực cho em bé ông ta vừa đẻ bú nhé!”
Thế là Ca-bu-ơ thoát khỏi tai hoạ.
GS.TS Nguyễn Đức Dân
http://sgtt.vn/Van-hoa/162272/Chan-dai-ly-le-cung-dai.html