ALnML
Super Moderator
Cô bé "chân voi" ăn xin cầu sự sống
(Dân trí) - Đôi chân phù to quá khổ nhưng em vẫn chạy nhảy trong khi bà ngoại mải miết rong ruổi khắp các con phố để xin ăn. Chốc chốc có người đi qua cho quả chuối hay chiếc bánh mỳ nguội em lại nhoẻn miệng cười thích thú khiến ai cũng thấy đắng lòng
Đi dọc con phố Lý Thái Tổ, Ngô Quyền hay khu vực chợ Láng, chợ Thành Công (Hà Nội) không khó để nhận thấy hình ảnh hai bà cháu “đặc biệt” bồng bế nhau đi xin ăn. Đứa bé nhỏ xinh trông lanh lợi cứ luôn miệng hỏi hết chuyện này chuyện khác bên cạnh người bà lúc nào cũng cúi mặt lầm lũi bước đi. Và điều khác lạ khiến những người đi đường nhớ đến đó chính là đôi chân “voi” khác thường của em bé.
Không giống những đứa trẻ bình thường khác, từ đầu gối xuống đến bàn chân của em phù rất to vì thế những ngón chân cũng teo quắt đi không còn đầy đủ nữa. Tuy nhiên chỉ chịu cho bế được một lúc, em lại nằng nặc đòi bằng được xuống đất để tự mình đi lại, ngơ ngác nhìn xunh quanh rồi lại mỉm cười nhìn đáng yêu đến tội nghiệp.
Sinh ra bé Huyền đã mang đôi chân dị dạng khác thường
Tranh thủ hỏi chuyện lúc hai bà cháu ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây tại con phố Lí Thái Tổ, những người có mặt ở đây không ai cầm được nước mắt khi lắng nghe câu chuyện buồn đến não lòng. Cô tên là Phùng Thị Thao năm nay 48 tuổi (ở thôn Quang Trung, xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) và đứa cháu ngoại Bùi Thị Huyền vừa mới lên 3. Chỉ vào đôi chân không bình thường của đứa cháu nhỏ tội nghiệp cô Thao như nhớ lại cả những ngày tháng giông tố mà hai bà cháu đã trải qua
Không được may mắn như những đứa trẻ khác, bé Huyền sinh ra đã mang đôi chân to dị dạng đến bất thường. Và cũng chính bởi điều này mà những bất hòa trong gia đình của em bắt đầu từ đó. Vợ chồng lục đục nên khi em mới chỉ được 2 tháng tuổi, người bố đã bỏ đi đến nay bặt vô âm tín “Trước khi con rể tôi đi có để lại cho hai mẹ con nó một triệu đồng và nói là đi lên Bắc Giang làm gạch nhưng từ bấy đến giờ không có tin tức gì nữa. Nghe đâu có người ở trên đó nói rằng nó đã lấy cô vợ khác và sống luôn ở trên đó” – cô Thao sụt sùi cho biết.
Bố của em đã thế, nhắc đến con gái Lê Thị Viên (mẹ bé Huyền) cô lại cúi gằm mặt xuống mà khóc mãi mới cất nên lời: “Cũng vì nghèo quá, ở quê lại không có việc gì nên nó phải vào tận trong nam làm may kiếm tiền gửi ra ngoài này cho con chữa bệnh”. Thế là đứa cháu nhỏ bơ vơ còn chưa đủ tháng cai sữa chỉ biết sống dựa vào mỗi bà ngoại từ bấy cho đến giờ.
Cô Thao ngậm ngùi kể về hoàn cảnh gia đình và đứa cháu tội nghiệp
Hoàn cảnh gia đình đã nghèo đến cái ăn cũng phải chạy đôn chạy đáo lo từng bữa, bé Huyền từ khi còn bế ngửa trên tay đã phải đi hết viện này đến viện khác. Đôi chân đã không bình thường, đến hệ tiêu hóa của em cũng có vấn đề nghiêm trọng khi lúc nào cũng đi ngoài ra máu và đau bụng nhiều. Trong túi không có lấy một đồng, số tiền con gái gửi về hàng tháng nhiều nhặn lắm cũng chỉ có mấy trăm nghìn mà hai bà cháu lại phải nằm điều trị dài ngày ở viện.
Không còn cách nào xoay sở được cô Thao đành phải tranh thủ lúc cháu ngủ là lại chạy vội vàng ra khu chợ gần đó, ai thuê gì thì làm nấy kiếm chút tiền mua cháo cho cháu. Có những hôm trở về bệnh viện cháu đã tỉnh dậy từ lúc nào không thấy bà nên ngồi khóc sưng cả mắt, lúc đó cô chỉ biết ôm lấy bé Huyền mà lòng nghe đắng ngắt.
Con và cháu đã khổ, đến ông ngoại (chồng cô Thao) cũng không phút giây nào để hai bà cháu được yên. Nhắc đến chồng, gương mặt cô biến sắc sợ hãi: “Ông ấy có chứng nghiện rượu nặng gần như lúc nào cũng say xỉn. Mà hễ cứ say là ông ấy lại nhìn con bé Huyền rồi mắng đuổi cả hai bà cháu”. Trong câu chuyện với cô tôi cũng được biết lần này lên Hà Nội cũng là do chồng đuổi đi. Không biết xoay sở ra sao để có tiền ăn uống mà lịch bác sĩ hẹn đến viện sắp đến gần nên hai bà cháu đành phải dắt nhau đi xin ăn.
Nhưng cũng đắng cay, xót xa lắm khi có nhiều người ngờ vực Huyền không phải là cháu ruột của cô mà chỉ mang đứa bé đi kiếm cớ xin tiền. Nghe những lời nói đó cô chỉ biết ứa hết nước mắt, ôm cháu mà không bật lên thành tiếng “Biết giải thích như thế nào đây cô? Trên Hà Nội này tôi còn biết gửi cháu cho ai để đi làm đây? Khổ quá nên mới phải đi xin mọi người như thế này. Con bé sắp phải nhập viện rồi mà tôi thì…” Bỏ lửng câu nói nhưng tôi hiểu những nỗi niềm trăn trở, day dứt trong lòng cô.
(Nụ cười hồn nhiên của em ngày ngày theo bà đi xin trên các con phố)
Quay sang nhìn đứa nhỏ, bỗng thấy em nhoẻn miệng cười thật tươi – nụ cười trẻ thơ hồn nhiên trong vắt mà sao khóe mắt ai cũng thấy cay cay
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Cô Phùng Thị Thao, thôn Quang Trung, xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
ĐT : 01662476791
Địa chỉ : 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
(Dân trí) - Đôi chân phù to quá khổ nhưng em vẫn chạy nhảy trong khi bà ngoại mải miết rong ruổi khắp các con phố để xin ăn. Chốc chốc có người đi qua cho quả chuối hay chiếc bánh mỳ nguội em lại nhoẻn miệng cười thích thú khiến ai cũng thấy đắng lòng
Đi dọc con phố Lý Thái Tổ, Ngô Quyền hay khu vực chợ Láng, chợ Thành Công (Hà Nội) không khó để nhận thấy hình ảnh hai bà cháu “đặc biệt” bồng bế nhau đi xin ăn. Đứa bé nhỏ xinh trông lanh lợi cứ luôn miệng hỏi hết chuyện này chuyện khác bên cạnh người bà lúc nào cũng cúi mặt lầm lũi bước đi. Và điều khác lạ khiến những người đi đường nhớ đến đó chính là đôi chân “voi” khác thường của em bé.
Không giống những đứa trẻ bình thường khác, từ đầu gối xuống đến bàn chân của em phù rất to vì thế những ngón chân cũng teo quắt đi không còn đầy đủ nữa. Tuy nhiên chỉ chịu cho bế được một lúc, em lại nằng nặc đòi bằng được xuống đất để tự mình đi lại, ngơ ngác nhìn xunh quanh rồi lại mỉm cười nhìn đáng yêu đến tội nghiệp.
Sinh ra bé Huyền đã mang đôi chân dị dạng khác thường
Tranh thủ hỏi chuyện lúc hai bà cháu ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây tại con phố Lí Thái Tổ, những người có mặt ở đây không ai cầm được nước mắt khi lắng nghe câu chuyện buồn đến não lòng. Cô tên là Phùng Thị Thao năm nay 48 tuổi (ở thôn Quang Trung, xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) và đứa cháu ngoại Bùi Thị Huyền vừa mới lên 3. Chỉ vào đôi chân không bình thường của đứa cháu nhỏ tội nghiệp cô Thao như nhớ lại cả những ngày tháng giông tố mà hai bà cháu đã trải qua
Không được may mắn như những đứa trẻ khác, bé Huyền sinh ra đã mang đôi chân to dị dạng đến bất thường. Và cũng chính bởi điều này mà những bất hòa trong gia đình của em bắt đầu từ đó. Vợ chồng lục đục nên khi em mới chỉ được 2 tháng tuổi, người bố đã bỏ đi đến nay bặt vô âm tín “Trước khi con rể tôi đi có để lại cho hai mẹ con nó một triệu đồng và nói là đi lên Bắc Giang làm gạch nhưng từ bấy đến giờ không có tin tức gì nữa. Nghe đâu có người ở trên đó nói rằng nó đã lấy cô vợ khác và sống luôn ở trên đó” – cô Thao sụt sùi cho biết.
Bố của em đã thế, nhắc đến con gái Lê Thị Viên (mẹ bé Huyền) cô lại cúi gằm mặt xuống mà khóc mãi mới cất nên lời: “Cũng vì nghèo quá, ở quê lại không có việc gì nên nó phải vào tận trong nam làm may kiếm tiền gửi ra ngoài này cho con chữa bệnh”. Thế là đứa cháu nhỏ bơ vơ còn chưa đủ tháng cai sữa chỉ biết sống dựa vào mỗi bà ngoại từ bấy cho đến giờ.
Cô Thao ngậm ngùi kể về hoàn cảnh gia đình và đứa cháu tội nghiệp
Hoàn cảnh gia đình đã nghèo đến cái ăn cũng phải chạy đôn chạy đáo lo từng bữa, bé Huyền từ khi còn bế ngửa trên tay đã phải đi hết viện này đến viện khác. Đôi chân đã không bình thường, đến hệ tiêu hóa của em cũng có vấn đề nghiêm trọng khi lúc nào cũng đi ngoài ra máu và đau bụng nhiều. Trong túi không có lấy một đồng, số tiền con gái gửi về hàng tháng nhiều nhặn lắm cũng chỉ có mấy trăm nghìn mà hai bà cháu lại phải nằm điều trị dài ngày ở viện.
Không còn cách nào xoay sở được cô Thao đành phải tranh thủ lúc cháu ngủ là lại chạy vội vàng ra khu chợ gần đó, ai thuê gì thì làm nấy kiếm chút tiền mua cháo cho cháu. Có những hôm trở về bệnh viện cháu đã tỉnh dậy từ lúc nào không thấy bà nên ngồi khóc sưng cả mắt, lúc đó cô chỉ biết ôm lấy bé Huyền mà lòng nghe đắng ngắt.
Con và cháu đã khổ, đến ông ngoại (chồng cô Thao) cũng không phút giây nào để hai bà cháu được yên. Nhắc đến chồng, gương mặt cô biến sắc sợ hãi: “Ông ấy có chứng nghiện rượu nặng gần như lúc nào cũng say xỉn. Mà hễ cứ say là ông ấy lại nhìn con bé Huyền rồi mắng đuổi cả hai bà cháu”. Trong câu chuyện với cô tôi cũng được biết lần này lên Hà Nội cũng là do chồng đuổi đi. Không biết xoay sở ra sao để có tiền ăn uống mà lịch bác sĩ hẹn đến viện sắp đến gần nên hai bà cháu đành phải dắt nhau đi xin ăn.
Nhưng cũng đắng cay, xót xa lắm khi có nhiều người ngờ vực Huyền không phải là cháu ruột của cô mà chỉ mang đứa bé đi kiếm cớ xin tiền. Nghe những lời nói đó cô chỉ biết ứa hết nước mắt, ôm cháu mà không bật lên thành tiếng “Biết giải thích như thế nào đây cô? Trên Hà Nội này tôi còn biết gửi cháu cho ai để đi làm đây? Khổ quá nên mới phải đi xin mọi người như thế này. Con bé sắp phải nhập viện rồi mà tôi thì…” Bỏ lửng câu nói nhưng tôi hiểu những nỗi niềm trăn trở, day dứt trong lòng cô.
(Nụ cười hồn nhiên của em ngày ngày theo bà đi xin trên các con phố)
Quay sang nhìn đứa nhỏ, bỗng thấy em nhoẻn miệng cười thật tươi – nụ cười trẻ thơ hồn nhiên trong vắt mà sao khóe mắt ai cũng thấy cay cay
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Cô Phùng Thị Thao, thôn Quang Trung, xã Bình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
ĐT : 01662476791
Địa chỉ : 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn