Chuyện Mẹ chồng, Nàng dâu

1,007
0
0

Mường Tè

New Member
[h=1]Mẹ chồng thời bão giá[/h]

Hai vợ chồng góp tiền ăn với bố mẹ. Tính ra một tháng cũng không đến nỗi “hẻo”, ấy thế mà bữa cơm cứ đạm bạc, sao mà khó nuốt đến thế. Ngày nào mẹ đi chợ về, cũng chỉ có duy nhất hai món: trứng và đậu, thêm ít rau xanh...


1. Ngày mới lấy chồng, sáng nào đồng nghiệp trong công ty cũng thấy con đến cơ quan với bộ dạng vội vã vì sợ muộn giờ, quần áo xộc xệch, đầu tóc rối bời. Liền cả tháng trời như thế, ai cũng thắc mắc, hỏi han, con như được cởi tấm lòng, ỉu xìu nói: “Phải vò cả chậu quần áo to đùng mới được đi làm, còn chưa kịp ăn sáng đây này”.


Cả công ty được trận cười: “Thế mua máy giặt về làm gì? Hay em không biết dùng máy giặt?”. Con rầu rĩ: “Mẹ chồng em tiết kiệm, giặt tay cho đỡ tốn, chẳng nhẽ em để cụ giặt một mình”. Cả phòng lại được trận cười nghiêng ngả, ai cũng bảo thời buổi này mà có nàng dâu chịu khó ghê.
Những ngày trời rét buốt, con chỉ muốn bảo mẹ bỏ máy giặt cho nhanh, đỡ cóng tay, hay những hôm trời mới tảng sáng, mẹ đã lách cách chậu quần áo giặt giũ… Con dù đang ngáp ngủ, cũng lồm cồm bò dậy, mắt nhắm mắt mở, ngồi vò vò, giũ giũ cùng mẹ. Đành tặc lưỡi: “Ai lại để mẹ chồng làm một mình, thôi thì cũng rèn luyện cho mình tính dậy sớm”. Ấy vậy mà nhờ tính tiết kiệm của mẹ, con rèn cho mình được thói quen: cứ nghe tiếng lạch cạch là biết 5 giờ 30 phút sáng, đúng đến từng giây!


2. Hai vợ chồng góp tiền ăn với bố mẹ. Tính ra một tháng cũng không đến nỗi “hẻo”, ấy thế mà bữa cơm cứ đạm bạc, sao mà khó nuốt đến thế. Ngày nào mẹ đi chợ về, cũng chỉ có duy nhất hai món: trứng và đậu, thêm ít rau xanh.


Ngày nào bữa trưa trên cơ quan, con cũng cố gắng gọi thật nhiều món ngon, nhiều món thịt, cá vì tin chắc bữa tối chẳng ăn được là bao nhiêu. Rồi hì hụi search mạng xem có thể biến tấu được bao nhiêu món từ đậu, và trứng, để tránh khỏi phải ăn trứng rán, đậu sốt như những món… truyền thống từ bao lâu nay.

Bữa tối, vợ chồng con thường cố lắm mỗi đứa được một bát, mẹ cứ thắc mắc: “món chay này tốt cho sức khỏe, sao tụi trẻ không cố mà ăn hết đi?”.


3. Rồi đến lúc con sinh em bé, không giúp mẹ được việc nhà, con thuê cô giúp việc đến ở cùng. Thỏa thuận với cô osin mức giá 2 triệu/tháng, chỉ chăm em bé và giặt giũ. Cô ấy tất bật như con thoi với đứa nhỏ, nhưng lúc nào mẹ chồng cũng cảm thấy phải chi đắt, phải giao cho cô giúp việc làm hết… công suất mới thôi. Thế là lúc thằng bé ngủ, mẹ sai cô giúp việc xách nước lên tầng thượng tưới rau, xách đất về để đổ chậu cây cảnh, lau nhà, nấu cơm thì là việc đương nhiên, ngoài ra còn kiêm nhiệm đủ các việc lặt vặt khác mà bất chợt mẹ nghĩ tới.

Cứ thế chưa tròn một tháng, cô osin xin nghỉ việc vì không… trụ lại nổi với khối lượng công việc mẹ đưa ra. Và đã 3 cô osin đến ở nhà mình, nhưng cuối cùng thì chẳng cô nào còn ở lại.

4. Ngay cả với cháu nội, mẹ cũng đề ra tiêu chuẩn phải tiết kiệm tới tối đa. Mùa nóng, lại mất điện, thay vì mua quạt tích điện, bà sẽ ngồi quạt tay hàng giờ liền cho hai mẹ con, đi mua quần áo thì mẹ chọn loại rẻ nhất cho cháu, vì đơn giản “tụi nhỏ lớn từng ngày, tội gì mà mua quần áo đắt, mặc được mấy bữa lại bỏ đi, thì phí”.

Nhiều lúc con ấm ức đến phát khóc, định bảo chồng xin bố mẹ chuyển ra ở riêng, nhưng nghĩ chồng là con một, đi hết chỉ còn lại bố mẹ già, hẳn sẽ buồn lắm, nên lại cố nín nhịn cho qua.

5. Vài ngày trước khi kỉ niệm ngày cưới của hai vợ chồng, tròn hai năm con về làm dâu, mẹ gõ cửa phòng và đưa cho con chiếc phong bì dán chặt, mẹ bảo: “mẹ chẳng có gì tặng các con, coi như đây là quà của mẹ, để các con lo thêm cho cuộc sống”.

Mở phong bì ra, một xấp tiền khá lớn, đó là toàn bộ số tiền mẹ tiết kiệm được trong thời gian dài, tặng hết cho chúng con, số tiền mẹ tiết kiệm từ thời gian dài vò quần áo bằng tay, tiền điện chẳng tốn mấy, từ những bữa ăn chỉ có trứng và đậu, là thứ thực phẩm rẻ nhất thời bão giá, từ những lần không thuê osin để dành tiền…

Mẹ bảo: “cứ dùng số tiền này vào việc gì con muốn, mẹ biết, ép các con sống tiết kiệm như mẹ thì khổ lắm, nhưng con phải nhớ, phụ nữ phải có tiền phòng thân con nhé”! Con cảm động đến rơi nước mắt!

Ngày hôm nay, đúng kỉ niệm 2 năm ngày cưới của vợ chồng con, cu Bi cũng đã hơn 1 tuổi. Bất chợt, con lại nghĩ rằng, hơn 20 năm sau, biết đâu, con cũng sẽ là một bà mẹ chồng dạy cho con dâu bài học tiết kiệm đầu tiên khi mới về nhà chồng.

(Theo Lửa Ấm và Thethaovanhoa)

Đọc tít bài cứ và đoạn đầu cứ nghĩ mô típ kể chuyện sẽ là: Vợ chồng nộp lương số tiền xxx để bà đi chợ hàng tháng. Thời gian trước, số tiền xxx đi chợ như thế là đủ. Dạo này bão giá, lạm phát lọ chai nên số tiền đi chợ không thể đủ chi tiêu như bình thường dẫn đến giảm khẩu phần ăn, vân vân và vân vân. Đọc đến đoạn cuối, thấy cay cay mắt vì cách làm của mẹ và một chút hối hận của con dâu. Lúc đấy, chắc nếu con dâu đã từng xem và nhớ phim Tây Du Ký thì thể nào cũng sẽ nói 1 câu đại ý như: Ngộ Không, ta đã trách oan con rồi...
Đọc xong bài tâm sự của cô con dâu này, e thấy mình rút ra 2 điều:

1. Con dâu không nên vội trách mẹ chồng sớm (cái này thì nhà nào cũng có).
2. Chị con dâu này máy nhậy, thậm chí rất nhậy. Kỷ niệm 2 năm ngày cưới mà cu Bi đã hơn 1 tuổi!




,
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Chuyện Mẹ chồng, Nàng dâu

[h=1]Con gái hay con dâu?[/h] Con dâu cũng là con gái người ta mà! Sao con dâu khéo thế, chăm thế. Mẹ chồng chợt nhận ra, mình quá nuông chiều con gái.


Sáng ngủ dậy, mẹ chồng thấy đau nhức khắp người. Định nhổm dậy nhưng đầu đau như búa bổ, mẹ chồng chỉ thều thào mấy câu với con dâu: “Chốc ăn sáng xong, con đi mua cho mẹ vỉ thuốc”.

Con dâu tất tả đi nấu cháo, mua thuốc rồi không quên chạy ra chợ xách hoa quả về cho mẹ chồng bồi dưỡng để mau lại sức. Con gái biết chuyện gọi điện sang: “Mẹ ốm à, sao ốm “đột xuất” thế, hôm nay nhà con ai cũng bận, biết gửi cu Bin ở đâu bây giờ”. Mẹ chồng thở dài buồn bã.

Đến trưa, con gái lại gọi điện sang: “Mẹ đi chợ giúp con chưa, à quên, mẹ đang ốm nhỉ? Thế thì mẹ nhờ chị dâu mua nhé, lát con qua lấy”. Con dâu đang lau nhà, nghe mẹ nói vậy vội phải đặt cây chổi lau nhà xuống để đi chợ cho em nó kịp nấu cơm trưa.

Hôm sau, mẹ chồng vẫn nằm mệt mỏi trên giường bệnh, con dâu đề xuất với cả nhà đưa mẹ đến bệnh viện, con gái đến, giãy nảy lên: “Đến viện phức tạp lắm, em lại bận chắc không trông mẹ được”.

Con dâu quay sang nhìn khuôn mặt tái nhợt của mẹ chồng, quyết định ngắn gọn: “Chị sẽ trông mẹ”. Con gái thở dài đánh thượt một cái: “Thế thì em chỉ mang cơm vào thôi nhé, không ngủ lại đâu, em sợ bệnh viện lắm”.

Vào viện rồi, con dâu tất tả chạy qua lại để làm thủ tục, con gái vẫn cằn nhằn: “Ở nhà cũng được, vào viện làm gì cho tốn kém”. Đêm, mẹ chồng tỉnh dậy, thấy con dâu vẫn ngồi quạt đều đều cho mình, mẹ bỗng thấy ngượng ngùng: “Khổ cho con quá, cái Linh từ bé tới giờ chưa phải thức đêm trông mẹ lần nào”. Con dâu cười: “Không sao mẹ ạ”.

Sáng sớm, con gái gọi điện cho mẹ chồng: “Bố chồng con đột nhiên đau lưng, con đưa ông đi đắp lá, chắc mất khoảng 1 đến 2 hôm, mẹ nhờ chị dâu cơm nước nhé”. Mẹ chồng nhẹ nhàng “ừ, ừ!” qua điện thoại.

Hai hôm ở viện, con dâu lo lắng cho mẹ từng tý một. Việc cơ quan bận nhưng con dâu vẫn cố đẩy nhanh tiến độ công việc tạm ổn rồi xin nghỉ phép 1 tuần để trông mẹ. Con trai vào hỏi thăm, dặn dò đủ thứ rồi “chốt” lại: “Em chịu khó chăm mẹ mấy hôm cho khỏi hẳn, đừng giao việc gì cho cái Linh, nó ẩu lắm khéo làm mẹ mệt thêm”.

Hôm sau, con gái vào thăm mẹ, gương mặt phụng phịu: “Mẹ ốm, chẳng ai trông cháu giúp con, buổi trưa đi làm cứ phải chạy về cho nó ăn mệt ơi là mệt”. Con dâu quay sang nhìn con gái mẹ, bỗng thấy thương mẹ chồng hơn bao giờ hết.

Nằm ở viện rồi mẹ chồng ngẫm nghĩ quả các cụ nói không sai “Con gái là con người ta”, nuôi lớn, cho ăn học xong xuôi thì đi lấy chồng. Hơn 20 năm ở cùng mẹ con gái có phải lo việc gì đâu, cơm nước, quần áo mẹ đều lo hết. Con gái chỉ cần đi làm, lương tháng bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, không ăn bám bố mẹ là được rồi. Bất chợt, mẹ quay sang nhìn con dâu, con dâu cũng là con gái người ta mà – vậy mà tại sao con dâu khéo thế, chăm thế. Và mẹ chồng chợt nhận ra, từ trước tới nay mình quá nuông chiều con gái.

Theo PLXH

Thật hay đùa
 
Top