Me Minh "meo"
Active Member
SGTT.VN - Mong con thành đạt, sợ con thua thiệt trên đường đời, một số bậc cha mẹ gần như gieo vào đầu con mình suy nghĩ: “Không được thất bại dù nhỏ hay to”. Họ không biết rằng niềm mong muốn chính đáng đó vô tình đã gây áp lực cho cuộc sống con trẻ, và tước đi những cơ hội tích luỹ kinh nghiệm sống.
Xuân Q. ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, xinh đẹp, hát hay và đoạt rất nhiều giải ca hát. Với tất cả thế mạnh của mình, Q. dễ dàng bước vào đại học y trong sự ngưỡng mộ của bạn bè. Sang năm học thứ hai, Q. được học bổng du học Mỹ. Cứ ngỡ con đường tương lai của Q. thênh thang, nào ngờ hai năm sau, gia đình ngỡ ngàng nhận được tin Q. bỏ học, đau khổ vật vã vì bị người yêu bỏ rơi. Là một người luôn thành công nên Q. không chịu nổi sức ép của sự thất bại, không đủ dũng khí để vượt qua nỗi đau. Kết quả Q. được gia đình sang đón về Việt Nam, sau đó cô phải vào bệnh viện điều trị chứng trầm cảm. Ước mơ ngày nào trở thành bác sĩ chỉ còn trong ký ức. Sau sự cố đó, Q. trở thành một con người khác hẳn, tự ti và mặc cảm.
Trong cuộc đời mỗi người, không ai tránh khỏi thất bại. Cách nhìn nhận sự thất bại có ý nghĩa rất quan trọng, có người xem đó là những bài học quý báu để học hỏi kinh nghiệm và đề ra mục tiêu phù hợp, chọn lựa cách thức, biện pháp tốt hơn để vươn tới thành công sau đó; có người oán trách bản thân, hoang mang, lo lắng, thiếu tự tin thậm chí sẽ buông xuôi cuộc đời mình, để nó muốn đến đâu thì đến.
Khi cha mẹ đặt quá nhiều áp lực cho con, đẩy con lên cao, tạo áp lực cho con, thì đến khi trẻ gặp sự cố dễ mất phương hướng, mất động lực. Trong những trường hợp đó, nhiều khi chính cha mẹ lại thiếu cảm thông chia sẻ với thất bại của trẻ mà lên tiếng trách móc, xỉ vả làm nỗi chịu đựng của trẻ thêm nặng nề.
Huy T., học sinh lớp 5 suốt cả tuần nay luôn phải chịu đựng những lời ca cẩm của mẹ vì “tội” kết quả năm cuối cấp không được học sinh giỏi. Suốt bốn năm đầu tiểu học T. đều được học sinh giỏi, ngay từ đầu năm học mẹ kỳ vọng T. năm nay cũng phải được học sinh giỏi mới “đủ chuẩn” thi vào trường chuyên. Từ khi nhận được kết quả môn toán 8 điểm, T. buồn rũ rượi, em tâm sự với cô giáo chủ nhiệm là em không dám về nhà vì sợ bị mẹ đánh!
Trước những thất bại, khó khăn, tinh thần của trẻ trở nên sa sút, buồn bã, bất an… nếu có được sự quan tâm, khích lệ kịp thời trẻ sẽ mạnh mẽ hơn và xem đó như là thử thách để trui rèn ý chí bản thân. Khi trẻ biết chiến thắng bản thân mình, biết chấp nhận thất bại, biết nỗ lực vượt qua mà không nản lòng, thối chí, buông xuôi… điều đó có một giá trị vô cùng to lớn trong việc tạo dựng lòng tự tin, ý chí bản lĩnh ở trẻ.
Cho con được thất bại có nghĩa là cha mẹ cho con học những bài học trải nghiệm thực tế để biết hình thành một thái độ sống tích cực, biết tự tìm ra những đối sách hợp lý, biết xác định mục tiêu có tính khả thi, biết hoạch định những kế hoạch thực hiện. Đứng trước thất bại, nếu tâm lý của trẻ vững vàng, trẻ sẽ dễ chấp nhận và dám đương đầu những thử thách trong cuộc sống để vượt qua áp lực, khó khăn, tìm đến thành công.
Cuộc đời của trẻ không chỉ là ngày hôm nay mà còn cả tương lai sau này, không chỉ trong học tập trẻ còn phải ứng phó với rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống, công việc, quan hệ gia đình và xã hội. Nếu trẻ đã quen xử lý được những thất bại và vượt qua được thất bại, trẻ sẽ vững vàng và tự tin hơn trong cuộc sống.
“Thất bại là mẹ thành công” bởi thất bại luôn mang đến cho con người những cơ hội để thử thách ý chí và bản lĩnh.
Hãy chấp nhận con bằng sự tôn trọng những khả năng và thành quả của trẻ. Cha mẹ không nên chạy theo thành tích, không đặt lên vai con những gánh nặng quá sức, và bắt con cái phải sống theo những kỳ vọng của mình. Định hướng cho con biết xác định được mục tiêu phấn đấu, có động cơ tích cực, có ý chí nỗ lực và có kỹ năng vượt qua những khó khăn, thất bại là cha mẹ đã trang bị tốt cho con hành trang sống để trẻ vững bước tự đi trên đôi chân chính mình.
THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Xuân Q. ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, xinh đẹp, hát hay và đoạt rất nhiều giải ca hát. Với tất cả thế mạnh của mình, Q. dễ dàng bước vào đại học y trong sự ngưỡng mộ của bạn bè. Sang năm học thứ hai, Q. được học bổng du học Mỹ. Cứ ngỡ con đường tương lai của Q. thênh thang, nào ngờ hai năm sau, gia đình ngỡ ngàng nhận được tin Q. bỏ học, đau khổ vật vã vì bị người yêu bỏ rơi. Là một người luôn thành công nên Q. không chịu nổi sức ép của sự thất bại, không đủ dũng khí để vượt qua nỗi đau. Kết quả Q. được gia đình sang đón về Việt Nam, sau đó cô phải vào bệnh viện điều trị chứng trầm cảm. Ước mơ ngày nào trở thành bác sĩ chỉ còn trong ký ức. Sau sự cố đó, Q. trở thành một con người khác hẳn, tự ti và mặc cảm.
Trong cuộc đời mỗi người, không ai tránh khỏi thất bại. Cách nhìn nhận sự thất bại có ý nghĩa rất quan trọng, có người xem đó là những bài học quý báu để học hỏi kinh nghiệm và đề ra mục tiêu phù hợp, chọn lựa cách thức, biện pháp tốt hơn để vươn tới thành công sau đó; có người oán trách bản thân, hoang mang, lo lắng, thiếu tự tin thậm chí sẽ buông xuôi cuộc đời mình, để nó muốn đến đâu thì đến.
Khi cha mẹ đặt quá nhiều áp lực cho con, đẩy con lên cao, tạo áp lực cho con, thì đến khi trẻ gặp sự cố dễ mất phương hướng, mất động lực. Trong những trường hợp đó, nhiều khi chính cha mẹ lại thiếu cảm thông chia sẻ với thất bại của trẻ mà lên tiếng trách móc, xỉ vả làm nỗi chịu đựng của trẻ thêm nặng nề.
Huy T., học sinh lớp 5 suốt cả tuần nay luôn phải chịu đựng những lời ca cẩm của mẹ vì “tội” kết quả năm cuối cấp không được học sinh giỏi. Suốt bốn năm đầu tiểu học T. đều được học sinh giỏi, ngay từ đầu năm học mẹ kỳ vọng T. năm nay cũng phải được học sinh giỏi mới “đủ chuẩn” thi vào trường chuyên. Từ khi nhận được kết quả môn toán 8 điểm, T. buồn rũ rượi, em tâm sự với cô giáo chủ nhiệm là em không dám về nhà vì sợ bị mẹ đánh!
Trước những thất bại, khó khăn, tinh thần của trẻ trở nên sa sút, buồn bã, bất an… nếu có được sự quan tâm, khích lệ kịp thời trẻ sẽ mạnh mẽ hơn và xem đó như là thử thách để trui rèn ý chí bản thân. Khi trẻ biết chiến thắng bản thân mình, biết chấp nhận thất bại, biết nỗ lực vượt qua mà không nản lòng, thối chí, buông xuôi… điều đó có một giá trị vô cùng to lớn trong việc tạo dựng lòng tự tin, ý chí bản lĩnh ở trẻ.
Cho con được thất bại có nghĩa là cha mẹ cho con học những bài học trải nghiệm thực tế để biết hình thành một thái độ sống tích cực, biết tự tìm ra những đối sách hợp lý, biết xác định mục tiêu có tính khả thi, biết hoạch định những kế hoạch thực hiện. Đứng trước thất bại, nếu tâm lý của trẻ vững vàng, trẻ sẽ dễ chấp nhận và dám đương đầu những thử thách trong cuộc sống để vượt qua áp lực, khó khăn, tìm đến thành công.
Cuộc đời của trẻ không chỉ là ngày hôm nay mà còn cả tương lai sau này, không chỉ trong học tập trẻ còn phải ứng phó với rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống, công việc, quan hệ gia đình và xã hội. Nếu trẻ đã quen xử lý được những thất bại và vượt qua được thất bại, trẻ sẽ vững vàng và tự tin hơn trong cuộc sống.
“Thất bại là mẹ thành công” bởi thất bại luôn mang đến cho con người những cơ hội để thử thách ý chí và bản lĩnh.
Hãy chấp nhận con bằng sự tôn trọng những khả năng và thành quả của trẻ. Cha mẹ không nên chạy theo thành tích, không đặt lên vai con những gánh nặng quá sức, và bắt con cái phải sống theo những kỳ vọng của mình. Định hướng cho con biết xác định được mục tiêu phấn đấu, có động cơ tích cực, có ý chí nỗ lực và có kỹ năng vượt qua những khó khăn, thất bại là cha mẹ đã trang bị tốt cho con hành trang sống để trẻ vững bước tự đi trên đôi chân chính mình.
THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGUYỄN THỊ MỸ LINH