metyruoi
Active Member
Đàn ông thường xuyên uống bổ sung vitamin E sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt phát triển nhanh hơn so với những người khác ở cùng độ tuổi và sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Cleveland đã báo cáo trong JAMA (Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ) về phát hiện này. Các nhà nghiên cứu đã viết:
“Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong suốt cuộc đời người đàn ông tại Hoa Kỳ ước tính là 16%. Mặc dù hầu hết các trường hợp được tìm thấy ở giai đoạn đầu, có thể chữa được, nhưng việc điều trị rất tốn kém và gây ảnh hưởng tới hệ tiết niệu, đời sống tình dục. Ngoài ra, các tác dụng phụ liên quan đến đường ruột cũng rất phổ biến.
Bằng chứng tiền lâm sàng và dịch tễ học đã có cho đến nay chỉ hướng tới lợi ích phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt liên quan đến bổ sung vitamin E và selen”.
Cũng theo các nhà nghiên cứu thì, các báo cáo ban đầu (tháng 12 năm 2008) liên quan đến việc dùng Selen và vitamin E để thử nghiệm phòng chống ung thư đã không tìm thấy lợi ích giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Eric A. Klein, và nhóm nghiên cứu quyết định xem xét để xác định những ảnh hưởng lâu dài của vitamin E và selen đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có sức khỏe tương đối tốt. Họ thu thập dữ liệu trên 35.533 nam giới từ 427 trung tâm tại Puerto Rico, Canada và Mỹ, những người này được chọn ngẫu nhiên trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2001 và tháng 6 năm 2004.
Trong phân tích ban đầu, những người đàn ông đó được phân ngẫu nhiên vào một trong bốn nhóm sau đây:
- Nhóm Selenium 8.752 người đàn ông được tiêm 200 microgram selen mỗi ngày
- Nhóm Vitamin E - 8.737 người đàn ông đã nhận được 400 IU mỗi ngày
- Nhóm tăng gấp đôi - 8.702 người đàn ông nhận được cả selen và vitamin E
- Nhóm dùng giả dược - 8.696 người đàn ông dùng các viên thuốc giả bổ sung
Dữ liệu được thu thập và phân tích đến tháng 7 năm 2011. Tổng cộng có thêm 521 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã được báo cáo kể từ khi nghiên cứu bắt đầu. Nhóm dùng Vitamin E có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 17% so với những người trong nhóm dùng giả dược.
Tuyến tiền liệt lớn có nguy cơ ung thư cao hơn và hầu hết những ai dùng vitamin E lâu dài đều cho thấy có dấu hiệu tuyến tiền liệt phát phì. Các ảnh hưởng của vitamin E có thể kéo dài, ngay cả sau khi ngừng bổ sung.
Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Cleveland đã báo cáo trong JAMA (Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ) về phát hiện này. Các nhà nghiên cứu đã viết:
“Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong suốt cuộc đời người đàn ông tại Hoa Kỳ ước tính là 16%. Mặc dù hầu hết các trường hợp được tìm thấy ở giai đoạn đầu, có thể chữa được, nhưng việc điều trị rất tốn kém và gây ảnh hưởng tới hệ tiết niệu, đời sống tình dục. Ngoài ra, các tác dụng phụ liên quan đến đường ruột cũng rất phổ biến.
Bằng chứng tiền lâm sàng và dịch tễ học đã có cho đến nay chỉ hướng tới lợi ích phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt liên quan đến bổ sung vitamin E và selen”.
Cũng theo các nhà nghiên cứu thì, các báo cáo ban đầu (tháng 12 năm 2008) liên quan đến việc dùng Selen và vitamin E để thử nghiệm phòng chống ung thư đã không tìm thấy lợi ích giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Eric A. Klein, và nhóm nghiên cứu quyết định xem xét để xác định những ảnh hưởng lâu dài của vitamin E và selen đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có sức khỏe tương đối tốt. Họ thu thập dữ liệu trên 35.533 nam giới từ 427 trung tâm tại Puerto Rico, Canada và Mỹ, những người này được chọn ngẫu nhiên trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2001 và tháng 6 năm 2004.
Trong phân tích ban đầu, những người đàn ông đó được phân ngẫu nhiên vào một trong bốn nhóm sau đây:
- Nhóm Selenium 8.752 người đàn ông được tiêm 200 microgram selen mỗi ngày
- Nhóm Vitamin E - 8.737 người đàn ông đã nhận được 400 IU mỗi ngày
- Nhóm tăng gấp đôi - 8.702 người đàn ông nhận được cả selen và vitamin E
- Nhóm dùng giả dược - 8.696 người đàn ông dùng các viên thuốc giả bổ sung
Dữ liệu được thu thập và phân tích đến tháng 7 năm 2011. Tổng cộng có thêm 521 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã được báo cáo kể từ khi nghiên cứu bắt đầu. Nhóm dùng Vitamin E có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 17% so với những người trong nhóm dùng giả dược.
Tuyến tiền liệt lớn có nguy cơ ung thư cao hơn và hầu hết những ai dùng vitamin E lâu dài đều cho thấy có dấu hiệu tuyến tiền liệt phát phì. Các ảnh hưởng của vitamin E có thể kéo dài, ngay cả sau khi ngừng bổ sung.
Theo Afamily