metyruoi
Active Member
Trẻ em phải đeo kính vì một số lý do hoàn toàn khác với người lớn. Vì rằng cơ quan thị giác của trẻ còn đang phát triển và hoàn thiện đặc biệt là 5-6 năm đầu của cuộc đời nên việc đeo kính có thể đóng vai trò vô cùng quan trọng bảo đảm sự phát triển bình thường của cơ quan thị giác. Các bậc cha mẹ hãy chọn cho con mình những cặp kính phù hợp, không chỉ giúp thị lực trẻ tốt hơn mà còn tạo sự tự tin khi trẻ phải mang kính.
Các loại tật khúc xạ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Cận thị: Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. Trẻ bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ trường hợp cận thị nặng. Điều chỉnh tật cận thị bằng kính phân kỳ thường được kí hiệu là dấu trừ ở trước số kính đeo.
Viễn thị: Mắt viễn thị ngược lại với mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía sau của võng mạc. Phần lớn mắt trẻ nhỏ trong những năm đầu là viễn thị và không cần phải đeo kính do khả năng điều tiết của mắt (viễn thị sinh lý). Tuy nhiên, khi mức độ viễn thị vượt quá khả năng điều tiết của mắt thì có thể gây ra nhìn mờ, gây lác mắt hoặc các triệu chứng khó chịu, nhức đầu... Điều chỉnh viễn thị bằng đeo kính hội tụ (thường được kí hiệu bằng dấu cộng ở trước số kính đeo).
Loạn thị: Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Điều chỉnh loạn thị bằng cách đeo kính trụ.
Lệch khúc xạ: Là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt, có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn. Điều đó có thể gây ra nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn phát triển không bình thường. Trong điều trị, ngoài việc đeo kính thì đôi khi bịt mắt là cần thiết để bảo đảm cho cả hai mắt cùng nhìn rõ.
Đeo kính để giúp thị lực của trẻ tốt hơn và mang lại cho trẻ sự tự tin
Việc đeo kính không làm cho mắt trẻ kém hơn hoặc phụ thuộc vào kính mà ngược lại. Nếu như một trẻ cần thiết có chỉ định phải đeo kính mà không đeo thì không thể có được một sự phát triển bình thường của cơ quan thị giác và như vậy thì không thể có thị lực bình thường được.
Nhiều trẻ bị các tật khúc xạ nhưng không được phát hiện sớm đã làm cho các em khó khăn trong cuộc sống và học tập, thậm chí sa sút học tập và dẫn đến tâm lý sợ học, ngại đến trường, giảm sự giao tiếp với bạn bè. Do vậy đeo kính ở trẻ mang lại những mục đích sau:
- Để mang lại thị lực tốt hơn cho trẻ từ đó giúp cho trẻ có cuộc sống và sinh hoạt tốt hơn với môi trường xung quanh.
- Để giúp cho mắt thẳng trục nhãn cầu trong trường hợp bị lác mắt.
- Để tăng cường thị lực của mắt kém. Đó là khi có sự khác biệt về khúc xạ giữa hai mắt: một mắt bình thường và mắt kia bị viễn thị, cận thị hoặc loạn thị và cần thiết phải đeo kính.
- Đeo kính để bảo vệ mắt còn lại trong trường hợp mắt kia đã bị kém, không còn khả năng điều trị.
Làm thế nào để thử kính ở trẻ đặc biệt là với trẻ nhỏ?
Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu của các tật khúc xạ cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa mắt. Khám mắt toàn diện sẽ giúp cho thầy thuốc nhãn khoa xác định được trẻ có cần đeo kính hay không. Thông thường sau khi đã tra giãn đồng tử bằng thuốc liệt điều tiết, việc đo khúc xạ bằng soi bóng đồng tử (skiascopy) cho phép bác sĩ xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt từ đó sẽ đưa ra lời khuyên cho bố mẹ trẻ là có cần đeo kính hay không và số kính cần thiết mà trẻ phải đeo.
Khi nào thì trẻ bắt đầu phải đeo kính và đeo như thế nào?
Đây là câu hỏi mà bố mẹ trẻ thường hỏi đặc biệt là với trẻ nhỏ. Câu trả lời là với trẻ có tật khúc xạ cần thiết phải đeo kính thì sẽ giúp trẻ nhìn rõ hơn mà không gây phiền toái gì cho trẻ. Ban đầu trẻ có thể từ chối đeo kính nên cần thiết phải có sự phối hợp động viên, khuyến khích của gia đình. Với trẻ lớn hơn thường chấp nhận đeo kính khi kính đeo đó giúp trẻ nhìn rõ hơn ở tâm trạng thoải mái. Một kính lắp đúng với gọng vừa vặn và đẹp về thẩm mỹ rất quan trọng với trẻ. Gọng kính đeo phải thoải mái và bảo đảm đúng tâm kính với tâm đồng tử. Mắt kính làm bằng chất liệu polycarbonat sẽ giúp cho bảo vệ mắt trẻ được tốt hơn nhất là với trường hợp chỉ còn một mắt.
Trẻ sử dụng kính hai tròng trong trường hợp nào?
Hiếm khi trẻ em cần phải đeo kính hai tròng. Đôi khi trẻ bị lác trong cũng cần phải đeo kính hai tròng để giúp cho cải thiện độ lác khi nhìn gần. Ngoài ra trẻ đã mổ thể thủy tinh cũng cần kính hai tròng để nhìn gần và đọc sách.
Tóm lại, các tật khúc xạ của trẻ ngày càng gặp nhiều vì áp lực học tập nhiều, thói quen xem tivi, học máy tính, chơi điện tử... Do vậy để giảm các tật khúc xạ này, cha mẹ trẻ cần quan tâm toàn diện đến trẻ, từ thời gian học tập, ánh sáng khi trẻ học bài, các thức ăn giàu vitamin A bổ dưỡng mắt... Nếu khi trẻ có các biểu hiện giảm thị lực vì bất kỳ lý lo nào cũng cần đưa trẻ đi khám và có biện pháp khắc phục phù hợp, trong đó đeo kính cung là vấn đề quan trọng.
ThS. Đỗ Quang Ngọc (Bệnh viện Mắt Trung ương)
Các loại tật khúc xạ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Cận thị: Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. Trẻ bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ trường hợp cận thị nặng. Điều chỉnh tật cận thị bằng kính phân kỳ thường được kí hiệu là dấu trừ ở trước số kính đeo.
Viễn thị: Mắt viễn thị ngược lại với mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía sau của võng mạc. Phần lớn mắt trẻ nhỏ trong những năm đầu là viễn thị và không cần phải đeo kính do khả năng điều tiết của mắt (viễn thị sinh lý). Tuy nhiên, khi mức độ viễn thị vượt quá khả năng điều tiết của mắt thì có thể gây ra nhìn mờ, gây lác mắt hoặc các triệu chứng khó chịu, nhức đầu... Điều chỉnh viễn thị bằng đeo kính hội tụ (thường được kí hiệu bằng dấu cộng ở trước số kính đeo).
Loạn thị: Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Điều chỉnh loạn thị bằng cách đeo kính trụ.
Lệch khúc xạ: Là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt, có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn. Điều đó có thể gây ra nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn phát triển không bình thường. Trong điều trị, ngoài việc đeo kính thì đôi khi bịt mắt là cần thiết để bảo đảm cho cả hai mắt cùng nhìn rõ.
Đeo kính để giúp thị lực của trẻ tốt hơn và mang lại cho trẻ sự tự tin
Việc đeo kính không làm cho mắt trẻ kém hơn hoặc phụ thuộc vào kính mà ngược lại. Nếu như một trẻ cần thiết có chỉ định phải đeo kính mà không đeo thì không thể có được một sự phát triển bình thường của cơ quan thị giác và như vậy thì không thể có thị lực bình thường được.
Nhiều trẻ bị các tật khúc xạ nhưng không được phát hiện sớm đã làm cho các em khó khăn trong cuộc sống và học tập, thậm chí sa sút học tập và dẫn đến tâm lý sợ học, ngại đến trường, giảm sự giao tiếp với bạn bè. Do vậy đeo kính ở trẻ mang lại những mục đích sau:
- Để mang lại thị lực tốt hơn cho trẻ từ đó giúp cho trẻ có cuộc sống và sinh hoạt tốt hơn với môi trường xung quanh.
- Để giúp cho mắt thẳng trục nhãn cầu trong trường hợp bị lác mắt.
- Để tăng cường thị lực của mắt kém. Đó là khi có sự khác biệt về khúc xạ giữa hai mắt: một mắt bình thường và mắt kia bị viễn thị, cận thị hoặc loạn thị và cần thiết phải đeo kính.
- Đeo kính để bảo vệ mắt còn lại trong trường hợp mắt kia đã bị kém, không còn khả năng điều trị.
Làm thế nào để thử kính ở trẻ đặc biệt là với trẻ nhỏ?
Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu của các tật khúc xạ cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa mắt. Khám mắt toàn diện sẽ giúp cho thầy thuốc nhãn khoa xác định được trẻ có cần đeo kính hay không. Thông thường sau khi đã tra giãn đồng tử bằng thuốc liệt điều tiết, việc đo khúc xạ bằng soi bóng đồng tử (skiascopy) cho phép bác sĩ xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt từ đó sẽ đưa ra lời khuyên cho bố mẹ trẻ là có cần đeo kính hay không và số kính cần thiết mà trẻ phải đeo.
Khi nào thì trẻ bắt đầu phải đeo kính và đeo như thế nào?
Đây là câu hỏi mà bố mẹ trẻ thường hỏi đặc biệt là với trẻ nhỏ. Câu trả lời là với trẻ có tật khúc xạ cần thiết phải đeo kính thì sẽ giúp trẻ nhìn rõ hơn mà không gây phiền toái gì cho trẻ. Ban đầu trẻ có thể từ chối đeo kính nên cần thiết phải có sự phối hợp động viên, khuyến khích của gia đình. Với trẻ lớn hơn thường chấp nhận đeo kính khi kính đeo đó giúp trẻ nhìn rõ hơn ở tâm trạng thoải mái. Một kính lắp đúng với gọng vừa vặn và đẹp về thẩm mỹ rất quan trọng với trẻ. Gọng kính đeo phải thoải mái và bảo đảm đúng tâm kính với tâm đồng tử. Mắt kính làm bằng chất liệu polycarbonat sẽ giúp cho bảo vệ mắt trẻ được tốt hơn nhất là với trường hợp chỉ còn một mắt.
Trẻ sử dụng kính hai tròng trong trường hợp nào?
Hiếm khi trẻ em cần phải đeo kính hai tròng. Đôi khi trẻ bị lác trong cũng cần phải đeo kính hai tròng để giúp cho cải thiện độ lác khi nhìn gần. Ngoài ra trẻ đã mổ thể thủy tinh cũng cần kính hai tròng để nhìn gần và đọc sách.
Tóm lại, các tật khúc xạ của trẻ ngày càng gặp nhiều vì áp lực học tập nhiều, thói quen xem tivi, học máy tính, chơi điện tử... Do vậy để giảm các tật khúc xạ này, cha mẹ trẻ cần quan tâm toàn diện đến trẻ, từ thời gian học tập, ánh sáng khi trẻ học bài, các thức ăn giàu vitamin A bổ dưỡng mắt... Nếu khi trẻ có các biểu hiện giảm thị lực vì bất kỳ lý lo nào cũng cần đưa trẻ đi khám và có biện pháp khắc phục phù hợp, trong đó đeo kính cung là vấn đề quan trọng.
ThS. Đỗ Quang Ngọc (Bệnh viện Mắt Trung ương)