Haidang02
New Member
Những người đẹp nổi tiếng có cái tâm lớn với thiên nhiên môi trường, với thiên tai địch họa hay với những cảnh đời đói nghèo bệnh tật… tự nhiên lại làm mình hoang mang về cái tâm của chính mình, và khó hơn nữa, là khả năng cảm thụ nghệ thuật và khả năng thấu hiểu thông điệp. Tự nhiên lại nghi ngờ mình nông cạn hời hợt đến thế sao, hay là mình không được nhạy cảm, hay không có năng lực tư duy thấy 1 hiểu 10, mà sao ý tưởng, ý đồ, ý tốt của người ta rõ thế, thậm chí người ta diễn giải hẳn ra, mà mình vẫn thấy không liên quan.
Thế là mình bị ngẫn hay những người đẹp có cái tâm lớn kia làm việc tốt chưa tới? Mà một mình mình bị ngẫn hay rất nhiều người khác cũng bị ngẫn như mình?
1. Quyền lực của áo quần
Trước giờ mình vẫn nghĩ quần áo có sức mạnh ghê gớm lắm.
Chẳng thế mà ngành công nghiệp thời trang mới trở thành 1 trong những ngành hot nhất thế giới, và không bao giờ lo chết đói. Em hàng xóm 9x nhà mình buôn túi hàng hiệu fake từ Quảng Châu mà cũng đủ tiền mua ô tô (mẹ em bảo em mua ô tô đi thì em lại bảo là thôi làm thêm ít lâu nữa để tiền mua cái nhà 8-}, giữa tình hình bất động sản sốt sình sịch nhất quả đất thế này mà ẻm làm được thế thì hẳn là buôn túi fake rất ghê gớm).
Chẳng thế mà ở Hà Nội bây giờ, 36 phố phường nào thì Hàng Gạo Hàng Đường Hàng Muối trắng tinh đều chuyển sang bán Hàng Quần Áo. Nhiều khi thấy có tí tủi thân, cứ nghĩ mình nai lưng ra học hành thế này, ngậm đắng nuốt cay cố an ủi rằng đỉnh cao thành công nào cũng phải xuất phát từ những điểm thấp nhất, nhưng đến lúc mình lên được tận đỉnh cao trong nghề nghiệp của mình rồi thì chắc gì lương mình đã cao bằng tiền lãi hàng tháng của những em teen dám bỏ học đi mở hàng quần áo bây giờ.
Chẳng thế mà khối đứa con gái lăn đùng ra chết 1 bạn giai mặc vest nhưng đi giày converse (bởi vì giống các anh Wonbin, Kwon Sang Woo, Ryu Si Won trong phim Hàn Quốc cũng mặc như thế và đánh nhau trong trường học nhìn rất là đẹp), hoặc các anh đàn ông cứ tỏ ra uy lực lạnh lùng rồi cuối cùng lại bủn rủn trước một chị mặc áo see-through “hững hờ khoe vòng 1 gợi cảm” hay váy dài ôm sát “lộ vòng 3 cong cớn”. Chẳng thế mà sổ nhật ký – trang “Tại sao yêu?” cũng như sách dạy thành công trong kinh doanh đều có thêm 1 gạch đầu dòng quan trọng:”Ăn mặc đẹp”.
Chẳng thế mà người ta vẫn bảo giày cao gót thể hiện quyền lực phụ nữ, đồng hồ đeo tay là minh chứng cho thành công của đàn ông, bộ váy ngủ sexy là bí quyết của hạnh phúc vợ chồng…
Chẳng thế mà các cô Hoa Hậu phải đăng quang trong bộ váy đẹp nhất. Và các thí sinh đi thi Hoa Hậu mà muốn dìm hàng nhau thì trong muôn vàn cách, có 1 cách là thủ tiêu va li quần áo.
Áo quần thay đổi nhiều chứ!
2. Hễ bất lực thì hãy naked
Nhưng hóa ra phù phiếm vẫn chỉ là phù phiếm thôi. Giờ người ta hướng đến “Chân, Thiện, Mỹ”.
Một cô Hoa Hậu mặc đẹp điên đảo mà không kêu gọi được nhiều tiền từ thiện hay không trở thành đại sứ bảo vệ môi trường thì cũng kém.
Cứ nghĩ là chăm lo váy xống thì sẽ gây được ấn tượng trong lần hẹn hò đầu tiên ư? Quần là áo lượt hào hoa sang trọng dễ kí được hợp đồng ư? Đồ hiệu treo đầy người thì cao quý quyền thế nói ai cũng phải nghe ư? Xưa rồi. Muốn tạo nên sức mạnh đích thực, sức mạnh tột cùng, sức mạnh buộc người khác phải hành động ấy, thì phải nude cơ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường à, muốn vì nụ cười trẻ thơ á, ủng hộ Giờ Trái Đất nữa cơ à, hay là cần kêu gọi cứu trợ cho Nhật Bản…? Cứ nude đi. Người khác không nhận thức được giống mình à, kêu gọi mãi mà vẫn bất lực vì 1 mình đối lại đám đông à? Cứ nude. Bắt người ta phải nhìn, ắt là người ta sẽ hành động.
Áo quần quyền lực thật. Nhưng không áo quần còn quyền lực đến thế cơ.
Nhưng mà.
Trong vài lần được làm “ôm” trên các cung đường đi phượt, mình nhớ rất rõ rằng chưa bao giờ trong đầu mình nghĩ là: chỗ này, chính chỗ này, cần phải có 1 cô người mẫu khỏa thân đứng ở đây thì mới có thể thấy núi rừng của chúng ta thật là đẹp. Không cần phải có 1 hình hài (đã phát triển toàn diện) trần trụi ở đây thì mới có thể thấy thiên nhiên của chúng ta thật hoang sơ. Tất nhiên dọc đường đi mình thấy rất nhiều trẻ em dân tộc đứng tha thẩn không có lấy 1 manh áo quần, đôi khi chúng vô tình tạo nên 1 cảnh tượng rất đẹp, hoặc rất cảm động, làm người ta buộc phải suy nghĩ.
Nhưng có thể nói luôn rằng cảnh tượng đó đẹp bởi vì nó tự nhiên không dàn xếp. Nó cảm động bởi vì nụ cười sáng bừng của 1 thằng bé dân tộc đen đúa bẩn thỉu làm người ta nghĩ đến hạnh phúc, đến chuyện cuộc sống như thế nào là đủ, mình ở thành phố đầy điều kiện mình cứ đòi hỏi có hết cái này đến cái khác mới cho đấy là hạnh phúc, nhưng người dân tộc ở đây chẳng có gì mà họ vẫn có thể cười. Cái đẹp thôi thúc suy nghĩ đấy tất nhiên khác với cái đẹp thôi thúc suy nghĩ mà các người đẹp làm việc thiện kia muốn nhắm tới. À đơn giản thôi, vì trẻ con không mặc gì thì dễ thương, còn các người đẹp không mặc gì thì dễ gây liên tưởng.
Liên tưởng không phải là tội của công chúng. Không hiểu ra hoặc không hiểu đúng thông điệp cũng không phải là lỗi của công chúng. Giống như kiểu nhiệm vụ của nhà báo là phải viết sao cho bất kỳ độc giả nào cũng có thể hiểu đó. Đã có ý tưởng và quyết tâm thực hiện, “dù bị vùi dập”, thì có chăng là nên làm đến nơi đến chốn, sẵn mất công cởi đổ rồi thì nên cởi cho đáng, chứ cởi xong mà chẳng ai hiểu mình đang diễn tả “1 cái cây đang vươn lên” thì phí quá. Sao khi ấy lại đổ lỗi cho người ta?
Mình tưởng nghệ sỹ thì phải vì công chúng. Đi đóng phim chẳng phải cô nào cũng nói “tôi vui vì khán giả hiểu được nhân vật mà tôi đóng” đấy ah? Sao giờ lại “quan trọng là cách nghĩ của người xem chứ không nằm ở người thể hiện”. Thế thì tội nghiệp công chúng quá. Tự nhiên có 1 cô chẳng mặc gì đứng chình ình ra đấy, chẳng nhìn vào đấy thì nhìn vào đâu, sao cô ý lại bảo “hãy nhìn khung cảnh sau tôi chứ không phải nhìn tôi đang nude”. Sao lại đánh đố phản xạ tự nhiên như thế, haiz.
Nếu cứ nghĩ kiểu đấy, có phải đến 1 ngày có người không mặc quần áo đứng giữa ngã tư cầm gậy chỉ đường, thì chúng ta mới giật mình nhận thức được và đi đúng đường phải đạo? Có rồi đấy, nhưng mà là mấy người có vấn đề về thần kinh mà chưa kịp được các tổ chức xã hội cưu mang, đùm bọc!
Hoặc bị người yêu bỏ thì cũng phải nude đi, để anh ta giật mình mà rút lại lời chia ly. À nhưng cách này thì chưa phải là hiếm, thấy nhiều chị em cũng đã áp dụng rồi, nude xong họ làm thế nào đó mà thậm chí còn trói được cả đời anh kia chứ đừng nói là họ bị đá.
Vậy là không phải cứ người đẹp nude thì mới tạo nên sức mạnh à, người bình thường nude cũng thay đổi được tình hình sao? Hiểu rồi, thảo nào mà hồi trước ở bên nước lạ có vụ đàn bà con gái uất ức tụt quần đánh cảnh sát giao thông. Cũng may thế là mới chỉ bán nude !!!
Nguon http://blog.baomoi.com/2011/03/ch%E1...khong-ai-nghe/
Thế là mình bị ngẫn hay những người đẹp có cái tâm lớn kia làm việc tốt chưa tới? Mà một mình mình bị ngẫn hay rất nhiều người khác cũng bị ngẫn như mình?
1. Quyền lực của áo quần
Trước giờ mình vẫn nghĩ quần áo có sức mạnh ghê gớm lắm.
Chẳng thế mà ngành công nghiệp thời trang mới trở thành 1 trong những ngành hot nhất thế giới, và không bao giờ lo chết đói. Em hàng xóm 9x nhà mình buôn túi hàng hiệu fake từ Quảng Châu mà cũng đủ tiền mua ô tô (mẹ em bảo em mua ô tô đi thì em lại bảo là thôi làm thêm ít lâu nữa để tiền mua cái nhà 8-}, giữa tình hình bất động sản sốt sình sịch nhất quả đất thế này mà ẻm làm được thế thì hẳn là buôn túi fake rất ghê gớm).
Chẳng thế mà ở Hà Nội bây giờ, 36 phố phường nào thì Hàng Gạo Hàng Đường Hàng Muối trắng tinh đều chuyển sang bán Hàng Quần Áo. Nhiều khi thấy có tí tủi thân, cứ nghĩ mình nai lưng ra học hành thế này, ngậm đắng nuốt cay cố an ủi rằng đỉnh cao thành công nào cũng phải xuất phát từ những điểm thấp nhất, nhưng đến lúc mình lên được tận đỉnh cao trong nghề nghiệp của mình rồi thì chắc gì lương mình đã cao bằng tiền lãi hàng tháng của những em teen dám bỏ học đi mở hàng quần áo bây giờ.
Chẳng thế mà khối đứa con gái lăn đùng ra chết 1 bạn giai mặc vest nhưng đi giày converse (bởi vì giống các anh Wonbin, Kwon Sang Woo, Ryu Si Won trong phim Hàn Quốc cũng mặc như thế và đánh nhau trong trường học nhìn rất là đẹp), hoặc các anh đàn ông cứ tỏ ra uy lực lạnh lùng rồi cuối cùng lại bủn rủn trước một chị mặc áo see-through “hững hờ khoe vòng 1 gợi cảm” hay váy dài ôm sát “lộ vòng 3 cong cớn”. Chẳng thế mà sổ nhật ký – trang “Tại sao yêu?” cũng như sách dạy thành công trong kinh doanh đều có thêm 1 gạch đầu dòng quan trọng:”Ăn mặc đẹp”.
Chẳng thế mà người ta vẫn bảo giày cao gót thể hiện quyền lực phụ nữ, đồng hồ đeo tay là minh chứng cho thành công của đàn ông, bộ váy ngủ sexy là bí quyết của hạnh phúc vợ chồng…
Chẳng thế mà các cô Hoa Hậu phải đăng quang trong bộ váy đẹp nhất. Và các thí sinh đi thi Hoa Hậu mà muốn dìm hàng nhau thì trong muôn vàn cách, có 1 cách là thủ tiêu va li quần áo.
Áo quần thay đổi nhiều chứ!
2. Hễ bất lực thì hãy naked
Nhưng hóa ra phù phiếm vẫn chỉ là phù phiếm thôi. Giờ người ta hướng đến “Chân, Thiện, Mỹ”.
Một cô Hoa Hậu mặc đẹp điên đảo mà không kêu gọi được nhiều tiền từ thiện hay không trở thành đại sứ bảo vệ môi trường thì cũng kém.
Cứ nghĩ là chăm lo váy xống thì sẽ gây được ấn tượng trong lần hẹn hò đầu tiên ư? Quần là áo lượt hào hoa sang trọng dễ kí được hợp đồng ư? Đồ hiệu treo đầy người thì cao quý quyền thế nói ai cũng phải nghe ư? Xưa rồi. Muốn tạo nên sức mạnh đích thực, sức mạnh tột cùng, sức mạnh buộc người khác phải hành động ấy, thì phải nude cơ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường à, muốn vì nụ cười trẻ thơ á, ủng hộ Giờ Trái Đất nữa cơ à, hay là cần kêu gọi cứu trợ cho Nhật Bản…? Cứ nude đi. Người khác không nhận thức được giống mình à, kêu gọi mãi mà vẫn bất lực vì 1 mình đối lại đám đông à? Cứ nude. Bắt người ta phải nhìn, ắt là người ta sẽ hành động.
Áo quần quyền lực thật. Nhưng không áo quần còn quyền lực đến thế cơ.
Nhưng mà.
Trong vài lần được làm “ôm” trên các cung đường đi phượt, mình nhớ rất rõ rằng chưa bao giờ trong đầu mình nghĩ là: chỗ này, chính chỗ này, cần phải có 1 cô người mẫu khỏa thân đứng ở đây thì mới có thể thấy núi rừng của chúng ta thật là đẹp. Không cần phải có 1 hình hài (đã phát triển toàn diện) trần trụi ở đây thì mới có thể thấy thiên nhiên của chúng ta thật hoang sơ. Tất nhiên dọc đường đi mình thấy rất nhiều trẻ em dân tộc đứng tha thẩn không có lấy 1 manh áo quần, đôi khi chúng vô tình tạo nên 1 cảnh tượng rất đẹp, hoặc rất cảm động, làm người ta buộc phải suy nghĩ.
Nhưng có thể nói luôn rằng cảnh tượng đó đẹp bởi vì nó tự nhiên không dàn xếp. Nó cảm động bởi vì nụ cười sáng bừng của 1 thằng bé dân tộc đen đúa bẩn thỉu làm người ta nghĩ đến hạnh phúc, đến chuyện cuộc sống như thế nào là đủ, mình ở thành phố đầy điều kiện mình cứ đòi hỏi có hết cái này đến cái khác mới cho đấy là hạnh phúc, nhưng người dân tộc ở đây chẳng có gì mà họ vẫn có thể cười. Cái đẹp thôi thúc suy nghĩ đấy tất nhiên khác với cái đẹp thôi thúc suy nghĩ mà các người đẹp làm việc thiện kia muốn nhắm tới. À đơn giản thôi, vì trẻ con không mặc gì thì dễ thương, còn các người đẹp không mặc gì thì dễ gây liên tưởng.
Liên tưởng không phải là tội của công chúng. Không hiểu ra hoặc không hiểu đúng thông điệp cũng không phải là lỗi của công chúng. Giống như kiểu nhiệm vụ của nhà báo là phải viết sao cho bất kỳ độc giả nào cũng có thể hiểu đó. Đã có ý tưởng và quyết tâm thực hiện, “dù bị vùi dập”, thì có chăng là nên làm đến nơi đến chốn, sẵn mất công cởi đổ rồi thì nên cởi cho đáng, chứ cởi xong mà chẳng ai hiểu mình đang diễn tả “1 cái cây đang vươn lên” thì phí quá. Sao khi ấy lại đổ lỗi cho người ta?
Mình tưởng nghệ sỹ thì phải vì công chúng. Đi đóng phim chẳng phải cô nào cũng nói “tôi vui vì khán giả hiểu được nhân vật mà tôi đóng” đấy ah? Sao giờ lại “quan trọng là cách nghĩ của người xem chứ không nằm ở người thể hiện”. Thế thì tội nghiệp công chúng quá. Tự nhiên có 1 cô chẳng mặc gì đứng chình ình ra đấy, chẳng nhìn vào đấy thì nhìn vào đâu, sao cô ý lại bảo “hãy nhìn khung cảnh sau tôi chứ không phải nhìn tôi đang nude”. Sao lại đánh đố phản xạ tự nhiên như thế, haiz.
Nếu cứ nghĩ kiểu đấy, có phải đến 1 ngày có người không mặc quần áo đứng giữa ngã tư cầm gậy chỉ đường, thì chúng ta mới giật mình nhận thức được và đi đúng đường phải đạo? Có rồi đấy, nhưng mà là mấy người có vấn đề về thần kinh mà chưa kịp được các tổ chức xã hội cưu mang, đùm bọc!
Hoặc bị người yêu bỏ thì cũng phải nude đi, để anh ta giật mình mà rút lại lời chia ly. À nhưng cách này thì chưa phải là hiếm, thấy nhiều chị em cũng đã áp dụng rồi, nude xong họ làm thế nào đó mà thậm chí còn trói được cả đời anh kia chứ đừng nói là họ bị đá.
Vậy là không phải cứ người đẹp nude thì mới tạo nên sức mạnh à, người bình thường nude cũng thay đổi được tình hình sao? Hiểu rồi, thảo nào mà hồi trước ở bên nước lạ có vụ đàn bà con gái uất ức tụt quần đánh cảnh sát giao thông. Cũng may thế là mới chỉ bán nude !!!
Nguon http://blog.baomoi.com/2011/03/ch%E1...khong-ai-nghe/