Cuộc thi Viết về Quyền trẻ em Việt Nam trên Báo VietNamNet

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Chủ đề: "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?".
Điều kiện dự thi:
Cuộc thi dành cho trẻ em Việt Nam tuổi từ 12 đến 18 tuổi
Bài dự thi gửi về:
Đại sứ quán Thụy Điển - Số 2 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội
Hoặc Tòa soạn Báo VietNamNet - Số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hoặc email:
quyentreem@vietnamnet.vn
Hạn nộp bài dự thi: 15/5/2011
Giải thưởng: 1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; 5 giải khuyến khích.
Ngoài ra mỗi em được tặng một bộ truyện của nữ nhà văn nổi tiếng viết chuyện cho trẻ em của Thuỵ Điển, bà Astrid Lingren và quà lưu niệm của Báo VietNamNet.

Ngày trao thưởng:
1/6/2011
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cuộc thi Viết về Quyền trẻ em Việt Nam trên Báo VietNamNet

Nếu em là lãnh đạo đất nước...
Cập nhật lúc 25/04/2011 11:08:04 AM (GMT+7)
"Nếu em là lãnh đạo đất nước... em sẽ đi khắp nơi nơi... nắm bắt nghiên cứu thực tế, thực trạng... cùng tích cực lên phương án, kế hoạch giáo dục vi mô, vĩ mô ngày từ trong trứng nước thay đổi hoàn cảnh cho trẻ em Việt Nam."
Đây là bài dự thi cuộc thi "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?". Tác giả: Nguyễn Đỉnh Khoa, 171/10 Nguyễn Thái Sơn, Phường 7 Quận Gò Vấp
Đất nước Việt Nam hình chữ S. Giang sơn gấm vóc như giải lụa trên dáng mỹ nhân, có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Mính, Cần Thơ. Trong nhung gấm mượt mà, mấy ai hiểu hết vô số đường tơ sợi chỉ, thêu dệt thành tác phẩm. Cứ như TP Hồ Chí Minh hiện nay nơi em đang sống với diện tích 150.000 cây số vuông (vô lý vì diện tích TP HCM ko lớn thế) và dân số 10.000.000. Tiền diện ngựa xe như nước, xa lộ, đại lộ thênh thang, phố lầu, cao ốc, nhà hàng, khách sạn nhiều sao, tầm cỡ, vời vợi sang giàu, trí thức giai nhân du khách quốc tế dập dìu. Nhưng vô cảm!


Ảnh minh họa

Khuất dạng bên trong các thành phố hoa lệ kim tiền ấy đang có một thế giới trẻ thơ, sinh sản tùy tiện, đông đúc bội phần bề mặt. Con dân lao động “tay làm hàm nhai” từng bữa. Những mái đầu non ấy chúng đang sống náo nhiệt, chui rúc trong những căn nhà ổ chuột, đưa tay đụng vách, đưa chân đụng người, không định hình, định hướng, định lượng, vô cùng tận trong các con đường hẻm chằng chịt rối rắm đa dạng, đa cảnh. Bấy nay chưa hề nghe thấy đưa ra con số thống kê tương đối.

Chuyện gần gũi trước mắt
Thường nhật, trong hẻm xóm láng giềng. Từ sáng ra đến trưa tối có số bà mẹ vô tư không hề màng đến sự đời. Tà tà vào các nhà “đồng máu me” rủ nhau cho đủ tay đánh bài tứ sắc, bài cào, bài tiến lên… Trong dân gian hóm hỉnh gọi là “đi họp, đi ngồi sòng, đi xòe,…”. Các bà rất hớn hở réo gọi nhau đi cùng và có dắt theo các cháu con nhỏ vừa lên tư, lên năm,… Nhất cử lưỡng tiện vừa cho vui, vừa để sai bảo lặt vặt. Như chạy về nhà lấy cây quạt, chai dầu gió,… Hoặc cầm tiền chay ghi đầu đuôi con số đề đang tâm đắc, giấc nồng qua đêm đã báo mộng. Chặp chặp lại sai ra quán kêu café, mua thuốc lá, hủ tíu, bánh mì vô ăn uống tại chỗ cho sướng thân trong lúc đang mải mê đen đỏ.
Số đàn ông trong xóm đã đến cữ, hoặc có “hỉ tín”, bạn rượu đang ngồi chờ ngoài quán ruột. Hoặc có bàn cờ tướng đã dàn binh bố trận sẵn ở vỉa hè đang thiếu “kì phùng địch thủ” nhắn ra gấp. Hớn hở đứng lên ngay, dắt theo đứa bé gái hoặc trai. Tất cả trẻ em đều được bình đẳng cho ngồi vào lòng người lớn, cũng hăng máu xòe bài đặt tiền, cũng ngang ngửa đưa tay gắp mồi, tay nâng ly, tay cầm điếu thuốc phê hưng phấn, dzô, dzô,… Cũng chỉ chỏ lắm lúc dành giựt con xe pháo mã trên tay người lớn gõ vào bàn cờ chiếu tướng lốp cốp, mặt mày đắc thắng nghênh ngáo, nhìn đối phương quát tháo: - Cho chết con mẹ mày!
Phổ biến chỉ vài khía cạnh nhỏ các bậc phụ huynh đã trực tiếp đầu tư gieo mầm vào trẻ thơ chỉ đang sống quanh ta nhan nhản đám trẻ mặt mày búng ra sữa chúng đang “sao y bản chính” người lớn, nhậu rất cừ, cờ bạc rất rành rẽ tinh quái. Thái độ lời ăn tiếng nói của chúng thì “hết chế” mày tao, vung tay múa chân, mắt trừng trợn, miệng cười hố hố, hở ra là chửi thề liên tục. Mánh mung trộm cắp lại càng có tay nghề siêu đẳng. Tất cả đều không thấy chốn học đường
Hãi hùng rùng rợn
Kỳ diệu thay, dân lao động nghèo lại thường sanh con xinh đẹp, khôi ngô tuấn tú. Những đứa “con trời” này dễ ăn, dễ ở, dễ nuôi, ngày lại ngày qua lớn lên rất lẹ càng bắt mắt đẹp gái xinh trai. Nhức nhối thay! Cứ người ngoài lẫn người trong hễ thấy mặt quý tử là quắc lại kêu:
- Ê mày! Thằng cu đen, cu đỏ,.. con bé lủng, bé thúi,… (mặc dù tên hộ tịch chúng rất hoa mỹ như ai).
- Lại đây tao biểu, rồi chỉ chỏ vào mặt chúng lớn tiếng lặp đi lặp lại cốt ý cho nó nói theo để cười cả đám.
- Đ… mẹ mày, con … Xót xa… nguy hại thay!
Con trẻ tuổi còn non tháng năm. Cánh đàn ông cả đến cha chú trong nhà, sau chầu nhậu say xỉn quay về, miệng mồm nồng nặc men rượu bia vừa có phì phà điếu thuốc lá, nên càng hứng thú xáp vào mấy đứa con nít ôm nựng hôn hít.
Chúng hoảng sợ vùng vẫy khóc chừng nào mấy người điên này càng thô bạo ghì chặt như thú vật la lối chưởi bới linh tinh. Lúc thì họ cao hứng xách chúng bỏ lên xe, lên vài cổ tha chạy khoe khoang khắp cùng. Cho ăn uống mọi thực phẩm linh tinh ngoài đường. Sau màn nựng nịu dã man đứa bé ho sặc sụa, cặp mắt đỏ cay, nào trên da mặt nõn nà của chúng nó dấu chân nhanh, lúc ngủ bị động kinh. Ấy chỉ bên ngoài, trong cơ thể chúng còn ẩn chứa biết bao mầm bệnh truyền nhiễm.
Khía cạnh đen tối của trẻ thơ khi đã lộ diện chỉ là ngọn ngành.
Nếu em là lãnh đạo đất nước từ cấp bộ trưởng trở lên, em sẽ trực tiếp đi cùng khắp nơi nơi vào lòng trẻ thơ của đất nước mến yêu. Có tiền đồ lịch sử anh tài vinh quang. Nắm bắt nghiên cứu thực tế, thực trạng. Quốc sách hóa, tổ dân phố hóa, gia đình hóa. Chiêu hiền đãi sĩ các bậc tiến sĩ, thạc sĩ tài cao tâm huyết. Cùng bên nhau tích cực lên phương án, kế hoạch giáo dục vi mô, vĩ mô ngày từ trong trứng nước thay đổi hoàn cảnh cho trẻ em Việt Nam.
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cuộc thi Viết về Quyền trẻ em Việt Nam trên Báo VietNamNet

Em ước có một mái nhà chung ấm áp
Cập nhật lúc 25/04/2011 11:04:27 AM (GMT+7)
"Em mong sao xã hội cộng đồng hãy chung tay góp sức lại để xây dựng những ngôi nhà hạnh phúc cho trẻ em Việt Nam nghèo khó, không còn những mảnh đời vất vả sớm khuya, mà tương lai mù mịt."
Đây là bài dự thi cuộc thi "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?". Tác giả: Vũ Thị Tú Duyên, trú tại 1463 đường 3/2 phường 16 quận 11 TP.HCM.
Kính gửi: Ban tổ chức cuộc thi
Đầu thư em xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức đã quan tâm sâu sắc đến tương lai của trẻ em Việt Nam.
Nếu em có quyền thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em sẽ tha thiết kêu gọi cộng đồng mọi người vì lòng nhân ái, hãy mở rộng vòng tay, chia sẻ và đem lại ấm no hạnh phúc cho những trẻ em Việt Nam có những mảnh đời bất hạnh. Mỗi đóng góp của một tấm lòng, sẽ xây dựng được những ngôi nhà hạnh phúc, ấm áp tình người, cho những trẻ em cô côi, đói nghèo, tàn tật, không nơi nương tựa, không thể bươn trải vượt lên số phận, đắng cay thiệt thòi.


Ảnh minh họa

Em mong sao có tiền để cùng mọi người chung sức, đắp xây những cơ sở từ thiện, có nơi ăn chốn ở đào tạo dạy nghề, rộng rãi trên đất nước, dành riêng cho những trẻ em có hoàn cảnh đáng thương, cần được chăm sóc, được học hành đến nơi đến chốn, có công việc làm tự nuôi thân, để hướng đến tương lai tươi sáng, không còn mặc cảm với xã hội. Có như vậy, sẽ đóng góp dựng xây được một thế hệ trẻ, lành mạnh bớt đi những tệ nạn xã hội, như trộm cắp, hư hỏng, hút chích, ma túy, mại dâm. Nhất là trẻ em ở những vùng sâu, vùng xa, ít được sự chia sẻ của xã hội,…

Xin cộng đồng hãy lắng nghe những trái tim non yếu ớt, mong mỏi đợi chờ được chia sẻ, vun đắp để vơi đi những nỗi khổ đau nhọc nhằn đè nặng lên vai những trẻ em còn nhỏ tuổi, dại khờ…
Hiện nay bản thân em đang trải qua hoàn cảnh đắng cay, sớm mồ côi cha. Ba em vì bệnh ung thư mà mất sớm ở tuổi 54, hoàn cảnh ở vùng sâu nghèo khó, vì lo thang thuốc, thiếu nợ nhiều, bán nương rẫy. Không còn nhà cửa, hai bàn tay trắng, mẹ không thể nuôi được, một đàn con ăn học, chị tật nguyền từ bé, một cháu ngoại mồ côi cha,… em và chị gái đang học lớp 9, em xong lớp 8 đành bỏ sách vở dở dang, mới mười bốn tuổi đời, phải lăn lộn vào đời, bươn trả để kiểm cơm. Mẹ em nay cũng gần sáu mươi, vẫn lo toan từng ngày vất vả. Tiền mấy mẹ con làm chỉ đủ tạm qua ngày, còn tiền để trả tiền thuê nhà + điện nước là không còn.
Em sợ mẹ tuổi già ốm đau nặng thì không biết xoay sở làm sao!
Em như một chú chim non vừa rời xa mẹ, đã phải chịu nhiều mưa gió dập vùi,… không có ngày chủ nhật, có lúc công việc làm từ 4h sáng đến khuya mới dọn dẹp để nghỉ ngơi,… Có được đồng tiền phải đổi lấy bao nhiêu là công sức, nước mắt,… Nhìn những người bạn cùng lứa tuổi, được ăn học, vô tư cắp sách đến trường, em ngậm ngùi cho số phận mà không dám khóc, sợ mẹ buồn. Từ, chính bản thân em, trải qua nhiều cơ cực, nên em hiểu thấu được, nỗi gian truân cay đắng của những bạn trẻ như em, có những mảnh đời bất hạnh, không có lối thoát, luôn chịu thiệt thòi trong xã hội,… như bao trẻ em Việt Nam hiện nay trên đất nước,…
Riêng em vẫn tự an ủi, cố gắng từng ngày mong sao vượt qua số phận. Điều tâm huyết nhất là em mong sao xã hội cộng đồng hãy chung tay góp sức lại để xây dựng những ngôi nhà hạnh phúc cho trẻ em Việt Nam nghèo khó, không còn những mảnh đời vất vả sớm khuya, mà tương lai mù mịt. “Xin lá lành đùm lá rách”, "thương người như thể thương thân…"
 
Top