metyruoi
Active Member
(VNE) Khác với con gái, khi còn nhỏ, các bé trai có thể rất gần gũi với mẹ, nhưng khi vào tuổi teen, cậu sẽ tìm cách tránh xa. Nếu không hiểu tâm lý con trai, các bà mẹ có thể bị hẫng ở giai đoạn này.
Dưới đây là những câu hỏi đáp về vai trò của một người mẹ trong cuộc đời con trai và những hướng dẫn để bạn có thể trở thành người mẹ tốt nhất.
- Điều gì là độc đáo và khác biệt về mối quan hệ giữa mẹ và con trai?
- Mối quan hệ giữa mẹ và con trai rất khác với mối quan hệ giữa mẹ và con gái, đặc biệt là khi các cậu bé lớn lên. Từ khi sinh ra tới khi 10 tuổi, các cậu bé thường gắn bó với mẹ hơn là với bố. Lý do là mẹ thường đem lại cảm giác an toàn hơn. Bố thì luôn khích lệ “trưởng thành và cứng cỏi” từ khi cậu còn nhỏ và điều này khiến các cậu bé lảng tránh cha mình, bởi các cậu chưa thể làm như những gì bố muốn.
Mẹ luôn để các cậu bé ở bên cạnh và có ít kỳ vọng về các cậu hơn là những người cha điển hình thường đặt ra. Cha đặt nhiều áp lực lên con trai hơn và hậu quả là đẩy con trai ra xa mình. Mẹ đem lại cho các cậu chỗ dựa về cảm xúc. Mẹ thường dạy con trai cách phân biệt và nhận biết rõ cảm xúc của mình tốt hơn các ông bố. Điều này giúp các cậu bé thấy thoải mái hơn và giúp chúng điều khiển bản thân.
- Vai trò của mẹ thay đổi thế nào khi con trai của họ trưởng thành?
- Khi một cậu bé bước vào tuổi dậy thì, một quá trình thay đổi khá đau đớn diễn ra. Bỗng nhiên cậu thấy ngượng nghịu với mẹ vì một số lý do. Trước hết, cậu thấy cảm xúc của cậu dựa vào mẹ nhiều và nó làm cậu bối rối bởi cậu muốn độc lập. Cậu cũng không muốn cảm thấy gần gũi mẹ nữa bởi những ham muốn tình dục bắt đầu nảy sinh và cậu thấy khó khăn khi phải điều hoà những cảm xúc đó.
Điểm mấu chốt là khi cậu thấy tính đàn ông của mình đang hình thành, cậu cần tách khỏi mẹ. Các nhà nghiên cứu còn gọi quá trình này là “tiêu diệt” mẹ. Nó giống như là một ngày cậu ta thức dậy và quyết định rằng không cần mẹ nữa, rồi bỗng nhiên cậu trở nên xa cách, thậm chí lạnh lùng với mẹ.
Khi bị đẩy ra xa bởi chính con trai mình, các bà mẹ thấy đau lòng. Họ thường hiểu sai hành động này và cảm thấy bị chối bỏ, đau đớn và tưởng họ là những người mẹ thất bại.
Tin tốt là những cậu bé thường bước qua giai đoạn này trước khi được nửa thời gian đại học và nếu các cậu từng thân thiết với mẹ trước tuổi dậy thì, các cậu sẽ nối lại mối quan hệ thân thiết đó khi đã trưởng thành thật sự.
- Những vấn đề lớn nhất nảy sinh giữa mẹ và con trai là gì?
- Những vấn đề lớn nhất thường xảy ra trong thời gian tuổi teen. Lúc này các cậu đã tách khỏi mẹ. Khi cảm thấy không an toàn và chắc chắn về tính đàn ông của mình hoặc những đặc điểm ở bản thân (cậu bé nào mà không như vậy chứ?) các cậu sẽ khiến cho cuộc sống của các bà mẹ thật sự khó khăn. Vì thấy an toàn với mẹ, các cậu sẽ trút sự tức giận và thất vọng lên các bà mẹ. Mẹ sẽ trở thành tấm bia cho mỗi cảm xúc ngớ ngẩn mà các cậu trải qua. Bởi các cậu biết mẹ sẽ không bỏ rơi mình.
Cũng quan trọng như việc tách khỏi mẹ trong thời thanh niên là việc gắn mình với một hình mẫu là nam giới. Nếu một cậu bé không có một hình mẫu về một người đàn ông mạnh mẽ, cậu ta sẽ ở trong thời kỳ thiếu niên lâu hơn, cố gắng tự mình tìm ra định nghĩa thế nào là một người đàn ông thật sự. Điều này thật khó khăn đối với các bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ độc thân, bởi họ không thể chỉ cho các cậu bé thế nào là một người đàn ông - cậu cần nhìn thấy một tấm gương. Cậu trở nên thất vọng và vì vậy khiến cuộc sống của bà mẹ độc thân khó khăn hơn.
- Điều quan trọng nhất các bà mẹ cần biết khi nuôi dạy một cậu con trai?
- Đó là tặng cậu ba thứ sau. Ngay từ lúc bắt đầu, cậu đã cần sự Quan tâm, Ngưỡng mộ, và Yêu thương. Cần cho các cậu sự quan tâm bởi các cậu bé thường ít thể hiện nhu cầu này hơn là các cô bé. Khi chúng lớn, chúng cần thấy mình được ngưỡng mộ (cái tôi của một người đàn ông phát triển từ khi còn bé) và điều này giúp cho sự tự tin và nam tính của cậu về sau.
Chúng cần được cổ vũ bởi chúng khác với chúng ta - những bà mẹ, và hãy để chúng biết chúng ta thích thú với những gì thuộc về chúng. Những bà mẹ ly hôn và từng bị tổn thương bởi đàn ông cần cố gắng để không trút tức giận, bất mãn trong lòng lên con trai. Con trai rất, rất dễ bị tổn thương bởi mẹ chúng.
Con trai cũng cần sự khích lệ bằng hành động, thật nhiều cái ôm trìu mến và hãy đem lại cho chúng nhiều tình yêu nhất có thể. Việc này sẽ dừng lại rất nhanh (không như với con gái) nên chúng ta cần tận dụng tối đa khi còn có thể. Sự yêu thương giúp các cậu bé cảm thấy mình quan trọng với tư cách là một người trưởng thành và điều đó giúp lòng tự trọng của các cậu được phát triển.
- Và những lời khuyên cuối cùng tới các bà mẹ?
1. Dạy cho các cậu bé cách phân biệt và nhận biết rõ các cảm xúc của mình từ khi còn nhỏ. Dùng từ ngữ chính xác đặc trưng cho những cảm xúc để giúp cậu. Hãy hỏi những câu như: “Con cảm thấy buồn à, có phải không? Con tức giận à, tại sao vậy? Có phải con thấy thất vọng không? Phấn khích chứ cậu bé của mẹ?” Các cậu bé không phải là những nhà ngoại giao thiên bẩm, nên chúng ta cần giúp chúng nói lên chính xác cảm nhận của mình.
2. Mối quan hệ giữa mẹ với con gái thường thông qua trò chuyện, nhưng mối quan hệ giữa mẹ với con trai lại thông qua việc tham gia các hoạt động. Vì vậy, nếu bạn muốn gần với con trai mình hơn, hãy cùng đạp xe, leo núi hoặc đưa chúng tới một buổi biểu diễn xe ô tô. Hãy để cậu bé chọn hoạt động hoặc nơi đến và rồi đưa cậu tới đó. Hãy dành cho cậu khoảng thời gian chỉ có hai người mà thôi để cậu cảm thấy bạn thực sự muốn ở bên cạnh con và bạn hứng thú với mối quan hệ giữa hai mẹ con.
3. Giữ con trai của bạn gần gũi với bạn nhất có thể. Khi cậu tới độ tuổi thanh thiếu niên và đẩy bạn ra xa, bạn vẫn cần ở gần cậu. Cậu bé vẫn cần bạn lắm. Cậu bé cần bạn để có người giám sát cậu thực hiện “lệnh giới nghiêm”, rằng cậu không uống rượu ở bên ngoài quá muộn vào buổi đêm với bạn bè và rằng gia đình là nơi an toàn nhất dành cho cậu.
Đừng mắc phải những sai lầm mà rất nhiều bậc phụ huynh phạm phải khi các cậu bé vỡ giọng và bắt đầu cạo râu. Đó là mở rộng cửa và để các cậu tự do quá sớm. Cậu bé của bạn giờ đây có thể trông giống như một người đàn ông, nhưng trong tâm hồn cậu thì đó vẫn là một đứa trẻ. Cậu cần những ông bố bà mẹ nghiêm khắc bởi cậu không có kinh nghiệm hoặc sự vững vàng tâm lý cần thiết để nằm ngoài những rắc rối. Đó là trách nhiệm của bạn nếu để chuyện đó xảy ra.
Dạy cho cậu bé biết cậu có thể làm gì, điều gì không được phép làm. Dù cậu bao nhiêu tuổi, hãy để cậu thấy sức mạnh của cậu và đừng chĩa mũi nhọn vào những điểm yếu.
Cách tốt nhất để khuyến khích sự nam tính ở các cậu bé là tận dụng các cơ hội để dạy cho cậu biết làm thế nào để thoát ra khỏi những tình huống khó khăn và phải làm gì khi cậu cảm thấy bế tắc.
Giải cứu cho các cậu khỏi những tình huống khó khăn khi các cậu đã trưởng thành không tốt bằng việc giúp các cậu học cách tự giải quyết, và bạn chỉ cần luôn ở bên con mà thôi.
Dưới đây là những câu hỏi đáp về vai trò của một người mẹ trong cuộc đời con trai và những hướng dẫn để bạn có thể trở thành người mẹ tốt nhất.
- Điều gì là độc đáo và khác biệt về mối quan hệ giữa mẹ và con trai?
- Mối quan hệ giữa mẹ và con trai rất khác với mối quan hệ giữa mẹ và con gái, đặc biệt là khi các cậu bé lớn lên. Từ khi sinh ra tới khi 10 tuổi, các cậu bé thường gắn bó với mẹ hơn là với bố. Lý do là mẹ thường đem lại cảm giác an toàn hơn. Bố thì luôn khích lệ “trưởng thành và cứng cỏi” từ khi cậu còn nhỏ và điều này khiến các cậu bé lảng tránh cha mình, bởi các cậu chưa thể làm như những gì bố muốn.
Mối quan hệ giữa mẹ và con trai rất khác với mối quan hệ giữa mẹ và con gái, đặc biệt là khi các cậu bé lớn lên
Mẹ luôn để các cậu bé ở bên cạnh và có ít kỳ vọng về các cậu hơn là những người cha điển hình thường đặt ra. Cha đặt nhiều áp lực lên con trai hơn và hậu quả là đẩy con trai ra xa mình. Mẹ đem lại cho các cậu chỗ dựa về cảm xúc. Mẹ thường dạy con trai cách phân biệt và nhận biết rõ cảm xúc của mình tốt hơn các ông bố. Điều này giúp các cậu bé thấy thoải mái hơn và giúp chúng điều khiển bản thân.
- Vai trò của mẹ thay đổi thế nào khi con trai của họ trưởng thành?
- Khi một cậu bé bước vào tuổi dậy thì, một quá trình thay đổi khá đau đớn diễn ra. Bỗng nhiên cậu thấy ngượng nghịu với mẹ vì một số lý do. Trước hết, cậu thấy cảm xúc của cậu dựa vào mẹ nhiều và nó làm cậu bối rối bởi cậu muốn độc lập. Cậu cũng không muốn cảm thấy gần gũi mẹ nữa bởi những ham muốn tình dục bắt đầu nảy sinh và cậu thấy khó khăn khi phải điều hoà những cảm xúc đó.
Điểm mấu chốt là khi cậu thấy tính đàn ông của mình đang hình thành, cậu cần tách khỏi mẹ. Các nhà nghiên cứu còn gọi quá trình này là “tiêu diệt” mẹ. Nó giống như là một ngày cậu ta thức dậy và quyết định rằng không cần mẹ nữa, rồi bỗng nhiên cậu trở nên xa cách, thậm chí lạnh lùng với mẹ.
Khi bị đẩy ra xa bởi chính con trai mình, các bà mẹ thấy đau lòng. Họ thường hiểu sai hành động này và cảm thấy bị chối bỏ, đau đớn và tưởng họ là những người mẹ thất bại.
Các chuyên gia tâm lý khuyên các bà mẹ không bao giờ coi cách hành xử của các cậu con trai, các cô con gái tuổi dậy của mình là do họ và chỉ có con họ làm vậy (con của các bà mẹ khác cũng như vậy đấy). Sự thay đổi này thực chất là một bước phát triển trong đời của một cậu con trai.
Tin tốt là những cậu bé thường bước qua giai đoạn này trước khi được nửa thời gian đại học và nếu các cậu từng thân thiết với mẹ trước tuổi dậy thì, các cậu sẽ nối lại mối quan hệ thân thiết đó khi đã trưởng thành thật sự.
- Những vấn đề lớn nhất nảy sinh giữa mẹ và con trai là gì?
- Những vấn đề lớn nhất thường xảy ra trong thời gian tuổi teen. Lúc này các cậu đã tách khỏi mẹ. Khi cảm thấy không an toàn và chắc chắn về tính đàn ông của mình hoặc những đặc điểm ở bản thân (cậu bé nào mà không như vậy chứ?) các cậu sẽ khiến cho cuộc sống của các bà mẹ thật sự khó khăn. Vì thấy an toàn với mẹ, các cậu sẽ trút sự tức giận và thất vọng lên các bà mẹ. Mẹ sẽ trở thành tấm bia cho mỗi cảm xúc ngớ ngẩn mà các cậu trải qua. Bởi các cậu biết mẹ sẽ không bỏ rơi mình.
Cũng quan trọng như việc tách khỏi mẹ trong thời thanh niên là việc gắn mình với một hình mẫu là nam giới. Nếu một cậu bé không có một hình mẫu về một người đàn ông mạnh mẽ, cậu ta sẽ ở trong thời kỳ thiếu niên lâu hơn, cố gắng tự mình tìm ra định nghĩa thế nào là một người đàn ông thật sự. Điều này thật khó khăn đối với các bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ độc thân, bởi họ không thể chỉ cho các cậu bé thế nào là một người đàn ông - cậu cần nhìn thấy một tấm gương. Cậu trở nên thất vọng và vì vậy khiến cuộc sống của bà mẹ độc thân khó khăn hơn.
- Điều quan trọng nhất các bà mẹ cần biết khi nuôi dạy một cậu con trai?
- Đó là tặng cậu ba thứ sau. Ngay từ lúc bắt đầu, cậu đã cần sự Quan tâm, Ngưỡng mộ, và Yêu thương. Cần cho các cậu sự quan tâm bởi các cậu bé thường ít thể hiện nhu cầu này hơn là các cô bé. Khi chúng lớn, chúng cần thấy mình được ngưỡng mộ (cái tôi của một người đàn ông phát triển từ khi còn bé) và điều này giúp cho sự tự tin và nam tính của cậu về sau.
Chúng cần được cổ vũ bởi chúng khác với chúng ta - những bà mẹ, và hãy để chúng biết chúng ta thích thú với những gì thuộc về chúng. Những bà mẹ ly hôn và từng bị tổn thương bởi đàn ông cần cố gắng để không trút tức giận, bất mãn trong lòng lên con trai. Con trai rất, rất dễ bị tổn thương bởi mẹ chúng.
Con trai cũng cần sự khích lệ bằng hành động, thật nhiều cái ôm trìu mến và hãy đem lại cho chúng nhiều tình yêu nhất có thể. Việc này sẽ dừng lại rất nhanh (không như với con gái) nên chúng ta cần tận dụng tối đa khi còn có thể. Sự yêu thương giúp các cậu bé cảm thấy mình quan trọng với tư cách là một người trưởng thành và điều đó giúp lòng tự trọng của các cậu được phát triển.
- Và những lời khuyên cuối cùng tới các bà mẹ?
1. Dạy cho các cậu bé cách phân biệt và nhận biết rõ các cảm xúc của mình từ khi còn nhỏ. Dùng từ ngữ chính xác đặc trưng cho những cảm xúc để giúp cậu. Hãy hỏi những câu như: “Con cảm thấy buồn à, có phải không? Con tức giận à, tại sao vậy? Có phải con thấy thất vọng không? Phấn khích chứ cậu bé của mẹ?” Các cậu bé không phải là những nhà ngoại giao thiên bẩm, nên chúng ta cần giúp chúng nói lên chính xác cảm nhận của mình.
2. Mối quan hệ giữa mẹ với con gái thường thông qua trò chuyện, nhưng mối quan hệ giữa mẹ với con trai lại thông qua việc tham gia các hoạt động. Vì vậy, nếu bạn muốn gần với con trai mình hơn, hãy cùng đạp xe, leo núi hoặc đưa chúng tới một buổi biểu diễn xe ô tô. Hãy để cậu bé chọn hoạt động hoặc nơi đến và rồi đưa cậu tới đó. Hãy dành cho cậu khoảng thời gian chỉ có hai người mà thôi để cậu cảm thấy bạn thực sự muốn ở bên cạnh con và bạn hứng thú với mối quan hệ giữa hai mẹ con.
3. Giữ con trai của bạn gần gũi với bạn nhất có thể. Khi cậu tới độ tuổi thanh thiếu niên và đẩy bạn ra xa, bạn vẫn cần ở gần cậu. Cậu bé vẫn cần bạn lắm. Cậu bé cần bạn để có người giám sát cậu thực hiện “lệnh giới nghiêm”, rằng cậu không uống rượu ở bên ngoài quá muộn vào buổi đêm với bạn bè và rằng gia đình là nơi an toàn nhất dành cho cậu.
Đừng mắc phải những sai lầm mà rất nhiều bậc phụ huynh phạm phải khi các cậu bé vỡ giọng và bắt đầu cạo râu. Đó là mở rộng cửa và để các cậu tự do quá sớm. Cậu bé của bạn giờ đây có thể trông giống như một người đàn ông, nhưng trong tâm hồn cậu thì đó vẫn là một đứa trẻ. Cậu cần những ông bố bà mẹ nghiêm khắc bởi cậu không có kinh nghiệm hoặc sự vững vàng tâm lý cần thiết để nằm ngoài những rắc rối. Đó là trách nhiệm của bạn nếu để chuyện đó xảy ra.
Dạy cho cậu bé biết cậu có thể làm gì, điều gì không được phép làm. Dù cậu bao nhiêu tuổi, hãy để cậu thấy sức mạnh của cậu và đừng chĩa mũi nhọn vào những điểm yếu.
Cách tốt nhất để khuyến khích sự nam tính ở các cậu bé là tận dụng các cơ hội để dạy cho cậu biết làm thế nào để thoát ra khỏi những tình huống khó khăn và phải làm gì khi cậu cảm thấy bế tắc.
Giải cứu cho các cậu khỏi những tình huống khó khăn khi các cậu đã trưởng thành không tốt bằng việc giúp các cậu học cách tự giải quyết, và bạn chỉ cần luôn ở bên con mà thôi.