metyruoi
Active Member
SGTT.VN - Những đứa con hiện đại cần gì ở cha chúng: được học trường điểm, trường chuyên? Được đi chơi ở các thiên đường giải trí thế giới? Được ăn những món ngon, chơi đồ chơi tính bằng tiền triệu?
Chia sẻ của những đứa trẻ tại một buổi giao lưu mới đây sẽ khiến không ít người phải giật mình nhìn lại, khi biết chúng nào cần một người cha đến vài chục nước trên thế giới nhưng không thể ngủ một đêm bên con mình!
Mơ một hơi ấm
Cô bé Nguyễn Thị Vân, mới 16 tuổi mà giọng điệu chững chạc như người lớn: “Từ hồi em mới năm tuổi, ba mẹ em đã chia tay, ba bỏ đi mất biệt, mẹ vài năm sau cũng lấy chồng, bỏ em ở với ngoại. Suốt đời, em mơ một hơi ấm, chỉ muốn kêu một tiếng “mẹ ơi”, mơ được mẹ nắm tay, mơ được ba cõng một lần. Không có ba mẹ, em làm sao để sống? Em vẫn sống được đó thôi! Em tự nhủ phải mạnh mẽ lên, phải cố gắng lên, người ta có cha có mẹ thì được quyền nhõng nhẽo, mình mồ côi một mình thì phải đỡ đần cho ngoại tần tảo, phải làm chỗ dựa cho ngoại vui. Có những lúc mệt mỏi, buồn tủi, em tự hỏi ba mẹ đang sống ở phương trời nào, vui với cái gì đó, có khi nào nhớ tới đứa con gái côi cút, để một hôm nào đó trở về tìm, để em còn được gọi tiếng “ba ơi, mẹ ơi”? Đôi khi em tự hỏi, sao người lớn phải lựa chọn giữa cái tôi và sự sung sướng của mình, để những đứa trẻ như mình phải khuyết cả một đời để biết mình là ai, từ đâu mà có, làm sao để tồn tại?”
Cha nổi tiếng không làm con hạnh phúc
Em Nguyễn Tú, 12 tuổi, con của một đạo diễn nổi tiếng chia sẻ: “Một người cha nổi tiếng có thể khiến con tự hào nhưng sự nổi tiếng không làm cho con hạnh phúc. Tụi con cần một người cha truyền thống, một người cha bình thường – người cha đưa chúng con đi học mỗi ngày, người cha cùng chơi cờ, cùng con học bài. Sao điều đó lại quá khó với ba con? Những lúc nhà trường họp phụ huynh, con không có ai đi họp, những khi mưa lớn bão bùng mấy mẹ con co ro với nhau... Con cần gì một người cha đến vài chục nước trên thế giới, trong khi đó không thể ngủ lại một đêm trong căn nhà có những đứa con ruột của mình? Con cần một người cha sống giản dị, một tấm gương để con nhìn vào đó mà tin tưởng, có quá khó với các người cha hiện đại không?”
“Con đâu chỉ cần tiền!”
Nguyễn Thanh Nga, học lớp 9, con của một chủ doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tâm sự: “Lúc nào ba cũng nói về tiền: tiền học con bao nhiêu? Tiền xăng bao nhiêu? Ăn sáng bao nhiêu? Mua quần áo bao nhiêu?... Có khi con muốn ba hỏi: Hôm nay con đi học có vui không? Có bạn nào tốt với con? Bạn nào chọc giận con? Con muốn ăn món gì ba chở đi ăn?... Đâu phải con chỉ cần có mỗi tiền để vui!”
GS.TS TRẦN VĂN KHÊ: Làm đàn ông dễ, làm cha mới khó!
Có đôi khi, vì hoàn cảnh, người cha phải rời những đứa con của mình. Hồi sinh Hải (GS Trần Quang Hải), tôi là người đỡ đẻ cho mẹ cháu, từng bước con ra đời, cho đến khi biết bập bẹ những tiếng đầu tiên, ê a gõ từng giai điệu lên đàn, lên trống. Tôi ghi lại nhật ký của con không sót ngày nào. Những nốt ngây ngô đầu tiên, tôi cũng ký âm, ghi âm lại hết. Năm 1949, vì sự nghiệp mà phải tha hương, tôi nhớ các con vô cùng. Mỗi tháng, tôi lấy dĩa nhựa (loại dùng để ghi âm vào năm đó) ra, thu âm giọng mình. Tôi tưởng tượng các con đang đứng trước mặt, gọi từng đứa lại nói. Các con tôi mỗi lần nhận dĩa nhựa đó đều khóc. Tôi đi mỗi nước, mỗi khách sạn, mỗi tiệm trà, mỗi quán ăn đều sưu tập những viên đường, những búp bê cầm đờn xinh xắn về cho con. Bây giờ Hải có một bộ sưu tập mấy ngàn viên đường của mấy chục nước khác nhau, hàng ngàn nhà hàng khách sạn quán ăn trên khắp thế giới, Hải quý bộ sưu tập đó lắm! Dù ở xa, nhưng tôi biết các con tôi, mỗi đứa thích gì, cần gì, tính khí ra sao, bạn bè thế nào! Tôi chưa để các con túng thiếu tiền bạc, học hành cũng cố chăm lo chu toàn. Mỗi lần dạy con điều gì, tôi viết thư, rồi dùng giấy carbon lưu lại lá thư đó, để vài năm sau, vài chục năm sau tôi còn nhớ mình đã nói gì với con, đúng hay sai, có giúp ích, có thay đổi con không? Tôi trân quý từng phút, từng giây được ở bên cạnh con mình.
Bản lĩnh người đàn ông là phải khẳng định bản thân mình. Nhưng bản lĩnh người làm cha là phải ở gần con cái, chăm sóc con, uốn nắn con, thương yêu con. Nếu vì lý do chẳng đặng đừng mà không thể gần con, hãy tìm mọi cách để con cái cảm nhận hết tình yêu thương và chỗ dựa vững chắc của cuộc đời con, chính là cha! Làm đàn ông thì dễ, làm cha mới khó!
TH.S VĂN CHƯƠNG ĐẶNG KIM THANH: Đừng tưởng con trẻ ngây ngô
Trẻ bây giờ sòng phẳng, rạch ròi lắm! Chúng hiểu hết, thấy hết. Những toan tính, vị kỷ của người lớn, đừng nghĩ chỉ có người lớn mới hiểu. Dù bên nhau hay không thể bên nhau, hãy cho những đứa trẻ cảm giác được làm con tròn trịa, cảm giác được sống trong tình yêu thương trọn vẹn không khuyết mẻ. Đừng để trẻ phải gồng mình lên tự vệ, hay làm một người lớn trong hình hài con trẻ. Cuộc đời quá ngắn, đừng để một lúc nào đó chợt giật mình tỉnh giấc, thấy không còn ai bên cạnh sau khi nếm trải hết mọi thứ thú vị trên đời, đặc biệt là những đứa con – những chiếc bình thuỷ tinh mong manh dễ vỡ!
TH.S XÃ HỘI HỌC TRẦN ĐÌNH DŨNG: Người cha hiện đại là người đàn ông biết dung hoà
Người cha hiện đại phải biết dung hoà giữa mềm và cứng, giữa dịu dàng và mạnh mẽ. Đó là người cha phân biệt rạch ròi giữa xã hội và gia đình, biết sắp xếp thời gian và kế hoạch đời mình, để khi về nhà ông ta chỉ là cha thôi, không là sếp hay là nhân viên của ai đó. Là người cha đủ kiên nhẫn, mềm dẻo để uốn nắn sai sót của con mình, vừa đủ cứng rắn để hướng con đi con đường tốt, tránh cạm bẫy. Là người có thể kiến thức và kỹ năng không cao, nhưng thái độ sống và tình thương yêu phải cao. Người cha hiện đại là người có thể cùng nấu những món ngon với con, có thể cùng con đi mua sắm, có thể dạy con sửa bàn ghế hỏng hoặc có thể trò chuyện về giới tính với con. Làm cha hiện đại không khó, chỉ là bạn có biết cách sắp xếp và có đủ tình thương cho con hay không mà thôi!
Chia sẻ của những đứa trẻ tại một buổi giao lưu mới đây sẽ khiến không ít người phải giật mình nhìn lại, khi biết chúng nào cần một người cha đến vài chục nước trên thế giới nhưng không thể ngủ một đêm bên con mình!
Mơ một hơi ấm
Cô bé Nguyễn Thị Vân, mới 16 tuổi mà giọng điệu chững chạc như người lớn: “Từ hồi em mới năm tuổi, ba mẹ em đã chia tay, ba bỏ đi mất biệt, mẹ vài năm sau cũng lấy chồng, bỏ em ở với ngoại. Suốt đời, em mơ một hơi ấm, chỉ muốn kêu một tiếng “mẹ ơi”, mơ được mẹ nắm tay, mơ được ba cõng một lần. Không có ba mẹ, em làm sao để sống? Em vẫn sống được đó thôi! Em tự nhủ phải mạnh mẽ lên, phải cố gắng lên, người ta có cha có mẹ thì được quyền nhõng nhẽo, mình mồ côi một mình thì phải đỡ đần cho ngoại tần tảo, phải làm chỗ dựa cho ngoại vui. Có những lúc mệt mỏi, buồn tủi, em tự hỏi ba mẹ đang sống ở phương trời nào, vui với cái gì đó, có khi nào nhớ tới đứa con gái côi cút, để một hôm nào đó trở về tìm, để em còn được gọi tiếng “ba ơi, mẹ ơi”? Đôi khi em tự hỏi, sao người lớn phải lựa chọn giữa cái tôi và sự sung sướng của mình, để những đứa trẻ như mình phải khuyết cả một đời để biết mình là ai, từ đâu mà có, làm sao để tồn tại?”
Cha nổi tiếng không làm con hạnh phúc
Em Nguyễn Tú, 12 tuổi, con của một đạo diễn nổi tiếng chia sẻ: “Một người cha nổi tiếng có thể khiến con tự hào nhưng sự nổi tiếng không làm cho con hạnh phúc. Tụi con cần một người cha truyền thống, một người cha bình thường – người cha đưa chúng con đi học mỗi ngày, người cha cùng chơi cờ, cùng con học bài. Sao điều đó lại quá khó với ba con? Những lúc nhà trường họp phụ huynh, con không có ai đi họp, những khi mưa lớn bão bùng mấy mẹ con co ro với nhau... Con cần gì một người cha đến vài chục nước trên thế giới, trong khi đó không thể ngủ lại một đêm trong căn nhà có những đứa con ruột của mình? Con cần một người cha sống giản dị, một tấm gương để con nhìn vào đó mà tin tưởng, có quá khó với các người cha hiện đại không?”
“Con đâu chỉ cần tiền!”
Nguyễn Thanh Nga, học lớp 9, con của một chủ doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tâm sự: “Lúc nào ba cũng nói về tiền: tiền học con bao nhiêu? Tiền xăng bao nhiêu? Ăn sáng bao nhiêu? Mua quần áo bao nhiêu?... Có khi con muốn ba hỏi: Hôm nay con đi học có vui không? Có bạn nào tốt với con? Bạn nào chọc giận con? Con muốn ăn món gì ba chở đi ăn?... Đâu phải con chỉ cần có mỗi tiền để vui!”
Ngô Phương Thảo
GS.TS TRẦN VĂN KHÊ: Làm đàn ông dễ, làm cha mới khó!
Có đôi khi, vì hoàn cảnh, người cha phải rời những đứa con của mình. Hồi sinh Hải (GS Trần Quang Hải), tôi là người đỡ đẻ cho mẹ cháu, từng bước con ra đời, cho đến khi biết bập bẹ những tiếng đầu tiên, ê a gõ từng giai điệu lên đàn, lên trống. Tôi ghi lại nhật ký của con không sót ngày nào. Những nốt ngây ngô đầu tiên, tôi cũng ký âm, ghi âm lại hết. Năm 1949, vì sự nghiệp mà phải tha hương, tôi nhớ các con vô cùng. Mỗi tháng, tôi lấy dĩa nhựa (loại dùng để ghi âm vào năm đó) ra, thu âm giọng mình. Tôi tưởng tượng các con đang đứng trước mặt, gọi từng đứa lại nói. Các con tôi mỗi lần nhận dĩa nhựa đó đều khóc. Tôi đi mỗi nước, mỗi khách sạn, mỗi tiệm trà, mỗi quán ăn đều sưu tập những viên đường, những búp bê cầm đờn xinh xắn về cho con. Bây giờ Hải có một bộ sưu tập mấy ngàn viên đường của mấy chục nước khác nhau, hàng ngàn nhà hàng khách sạn quán ăn trên khắp thế giới, Hải quý bộ sưu tập đó lắm! Dù ở xa, nhưng tôi biết các con tôi, mỗi đứa thích gì, cần gì, tính khí ra sao, bạn bè thế nào! Tôi chưa để các con túng thiếu tiền bạc, học hành cũng cố chăm lo chu toàn. Mỗi lần dạy con điều gì, tôi viết thư, rồi dùng giấy carbon lưu lại lá thư đó, để vài năm sau, vài chục năm sau tôi còn nhớ mình đã nói gì với con, đúng hay sai, có giúp ích, có thay đổi con không? Tôi trân quý từng phút, từng giây được ở bên cạnh con mình.
Bản lĩnh người đàn ông là phải khẳng định bản thân mình. Nhưng bản lĩnh người làm cha là phải ở gần con cái, chăm sóc con, uốn nắn con, thương yêu con. Nếu vì lý do chẳng đặng đừng mà không thể gần con, hãy tìm mọi cách để con cái cảm nhận hết tình yêu thương và chỗ dựa vững chắc của cuộc đời con, chính là cha! Làm đàn ông thì dễ, làm cha mới khó!
TH.S VĂN CHƯƠNG ĐẶNG KIM THANH: Đừng tưởng con trẻ ngây ngô
Trẻ bây giờ sòng phẳng, rạch ròi lắm! Chúng hiểu hết, thấy hết. Những toan tính, vị kỷ của người lớn, đừng nghĩ chỉ có người lớn mới hiểu. Dù bên nhau hay không thể bên nhau, hãy cho những đứa trẻ cảm giác được làm con tròn trịa, cảm giác được sống trong tình yêu thương trọn vẹn không khuyết mẻ. Đừng để trẻ phải gồng mình lên tự vệ, hay làm một người lớn trong hình hài con trẻ. Cuộc đời quá ngắn, đừng để một lúc nào đó chợt giật mình tỉnh giấc, thấy không còn ai bên cạnh sau khi nếm trải hết mọi thứ thú vị trên đời, đặc biệt là những đứa con – những chiếc bình thuỷ tinh mong manh dễ vỡ!
TH.S XÃ HỘI HỌC TRẦN ĐÌNH DŨNG: Người cha hiện đại là người đàn ông biết dung hoà
Người cha hiện đại phải biết dung hoà giữa mềm và cứng, giữa dịu dàng và mạnh mẽ. Đó là người cha phân biệt rạch ròi giữa xã hội và gia đình, biết sắp xếp thời gian và kế hoạch đời mình, để khi về nhà ông ta chỉ là cha thôi, không là sếp hay là nhân viên của ai đó. Là người cha đủ kiên nhẫn, mềm dẻo để uốn nắn sai sót của con mình, vừa đủ cứng rắn để hướng con đi con đường tốt, tránh cạm bẫy. Là người có thể kiến thức và kỹ năng không cao, nhưng thái độ sống và tình thương yêu phải cao. Người cha hiện đại là người có thể cùng nấu những món ngon với con, có thể cùng con đi mua sắm, có thể dạy con sửa bàn ghế hỏng hoặc có thể trò chuyện về giới tính với con. Làm cha hiện đại không khó, chỉ là bạn có biết cách sắp xếp và có đủ tình thương cho con hay không mà thôi!