metyruoi
Active Member
Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi được xem là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, từ một trẻ sơ sinh, khả năng quan sát và vận động còn nhiều hạn chế, với sự phát triển khá nhanh trẻ đã biết đi từ những bước chập chững trong năm đầu cho đến khi có thể chạy lon ton vào năm 3 tuổi. Phạm vi quan sát được mở rộng nhờ khả năng di chuyển, nên trẻ tiếp thu nhiều thông tin bằng mọi giác quan và cũng chịu nhiều tác động cả tốt lẫn xấu đến từ bên ngoài.
Trẻ bắt đầu có khả năng hình dung và tưởng tượng, biết dùng vật này thay cho vậy khác (dùng các khối gỗ để tưởng tượng thành chiếc xe hay cái tủ…) Trẻ biết chơi bên cạnh nhau, bắt chước nhau nhưng chưa có khả năng cộng tác hay phối hợp để cùng chơi với nhau. Trong lứa tuổi này, trẻ có khả năng hiểu những mệnh lệnh đơn giản, có thể đưa tay chỉ điều mình muốn, hay nắm tay người lớn để yêu cầu lấy cho một vật gì, và bắt đầu phát âm từ những âm, tiếng rời rạc, dần dần thành những câu ngắn, ba – bốn từ. Lúc đầu còn ngọng nghịu, dần dần sẽ rõ hơn nhưng có thể còn sai ngữ pháp, chúng ta cũng không nên bắt trẻ phải nói chính xác, nhưng cũng không nên bỏ qua những câu nói ngọng khiến trẻ quen với cách nói sai, lớn lên sẽ khó điều chỉnh. Vì thế, khi nói với trẻ cần nói ngắn gọn, rõ ràng trẻ sẽ học theo đó để tự điều chỉnh.
Nên phân biệt giữa nói ngọng và nói lắp. Nói ngọng là nói sai các phụ âm đầu như L thành N ( long lanhnong nanh ) hay ngược lại. Việc nói ngọng thường là do nghe cha mẹ, người xung quanh nói sai rồi bắt chước, lâu ngày thành một cố tật khó sửa, có những địa phương rất nhiều người nói ngọng giống nhau. Đây là một tác động mang tính địa phương, rất khó thay đổi hay điều chỉnh mà chỉ có thể làm giảm nhẹ.
Còn nói lắp là một tật chứng, thường do trẻ không đủ vốn từ để diễn tả nên cứ lập đi lập lại một vài từ đầu câu : con..con..con …muốn ăn, có khi chỉ nói lắp một từ đầu, có khi nói lắp nhiều từ trong một câu. Khi trẻ bắt đầu nói sẽ lắp bắp tìm chữ và thường tự thúc hối nói cho nhanh những gì mình đang nghĩ ra mà chữ thì không có sẵn. Hiện tượng này thường tự khỏi khi trẻ lớn lên có đủ vốn từ. Trong những trường hợp nói lắp kéo dài sau 12 tháng, có thể là do sự phát triển không bình thường của não bộ. Ngoài ra nói lắp cũng có thể do một khúc mắc nào đó giữa trung tâm ngôn ngữ trong não bộ và hệ cơ của môi lưỡi và hộp phát âm. Do đó có sự trục trặc trong việc sắp xếp câu cú. Trong trường hợp nhẹ, chỉ cần sự quan tâm và điều chỉnh theo những biện pháp dưới đây, còn trong trường hợp nặng phải có sự can thiệp của các nhà chuyên môn về tâm lý và chỉnh âm.
Đa số trẻ trong độ tuổi này, nhất là các bé trai đều có tác phong hiếu động, thích cầm nắm, đụng tay vào mọi vật và chưa có khả năng tập trung chú ý vào một việc gì lâu trên 10 phút. Trẻ dễ bị kích thích và dễ kích động, điều quan trọng là trẻ bắt đầu biết phân biệt giũa bản thân và người khác. Chính vì vậy, để chứng minh cho khả năng tự chủ, trẻ thường hay từ chối các yêu cầu của người khác mà đôi khi chính trẻ cũng không hiểu rõ đó là yêu cầu gì, cứ nói không cái đã. Nếu không hiểu, chúng ta có thể gây ra những căng thẳng hay ức chế cho trẻ vì cho rằng đó là thái độ cứng đầu, khó bảo hay không chịu nghe lời (vì không tập trung vào chuyện ghi nhớ các mệnh lệnh) và dẫn đến sự trừng phạt không hợp lý.
Cũng có người cho rằng trẻ rất ích kỷ, chỉ biết có mình nhưng thực ra đây là bản tính ái kỷ, đó là một tiến trình phát triển tự nhiên. Ái kỷ là hay nói đơn giản là thái độ chỉ quan tâm đến những nhu cầu của bản thân và chưa nhận biết được tính đạo đức trong các hành vi, cái gì mà trẻ đã nắm trong tay thì cái đó là của trẻ và trẻ không muốn chia sẻ những cái gì mình có. Vì điều đó, trẻ bắt đầu có những va chạm với những quy định và sự giới hạn hoạt động, gây ra những xung đột với những trẻ khác và người trong nhà. Vì thế chúng ta phải giúp trẻ có ý thức trong 3 phạm vi mang tính sở hữu:
- Khu vực được tự do: (đáp ứng các nhu cầu cá nhân, và vui chơi trong một khu vực nhất định ), trẻ cần có một khu vực “oanh kích tự do” có thể làm mọi điều miễn là được bố trí các biện pháp an toàn (trải thảm hay nệm mỏng, không có các cạnh bàn, cạnh tủ nguy hiểm, không có ổ cắm điện…) Đây là phòng của trẻ hay một góc phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung của gia đình.
- Khu vực có thể: (sử dụng các món đồ và chơi trong các khu vực được phép khi có mặt người lớn). Đây là phần lớn các khu vực trong nhà, như phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, khi trẻ chơi cần có sự cho phép và lưu ý của người lớn.
- Khu vực không được phép: (không được chạm vào các món đồ quý hay có thể nguy hiểm cho trẻ, không được chơi trong các khu vực cấm…) Đây có thể là nhà bếp, phòng tắm …Trẻ chỉ có thể vào các nơi này khi có mặt người lớn.
Ý thức được các phạm vi sở hữu này rất cần thiết, một mặt giúp cho trẻ phát triển và tự do hoạt động ở khu vực được phép, mặt khác trẻ sẽ biết được những giới hạn để tuân theo các yêu cầu của người lớn. Điều này sẽ có tác dụng khi trẻ đi vào các khu vực công cộng, trẻ sẽ chấp nhận sự ngăn cấm của bố mẹ mà không dở trò ăn vạ, tự ý làm những trò phá rối hay gây nguy hiểm cho bản thân.
Một trẻ phát triển bình thường trên 4 tuổi thì có thể tự bầy ra trò chơi để chơi một mình, có tính tò mò hay đặt câu hỏi, thích khám phá những cái mới lạ. Trẻ vận động vững vàng, có sự phối hợp tốt giữa tay, chân và mắt. Trẻ biết gọi tên một số vật dụng quen thuộc, biết chào và biết từ chối.
Ngoài ra, trẻ còn có khả năng bắt chước người khác, biết phân biệt nam nữ, biết mục đích của hành động và công dụng của một số dụng cụ. Trẻ đã có khả năng cầm nắm và sử dụng tốt ngón trỏ và ngón cái trong một số vận động tinh.
( Còn nữa)
Trẻ bắt đầu có khả năng hình dung và tưởng tượng, biết dùng vật này thay cho vậy khác (dùng các khối gỗ để tưởng tượng thành chiếc xe hay cái tủ…) Trẻ biết chơi bên cạnh nhau, bắt chước nhau nhưng chưa có khả năng cộng tác hay phối hợp để cùng chơi với nhau. Trong lứa tuổi này, trẻ có khả năng hiểu những mệnh lệnh đơn giản, có thể đưa tay chỉ điều mình muốn, hay nắm tay người lớn để yêu cầu lấy cho một vật gì, và bắt đầu phát âm từ những âm, tiếng rời rạc, dần dần thành những câu ngắn, ba – bốn từ. Lúc đầu còn ngọng nghịu, dần dần sẽ rõ hơn nhưng có thể còn sai ngữ pháp, chúng ta cũng không nên bắt trẻ phải nói chính xác, nhưng cũng không nên bỏ qua những câu nói ngọng khiến trẻ quen với cách nói sai, lớn lên sẽ khó điều chỉnh. Vì thế, khi nói với trẻ cần nói ngắn gọn, rõ ràng trẻ sẽ học theo đó để tự điều chỉnh.
Nên phân biệt giữa nói ngọng và nói lắp. Nói ngọng là nói sai các phụ âm đầu như L thành N ( long lanhnong nanh ) hay ngược lại. Việc nói ngọng thường là do nghe cha mẹ, người xung quanh nói sai rồi bắt chước, lâu ngày thành một cố tật khó sửa, có những địa phương rất nhiều người nói ngọng giống nhau. Đây là một tác động mang tính địa phương, rất khó thay đổi hay điều chỉnh mà chỉ có thể làm giảm nhẹ.
Còn nói lắp là một tật chứng, thường do trẻ không đủ vốn từ để diễn tả nên cứ lập đi lập lại một vài từ đầu câu : con..con..con …muốn ăn, có khi chỉ nói lắp một từ đầu, có khi nói lắp nhiều từ trong một câu. Khi trẻ bắt đầu nói sẽ lắp bắp tìm chữ và thường tự thúc hối nói cho nhanh những gì mình đang nghĩ ra mà chữ thì không có sẵn. Hiện tượng này thường tự khỏi khi trẻ lớn lên có đủ vốn từ. Trong những trường hợp nói lắp kéo dài sau 12 tháng, có thể là do sự phát triển không bình thường của não bộ. Ngoài ra nói lắp cũng có thể do một khúc mắc nào đó giữa trung tâm ngôn ngữ trong não bộ và hệ cơ của môi lưỡi và hộp phát âm. Do đó có sự trục trặc trong việc sắp xếp câu cú. Trong trường hợp nhẹ, chỉ cần sự quan tâm và điều chỉnh theo những biện pháp dưới đây, còn trong trường hợp nặng phải có sự can thiệp của các nhà chuyên môn về tâm lý và chỉnh âm.
Đa số trẻ trong độ tuổi này, nhất là các bé trai đều có tác phong hiếu động, thích cầm nắm, đụng tay vào mọi vật và chưa có khả năng tập trung chú ý vào một việc gì lâu trên 10 phút. Trẻ dễ bị kích thích và dễ kích động, điều quan trọng là trẻ bắt đầu biết phân biệt giũa bản thân và người khác. Chính vì vậy, để chứng minh cho khả năng tự chủ, trẻ thường hay từ chối các yêu cầu của người khác mà đôi khi chính trẻ cũng không hiểu rõ đó là yêu cầu gì, cứ nói không cái đã. Nếu không hiểu, chúng ta có thể gây ra những căng thẳng hay ức chế cho trẻ vì cho rằng đó là thái độ cứng đầu, khó bảo hay không chịu nghe lời (vì không tập trung vào chuyện ghi nhớ các mệnh lệnh) và dẫn đến sự trừng phạt không hợp lý.
Cũng có người cho rằng trẻ rất ích kỷ, chỉ biết có mình nhưng thực ra đây là bản tính ái kỷ, đó là một tiến trình phát triển tự nhiên. Ái kỷ là hay nói đơn giản là thái độ chỉ quan tâm đến những nhu cầu của bản thân và chưa nhận biết được tính đạo đức trong các hành vi, cái gì mà trẻ đã nắm trong tay thì cái đó là của trẻ và trẻ không muốn chia sẻ những cái gì mình có. Vì điều đó, trẻ bắt đầu có những va chạm với những quy định và sự giới hạn hoạt động, gây ra những xung đột với những trẻ khác và người trong nhà. Vì thế chúng ta phải giúp trẻ có ý thức trong 3 phạm vi mang tính sở hữu:
- Khu vực được tự do: (đáp ứng các nhu cầu cá nhân, và vui chơi trong một khu vực nhất định ), trẻ cần có một khu vực “oanh kích tự do” có thể làm mọi điều miễn là được bố trí các biện pháp an toàn (trải thảm hay nệm mỏng, không có các cạnh bàn, cạnh tủ nguy hiểm, không có ổ cắm điện…) Đây là phòng của trẻ hay một góc phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung của gia đình.
- Khu vực có thể: (sử dụng các món đồ và chơi trong các khu vực được phép khi có mặt người lớn). Đây là phần lớn các khu vực trong nhà, như phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, khi trẻ chơi cần có sự cho phép và lưu ý của người lớn.
- Khu vực không được phép: (không được chạm vào các món đồ quý hay có thể nguy hiểm cho trẻ, không được chơi trong các khu vực cấm…) Đây có thể là nhà bếp, phòng tắm …Trẻ chỉ có thể vào các nơi này khi có mặt người lớn.
Ý thức được các phạm vi sở hữu này rất cần thiết, một mặt giúp cho trẻ phát triển và tự do hoạt động ở khu vực được phép, mặt khác trẻ sẽ biết được những giới hạn để tuân theo các yêu cầu của người lớn. Điều này sẽ có tác dụng khi trẻ đi vào các khu vực công cộng, trẻ sẽ chấp nhận sự ngăn cấm của bố mẹ mà không dở trò ăn vạ, tự ý làm những trò phá rối hay gây nguy hiểm cho bản thân.
Một trẻ phát triển bình thường trên 4 tuổi thì có thể tự bầy ra trò chơi để chơi một mình, có tính tò mò hay đặt câu hỏi, thích khám phá những cái mới lạ. Trẻ vận động vững vàng, có sự phối hợp tốt giữa tay, chân và mắt. Trẻ biết gọi tên một số vật dụng quen thuộc, biết chào và biết từ chối.
Ngoài ra, trẻ còn có khả năng bắt chước người khác, biết phân biệt nam nữ, biết mục đích của hành động và công dụng của một số dụng cụ. Trẻ đã có khả năng cầm nắm và sử dụng tốt ngón trỏ và ngón cái trong một số vận động tinh.
( Còn nữa)