metyruoi
Active Member
(DD) Mùa hè, bạn cho trẻ uống nước như thế nào để vừa giúp trẻ giải tỏa cơn khát mà vẫn tốt cho sức khỏe của con mình?
Nước ngọt, nước đóng chai
Không cho trẻ uống các thứ nước chứa nhiều năng lượng “rỗng” như nước ngọt các loại, nước tăng lực,... vì thành phần chủ yếu của những thứ nước này là đường sucrose, thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Nước lạnh, nước đá
Nhiệt độ cao trong những ngày hè nóng bức luôn làm chúng ta khát và những cốc nước mát lạnh có thể giải tỏa bớt cơn nóng. Tuy nhiên, khi cơ thể đang bị nóng bỗng dưng thay đổi đột ngột bởi nguồn nước mát lạnh sẽ làm cho các cơ quan tiêu hóa phản ứng không kịp, dễ dẫn đến các bệnh tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, đồng thời một lượng lớn nước và muối cũng bị mất đáng kể.
Ngoài ra, thời tiết nóng làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ gây viêm đường hô hấp, nếu nặng có thể gây viêm họng mủ, viêm amiđan mủ. Nguy cơ càng cao khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như: uống nước quá lạnh khi đang nóng. Đặc biệt, việc uống nước lạnh rất dễ gây viêm đường hô hấp bởi nó làm nhiệt độ ở vùng họng giảm đột ngột.
Chính vì vậy, bạn cần hạn chế việc cho trẻ uống nước đá, nước lạnh. Nếu trời quá nóng, chỉ nên cho trẻ uống nước được làm mát hoặc chỉ cho rất ít đá. Hơn nữa, chỉ cho trẻ uống nước được làm mát, hoặc đá khi biết chắc rằng nước (đá) này được làm từ nguồn nước sạch, được bảo quản, vận chuyển vệ sinh hoặc do từ tủ lạnh gia đình.
Nước trái cây
Ngoài calo, trong nước trái cây còn có nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và các chất phụ gia khác. Tuy nhiên, hãy chọn nước trái cây 100% từ hoa quả chứ không nên pha thêm các nước khác vào.
Với các loại nước trái cây đóng hộp, bạn cần hết sức cân nhắc khi cho trẻ uống vì phần lớn các sản phẩm chứa chủ yếu hương liệu với đường bên trong. Trẻ uống thường xuyên sẽ bị béo phì.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên xay nhuyễn trái cây làm sinh tố sẽ tốt hơn dùng nước ép. Trong sinh tố có chứa hàm lượng chất xơ cao. Với một số loại quả không có độ ngọt đậm tự nhiên, khi uống nước ép hoa quả bạn thường cho thêm đường. Tuy nhiên điều này không hề tốt một chút nào cả. Nếu bạn thường xuyên tái diễn hành động này thì vô tình đã làm cho một lượng đường bị dư thừa trong cơ thể trẻ mà không biết. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh khác như béo phì, tiểu đường... ở trẻ.
Để đảm bảo con của bạn không uống quá nhiều nước hoa quả, cha mẹ có thể tham khảo mức giới hạn theo Học viện Nhi khoa Mỹ như sau:
- Trẻ 6 tháng: Không nên uống nước hoa quả, chỉ trừ trường hợp uống để làm giảm táo bón.
- Trẻ 6 - 12 tháng: Có thể uống 118 ml một ngày. Cho trẻ uống bằng cốc, hoặc đút bằng thìa chứ không cho uống bằng chai để tránh sâu răng.
- Trẻ 1-6 tuổi: Có thể uống 177 ml một ngày
- Trẻ 7 tuổi trở lên: Có thể uống 355 ml một ngày
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên cha mẹ không nên cho bé uống nước trái cây trước bữa ăn vì nước trái cây chứa nhiều calorie chủ yếu từ các loại đường hoặc hydrate carbon. Nếu dùng trước bữa ăn chính sẽ khiến bé đầy bụng, giảm thèm ăn đối với các loại thực phầm bổ dưỡng khác có chứa nhiều protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển và bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng cho bé.
Nước dừa
Thay vì sử dụng các loại nước có ga, nước ép hoa quả đầy những chất hóa học thì nước dừa là lựa chọn đáng quan tâm hơn cả vì là loại nước quả hoàn toàn tự nhiên và không gây tác dụng xấu gì cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ uống nước dừa quá nhiều vào buổi tối và hạn chế cho nhiều đá lạnh vì có thể sẽ gây đầy bụng cho trẻ.
Không cho bé uống nước dừa quá nhiều, uống thay nước lọc hay uống trước bữa ăn. Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi; tránh cho trẻ uống nước từ các quả dừa có màu nâu.
Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên, cách tốt nhất là bạn dùng ống hút cho bé uống ngay khi nước còn trong ở trong quả. Nếu bé mới đi nắng về, đang đói mệt không nên cho bé uống nước dừa, vì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh…
Các loại nước mát
Việc nấu nước mát từ mía lau, rễ tranh, râu ngô... rất đơn giản. Bạn có thể mua nguyên liệu, rửa sạch, cho vào nồi hoặc ấm nấu sôi kỹ. Thêm một chút đường phèn cho đủ độ hơi ngọt là đã có những ly nước mát vệ sinh, giải nhiệt mùa nóng cho trẻ.
Mức nước mát cho trẻ nhỏ chỉ nên là 1-2 ly nhỏ (khoảng 200-300ml) mỗi ngày. Vì nước mát với các loại rễ tranh, râu bắp, mía lau... có tác dụng lợi tiểu tốt nên khi uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, gây mất nước cho cơ thể. Trẻ dưới 6 tháng tuổi càng không nên uống. Đường ruột trẻ còn yếu, nếu uống vào có thể bị nhiễm trùng gây tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ sơ sinh uống nước cam thảo sẽ rất nguy hiểm. Vì khi uống nước cam thảo vào, trẻ sẽ tiết nhiều đàm nhớt, có thể bị ngạt thở mà các bà mẹ không hay.
Nên cho trẻ uống chè đậu xanh hoặc nước ép dưa hấu. Điều này không chỉ kịp thời giúp trẻ bổ sung phần nước còn thiếu, mà còn có tác dụng tản nhiệt, điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Ngoài ra, nước ô mai có thể giúp trẻ khai vị, nước ép dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, giải cảm.
Nước trà
Đồ uống tốt nhất và lý tưởng nhất để giải độc cơ thể trong mùa hè theo Đông y là nước chè xanh ấm nóng. Một cốc chè xanh ấm nóng sẽ giúp nhiệt độ dưới da giảm đi 1-2oC.
Uống nước trà tươi tuy có lợi, nhưng cần phải uống lượng vừa phải, nhất là trẻ em, tuổi còn nhỏ, không được uống quá lượng càng không được uống nước trà tươi đặc pha đá như thói quen của nhiều người. Uống nước trà quá nhiều có thể làm cho thành phần nước trong cơ thể trẻ tăng nhiều lên, tăng thêm gánh nặng cho tim và thận, tiểu tiện nhiều, mất ngủ. Vì thế, có thể cho trẻ em uống nước trà, nhưng phải là nước trà pha thật loãng và uống ít một với lượng vừa phải, uống lúc còn nóng chứ không được uống nước trà khi nước đã nguội lạnh, càng kỵ uống nước trà pha đá.
Một vài lưu ý khác
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống chỉ cần uống sữa mẹ, hoặc các loại sữa dành riêng cho trẻ, và trong đó đã đủ hàm lượng nước và dinh dưỡng cần cho bé. 1-2 thìa nước cà phê nhỏ để bé làm sạch khoang miệng sau mỗi lần ăn là đủ. Do đó, bạn không cần cho bé uống thêm quá nhiều nước vào mùa hè.
Trẻ thường mải chơi, quên cả khát, do đó những hôm trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến 38-40oC, bạn cần chủ động cho trẻ uống nước (với trẻ nhỏ) hoặc thường xuyên nhắc trẻ uống nước (với trẻ lớn).
Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, không nên cho trẻ uống nhiều nước cùng một lúc, dễ gây trúng độc nước. Vì khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ mất đi một lượng muối cần thiết, sau khi uống quá nhiều nước, nước hấp thụ qua dạ dày đường ruột, đồng thời cũng thải lượng muối nhiều hơn dẫn đến lượng hấp thụ huyết dịch giảm thấp, nước bị hấp thụ nhanh vào trong tổ hợp tế bào, gây ra phù tế bào, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Nếu trẻ có khát, bạn cũng chỉ cho trẻ uống từ từ, từ 100 - 150 ml mỗi lần uống, và nếu tiếp tục có nhu cầu , thì hãy đợi từ 5 - 10 phút sau mới uống tiếp.
Không nên cho trẻ nhỏ ăn uống thường xuyên bất kỳ món gì được chế biến sẵn, bán ngoài đường. Nước lạnh bán ở các vỉa hè, lề đường tuy nhìn bắt mắt, hương vị thơm ngon, uống vào vừa mát vừa ngọt, đã ngay cơn khát nhưng bạn không biết rõ những loại đó được sử dụng những hoá chất nào tạo màu, tạo mùi nhân tạo, hay cho các loại đường hoá học.
Nước ngọt, nước đóng chai
Không cho trẻ uống các thứ nước chứa nhiều năng lượng “rỗng” như nước ngọt các loại, nước tăng lực,... vì thành phần chủ yếu của những thứ nước này là đường sucrose, thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Nước lạnh, nước đá
Nhiệt độ cao trong những ngày hè nóng bức luôn làm chúng ta khát và những cốc nước mát lạnh có thể giải tỏa bớt cơn nóng. Tuy nhiên, khi cơ thể đang bị nóng bỗng dưng thay đổi đột ngột bởi nguồn nước mát lạnh sẽ làm cho các cơ quan tiêu hóa phản ứng không kịp, dễ dẫn đến các bệnh tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, đồng thời một lượng lớn nước và muối cũng bị mất đáng kể.
Ngoài ra, thời tiết nóng làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ gây viêm đường hô hấp, nếu nặng có thể gây viêm họng mủ, viêm amiđan mủ. Nguy cơ càng cao khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như: uống nước quá lạnh khi đang nóng. Đặc biệt, việc uống nước lạnh rất dễ gây viêm đường hô hấp bởi nó làm nhiệt độ ở vùng họng giảm đột ngột.
Chính vì vậy, bạn cần hạn chế việc cho trẻ uống nước đá, nước lạnh. Nếu trời quá nóng, chỉ nên cho trẻ uống nước được làm mát hoặc chỉ cho rất ít đá. Hơn nữa, chỉ cho trẻ uống nước được làm mát, hoặc đá khi biết chắc rằng nước (đá) này được làm từ nguồn nước sạch, được bảo quản, vận chuyển vệ sinh hoặc do từ tủ lạnh gia đình.
Nước trái cây
Ngoài calo, trong nước trái cây còn có nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và các chất phụ gia khác. Tuy nhiên, hãy chọn nước trái cây 100% từ hoa quả chứ không nên pha thêm các nước khác vào.
Với các loại nước trái cây đóng hộp, bạn cần hết sức cân nhắc khi cho trẻ uống vì phần lớn các sản phẩm chứa chủ yếu hương liệu với đường bên trong. Trẻ uống thường xuyên sẽ bị béo phì.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên xay nhuyễn trái cây làm sinh tố sẽ tốt hơn dùng nước ép. Trong sinh tố có chứa hàm lượng chất xơ cao. Với một số loại quả không có độ ngọt đậm tự nhiên, khi uống nước ép hoa quả bạn thường cho thêm đường. Tuy nhiên điều này không hề tốt một chút nào cả. Nếu bạn thường xuyên tái diễn hành động này thì vô tình đã làm cho một lượng đường bị dư thừa trong cơ thể trẻ mà không biết. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh khác như béo phì, tiểu đường... ở trẻ.
Để đảm bảo con của bạn không uống quá nhiều nước hoa quả, cha mẹ có thể tham khảo mức giới hạn theo Học viện Nhi khoa Mỹ như sau:
- Trẻ 6 tháng: Không nên uống nước hoa quả, chỉ trừ trường hợp uống để làm giảm táo bón.
- Trẻ 6 - 12 tháng: Có thể uống 118 ml một ngày. Cho trẻ uống bằng cốc, hoặc đút bằng thìa chứ không cho uống bằng chai để tránh sâu răng.
- Trẻ 1-6 tuổi: Có thể uống 177 ml một ngày
- Trẻ 7 tuổi trở lên: Có thể uống 355 ml một ngày
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên cha mẹ không nên cho bé uống nước trái cây trước bữa ăn vì nước trái cây chứa nhiều calorie chủ yếu từ các loại đường hoặc hydrate carbon. Nếu dùng trước bữa ăn chính sẽ khiến bé đầy bụng, giảm thèm ăn đối với các loại thực phầm bổ dưỡng khác có chứa nhiều protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển và bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng cho bé.
Nước dừa
Thay vì sử dụng các loại nước có ga, nước ép hoa quả đầy những chất hóa học thì nước dừa là lựa chọn đáng quan tâm hơn cả vì là loại nước quả hoàn toàn tự nhiên và không gây tác dụng xấu gì cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ uống nước dừa quá nhiều vào buổi tối và hạn chế cho nhiều đá lạnh vì có thể sẽ gây đầy bụng cho trẻ.
Không cho bé uống nước dừa quá nhiều, uống thay nước lọc hay uống trước bữa ăn. Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi; tránh cho trẻ uống nước từ các quả dừa có màu nâu.
Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên, cách tốt nhất là bạn dùng ống hút cho bé uống ngay khi nước còn trong ở trong quả. Nếu bé mới đi nắng về, đang đói mệt không nên cho bé uống nước dừa, vì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh…
Các loại nước mát
Việc nấu nước mát từ mía lau, rễ tranh, râu ngô... rất đơn giản. Bạn có thể mua nguyên liệu, rửa sạch, cho vào nồi hoặc ấm nấu sôi kỹ. Thêm một chút đường phèn cho đủ độ hơi ngọt là đã có những ly nước mát vệ sinh, giải nhiệt mùa nóng cho trẻ.
Mức nước mát cho trẻ nhỏ chỉ nên là 1-2 ly nhỏ (khoảng 200-300ml) mỗi ngày. Vì nước mát với các loại rễ tranh, râu bắp, mía lau... có tác dụng lợi tiểu tốt nên khi uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, gây mất nước cho cơ thể. Trẻ dưới 6 tháng tuổi càng không nên uống. Đường ruột trẻ còn yếu, nếu uống vào có thể bị nhiễm trùng gây tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ sơ sinh uống nước cam thảo sẽ rất nguy hiểm. Vì khi uống nước cam thảo vào, trẻ sẽ tiết nhiều đàm nhớt, có thể bị ngạt thở mà các bà mẹ không hay.
Nên cho trẻ uống chè đậu xanh hoặc nước ép dưa hấu. Điều này không chỉ kịp thời giúp trẻ bổ sung phần nước còn thiếu, mà còn có tác dụng tản nhiệt, điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Ngoài ra, nước ô mai có thể giúp trẻ khai vị, nước ép dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, giải cảm.
Nước trà
Đồ uống tốt nhất và lý tưởng nhất để giải độc cơ thể trong mùa hè theo Đông y là nước chè xanh ấm nóng. Một cốc chè xanh ấm nóng sẽ giúp nhiệt độ dưới da giảm đi 1-2oC.
Uống nước trà tươi tuy có lợi, nhưng cần phải uống lượng vừa phải, nhất là trẻ em, tuổi còn nhỏ, không được uống quá lượng càng không được uống nước trà tươi đặc pha đá như thói quen của nhiều người. Uống nước trà quá nhiều có thể làm cho thành phần nước trong cơ thể trẻ tăng nhiều lên, tăng thêm gánh nặng cho tim và thận, tiểu tiện nhiều, mất ngủ. Vì thế, có thể cho trẻ em uống nước trà, nhưng phải là nước trà pha thật loãng và uống ít một với lượng vừa phải, uống lúc còn nóng chứ không được uống nước trà khi nước đã nguội lạnh, càng kỵ uống nước trà pha đá.
Một vài lưu ý khác
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống chỉ cần uống sữa mẹ, hoặc các loại sữa dành riêng cho trẻ, và trong đó đã đủ hàm lượng nước và dinh dưỡng cần cho bé. 1-2 thìa nước cà phê nhỏ để bé làm sạch khoang miệng sau mỗi lần ăn là đủ. Do đó, bạn không cần cho bé uống thêm quá nhiều nước vào mùa hè.
Trẻ thường mải chơi, quên cả khát, do đó những hôm trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến 38-40oC, bạn cần chủ động cho trẻ uống nước (với trẻ nhỏ) hoặc thường xuyên nhắc trẻ uống nước (với trẻ lớn).
Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, không nên cho trẻ uống nhiều nước cùng một lúc, dễ gây trúng độc nước. Vì khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ mất đi một lượng muối cần thiết, sau khi uống quá nhiều nước, nước hấp thụ qua dạ dày đường ruột, đồng thời cũng thải lượng muối nhiều hơn dẫn đến lượng hấp thụ huyết dịch giảm thấp, nước bị hấp thụ nhanh vào trong tổ hợp tế bào, gây ra phù tế bào, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Nếu trẻ có khát, bạn cũng chỉ cho trẻ uống từ từ, từ 100 - 150 ml mỗi lần uống, và nếu tiếp tục có nhu cầu , thì hãy đợi từ 5 - 10 phút sau mới uống tiếp.
Không nên cho trẻ nhỏ ăn uống thường xuyên bất kỳ món gì được chế biến sẵn, bán ngoài đường. Nước lạnh bán ở các vỉa hè, lề đường tuy nhìn bắt mắt, hương vị thơm ngon, uống vào vừa mát vừa ngọt, đã ngay cơn khát nhưng bạn không biết rõ những loại đó được sử dụng những hoá chất nào tạo màu, tạo mùi nhân tạo, hay cho các loại đường hoá học.