ALnML
Super Moderator
(Dân trí) - Anh cho rằng mình bị xúc phạm, còn chị thấy rằng mình chẳng là gì trong mắt anh. Lòng vị tha của anh đã quá giới hạn, còn sự tự ái của chị thì lên đến đỉnh điểm. Thế là họ chiến tranh lạnh với nhau.
Sống dưới cùng một mái nhà, nhưng cả hai đều như những cái bóng. Anh xuống bếp thì chị đi lên, anh ra phòng khách thì chị vào phòng ngủ.
Tối đến, anh nằm trong phòng đọc sách, chị nằm một mình trên giường ôm gối chờ chồng vào xin lỗi. Đã gần 1 tháng, chị vẫn cứ nằm một mình như vậy.
Chị thật chẳng biết mình đã sai ở đâu. Tất cả những gì chị làm chỉ là muốn được trở thành người vợ tốt. Lẽ nào, sự quan tâm của chị đến anh đều là sai. Chị đọc tin nhắn của anh chỉ để mình yên tâm hơn khi biết anh không có “phở”. Chị theo dõi anh ở cơ quan cũng chỉ vì muốn biết anh có thật lòng với chị không. Chị quản lý tiền bạc để anh không “quá tay” mà phải giữ vốn lại sau này phòng khi có chuyện. Tất cả những điều đó, là chị sai ư?
Vì chị quá yêu và quá hy vọng vào anh, nên cái thái độ hằn học của anh khi anh cấm chị không được xâm phạm vào quyền riêng tư khiến chị sốc. Chị thấy rằng, mình bị tổn thương và lòng tự ái quá cao không cho phép chị tha thứ cho anh điều đó.
Anh thì khác. Từ hôm đó, anh không thèm nói chuyện với vợ. Ban đầu, dù có cãi nhau, anh vẫn về nhà ăn cơm, dù là một mình. Nhưng dần dần, thời gian anh ở nhà cũng ít hơn. Không rõ anh bận việc gì, đi đâu, nhưng chị thấy hình như anh chăm chút cho bề ngoài hơn. Chị lo, nhưng… kệ.
Rồi chị về nhà mẹ đẻ, thổn thức kể với bà về sự ấm ức phải chịu, những mong nhận được ánh mắt chia sẻ và cảm thông của người đã sinh ra mình. Nhưng mẹ đẻ chị không an ủi, chỉ nói với chị rằng “con đang đẩy chồng mình đến với người khác đấy”.
Câu nói của mẹ đẻ dù rất nhẹ nhàng nhưng ám ảnh chị mãi. Từ hôm đó, chị thay đổi.
Sáng dậy, chị đi chợ, nấu bữa sáng cho chồng. Dù hai người vẫn chưa nói chuyện, chị vẫn để bát phở nghi ngút khói trên bàn và dán một tờ giấy nhớ ở bên với dòng chữ “Chúc anh ngon miệng”. Chiều về, chị vẫn thấy bát phở trên bàn, hình như anh vẫn giận. Chị tự ái lắm, định buông xuôi cho chồng biết mặt. Nhưng nghĩ đến hình ảnh chồng rất có thể đang ở bên một ai đó cười nói vui vẻ, chị lại dẹp tự ái sang một bên, quyết tâm “cưa” lại chồng cho bằng được.
Hàng ngày, chị vẫn nấu cơm đợi anh dù biết anh chưa chịu ngồi ăn cùng chị. Sáng dậy, chị là cho anh bộ quần áo treo thẳng thắn trên móc và vẫn nấu đồ ăn sáng cho anh kèm theo mảnh giấy nhớ ghi một lời chúc ngon miệng.
Chị mua rất nhiều hoa để cắm cho căn nhà bớt lạnh. Đã lâu rồi, chị quên mất điều này. Những bông hoa như cũng hiểu ý của chị, chúng tươi tắn khiến căn phòng như cũng vui lây. Hôm nay, chị hát đợi chồng về.
Và rồi, hình như anh cũng đã chịu hợp tác. Chiều nay, khi chị nấu cơm xong định để anh ngồi ăn và mình vào phòng khách thì anh gọi chị lại và nói: “Em ăn cùng chứ”. Chị giấu một nụ cười trong khóe mắt. Tối đó, họ đã thỏa hiệp với nhau.
Chị không còn quá khắt khe với anh trong chuyện tiền bạc. Nhưng anh đã tự nguyện đưa cho chị một nửa tiền lương hàng tháng. Chị hài lòng. Biết chị hay lo những chuyện linh tinh, anh chủ động nhắn tin rủ chị cùng đi ăn trưa. Tan sở, anh về nhà ngay và cùng chị chuẩn bị bữa tối. Anh không quên kể cho chị nghe những câu chuyện trên cơ quan. Chị lắng nghe, và dịu dàng hưởng ứng.
Chị nhận ra anh đâu có đáng ghét như chị từng nghĩ, thì ra anh cũng là người đàn ông tâm lý, thì ra chị đã lo những chuyện thừa, thì ra tất cả lỗi đều do chị. Nhưng quan trọng hơn, chị đã hiểu và thấm một điều rằng “lạt mềm thì mới buộc chặt”.
Bảo Anh
http://dantri.com.vn/c130/s130-500660/cua-lai-chong.htm
Sống dưới cùng một mái nhà, nhưng cả hai đều như những cái bóng. Anh xuống bếp thì chị đi lên, anh ra phòng khách thì chị vào phòng ngủ.
Tối đến, anh nằm trong phòng đọc sách, chị nằm một mình trên giường ôm gối chờ chồng vào xin lỗi. Đã gần 1 tháng, chị vẫn cứ nằm một mình như vậy.
Chị thật chẳng biết mình đã sai ở đâu. Tất cả những gì chị làm chỉ là muốn được trở thành người vợ tốt. Lẽ nào, sự quan tâm của chị đến anh đều là sai. Chị đọc tin nhắn của anh chỉ để mình yên tâm hơn khi biết anh không có “phở”. Chị theo dõi anh ở cơ quan cũng chỉ vì muốn biết anh có thật lòng với chị không. Chị quản lý tiền bạc để anh không “quá tay” mà phải giữ vốn lại sau này phòng khi có chuyện. Tất cả những điều đó, là chị sai ư?
Vì chị quá yêu và quá hy vọng vào anh, nên cái thái độ hằn học của anh khi anh cấm chị không được xâm phạm vào quyền riêng tư khiến chị sốc. Chị thấy rằng, mình bị tổn thương và lòng tự ái quá cao không cho phép chị tha thứ cho anh điều đó.
Anh thì khác. Từ hôm đó, anh không thèm nói chuyện với vợ. Ban đầu, dù có cãi nhau, anh vẫn về nhà ăn cơm, dù là một mình. Nhưng dần dần, thời gian anh ở nhà cũng ít hơn. Không rõ anh bận việc gì, đi đâu, nhưng chị thấy hình như anh chăm chút cho bề ngoài hơn. Chị lo, nhưng… kệ.
Rồi chị về nhà mẹ đẻ, thổn thức kể với bà về sự ấm ức phải chịu, những mong nhận được ánh mắt chia sẻ và cảm thông của người đã sinh ra mình. Nhưng mẹ đẻ chị không an ủi, chỉ nói với chị rằng “con đang đẩy chồng mình đến với người khác đấy”.
Câu nói của mẹ đẻ dù rất nhẹ nhàng nhưng ám ảnh chị mãi. Từ hôm đó, chị thay đổi.
Sáng dậy, chị đi chợ, nấu bữa sáng cho chồng. Dù hai người vẫn chưa nói chuyện, chị vẫn để bát phở nghi ngút khói trên bàn và dán một tờ giấy nhớ ở bên với dòng chữ “Chúc anh ngon miệng”. Chiều về, chị vẫn thấy bát phở trên bàn, hình như anh vẫn giận. Chị tự ái lắm, định buông xuôi cho chồng biết mặt. Nhưng nghĩ đến hình ảnh chồng rất có thể đang ở bên một ai đó cười nói vui vẻ, chị lại dẹp tự ái sang một bên, quyết tâm “cưa” lại chồng cho bằng được.
Hàng ngày, chị vẫn nấu cơm đợi anh dù biết anh chưa chịu ngồi ăn cùng chị. Sáng dậy, chị là cho anh bộ quần áo treo thẳng thắn trên móc và vẫn nấu đồ ăn sáng cho anh kèm theo mảnh giấy nhớ ghi một lời chúc ngon miệng.
Chị mua rất nhiều hoa để cắm cho căn nhà bớt lạnh. Đã lâu rồi, chị quên mất điều này. Những bông hoa như cũng hiểu ý của chị, chúng tươi tắn khiến căn phòng như cũng vui lây. Hôm nay, chị hát đợi chồng về.
Và rồi, hình như anh cũng đã chịu hợp tác. Chiều nay, khi chị nấu cơm xong định để anh ngồi ăn và mình vào phòng khách thì anh gọi chị lại và nói: “Em ăn cùng chứ”. Chị giấu một nụ cười trong khóe mắt. Tối đó, họ đã thỏa hiệp với nhau.
Chị không còn quá khắt khe với anh trong chuyện tiền bạc. Nhưng anh đã tự nguyện đưa cho chị một nửa tiền lương hàng tháng. Chị hài lòng. Biết chị hay lo những chuyện linh tinh, anh chủ động nhắn tin rủ chị cùng đi ăn trưa. Tan sở, anh về nhà ngay và cùng chị chuẩn bị bữa tối. Anh không quên kể cho chị nghe những câu chuyện trên cơ quan. Chị lắng nghe, và dịu dàng hưởng ứng.
Chị nhận ra anh đâu có đáng ghét như chị từng nghĩ, thì ra anh cũng là người đàn ông tâm lý, thì ra chị đã lo những chuyện thừa, thì ra tất cả lỗi đều do chị. Nhưng quan trọng hơn, chị đã hiểu và thấm một điều rằng “lạt mềm thì mới buộc chặt”.
Bảo Anh
http://dantri.com.vn/c130/s130-500660/cua-lai-chong.htm