ALnML
Super Moderator
[h=1]Cơm trộn muối dầm ớt, HS miền núi có “đi” qua mùa đông?[/h] Thứ năm 24/11/2011 06:20
(GDVN) - Bữa trưa của các em là một nồi cơm ăn đang xúc dở bên cạnh xoong canh măng khô nấu “xuông” lõm bõm nước, không có lấy ánh của váng mỡ.
Mùa đông đã về trên các vùng phía Bắc của tổ quốc. Và ở đâu đó trên dải đất chữ S này, thầy cô giáo đang lo lắng vì không biết những “con chữ” có đủ sức mạnh để vượt qua nổi cái lạnh, cái rét, cái đói?
Lớp học “gió”
Từ thành phố Điện Biên, hơn 3 giờ đồng hồ ngồi trên chiếc xe Việt dã, lắc qua lắc lại đường núi, chúng tôi vẫn chưa vượt qua được 2/3 quãng đường để vào huyện Mường Nhé.
Dừng chân tại trường THCS Pa Tần (xã Pa Tần, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), vừa xuống xe, thấy tôi nhìn chăm chú những lán nhà xung quanh trường, anh lái xe giải thích: đó là những nhà “nội trú dân nuôi” của học sinh trong trường. Vì ở xa trường nên các em phải ở lại trường.
Nói là “dân nuôi” bởi vì toàn bộ chuyện ăn uống của các em, gia đình các em đều phải tự lo. Những lán nhà đó do chính phụ huynh làm cho các em.
Những ngôi nhà được lợp bằng cọ hoặc bằng các cây nứa đập dập, phía dưới có miếng bạt che cho khỏi mưa. Những lán nhà này đều được quây bằng những tấm phên nứa. Những lán nhà này đều rất đơn sơ, tối tăm và có phần ọp ẹp ấy, ở ngoài có thể nhìn thông thống vào trong lớp.
Đang mải suy nghĩ, chúng tôi bắt gặp hai cậu bé tay cầm túi lá sắn, tay cầm túi các và cả que sắt nhọn đi về. Nhìn những gì trên tay các em, chúng tôi hiểu đó là sản phẩm của một buổi đi kiếm cá dưới suối và lá sắn trên rừng.
Các em không được nhà trường hay một tổ chức nào đó hỗ trợ về thức ăn mà phải tự đi kiếm thức ăn về.
Em Chảo San Kiêm (14 tuổi, người dân tộc Dao, học sinh lớp 6 trường THCS Pa Tần) kể: Mỗi tuần về nhà, em lại vác bao gạo khoảng 6 cân lên trường. Trước khi đi, mẹ lại cho em 10.000 đồng để ăn. Tiền này dùng để mua muốn và một số thức cho cả tuần.
Thật cám cảnh khi trong những thứ đồ cần mua ấy lại chẳng bao giờ có thức ăn, cùng lắm chỉ là vài gói mỳ tôm.
Giàng A Ký (15 tuổi, người dân tộc H’ Mông, học sinh lớp 6) mặc chiếc áo trắng (đã ngả thành màu nâu) kể: Nhà em cách trường 30 km. Chỉ khi nào có tiền thì em mới về quê. Nếu không về quê được thì anh trai sẽ gửi gạo lên cho.
Thế nhưng, trong ngôi trường này, không phải học sinh nào cũng “sát cá” như Kiêm. Và chuyện các em đi lấy rau rừng hoặc măng cũng không hề đơn giản. Mùa nào thức ấy, nhưng việc phải đi sang ngọn núi bên cạnh trường để tìm rau cũng thật là gian nan!
Tôi hỏi, mùa đông đến, mưa lạnh không đi bắt cá được, cũng không đi hái rau được thì ăn uống thế nào? Thầy Bùi Xuân Hưng - Hiệu trưởng trường THCS Pa Tần cho biết: “Khi đó các cháu phải ăn cơm với muối thôi, nhà báo à”.
Nghe mà thấy xót xa. Tôi tự hỏi: mùa đông đến, không một mảnh áo khoác, không một đôi giày, ăn cơm với muối không, sống trong căn nhà “thoáng gió” ấy, liệu các em “đi” qua mùa đông bằng cách nào? Nghĩ đến đây, tôi rùng mình.
Gia vị của bữa ăn: Túi muối trắng chảy nước + chai mỡ đã ngả nâu
Chia tay Pa Tần, lại tiếp tục lên đường tới trường THCS Pá Mỳ (xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé) nằm cách trung tâm huyện hơn 30 km về phía Đông Nam. Sau những khúc “cua” hãi hùng - một bên là núi, một bên là vực sâu, chúng tôi đã đến xã Pá Mỳ.
Nhìn từ trên cao xuống, khu trường Pá Mỳ được ngăn làm đôi bởi một dòng suối cạn, nằm lọt thỏm giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. Từ chỗ dừng xe đến trường THCS Pá Mỳ, chúng tôi phải đi hơn 500m dốc đất với những rãnh to, nhỏ hằn xuống - kết quả từ những trận mưa núi triền miên đến phát buồn. Không khó để nhận ra đường vào trường giữa những bụi cây rừng um tùm bởi đã có khung cổng gỗ mốc đen vì mưa ẩm báo hiệu.
Trường THCS Pá Mỳ chưa có cơ sở vật chất nên phải mượn tạm địa điểm của trường Tiểu học Pá Mỳ. Ập vào mắt chúng tôi là hình ảnh những lớp học được dựng lên từ những lán nứa đơn sơ.
Chúng tôi không khỏi ái ngại cho nơi sinh hoạt chuyên môn của các giáo viên nơi đây: Những khe hở có thể nhìn ra rừng, nền đất nhấp nhô ẩm ướt và cả những bóng đèn lắp xong chỉ để đó mà chưa một lần sáng vì không có điện…
Một thầy giáo trẻ cho biết: Một năm chúng tôi phải thay bạt một lần, còn nứa lợp và che xung quanh thì phải thay hàng tháng vì không khí ở đây ẩm nên nứa nhanh hỏng. Tôi chua chát nghĩ: như vậy, tháng nào giáo viên nơi đây cũng được họp trong phòng mới.
Đi qua một khe suối nhỏ là đến khu “nội trú dân nuôi” của trường. Những nhà nội trú dân nuôi ở đây cũng không khác ở Pa Tần là mấy. Tuy nhiên, ở đây, ngoài việc đi hái rau rừng, các em còn trồng thêm được cả những vườn rau cải – thực phẩm bổ sung duy nhất cho bữa cơm hàng ngày.
Dẫn chúng tôi vào một lán nhà, hai thầy giáo của trường kể: “Ở đây các em không có thức ăn gì ngoài rau rừng, măng và muối. Hầu như các em không biết đến bữa cơm có thịt. Gia đình nào có điều kiện lắm thì mua cá khô cho con ăn dần”.
Chỉ cho chúng tôi túi muối trắng hạt to đã chảy nước và chai mỡ bám bụi đã ngả nâu, một thầy giáo nói: “Đây là những thứ mà các em dùng để nấu hàng ngày. Tất cả đều xin từ nhà đi. Những khi không có rau rừng, măng rừng, các em chỉ còn biết ăn cơm với muối trắng dầm ớt”.
Trên bếp củi đã nguội lửa là một nồi cơm ăn đang xúc dở hiện ra bên cạnh xoong canh măng khô nấu “xuông” lõm bõm nước, không có lấy ánh của váng mỡ. Đó là bữa ăn của các em trong trưa nay.
Trong một căn lán khác, chúng tôi không khỏi nhói lòng khi đứng từ trong hoàn toàn có thể nhìn ra bên ngoài. Các khe hở thật to. Các tấm liếp bằng lứa đập dập dường như là quá mong manh để có thể che chở cho những con người ở bên trong trước những trận gió mùa Đông Bắc lạnh buốt và những cơn mưa rừng triền miên.
Tuy nhiên, điều mà người thầy giáo trẻ băn khoăn nhất với chúng tôi lại là việc có 5/8 bản ở bên kia suối so với trường. Khi mùa lũ đến, thật khó khăn để các em có thể sang trường học khi phải đi qua một cây gỗ nhỏ bắc ngang qua hai tảng đá.
Ở đây, mới chỉ có 2/8 bản có đường xe đến, còn lại đều là đường rừng do người dân tự mở. Ấy vậy mà có những em phải đi bộ đường rừng mất đến 4 giờ đồng hồ mới tới trường. Mùa màng đến, các em học sinh nghỉ rất nhiều để đi gặt cho bố mẹ bởi tất cả đều trong độ tuổi lao động trong gia đình.
Đi cùng chúng tôi, cô giáo Lò Thị Kiều Oanh - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Mường Nhé cho biết: Đây chưa phải là thời điểm khó khăn nhất của các em. Năm nào cũng vậy, phải đến tầm sau Tết, từ tháng 3 kéo dài đến đầu tháng 6 mới thực sự là thời điểm khó khăn. Đó là thời điểm các gia đình hết lương thực. Khi đó, các gia đình sẽ không thể cho các em gạo mang đi nữa mà Phòng Giáo dục kết hợp với các giáo viên trong trường phải cùng nhau ủng hộ các em để mua gạo ăn cho qua vụ giáp hạt này…
Chia tay Pá Mỳ, chúng tôi lên đường về TP. Điện Biên. Ngồi trên xe, tôi đã cố làm thử phép tính chi phí cho giáo dục ở Hà Nội và ở Mường Nhé. Vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng… thực sự đó là một vấn đề.
Thấy tôi ngồi trầm ngâm, anh bạn đi cùng tôi vỗ vai, nói: “Nhà báo suy nghĩ gì thế? Ở Mường Nhé, còn nhiều trường như vậy lắm…”.
Sau khi chứng kiến bao bữa ăn chỉ có cơm chấm muối trắng của học sinh nghèo vùng cao Yên Bái, Sơn La, PV Báo điện tử GDVN lại tiếp tục hành trình khảo sát để đưa bữa cơm có thịt lên Điện Biên, Hà Giang. Dù đã được Nhà nước đầu tư nhiều cho điện, đường, trường, trạm, nhưng sự thiếu thốn trong sinh hoạt của các học sinh huyện Mường Nhé, Điện Biên mách bảo rằng: Vẫn cần lắm những tấm lòng cộng đồng khắp nơi san sẻ, nâng bước cho các em đến trường!
Tuấn Nam
(GDVN) - Bữa trưa của các em là một nồi cơm ăn đang xúc dở bên cạnh xoong canh măng khô nấu “xuông” lõm bõm nước, không có lấy ánh của váng mỡ.
Mùa đông đã về trên các vùng phía Bắc của tổ quốc. Và ở đâu đó trên dải đất chữ S này, thầy cô giáo đang lo lắng vì không biết những “con chữ” có đủ sức mạnh để vượt qua nổi cái lạnh, cái rét, cái đói?
Lớp học “gió”
Từ thành phố Điện Biên, hơn 3 giờ đồng hồ ngồi trên chiếc xe Việt dã, lắc qua lắc lại đường núi, chúng tôi vẫn chưa vượt qua được 2/3 quãng đường để vào huyện Mường Nhé.
Dừng chân tại trường THCS Pa Tần (xã Pa Tần, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), vừa xuống xe, thấy tôi nhìn chăm chú những lán nhà xung quanh trường, anh lái xe giải thích: đó là những nhà “nội trú dân nuôi” của học sinh trong trường. Vì ở xa trường nên các em phải ở lại trường.
Nói là “dân nuôi” bởi vì toàn bộ chuyện ăn uống của các em, gia đình các em đều phải tự lo. Những lán nhà đó do chính phụ huynh làm cho các em.
Những ngôi nhà được lợp bằng cọ hoặc bằng các cây nứa đập dập, phía dưới có miếng bạt che cho khỏi mưa. Những lán nhà này đều được quây bằng những tấm phên nứa. Những lán nhà này đều rất đơn sơ, tối tăm và có phần ọp ẹp ấy, ở ngoài có thể nhìn thông thống vào trong lớp.
|
Những lán nhà nội trú dân nuôi ở Pa Tần |
Các em không được nhà trường hay một tổ chức nào đó hỗ trợ về thức ăn mà phải tự đi kiếm thức ăn về.
Em Chảo San Kiêm (14 tuổi, người dân tộc Dao, học sinh lớp 6 trường THCS Pa Tần) kể: Mỗi tuần về nhà, em lại vác bao gạo khoảng 6 cân lên trường. Trước khi đi, mẹ lại cho em 10.000 đồng để ăn. Tiền này dùng để mua muốn và một số thức cho cả tuần.
Thật cám cảnh khi trong những thứ đồ cần mua ấy lại chẳng bao giờ có thức ăn, cùng lắm chỉ là vài gói mỳ tôm.
|
Em Chảo San Kiêm bên cạnh "chiến lợi phẩm" của mình |
Thế nhưng, trong ngôi trường này, không phải học sinh nào cũng “sát cá” như Kiêm. Và chuyện các em đi lấy rau rừng hoặc măng cũng không hề đơn giản. Mùa nào thức ấy, nhưng việc phải đi sang ngọn núi bên cạnh trường để tìm rau cũng thật là gian nan!
Tôi hỏi, mùa đông đến, mưa lạnh không đi bắt cá được, cũng không đi hái rau được thì ăn uống thế nào? Thầy Bùi Xuân Hưng - Hiệu trưởng trường THCS Pa Tần cho biết: “Khi đó các cháu phải ăn cơm với muối thôi, nhà báo à”.
Nghe mà thấy xót xa. Tôi tự hỏi: mùa đông đến, không một mảnh áo khoác, không một đôi giày, ăn cơm với muối không, sống trong căn nhà “thoáng gió” ấy, liệu các em “đi” qua mùa đông bằng cách nào? Nghĩ đến đây, tôi rùng mình.
|
Nghĩ đến việc các HS ở căn lán này qua mùa đông mà tôi rùng mình! |
Chia tay Pa Tần, lại tiếp tục lên đường tới trường THCS Pá Mỳ (xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé) nằm cách trung tâm huyện hơn 30 km về phía Đông Nam. Sau những khúc “cua” hãi hùng - một bên là núi, một bên là vực sâu, chúng tôi đã đến xã Pá Mỳ.
Nhìn từ trên cao xuống, khu trường Pá Mỳ được ngăn làm đôi bởi một dòng suối cạn, nằm lọt thỏm giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. Từ chỗ dừng xe đến trường THCS Pá Mỳ, chúng tôi phải đi hơn 500m dốc đất với những rãnh to, nhỏ hằn xuống - kết quả từ những trận mưa núi triền miên đến phát buồn. Không khó để nhận ra đường vào trường giữa những bụi cây rừng um tùm bởi đã có khung cổng gỗ mốc đen vì mưa ẩm báo hiệu.
|
Trường THCS Pá Mỳ nhìn từ trên cao |
Chúng tôi không khỏi ái ngại cho nơi sinh hoạt chuyên môn của các giáo viên nơi đây: Những khe hở có thể nhìn ra rừng, nền đất nhấp nhô ẩm ướt và cả những bóng đèn lắp xong chỉ để đó mà chưa một lần sáng vì không có điện…
Một thầy giáo trẻ cho biết: Một năm chúng tôi phải thay bạt một lần, còn nứa lợp và che xung quanh thì phải thay hàng tháng vì không khí ở đây ẩm nên nứa nhanh hỏng. Tôi chua chát nghĩ: như vậy, tháng nào giáo viên nơi đây cũng được họp trong phòng mới.
Đi qua một khe suối nhỏ là đến khu “nội trú dân nuôi” của trường. Những nhà nội trú dân nuôi ở đây cũng không khác ở Pa Tần là mấy. Tuy nhiên, ở đây, ngoài việc đi hái rau rừng, các em còn trồng thêm được cả những vườn rau cải – thực phẩm bổ sung duy nhất cho bữa cơm hàng ngày.
Dẫn chúng tôi vào một lán nhà, hai thầy giáo của trường kể: “Ở đây các em không có thức ăn gì ngoài rau rừng, măng và muối. Hầu như các em không biết đến bữa cơm có thịt. Gia đình nào có điều kiện lắm thì mua cá khô cho con ăn dần”.
Chỉ cho chúng tôi túi muối trắng hạt to đã chảy nước và chai mỡ bám bụi đã ngả nâu, một thầy giáo nói: “Đây là những thứ mà các em dùng để nấu hàng ngày. Tất cả đều xin từ nhà đi. Những khi không có rau rừng, măng rừng, các em chỉ còn biết ăn cơm với muối trắng dầm ớt”.
|
Những khe hở to quá! |
Trong một căn lán khác, chúng tôi không khỏi nhói lòng khi đứng từ trong hoàn toàn có thể nhìn ra bên ngoài. Các khe hở thật to. Các tấm liếp bằng lứa đập dập dường như là quá mong manh để có thể che chở cho những con người ở bên trong trước những trận gió mùa Đông Bắc lạnh buốt và những cơn mưa rừng triền miên.
Tuy nhiên, điều mà người thầy giáo trẻ băn khoăn nhất với chúng tôi lại là việc có 5/8 bản ở bên kia suối so với trường. Khi mùa lũ đến, thật khó khăn để các em có thể sang trường học khi phải đi qua một cây gỗ nhỏ bắc ngang qua hai tảng đá.
|
Bữa trưa của các em là đây |
Đi cùng chúng tôi, cô giáo Lò Thị Kiều Oanh - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Mường Nhé cho biết: Đây chưa phải là thời điểm khó khăn nhất của các em. Năm nào cũng vậy, phải đến tầm sau Tết, từ tháng 3 kéo dài đến đầu tháng 6 mới thực sự là thời điểm khó khăn. Đó là thời điểm các gia đình hết lương thực. Khi đó, các gia đình sẽ không thể cho các em gạo mang đi nữa mà Phòng Giáo dục kết hợp với các giáo viên trong trường phải cùng nhau ủng hộ các em để mua gạo ăn cho qua vụ giáp hạt này…
Chia tay Pá Mỳ, chúng tôi lên đường về TP. Điện Biên. Ngồi trên xe, tôi đã cố làm thử phép tính chi phí cho giáo dục ở Hà Nội và ở Mường Nhé. Vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng… thực sự đó là một vấn đề.
Thấy tôi ngồi trầm ngâm, anh bạn đi cùng tôi vỗ vai, nói: “Nhà báo suy nghĩ gì thế? Ở Mường Nhé, còn nhiều trường như vậy lắm…”.
|
Mùa lũ đến, con suối này thực sự là một thách thức lớn trên con đường "chinh phục" cái chữ |
Sau khi chứng kiến bao bữa ăn chỉ có cơm chấm muối trắng của học sinh nghèo vùng cao Yên Bái, Sơn La, PV Báo điện tử GDVN lại tiếp tục hành trình khảo sát để đưa bữa cơm có thịt lên Điện Biên, Hà Giang. Dù đã được Nhà nước đầu tư nhiều cho điện, đường, trường, trạm, nhưng sự thiếu thốn trong sinh hoạt của các học sinh huyện Mường Nhé, Điện Biên mách bảo rằng: Vẫn cần lắm những tấm lòng cộng đồng khắp nơi san sẻ, nâng bước cho các em đến trường!
Tuấn Nam