Chơi mà học

492
0
0

sweetlily

New Member
Chơi cùng bé

0-3 tháng

Trò 1: Con ong bay
- Ôm bé trong lòng bạn
- Đưa một ngón tay lên trời và tạo ra tiếng zzzz như ong bay
- Di chuyển ngón tay cùng với âm thanh
- Bé sẽ theo dõi theo "con ong" này. Cho "con ong" đậu lên người bé và cù nhẹ bé
- Cầm lấy ngón tay của bé, đưa ngón tay bé lên trời chuyển động, đồng thời vẫn tạo ra âm thanh giả tiếng ong bay
- Cho "con ong bé" đậu lên trên má bạn. Bé sẽ thích lắm đấy!

Trò 2: Chiếc ô đồ chơi
- Treo một chiếc ô phía trên nơi bé nằm, chú ý để xa tầm với của bé
- Móc vào ô các đồ chơi nhiều mầu rực rỡ, nhiều tiếng xúc xắc khác nhau
- Đụng vào chiếc ô và các đồ chơi trên để tạo âm thanh thu hút sự chú ý của bé
- Sau vài lần, bé sẽ tự nhìn ngắm chiếc ô đồ chơi mà không cần bạn phải rung ô.

Trò 3: Chiếc đèn pin
- Trò này giúp phát triển thị giác của bé
- Tắt hết đèn trong phòng, ôm bé trong lòng
- Cầm một chiếc đèn pin chiếu lên tường, chuyển động tay để ánh sáng chuyển động theo
- Bé sẽ nhìn theo ánh sáng đèn pin
- Chiếu đèn vào chân và tay của bạn
- Chiếu đèn vào chân và tay của bé

Lựa chọn và lược dịch từ "Games To Play with Babies (Jackie Silberg)"
 
492
0
0

sweetlily

New Member
3-6 tháng

Trò 1: Cụng mũi
- Đặt bé ngồi trong lòng bạn và đối diện với bạn
- Nói "bu" với bé 2 lần, mỗi lần cúi mặt bạn sát với mặt bé hơn
- Nói "bu" với bé lần thứ 3 thì cụng mũi bạn vào mũi bé
- Lặp lại trò chơi, thay đổi âm lượng và âm tiết mỗi khi bạn nói "bu" với bé

Trò 2: Bé tập lẫy
- Đặt bé nằm bên cạnh bạn
- Chọn 2 món đồ chơi yêu thích của bé, đặt mỗi bên một món
- Nói với bé "Mình tập lẫy nào"
- Giúp bé lẫy về một bên để nhìn thấy món đồ chơi, cho bé chơi cùng
- Đổi bên lẫy cho bé

Trò 3: Quyển sách lăn
- Dùng một hộp nhựa hình trụ đã rửa sạch
- Cắt các hình con vật, hoa lá rực rỡ và dán vào hộp. Có thể dùng cả đề can.
- Lăn chiếc hộp, chỉ cho bé xem những hình ảnh khác nhau và diễn tả cho bé nghe
- Nói với bé thử tìm trên hộp xem con mèo/vịt/cún ở đâu

Lựa chọn và lược dịch từ "Games To Play with Babies (Jackie Silberg)"
 
492
0
0

sweetlily

New Member
6-9 tháng

Trò 1: Chơi "ú ... à" với bé
- Đặt bé ngồi đối diện bạn
- Đặt một chiếc khăn ăn mềm và sạch lên đầu bạn và che một phần khuôn mặt của bạn, miệng nói "ú ...."
- Lấy chiếc khăn ra và nói với bé "à ...."
- Lặp lại vài lần rồi đặt chiếc khăn lên đầu bé và nói "ú ..."
- Lấy chiếc khăn ra khỏi đầu bé và nói "à ..."
- Sau vài lần bé sẽ tự giật chiếc khăn ra khỏi đầu mình

Trò 2: Kéo co
- Bạn và bé cùng ngồi trên sàn nhà đối diện nhau
- Đưa cho bé một chiếc tất dài, bạn cầm lấy phần đuôi của chiếc tất
- Kéo nhẹ chiếc tất về phía bạn
- Chỉ cho bé cách kéo chiếc tất về phía bé
- Giả vờ rằng bé thật là khỏe khi bé kéo chiếc tất về phía mình

Trò 3: Tung bay
- Dùng một số các khăn tay, dây vải với chất liệu mềm và nhẹ
- Đặt bé ngồi trên sàn cùng bạn
- Tung chiếc khăn lên trời và giơ tay bắt lấy khi khăn từ từ rơi xuống
- Lại tung chiếc khăn lên trời và chỉ cho bé cách giang tay ra để bắt lấy khăn
- Lặp lại với các khăn, dây khác, chẳng mấy mà bé sẽ tự mình bắt lấy cho bạn xem

Lựa chọn và lược dịch từ "Games To Play with Babies (Jackie Silberg)"
 
492
0
0

sweetlily

New Member
9-12 tháng

Trò 1: Làm mưa
- Bé sẽ rất thích chơi trò này mỗi lần đi tắm
- Dùng một chiếc bình nhựa sạch, đâm thủng lỗ xung quanh bình
- Chỉ cho bé cách đổ nước đầy bình và đưa lên cao để tạo mưa
- Hát cho bé nghe bài hát về mưa (tớ chả nghĩ ra bài nào ngoài Mưa bóng mây, có ai gợi ý cho tớ không?)

Trò 2: Đi tìm báu vật
- Trò chơi này giúp bé khám phá thiên nhiên xung quanh ta
- Cầm một chiếc xô nhỏ cùng với bé ra ngoài trời và khám phá những viên đá cuội, lá cây, cành cây... và bỏ vào xô
- Mang chiếc xô ra một góc vườn và đổ xuống đất
- Cho bé cầm thử những báu vật bé tìm được, chú ý đừng để bé đưa vào miệng
- Bé sẽ chơi trò thả viên đá vào xô, lấy chiếc lá cây từ trong xô ra ...
- Hỏi bé lấy cho bạn một chiếc lá

Trò 3: Đổ thức ăn
- Ngồi xuống sàn nhà cùng với bé
- Dùng 2 chiếc cốc nhựa, cho hạt ngũ cốc khô (bé ăn được) vào một cốc
- Chỉ cho bé cách đổ thức ăn từ cốc này sang cốc kia và để bé tự làm
- Bé sẽ tìm cách đổ cho tới khi được thì thôi, các hạt ngũ cốc rơi ra ngoài sẽ là phần thưởng cho bé
- Bạn cũng có thể áp dụng cách này trong khi tắm để khuyến khích bé tập đổ nước từ cốc này sang cốc kia

Trò 4: Bánh ở đâu
- Dùng 3 cái bát nhựa nhỏ trong suốt
- Cho bé ngồi vào ghế ăn, đặt một miếng bánh nhỏ trong một cái bát, để cho bé nhìn thấy khi đặt bánh. Bé sẽ nhấc cái bát lên, tìm miếng bánh và cho vào miệng măm măm
- Đặt lên trên bàn ăn 2 cái bát còn lại. Bạn nhớ cho bé theo dõi bạn khi đặt miếng bánh dưới 1 trong 3 cái bát trên
- Mỗi lần bé tìm thấy miếng bánh, bạn hay vỗ tay khen bé

Trò 5: Chui qua đường hầm
- Dùng một chiếc hộp giấy to, để hở hai đầu tạo thành đường hầm cho bé chui qua
- Đặt một món đồ chơi ở phía cuối đường hầm và khuyên khích bé chui qua để lấy đồ chơi
- Một khi biết cách chơi thì bé sẽ chơi đi chơi lại không biết chán :)

Trò 6: Chiếc hộp đựng giầy
- Ở lứa tuổi này, bé rất thích đặt đồ chơi vào trong hộp
- Dùng một chiếc hộp đựng giầy rỗng, cắt một vài hình tròn và vuông trên nắp hộp
- Tìm một số đồ chơi của bé vừa với các hình bạn cắt ở trên
- Mỗi khi bé thả đồ chơi vào các hình cắt, hay đưa tay qua hình cắt để lấy đồ chơi bên trong hộp, vỗ tay hoan hô bé và khuyến khích bé tiếp tục chơi

Trò 7: Ô tô xuống dốc
- Dùng một vài ô tô đồ chơi hoặc các đồ chơi nhỏ có bánh
- Gập đôi một miếng bìa giấy dầy và đặt miếng bìa xuống đất tạo để tạo độ dốc
- Giữ ô tô trong tay bạn và đếm 1, 2, 3 rồi thả cho ô tô lăn xuống dốc
- Cho bé tự chơi, quan sát xem bé có đợi bạn đếm đến 3 mới thả tay ra hay không

Trò 8: Chân của bạn ở đâu?
- Trên một tờ giấy dầy khổ lớn, vẽ hình một em bé
- Dùng một tờ giấy nhỏ hơn che đi các bộ phận của em bé, như tay, chân, đầu, bụng, ...
- Hỏi bé xem "Chân của bạn ở đâu?", nhấc tờ giấy nhỏ ra và nói "Chân của tớ ở đây!"
- Tiếp tục trò chơi với các bộ phận cơ thể khác

Trò 9: Cuốn album gia đình
- Thu thập các bức ảnh gia đình và người thân của bạn mà bé quen biết, mèo và cún nếu bạn có nuôi
- Dán ảnh vào một cuốn album, mỗi trang một ảnh
- Ngồi với bé xem ảnh và giới thiệu người trong ảnh cho bé nghe
- Hỏi bé xem bé có biết bố, mẹ, ông bà, ..., ở đâu không
- Bé sẽ rất thích khi được ngắm những gương mặt quen thuộc trong những bức ảnh n

Lựa chọn và lược dịch từ "Games To Play with Babies (Jackie Silberg)"
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Chơi mà học từ khi lọt lòng

Ngay từ khi ra đời, bé yêu đã có những giác quan tinh nhạy. Bé khônng chỉ cần được nhìn, được nghe, được vuốt ve, bé còn cần “đồng đội”!

Hãy vui chơi cùng bé, để giúp bé khám phá thế giới, tiến bộ từng ngày qua những bài học đơn giản.

Dưới ba tháng tuổi, phát triển xúc giác

Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã rất sung sướng với cảm giác được đu đưa, ve vuốt. Cùng với thời gian, những cử chỉ yêu thương đơn giản ấy sẽ trở thành trò chơi yêu thích của bé. Bé cười giòn khi bị cù ki, co chân tay lại, và lập tức có phản ứng vui thích đối phó khi bạn chỉ vừa cất tiếng “cù ki cù ki”.

Vuốt ve nhẹ nhàng nào!

Nhẹ như một làn gió thổi trên da, hãy lướt nhẹ một cọng rơm, một cái lông gà, hay một con thú bông mịn trên làn da bé. Vừa vuốt nhẹ nhàng trên má, trên trán, tay chân, bụng của bé, vừa mỉm cười và nói với bé tên từng bộ phận cơ thể. Những cảm nhận tinh tế này sẽ giúp bé học dần những khái niệm về cơ thể mình.

Từ trái tim tới trái tim

Chọn một đĩa nhạc nhẹ nhàng, bế bé áp sát vào người bạn, một tay đỡ dưới mông bé, một tay nhẹ nhàng giữ đầu bé áp vào ngực bạn. Đu đưa bé nhẹ nhàng theo điệu nhạc về đằng trước, đằng sau, cố gắng giữ nhịp thở đều đặn cùng bé. Hương thơm của cha mẹ, nhịp đập của trái tim, điệu nhạc du dương sẽ làm bé vô cùng thích thú. Hơn thế trò chơi này còn tập cho bé giữ thăng bằng.



3-6 tháng, thích những điều bất ngờ

Bé đang sẵn sàng phản ứng, nhưng khi những điều xảy ra không như bé tưởng, bé sẽ rất bất ngờ vui sướng, bé thích điều đó!

Máy bay
Nắm dài xuống đất hay trên giường, chân gập lại, bàn chân đu đưa. Đặt bé lên hai mu bàn chân, bụng áp vào ống chân đối diện với bạn, và giữ bé thật chắc chắn. Chú ý nào, máy bay cất cánh! Chân bạn đưa dần lên cao, nhẹ nhàng sang phải rồi sang trái, đu đưa đằng trước đằng sau. Chú ý máy bay hạ cánh nào. Bé trở lại vị trí ban đầu. Trò chơi này không chỉ khiến bé vui thích mà cũng giúp bé phát triển thói quen giữ thăng bằng.

Cái gì ở đầu dây?

Bạn cần có một đoạn dây và một món đồ chơi. Buộc món đồ chơi vào đầu sợi dây, một đầu dây dính chặt vào cạnh bàn. Đặt bé ngồi đối diện với bạn. Bắt đầu trò chơi, làm xuất hiện rồi biến mất món đồ chơi trước mặt bé. Đung đưa món đồ trước mũi bé, rồi để rơi đồ chơi. Ô đâu mất rồi. Đưa cho bé đầu sợi dây, và cổ vũ bé kéo dần về phía mình. Hãy nhìn bé tìm lại được món đồ chơi với niềm vui sướng!

Con cua nó bò này

Vẫn là trò cù ki, bé rất thích! Dùng những ngón tay đi nhẹ nhàng nhanh chậm trên tay bé, vừa làm vừa nói “Con cua nhỏ nó bò này, leo lên này, leo xuống này”. Kết thúc một “đoạn đường”, con cua đột ngột dừng lại. “Con cua sắp sửa cù ki này...” và cù ki thôi. Bé sẽ rất khoái chí, và đề nghị bạn làm lại, sẵn sàng đối phó với cuộc “tấn công mới” của con cua.

6-12 tháng thế giới sống động

Ở độ tuổi này, bé đã có thể ngồi khá vững, bé thích trò chơi mạnh mẽ hơn. Bé nhạy cảm nhiều với âm thanh và thích bắt chước. Bé thích những đồ vật mới. Niềm đam mê được khám phá, được lớn lên từng ngày…

Phi nhanh nào ngựa của ta!

Bạn ngồi trên ghế, đặt bé trên đùi đối diện với bạn, giữ hai cánh tay bé nhẹ nhàng, chắc chắn. Lên ngựa! Bắt đầu với bước một, bước một, phi nước kiệu, rồi phi nhanh. Chân bạn hãy chuyển động theo nhịp của bàn chân, của cơ đùi. Miệng tắc tắc đánh nhịp. Tuỳ theo độ tuổi và sự cứng cáp của bé, ngựa sẽ phi nhanh chậm, dần dần. Thậm chí, ngựa bị vấp, kỵ sĩ của chúng ta ngã rồi, hãy giúp bé ngã thật an toàn nhé. Kỵ sĩ thật dũng cảm,thật tài giỏi. Trò chơi giúp bé làm quen với nhịp điệu, và phát triển phản xạ.

Hoạt cảnh
Trò chơi cùng những con rối giúp bé phát triển ngôn ngữ rất tốt. Chỉ bằng một cái găng tay vải, một chút khéo tay tô màu và đính thêm vài mụn vải nhỏ, bạn sẽ có năm nhân vật xinh xắn thật sống động để trò chuyện cùng bé.

Âm nhạc

Không cần những nhạc cụ chuyên dụng. Chỉ cần chiếc thìa gỗ, cái xoong nhỏ, cái hộp cũ hay một chiếc thước kẻ bạn có thể tạo ra rất nhiều giai điệu cho bé. Hãy hướng bé tới việc phát hiện và thưởng thức những giai điệu trong cuộc sống. Tiếng những khuy áo rơi trong hộp, tiếng nước chảy, tiếng những hạt gạo trôi qua kẽ tay, tiếng mưa, thật tuyệt diệu!

Ném đổ đồ vật
Lấy những vỏ hộp nhựa cũ, những món đồ chơi nhẹ bằng giấy, bằng bìa. xếp chúng lại thành hình tháp. Cho bé một quả bóng, hướng dẫn bé cách ném đổ đống đồ chơi đó. Trò này giúp bé luyện kỹ năng của tay và mắt, cũng khiến bé cười rất nhiều.

Nguồn: http://afamily.channelvn.net/200831410474287tm0ca45/Choi-ma-hoc-tu-khi-lot-long
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Chơi mà học với các bé từ 1-3 tuổi

Bé đã lớn hơn rồi,biết từ chối những gì mình không thích, biết tự mày mò tìm hiểu. Bạn sẽ phải khéo léo hơn khi chơi và dạy bé.. Hãy cùng chia sẻ nhé.

1-2 tuổi, con thật khéo léo

Bé sẽ dần dần thích những trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, bé thích bắt chước những hành động của người lớn và bắt đầu thích sáng tác những câu chuyện.

Túp lều của con

Hãy tìm một thùng carton đủ lớn, sạch, với sự khéo tay và sáng tạo bạn hãy cùng bé làm một ngôi nhà thật đáng yêu. Một cửa ra vào đủ rộng, hai cửa sổ, cả rèm cửa nữa, hoa ở trước lối vào. Và cuối cùng hãy viết tên bé thật đẹp trước cửa nhé. Nào bây giờ hãy vào nhà của bé và thỏa sức tưởng tượng.

Người giao hàng tí hon

Trước tiên bạn cần giữ lại những vỏ hộp cũ: hộp bánh, hộp chè, hộp sữa. Để tất cả những đồ hộp đó vào một chiếc giỏ để ở một đầu phòng, và một chiếc giỏ không ở đầu kia. Nhiệm vụ của bé là vận chuyển những đồ đó từ giỏ này sang giỏ kia. Lúc đầu là chuyển bất cứ thứ gì bé thích, sau đó khi đã thành thạo hơn bé sẽ chuyển hàng theo yêu cầu. Trò chơi sẽ càng vui hơn nếu bé có một xe đẩy nhỏ hoặc một chiếc túi để chuyển hàng. Trò này rèn luyện kỹ năng vận động, sự khéo léo và cả trí nhớ cho bé nữa.

Không để chạm xuống đất

Thổi một quả bóng , đưa cho bé và cùng bé tung lên rồi đỡ bằng tay, bằng vai, bằng đầu không để cho bóng chạm xuống đất. Trò chơi này không hề đơn giản, đòi hỏi bạn tham gia rất nhiều, nhưng luyện cho bé phản xạ của mắt, sự nhanh nhẹn, và khi đã lớn hơn, tự bé sẽ đỡ được bóng nhiều lần, giúp bé kết hợp phản xạ của mắt và chân tay.



2-3 tuổi, trí tưởng tượng không giới hạn

Trò chơi với bé bây giờ đã trở thành một sân khấu lớn. Bé đã mỗi ngày diễn đạt một tốt hơn, bằng hành động, bằng lời nói. Bé sẽ tự sáng tác ra những đoạn hội thoại, những tình huống, tự phát minh ra những trò chơi mới. Hãy bước vào thế giới của trí tưởng tượng cùng bé…

Trong nhà hàng
Bạn đã sẵn sàng? Bạn là khách hành, bé là chủ tiệm. Sẽ vui hơn nếu có một ít đất nặn, vài mảnh giấy nhỏ, mấy khối hình xếp, hoặc là ngay khi chuẩn bị bữa ăn. Chào ông chủ, tôi muốn một cái bánh và một cốc nước cam. Trong khi bé chuẩn bị bữa ăn, hãy khích lệ bé bằng những câu: cái bánh này to quá, cam thật là tươi.

Giải thoát khỏi nữ thần băng giá

Cho nước vào những cốc nhựa, thả vào đó vài món đồ chơi mà bé thích, một chú lính chì, một chú gà, một chú thỏ, xếp tất cả vào tủ lạnh. Nhiều giờ sau, khi cốc nước đã đóng đá hoàn toàn, hãy nhấc ra và cho bé quan sát nước đá tan dần giải phóng cho những nhân vật cổ tích.

Ông nội bảo!

Một trò chơi rất cũ, rèn cho bé sự chú ý và nhanh nhạy. Nếu là “ông nội bảo” thì sẽ làm, nếu không thì đừng nhúc nhich nhé. Bắt đầu. Ông nội bảo giơ tay lên, ông nội bảo sờ vào mũi, ông nội bảo ngồi xuống, đứng lên. Không, không được đứng lên chứ, ông nội có bảo đâu. Hãy lưu ý bé cần suy nghĩ trước khi làm, cũng đừng đưa ra những mệnh lệnh quá nhanh.

Năm nguyên tắc khi chơi với bé

- Giới hạn thời gian tối đa mỗi trò chỉ năm đến mười phút thôi, quá thời gian đó bé sẽ không còn tập trung nữa (bé càng nhỏ tuổi thì thời gian tập trung sẽ càng ngắn hơn)

- Chọn những thời điểm bé thoải mái và sẵn sàng để chơi, sau khi tắm hay sau khi ngủ trưa.

- Không quá nhiều, chỉ hai hoặc ba trò chơi liên tục. Bé rất phấn khích mỗi khi chơi và cần được nghỉ ngơi.

- Bé tỏ ra không hào hứng? Hãy dừng trò chơi, bạn sẽ bắt đầu vào lúc khác.

- Đừng sợ sự lặp lại. Đôi khi bé chỉ thích một trò chơi thôi, vẫn cứ chơi trò đó với bé, đừng e ngại, bé thích như vậy!
Bé không thích chơi, đừng buộc tội hay mắng mỏ

Bạn làm con ngựa thật hấp dẫn, bạn có ngôi nhà thật xinh, vậy mà bé không thích. Có sao đâu. Đừng bắt buộc bé.

Điều quan trọng là chỉ là chia sẻ với bé những giây phút vui vẻ. Tô màu một bức tranh, cùng chúi đầu hát một bài hát cũ, đó cũng là cách để “xây dựng tình đồng đội”. Hãy cho bé thời gian để làm quen với những trò chơi mới, và để bé mơ mộng nữa, bé sẽ phát minh ra những trò chơi mới đấy, khi đó bạn hãy chơi cùng bé nhé.

Thanh Ngọc

Nguồn: http://afamily.channelvn.net/200831115545401tm0ca45/Choi-ma-hoc-voi-cac-be-tu-13-tuoi
 
492
0
0

sweetlily

New Member
(CNMS) - Cuộc đời con người là những chuỗi ngày học hỏi, kiến thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. Với trẻ, kiến thức còn đến từ những trò chơi…

Trẻ học bằng cách chơi
“Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con của mình cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ, chẳng hạn, cách thể hiện cảm xúc, cách nhìn nhận thế giới xung quanh, cách nhận xét của trẻ... mới dí dỏm, đáng yêu làm sao”, tiến sĩ nguyễn công Khanh -

Phó giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí Đại học Sư phạm hà nội cho biết. ngoài ra, khi chơi cùng trẻ, cha mẹ sẽ giúp bé cải thiện hành vi, hình thành sự tự tin bằng cách giúp bé đạt thành tích và cảm nhận được giá trị của bản thân. hơn thế nữa, thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái sẽ ngày càng gắn bó hơn.


“Thời gian chơi với con sẽ giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ, hiểu được cá tính của con mình, nhu cầu và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển”, tiến sĩ nguyễn công Khanh nhấn mạnh. Vì vậy, cha mẹ hãy dành thời gian và học cách chơi cùng trẻ, đơn giản là các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ: cái gì? Tại sao? Thế nào? giúp trẻ phát hiện các thuộc tính, đặc điểm của sự vật, so sánh, phân loại, phát hiện các chi tiết thiếu, bất hợp lý, các mối liên hệ của sự vật…

Chơi gì để trẻ học?
Không nhất định phải là nhạc cổ điển, băng ngoại ngữ hay những đồ chơi thông minh đắt tiền, bạn có thể giúp bé phát triển trí não từ những điều rất nhỏ hằng ngày, từ hát, kể chuyện hay làm trò cho bé cười. có thể bạn không để ý đến nhưng những điều giản dị dưới đây cũng sẽ giúp bé phát triển trí tuệ:

> Giao tiếp bằng mắt: hãy nhìn thẳng vào mắt bé bất cứ khi nào bé thức. Trẻ biết nhận mặt từ sớm, nhất là khuôn mặt của bố mẹ. Mỗi lần nhìn chăm chú vào bạn, bé đã học được khả năng ghi nhớ.

> Biểu cảm mặt khi nói: các nhà khoa học khẳng định, ngay từ lúc mới sinh 2 ngày, các bé đã có thể bắt chước những cử động cơ mặt đơn giản

> Cù ngón chân: Thực tế, bạn có thể cù toàn thân bé. Tạo ra tiếng cười là bước đầu tiên để bạn giúp con phát triển khả năng hài hước. > Chơi trò “tìm điểm khác biệt”: Bạn giơ hai bức tranh có nhiều điểm tương đồng ra trước mặt bé và bảo bé quan sát thật kỹ để chỉ ra những điểm khác biệt. cách này sẽ giúp bé nhận mặt chữ và học đọc tốt hơn.

> Cùng khám phá: Bố có thể cõng bé đi dạo và thuật lại những gì mình thấy cho bé nghe, chẳng hạn: “Kia là một chú chó con” hay “con nhìn cái cây to kìa”. Đây là một trong những cách xây dựng vốn từ cho bé.

> Hát cho bé nghe: Bố mẹ có thể hát những bài ngắn, giai điệu dễ nghe hoặc tự “phổ nhạc” khi trò chuyện, lúc chăm sóc bé. Một số nghiên cứu cho thấy việc nghe những giai điệu liên quan đến khả năng học toán của bé.

> Đọc đi đọc lại một cuốn truyện: các nhà khoa học khẳng định, ngay từ 8 tháng tuổi, các em bé có thể nhận ra chuỗi từ ngữ nếu được nghe câu chuyện liên tục 2 - 3 lần. cách này cũng giúp bé học ngôn ngữ tốt hơn.

> Tạo cuốn album gia đình: bao gồm các bức ảnh về những người thân, họ hàng và để bé xem. Điều này sẽ giúp bé học cách ghi nhớ. Khi bà gọi điện, hãy chỉ cho bé hình của bà lúc bé nghe điện thoại.

> Bạn có thể thúc đẩy kỹ năng vận động của bé bằng cách đặt chiếc đệm sofa, gối, hộp hay đồ chơi lên sàn và sau đó chỉ cho bé cách để trườn qua, luồn xuống hay bò quanh.hai bố con cùng đi bộ vòng quanh nhà, bạn cho bé chạm tay vào cửa sổ lạnh, những bộ quần áo mềm mại đang phơi, chiếc lá cây hay những vật an toàn khác và gọi tên chúng.

> Làm cuốn album về các con vật: Bạn có thể chụp hình các con thú bé yêu thích trong lần đi thăm sở thú và cho vào cuốn album. Sau đó, cả nhà cùng “đọc” và đặt những cái tên thân mật cho từng con, kèm với diễn tả âm thanh hay các câu chuyện về chúng.

> Cho bé tập đếm mọi thứ: từ số viên gạch nền, số bậc cầu thang trong nhà hay số ngón chân, ngón tay của mình...

Thực hiện: Hoàng Hạc
Nguồn: http://camnangmuasam.vn/?IDcat=22&IDItems=120
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Chơi mà học

Các trò chơi để mẹ vui cùng bé (7/4/2008)


Bạn có thể sáng tạo ra những trò chơi đơn giản, sinh động để cùng cười với con. Điều này không chỉ giúp mẹ con gần gũi với nhau hơn mà còn kích thích trí sáng tạo và tưởng tượng của bé



1. Mẹ con mình cùng đi câu cá nha!”.
Trưa hè nóng bức, bạn hãy “hô biến” chậu nước hoặc hồ tắm của bé thành một cái hồ với những con cá, vịt… bằng nhựa đang bơi. Sau đó, cho bé ngồi vào hồ và câu cá, bảo đảm trẻ sẽ rất hào hứng. Bạn có thể câu đua với bé. Ai câu được nhiều cá nhất là người thắng cuộc. Bạn nhớ đừng để bé ngâm mình quá lâu trong nước đấy!
2. "Ồ, con cọp còn thiếu một chân à?”
Bạn có thể vẽ một bức tranh hình con cọp hoặc chiếc xe hơi rồi để bé tự tô màu. Khi bé tô xong, bạn cắt bức tranh thành nhiều mảnh rồi để lẫn lộn với nhau. Tiếp theo, cùng bé ghép các mảnh rời này thành bức tranh như ban đầu. Sau khi ráp xong, bạn dùng băng keo, hồ dán ở mặt sau của bức tranh lại. Bạn cầm nó và giả vờ đưa lại gần con trai: “oào… uồm, bây giờ thì con cọp đang đuổi bắt con nè!”. Hai mẹ con bắt đầu trò chơi mới rồi đấy!
3. Làm tuyết rơi
Trong các phim hoạt hình, trẻ nhìn thấy tuyết rơi nhưng chưa hình dung được một cách cụ thể. Sao hai mẹ con không cùng tạo ra tuyết nhỉ?
Rất đơn giản, hãy dùng một lọ thủy tinh lớn, có miệng rộng, đổ đầy nước. Cho tiếp một vốc kim tuyến vào rồi vặn nắp lọ thật chặt, sau đó lật ngược lọ lên xuống. Lúc này, hai mẹ con có thể thưởng thức những hoa tuyết lóng lánh đang rơi.
4. Vượt chướng ngại vật
Hãy nói với bé: “Giờ con tưởng tượng cái bàn là núi lửa đang phun trào, sàn nhà đầy nham thạch nóng chảy, con không thể đi chân trần được vì sẽ bị bỏng. Mẹ đặt trên sàn nhà những miếng bìa, con sẽ di chuyển trên đó nhé!”.
Bạn để các tấm bìa cứng đủ màu sắc, mỗi tấm cách nhau một ô gạch và được đặt theo hình zig - rag. Bé sẽ bước lên các tấm bìa để đến tủ lạnh lấy nước uống sau khi vượt qua đoạn đường khó khăn hoặc lên cầu thang vào phòng mình. Một, hai, ba… nhảy nào!
5. Leng keng...
Bạn có thể tạo ra trò chơi với âm thanh vui tai bằng cách cho vài đồng xu vào chai nước suối hay hộp sữa rỗng bằng thiếc, vặn chặt nắp.
Lưu ý, đừng để trẻ một mình với món đồ chơi này, chúng có thể mở nắp chai và cho đồng xu vào miệng.
6. “Nào, xem nhà của ai cao hơn nhé!”
Bạn chuẩn bị thật nhiều hộp giấy và cùng bé xếp chúng thành tòa nhà cao tầng. Nhớ hướng dẫn con cách sắp xếp hộp lớn bên dưới, hộp nhỏ ở trên để nhà không bị sụp. Trò này kích thích trẻ tính toán để tòa nhà đứng thật vững.

(Nguồn:T-Kid)
http://thegioimevabe.com/Annoument.asp?ID=1132
 
240
0
0

Liên ròm

New Member
Ðề: Chơi mà học

Đây là học mà chơi môn Toán của con mình

Trời tuyết mấy mẹ con được nghỉ học ở nhà hôm thứ 5, Mẹ hỏi các con thích chơi game không? Hai con bảo thích thế là Mẹ lôi đồng tiền xu ra và đưa cho bọn chúng cùng với tấm bảng từ 1 đến 100 với luật như sau:

Thảy đồng tiền, nếu đồng tiền là head (có cái hình nữ hòang) thì di chuyển một số thôi còn nếu là tail (mặt bên kia) thì di chuyển được 10 số. Điều quan trọng là phải đọc được con số đó lên thì mới di chuyển đến được. Ai tới 100 trước thì thắng.



Nhìn chăm chú xem sấp hay ngửa


Đăng đã lên 62 mà Tú mới 35 thôi




Đăng vẫn thắng trứơc Tú


Nhưng Tú được được tail thế là nhảy lên 99 và thảy lần nữa là head nên Tú thắng ngoạn mục


Chơi lại nhưng lần này với cái xúc xắc và luật chơi như sau: Thảy ra số gì thì di chuyển bao nhiêu place nhưng trước khi di chuyển phải đọc được chính xác con số mình di chuyển tới. Nếu đọc đúng thì được đi, còn đọc sai bị mất quyền và người kia được đi. Vì Đăng học đếm tới 30 và cộng trừ trong phạm vi 30 nên chỉ chơi đến 30 thôi. Chơi lần này Đăng phải đọc, đếm và làm đủ thứ hết. Khổ thân em đã bị Mẹ dụ học tóan mà không hay.

Đăng thắng
 
240
0
0

Liên ròm

New Member
Ðề: Chơi mà học

Mình viết tiếp vụ học mà chơi toán với con nhen

-----------

Speedy pairs to 10

Cắt thủ công 24 cards từ số 0-10 có nghĩa là sẽ có 2 số 0, 2 số 1, 2 số 2, 2 số 3, 2 số 4 nhưng đến 4 số 5, 2 số 6, 2 số 7, 2 số 8, 2 số 9, 2 số 10. Hoặc lười thì lấy bộ bài cào, hay tiến lên móc các card ấy ra khỏi mắc công cắt dán chi cho lôi thôi.


Trộn lẫn vào nhau và xốc đều
Biểu con tìm tất cả các cặp đến 10

Trò chơi đơn giản nhỉ nhưng không đơn giản ở chỗ tính giờ hôm nay con làm mấy phút. Lần 2, hay hôm khác chơi lại con có thắng được lần đầu (beat his/her time) hay không? Trò này luyện cho con trí nhớ cặp đến 10.

Speedy pairs to 20

Làm giống y như trên từ 10 đến 20 nhưng thêm 2 con 0 vì 0 + 20 = 20 mà, và số 10 thì có đến 4 số 10.

Đoán hình dáng

Mẹ ngồi nghĩ ra một 2-D shape chẳng hạn hình tam giác, hình tròn, hình trụ, hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác, hình bát giác). Yêu cầu con đặt câu hỏi và cố gắng đoán.

Mẹ chỉ trả lời "đúng" hay "sai" mà thôi, không trả lời thêm. Chẳng hạn con sẽ hỏi "Does it has 3 sides, Mummy" hay là "Are its sides straight Mummy?".

Quan sát thử con đoán hình đó trong vòng bao câu hỏi.

Sau đó thay phiên con nghĩ, mẹ đoán.

Giấy màu

Mẹ cắt 4 miếng giấy màu cam, xanh blue, xanh lá (green) và hồng. Con sẽ cầm theo thứ tự và Mẹ sẽ viết một phép tính cộng, trừ, nhân hay chia lên bảng cùng với câu trả lời

Chẳng hạn 1/4 của 8 là mấy?

Câu trả lời 1 : 4
Câu trả lời 2 : 8
Câu trả lời 3: 5
Câu trả lời 4: 2

Nếu con đưa được màu hồng lên vì màu hồng nằm cuối match với câu cuối thì con sẽ được 1 điểm. Ai được 10 điểm sẽ thắng, ai trả lời sai mẹ lấy súng mẹ bắn (cái này các con đòi, mẹ bảo bạo lực quá, con bảo súng này bắn lên nghe vui tai chứ đâu có ra đạn
).

Trò chơi cuối cùng dành cho 2 nhóc, mấy trò trên mình Đăng thôi, lớp 2.

Còn đây là trò lớp 4

Chọn một phòng trong nhà và thách bé Tú kiếm ra 20 right angles trong phòng.

Đồng hồ mẹ vẽ trên giấy nhanh hơn đồng hồ treo tường 35 phút, bảo con nói được giờ thật sự. Chỉ nghĩ trong đầu và nói ra. Bấm giờ thử con nghĩ và trả lời bao nhiêu phút.

Học cách chia bằng cục xí ngầu

Mỗi người cần một tờ giấy, chọn 5 số từ danh sách dưới nhé và ghi vào giấy của mình. Đây là list

5, 6, 8, 9, 12, 15, 20, 30, 40, 50

Thay phiên nhau thảy cục xí ngầu. Nếu
một trong các số trên giấy của mình chia được số trên cục xí ngầu thì gạch đi. Ví dụ số trên cục xí ngầu là 4 thì có thể gạch 8 hay 12 hay 40 là tùy mình.

Nếu thảy trúng số 1 coi như mất quyền

Thảy trúng số 6 được đi lần nữa

Ai mà gạch hết được 5 số người đó sẽ thắng.

Ròm có nhiều trò với con lắm mà quên mất rồi, thôi rảnh viết tiếp hé. Chúc mọi người chơi với con giỏi hihi..
 
Top