ALnML
Super Moderator
Cô đơn trong chính nhà mình - Bài 1: Nỗi khổ con nhà giàu
21/06/2011 10:58
Giới trẻ cần được cha mẹ lắng nghe và chia sẻ (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: Hồng Vĩnh Xu hướng trẻ cô đơn bởi khoảng cách lớn giữa cha mẹ và con cái ngày một tăng nảy sinh những hệ lụy đau lòng. Con nhà giàu cũng chẳng sung sướng gì là tình cảnh của nhiều gia đình trong xã hội hiện đại.
Hai nữ sinh thuộc diện con nhà giàu với cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng luôn thiếu thốn tình yêu thương, sự sẻ chia của cha mẹ. Nỗi buồn của nữ sinh học giỏi, chăm ngoan chỉ biết trút lên trang nhật ký.
“Con ghét mẹ”
Có lẽ thốt lên câu nói này là bồng bột nhưng thực sự mình không chịu được nữa rồi. Hồi còn bé thấy anh trai vô lễ với mẹ, mình đã chạy lại thủ thỉ: “Con sẽ chẳng bao giờ như anh đâu. Con yêu mẹ lắm” - T.V. nữ sinh lớp 11 trường chuyên tại Hà Nội chia sẻ. Mẹ V. là sếp nữ khá hiếm trong một cơ quan nhà nước. Bố cô là doanh nhân thành đạt.
Nhưng giờ mình lớn rồi, suy nghĩ kỹ và hiểu vì sao anh mình lại như thế. Mình chưa bao giờ dám cãi mẹ, mỗi lẫn bị mẹ chửi, chỉ lẳng lặng lên phòng gặm nhấm nỗi buồn, nhiều lúc ức chế mình chỉ khóc. Bây giờ lớn hơn, cho dù không cãi lại nhưng mình thể hiện rõ thái độ. Mình thường trả lời nhát gừng, mặt xị ra, nhiều lúc mẹ hỏi không thèm nói lời nào. Lúc đó mình chỉ muốn mẹ biết là mình đang rất buồn và giận mẹ nhưng mẹ đâu có hiểu. Khi mình lên lớp 9 ôn thi vào trường chuyên, mình bắt đầu khó tính hơn bởi áp lực học tập và do mẹ luôn mắng chửi. Người ta thì lo bồi bổ cho con cái, động viên con học tốt hơn nhưng mẹ chỉ nấu ăn qua loa, thức ăn để từ hôm này sang hôm khác. “Mẹ nói không có thời gian nhưng mẹ lại ngồi xem tivi. Mình thường trốn sang nhà bác Oanh hàng xóm để ăn chực, sao mà ngon và vui thế. Nhưng khi về nhà, nhìn thấy mẹ là niềm vui của mình vụt tắt”.
Mọi người bảo mẹ may mắn lắm đấy. Nhà mình giàu, khá giả, đáng lẽ chúng con phá gia chi tử. Nhưng con và anh thì không, vẫn học giỏi, không phá phách như nhiều gia đình giàu có khác.Khi mình lớn, đáng lẽ mẹ là người dạy cho mình cách chăm sóc bản thân, biết lo toan việc nhà; nhưng bác Oanh lại là người dạy mình. Mình trở thành thiếu nữ lúc nào mẹ cũng không hay. Khi ba về rất ngạc nhiên vì mình thay đổi quá nhanh.
Từ con bé nghịch ngợm giờ mình ra dáng thiếu nữ. Việc nội trợ cơm nước, V. một mình lo toan hết. Thấy ba tự hào, cô rất vui. Nhưng V. buồn bởi những điều ấy không phải là mẹ dạy. Càng buồn hơn khi người cô hay tâm sự nhất là bác Oanh và ba. Tuy nhiên, thời gian ba ở nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay...
Mỗi khi nhìn thấy mẹ, V. chỉ thấy khó chịu và bỏ lên phòng riêng. Những lời mẹ đay nghiến luôn khiến V. ấm ức. Khoảng thời gian V. căng thẳng ôn vào trường chuyên, mẹ luôn mắng chửi, chì chiết để so sánh cô với bạn bè và theo dõi con như cai ngục. Ngay cả khi V. đỗ vào trường chuyên, mẹ vẫn không thôi so sánh con với bạn khác.
“Con ngày càng gầy đi. Hôm nay con không ăn sáng. Trưa ăn được một bát cơm, tối ăn một bát miến. Tất cả đều ăn ở nhà bác Oanh. Con thấy nét mặt mẹ buồn bực, con hiểu mẹ đang rất buồn. Con cố tình làm thế, thật không phải khi nói thế này nhưng thực sự khi thấy mẹ tức giận, buồn bực con nghĩ “Cho đáng đời, mẹ thấy chưa, tức chưa, ức chế chưa?” nhưng thực sự con rất buồn. Con luôn đến lớp tâm sự và khóc với các bạn “Tớ bất hiếu quá. Tớ thương mẹ lắm nhưng không tài nào chịu nổi cách dạy của mẹ. Tớ không thể dừng việc tỏ thái độ chống đối với mẹ”.
T.V. chỉ tâm sự với mẹ qua nhật ký: “Có lần mẹ chửi anh thậm tệ khiến anh bỏ nhà đi. Mẹ đuổi theo, anh nhìn thấy và bỏ chạy luôn. Con thấy mẹ rất buồn, khóc nhiều đến sưng cả mắt. Đêm ấy mẹ không ngủ được. Mẹ yêu anh lắm phải không? Nhưng mẹ biết không, mỗi lần chửi rủa, anh xa lánh mẹ dần. Mẹ chửi tục, mắng thậm tệ khiến nhiều lần con chỉ muốn bỏ nhà đi. Con nghĩ, nếu đi và trở về, mẹ lại tiếp tục chửi, mắng thậm tệ, con chỉ muốn tự tử. Mỗi lần con nghĩ đến cái chết, bác Oanh đã can ngăn kịp thời. Bác phân tích dù mẹ có sai thì cũng không nên tìm đến cái chết. Bác là hàng xóm mà luôn an ủi, động viên con. Con học là vì gia đình, vì con là niềm tự hào của ba chứ không học vì bản thân con.
Ám ảnh của câu nói cay nghiệt
Đòn roi không dạy trẻ nên người nhưng mình nghĩ những lời nói trong lúc tức giận cay nghiệt, thô lỗ, xúc phạm nhân phẩm con cái của cha mẹ có thể theo trẻ đến suốt cuộc đời. Không có trường lớp nào dạy chúng ta làm cha mẹ, và học làm cha mẹ là sự học hỏi lẫn nhau giữa bố mẹ và con cái!
Ngày mình học lớp 6 mải chơi và bướng bỉnh. Một lần bố mắng mình: “Tao thật sai lầm khi đẻ ra mày!”. Câu nói đó cứ ám ảnh mình và mình đã nói với bà ngoại và cậu là: “Cháu nghĩ cháu có thể sống tốt mà không cần có bố”. Đến giờ khi đã lớn khôn, mình có thể bình tâm hiểu và thông cảm cho bố lúc quá giận. Dù biết bố rất yêu mình nhưng từ đó đến tận bây giờ, mình cũng chưa một lần nhìn thẳng vào mắt bố! Bố ơi, tại sao con cảm thấy không tự tin khi nhìn vào mắt bố, con là con của bố cơ mà! Nguyễn Thị Huyền (SN 1986, Hà Nội)
Nếu muốn con có thể bỏ học, cố tình học dốt, nhưng con thương ba. Con muốn sau này được tài giỏi như ba. Thật may khi con giống ba biết lắng nghe và sửa đổi rất nhanh. Khi lớn lên con sẽ không bao giờ dạy con, đối xử với con như cách của mẹ”.
Không thể tự hào về cha mẹ
L.T.T., 16 tuổi, lớp 10, trường THPT Cao Lãnh (Đồng Tháp) luôn ao ước có được gia đình ấm cúng thực sự. “Đúng hơn tôi cần sự thấu hiểu. Mỗi lần nhắc đến hai chữ gia đình, tôi lại cảm thấy hụt hẫng. Cha cũng như mẹ chẳng ai chịu hiểu tôi. Ai cũng thích áp đặt. Ai cũng bắt tôi làm cái này cái kia mà chẳng biết tôi nghĩ gì. 16 tuổi rồi mà từ thời gian học, trang phục, đến cả bạn bè tôi đều không được quyền lựa chọn. Dường như tôi chẳng có chút tự do nào”, T. tâm sự.
Với T., có bạn bè là để cùng sẻ chia buồn, vui. Vậy mà cha mẹ ép: “Con chỉ được phép quen và chơi với bạn giỏi hơn mình để học hỏi. Với những đứa chẳng giúp ích gì thì đừng quen!”. “Dạy con kiểu gì mà vô lý thế? Tình bạn thiêng liêng của tôi lại bị cha mẹ biến thành thứ để lợi dụng”.
Tại sao họ không để tôi có quyền tự hào vì có cha, mẹ mẫu mực? Cha hay đi chơi khuya. Mẹ luôn kể lể những thói xấu của cha cho tôi nghe. Họ có biết những lúc đó tôi buồn đến thế nào không? Sao không ai chịu lắng nghe tôi? Sao không chịu nhìn và nói chuyện với tôi? Tôi cần sự thấu hiểu và quan tâm thật sự.
Đôi lúc tôi cảm thấy chơi vơi buồn bã và chỗ dựa của tôi lúc ấy lại là bạn bè chứ không phải gia đình. Người ta nói gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất những lúc chơi vơi. Vậy mà...
Có lúc, tôi nói những suy nghĩ của mình cho cha mẹ. Cha bảo: “Con cái thì phải tròn bổn phận con cái. Dù cha mẹ có nói sai cũng không được giận hờn, trách móc”. Từ đó tôi chẳng còn muốn quan tâm cha mẹ mình nữa...
T. buồn bã: “Có lẽ ước nguyện của tôi sẽ chẳng thành sự thật. Các bậc cha mẹ có thể biết những gì là tốt cho con cái nhưng liệu họ có thể hiểu con khi chúng muốn nói chuyện? Những đứa con cần được giáo dục từ bé và cha mẹ là những người ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí lực của chúng. Nếu để chúng phát triển không tốt rồi mới cải tạo thì đã quá muộn màng”.
21/06/2011 10:58
Giới trẻ cần được cha mẹ lắng nghe và chia sẻ (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: Hồng Vĩnh Xu hướng trẻ cô đơn bởi khoảng cách lớn giữa cha mẹ và con cái ngày một tăng nảy sinh những hệ lụy đau lòng. Con nhà giàu cũng chẳng sung sướng gì là tình cảnh của nhiều gia đình trong xã hội hiện đại.
Hai nữ sinh thuộc diện con nhà giàu với cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng luôn thiếu thốn tình yêu thương, sự sẻ chia của cha mẹ. Nỗi buồn của nữ sinh học giỏi, chăm ngoan chỉ biết trút lên trang nhật ký.
“Con ghét mẹ”
Có lẽ thốt lên câu nói này là bồng bột nhưng thực sự mình không chịu được nữa rồi. Hồi còn bé thấy anh trai vô lễ với mẹ, mình đã chạy lại thủ thỉ: “Con sẽ chẳng bao giờ như anh đâu. Con yêu mẹ lắm” - T.V. nữ sinh lớp 11 trường chuyên tại Hà Nội chia sẻ. Mẹ V. là sếp nữ khá hiếm trong một cơ quan nhà nước. Bố cô là doanh nhân thành đạt.
Nhưng giờ mình lớn rồi, suy nghĩ kỹ và hiểu vì sao anh mình lại như thế. Mình chưa bao giờ dám cãi mẹ, mỗi lẫn bị mẹ chửi, chỉ lẳng lặng lên phòng gặm nhấm nỗi buồn, nhiều lúc ức chế mình chỉ khóc. Bây giờ lớn hơn, cho dù không cãi lại nhưng mình thể hiện rõ thái độ. Mình thường trả lời nhát gừng, mặt xị ra, nhiều lúc mẹ hỏi không thèm nói lời nào. Lúc đó mình chỉ muốn mẹ biết là mình đang rất buồn và giận mẹ nhưng mẹ đâu có hiểu. Khi mình lên lớp 9 ôn thi vào trường chuyên, mình bắt đầu khó tính hơn bởi áp lực học tập và do mẹ luôn mắng chửi. Người ta thì lo bồi bổ cho con cái, động viên con học tốt hơn nhưng mẹ chỉ nấu ăn qua loa, thức ăn để từ hôm này sang hôm khác. “Mẹ nói không có thời gian nhưng mẹ lại ngồi xem tivi. Mình thường trốn sang nhà bác Oanh hàng xóm để ăn chực, sao mà ngon và vui thế. Nhưng khi về nhà, nhìn thấy mẹ là niềm vui của mình vụt tắt”.
Mọi người bảo mẹ may mắn lắm đấy. Nhà mình giàu, khá giả, đáng lẽ chúng con phá gia chi tử. Nhưng con và anh thì không, vẫn học giỏi, không phá phách như nhiều gia đình giàu có khác.Khi mình lớn, đáng lẽ mẹ là người dạy cho mình cách chăm sóc bản thân, biết lo toan việc nhà; nhưng bác Oanh lại là người dạy mình. Mình trở thành thiếu nữ lúc nào mẹ cũng không hay. Khi ba về rất ngạc nhiên vì mình thay đổi quá nhanh.
Từ con bé nghịch ngợm giờ mình ra dáng thiếu nữ. Việc nội trợ cơm nước, V. một mình lo toan hết. Thấy ba tự hào, cô rất vui. Nhưng V. buồn bởi những điều ấy không phải là mẹ dạy. Càng buồn hơn khi người cô hay tâm sự nhất là bác Oanh và ba. Tuy nhiên, thời gian ba ở nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay...
Mỗi khi nhìn thấy mẹ, V. chỉ thấy khó chịu và bỏ lên phòng riêng. Những lời mẹ đay nghiến luôn khiến V. ấm ức. Khoảng thời gian V. căng thẳng ôn vào trường chuyên, mẹ luôn mắng chửi, chì chiết để so sánh cô với bạn bè và theo dõi con như cai ngục. Ngay cả khi V. đỗ vào trường chuyên, mẹ vẫn không thôi so sánh con với bạn khác.
“Con ngày càng gầy đi. Hôm nay con không ăn sáng. Trưa ăn được một bát cơm, tối ăn một bát miến. Tất cả đều ăn ở nhà bác Oanh. Con thấy nét mặt mẹ buồn bực, con hiểu mẹ đang rất buồn. Con cố tình làm thế, thật không phải khi nói thế này nhưng thực sự khi thấy mẹ tức giận, buồn bực con nghĩ “Cho đáng đời, mẹ thấy chưa, tức chưa, ức chế chưa?” nhưng thực sự con rất buồn. Con luôn đến lớp tâm sự và khóc với các bạn “Tớ bất hiếu quá. Tớ thương mẹ lắm nhưng không tài nào chịu nổi cách dạy của mẹ. Tớ không thể dừng việc tỏ thái độ chống đối với mẹ”.
T.V. chỉ tâm sự với mẹ qua nhật ký: “Có lần mẹ chửi anh thậm tệ khiến anh bỏ nhà đi. Mẹ đuổi theo, anh nhìn thấy và bỏ chạy luôn. Con thấy mẹ rất buồn, khóc nhiều đến sưng cả mắt. Đêm ấy mẹ không ngủ được. Mẹ yêu anh lắm phải không? Nhưng mẹ biết không, mỗi lần chửi rủa, anh xa lánh mẹ dần. Mẹ chửi tục, mắng thậm tệ khiến nhiều lần con chỉ muốn bỏ nhà đi. Con nghĩ, nếu đi và trở về, mẹ lại tiếp tục chửi, mắng thậm tệ, con chỉ muốn tự tử. Mỗi lần con nghĩ đến cái chết, bác Oanh đã can ngăn kịp thời. Bác phân tích dù mẹ có sai thì cũng không nên tìm đến cái chết. Bác là hàng xóm mà luôn an ủi, động viên con. Con học là vì gia đình, vì con là niềm tự hào của ba chứ không học vì bản thân con.
Ám ảnh của câu nói cay nghiệt
Đòn roi không dạy trẻ nên người nhưng mình nghĩ những lời nói trong lúc tức giận cay nghiệt, thô lỗ, xúc phạm nhân phẩm con cái của cha mẹ có thể theo trẻ đến suốt cuộc đời. Không có trường lớp nào dạy chúng ta làm cha mẹ, và học làm cha mẹ là sự học hỏi lẫn nhau giữa bố mẹ và con cái!
Ngày mình học lớp 6 mải chơi và bướng bỉnh. Một lần bố mắng mình: “Tao thật sai lầm khi đẻ ra mày!”. Câu nói đó cứ ám ảnh mình và mình đã nói với bà ngoại và cậu là: “Cháu nghĩ cháu có thể sống tốt mà không cần có bố”. Đến giờ khi đã lớn khôn, mình có thể bình tâm hiểu và thông cảm cho bố lúc quá giận. Dù biết bố rất yêu mình nhưng từ đó đến tận bây giờ, mình cũng chưa một lần nhìn thẳng vào mắt bố! Bố ơi, tại sao con cảm thấy không tự tin khi nhìn vào mắt bố, con là con của bố cơ mà! Nguyễn Thị Huyền (SN 1986, Hà Nội)
Nếu muốn con có thể bỏ học, cố tình học dốt, nhưng con thương ba. Con muốn sau này được tài giỏi như ba. Thật may khi con giống ba biết lắng nghe và sửa đổi rất nhanh. Khi lớn lên con sẽ không bao giờ dạy con, đối xử với con như cách của mẹ”.
Không thể tự hào về cha mẹ
L.T.T., 16 tuổi, lớp 10, trường THPT Cao Lãnh (Đồng Tháp) luôn ao ước có được gia đình ấm cúng thực sự. “Đúng hơn tôi cần sự thấu hiểu. Mỗi lần nhắc đến hai chữ gia đình, tôi lại cảm thấy hụt hẫng. Cha cũng như mẹ chẳng ai chịu hiểu tôi. Ai cũng thích áp đặt. Ai cũng bắt tôi làm cái này cái kia mà chẳng biết tôi nghĩ gì. 16 tuổi rồi mà từ thời gian học, trang phục, đến cả bạn bè tôi đều không được quyền lựa chọn. Dường như tôi chẳng có chút tự do nào”, T. tâm sự.
Với T., có bạn bè là để cùng sẻ chia buồn, vui. Vậy mà cha mẹ ép: “Con chỉ được phép quen và chơi với bạn giỏi hơn mình để học hỏi. Với những đứa chẳng giúp ích gì thì đừng quen!”. “Dạy con kiểu gì mà vô lý thế? Tình bạn thiêng liêng của tôi lại bị cha mẹ biến thành thứ để lợi dụng”.
Tại sao họ không để tôi có quyền tự hào vì có cha, mẹ mẫu mực? Cha hay đi chơi khuya. Mẹ luôn kể lể những thói xấu của cha cho tôi nghe. Họ có biết những lúc đó tôi buồn đến thế nào không? Sao không ai chịu lắng nghe tôi? Sao không chịu nhìn và nói chuyện với tôi? Tôi cần sự thấu hiểu và quan tâm thật sự.
Đôi lúc tôi cảm thấy chơi vơi buồn bã và chỗ dựa của tôi lúc ấy lại là bạn bè chứ không phải gia đình. Người ta nói gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất những lúc chơi vơi. Vậy mà...
Có lúc, tôi nói những suy nghĩ của mình cho cha mẹ. Cha bảo: “Con cái thì phải tròn bổn phận con cái. Dù cha mẹ có nói sai cũng không được giận hờn, trách móc”. Từ đó tôi chẳng còn muốn quan tâm cha mẹ mình nữa...
T. buồn bã: “Có lẽ ước nguyện của tôi sẽ chẳng thành sự thật. Các bậc cha mẹ có thể biết những gì là tốt cho con cái nhưng liệu họ có thể hiểu con khi chúng muốn nói chuyện? Những đứa con cần được giáo dục từ bé và cha mẹ là những người ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí lực của chúng. Nếu để chúng phát triển không tốt rồi mới cải tạo thì đã quá muộn màng”.
Theo Tiền Phong