ALnML
Super Moderator
Có phải con không ngoan? - Phần 1
(Webtretho) Đôi khi bạn cảm thấy xấu hổ vì đứa con bé bỏng của mình đến chỗ đông người mà chẳng lịch sự chút nào? Bạn đau khổ vì con hung dữ, chẳng chịu nhường nhịn ai? Bạn giận quá là giận đi, vì sao đã nhắc bao nhiêu lần rồi mà con vẫn bày đồ chơi bừa bãi?… Hãy cùng Webtretho tìm hiểu tâm lý của con và giải tỏa những nỗi niềm chất chứa trong lòng biết bao lâu nay ấy nhé.
Hiển nhiên, ước ao con trẻ bớt hiếu động đi một chút là điều hoàn toàn hợp lý ở các bậc làm cha mẹ, nhưng theo Giáo sư Tâm lý Ross A. Thompson tại California: “Phần não điều khiển sự bốc đồng và xúc cảm của trẻ phát triển rất, rất chậm. Có nghĩa là khi tỏ ra không hợp tác hoặc bướng bỉnh thì thật ra, trẻ đang sống đúng với tuổi của mình đấy thôi.”
Là mẹ hay con phải điều chỉnh lại thái độ đây? (Ảnh: Inmagine)
Những hành vi của trẻ con là không thể đoán trước, khác nhau từng ngày (thậm chí từng giây phút); khả năng tập trung chú ý, năng lực tự chơi và chơi ngoan với bạn bè cũng phụ thuộc vào tâm trạng của bé, mức độ mệt mỏi và một loạt yếu tố khác. Nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm được sự phát triển hành vi theo lứa tuổi của con như thế.
Vậy làm sao để biết khi nào chính bạn cần điều chỉnh lại thái độ? Những mong đợi nào của bạn thật ra là ảo tưởng? Và làm sao để biến ảo tưởng thành hiện thực?
Mong đợi 1: Bé con nhà bạn sẽ chịu ngồi im ngoan ngoãn, chỉ 2 phút thôi, để bạn đi vệ sinh.
Thực tế: Bạn vừa quay lưng là bé đã lót tót ngay sau bạn, luôn miệng hỏi “Mẹ đi đâu đấy?” và đòi theo cùng.
Giải quyết: Tiến sĩ Thompson cho rằng ngăn cản sẽ chỉ càng khiến bé muốn đi theo mà thôi. Thay vào đó, bạn có thể chơi xe hơi hay xếp hình cùng con vài phút trước khi nói với bé rằng bạn cần đi vệ sinh và sẽ quay lại ngay. Nhớ giữ lời với con, đừng la cà tranh thủ việc nọ việc kia, và nhất là hãy nhớ khen con đã tự chơi ngoan.
Trong trường hợp phải làm việc, bạn cũng hãy cố gắng chơi cùng con thêm một chút và giải thích cho con nghe kế hoạch bạn sắp làm. Hãy sắp xếp để con có thể nhìn thấy bạn và bạn cũng có thể trông chừng bé, thỉnh thoảng kiểm tra tình hình bằng một cái ôm hay vài lời khen ngợi.
Mong đợi 2: Nhóc nhà bạn sẽ ngoan ngoãn chia sẻ với bạn của chúng.
Thực tế: Bạn sẽ phải làm trọng tài liên tục ấy chứ!
Giải quyết: Trẻ ở độ tuổi mầm non mới chỉ đang học cách để cảm thông, vì vậy thật khó để con nhận ra rằng bạn chúng cũng muốn chiếc xe đó nhiều như chúng muốn. Bố mẹ hãy nói chính xác những cách ứng xử bạn mong muốn ở con, như vậy sẽ giảm bớt nguy cơ tình huống như trên lại xảy ra lần nữa. Đồng thời bạn cũng đừng hơi chút lại can thiệp vào cuộc tranh cãi của bọn trẻ. Dù muốn ngăn mọi việc xảy ra quá đà, bạn cũng hãy kiềm chế đừng vội vội vàng vàng nhảy vào.
Trong trường hợp tự con không giải quyết được, bạn hãy tung đồng hồ vào tham chiến. Hãy nói rằng, “Con chơi búp bê hai phút rồi sẽ đến lượt bạn nhé.” Trẻ ở độ tuổi này đã có thể hiểu và mong đợi sự công bằng. Nhưng mặt khác, trước những lần chơi chung tiếp theo của các con, bố mẹ cũng hãy xem xét việc cất những món mà con không muốn chơi cùng bạn của mình.
Mong đợi 3: Con sẽ tự cất đồ chơi mà không cần nhắc nhở hàng trăm lần liền.
Thực tế: Bé chỉ cất vài món và vẫn tiếp tục chơi.
Phải làm sao đây để con chịu cất đồ chơi về đúng chỗ? (Ảnh: Inmagine)
Giải quyết: Thật khó để một đứa trẻ có thể ngừng chơi và cất đồ chơi của mình đi. Vì vậy bạn hãy dọn cùng bé và khen ngợi nhiệt tình khi con đặt đồ chơi vào đúng vị trí. Bằng cách chỉ cho con biết phải làm gì và khen ngợi khi bé hoàn thành nhiệm vụ – dù ban đầu kết quả của nhiệm vụ này có nhỏ nhoi thế nào đi chăng nữa – bạn sẽ giúp bé hình thành những thói quen tốt sau này.
(Còn tiếp)
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Parents
(Webtretho) Đôi khi bạn cảm thấy xấu hổ vì đứa con bé bỏng của mình đến chỗ đông người mà chẳng lịch sự chút nào? Bạn đau khổ vì con hung dữ, chẳng chịu nhường nhịn ai? Bạn giận quá là giận đi, vì sao đã nhắc bao nhiêu lần rồi mà con vẫn bày đồ chơi bừa bãi?… Hãy cùng Webtretho tìm hiểu tâm lý của con và giải tỏa những nỗi niềm chất chứa trong lòng biết bao lâu nay ấy nhé.
Hiển nhiên, ước ao con trẻ bớt hiếu động đi một chút là điều hoàn toàn hợp lý ở các bậc làm cha mẹ, nhưng theo Giáo sư Tâm lý Ross A. Thompson tại California: “Phần não điều khiển sự bốc đồng và xúc cảm của trẻ phát triển rất, rất chậm. Có nghĩa là khi tỏ ra không hợp tác hoặc bướng bỉnh thì thật ra, trẻ đang sống đúng với tuổi của mình đấy thôi.”
Những hành vi của trẻ con là không thể đoán trước, khác nhau từng ngày (thậm chí từng giây phút); khả năng tập trung chú ý, năng lực tự chơi và chơi ngoan với bạn bè cũng phụ thuộc vào tâm trạng của bé, mức độ mệt mỏi và một loạt yếu tố khác. Nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm được sự phát triển hành vi theo lứa tuổi của con như thế.
Vậy làm sao để biết khi nào chính bạn cần điều chỉnh lại thái độ? Những mong đợi nào của bạn thật ra là ảo tưởng? Và làm sao để biến ảo tưởng thành hiện thực?
Mong đợi 1: Bé con nhà bạn sẽ chịu ngồi im ngoan ngoãn, chỉ 2 phút thôi, để bạn đi vệ sinh.
Thực tế: Bạn vừa quay lưng là bé đã lót tót ngay sau bạn, luôn miệng hỏi “Mẹ đi đâu đấy?” và đòi theo cùng.
Giải quyết: Tiến sĩ Thompson cho rằng ngăn cản sẽ chỉ càng khiến bé muốn đi theo mà thôi. Thay vào đó, bạn có thể chơi xe hơi hay xếp hình cùng con vài phút trước khi nói với bé rằng bạn cần đi vệ sinh và sẽ quay lại ngay. Nhớ giữ lời với con, đừng la cà tranh thủ việc nọ việc kia, và nhất là hãy nhớ khen con đã tự chơi ngoan.
Trong trường hợp phải làm việc, bạn cũng hãy cố gắng chơi cùng con thêm một chút và giải thích cho con nghe kế hoạch bạn sắp làm. Hãy sắp xếp để con có thể nhìn thấy bạn và bạn cũng có thể trông chừng bé, thỉnh thoảng kiểm tra tình hình bằng một cái ôm hay vài lời khen ngợi.
Mong đợi 2: Nhóc nhà bạn sẽ ngoan ngoãn chia sẻ với bạn của chúng.
Thực tế: Bạn sẽ phải làm trọng tài liên tục ấy chứ!
Giải quyết: Trẻ ở độ tuổi mầm non mới chỉ đang học cách để cảm thông, vì vậy thật khó để con nhận ra rằng bạn chúng cũng muốn chiếc xe đó nhiều như chúng muốn. Bố mẹ hãy nói chính xác những cách ứng xử bạn mong muốn ở con, như vậy sẽ giảm bớt nguy cơ tình huống như trên lại xảy ra lần nữa. Đồng thời bạn cũng đừng hơi chút lại can thiệp vào cuộc tranh cãi của bọn trẻ. Dù muốn ngăn mọi việc xảy ra quá đà, bạn cũng hãy kiềm chế đừng vội vội vàng vàng nhảy vào.
Trong trường hợp tự con không giải quyết được, bạn hãy tung đồng hồ vào tham chiến. Hãy nói rằng, “Con chơi búp bê hai phút rồi sẽ đến lượt bạn nhé.” Trẻ ở độ tuổi này đã có thể hiểu và mong đợi sự công bằng. Nhưng mặt khác, trước những lần chơi chung tiếp theo của các con, bố mẹ cũng hãy xem xét việc cất những món mà con không muốn chơi cùng bạn của mình.
Mong đợi 3: Con sẽ tự cất đồ chơi mà không cần nhắc nhở hàng trăm lần liền.
Thực tế: Bé chỉ cất vài món và vẫn tiếp tục chơi.
Giải quyết: Thật khó để một đứa trẻ có thể ngừng chơi và cất đồ chơi của mình đi. Vì vậy bạn hãy dọn cùng bé và khen ngợi nhiệt tình khi con đặt đồ chơi vào đúng vị trí. Bằng cách chỉ cho con biết phải làm gì và khen ngợi khi bé hoàn thành nhiệm vụ – dù ban đầu kết quả của nhiệm vụ này có nhỏ nhoi thế nào đi chăng nữa – bạn sẽ giúp bé hình thành những thói quen tốt sau này.
(Còn tiếp)
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Parents