fuongchic
New Member
Ngay giữa lòng Hà Nội, cách Hồ Gươm chỉ vài chục bước chân, lẩn khuất phía sau những hàng xe hơi sang trọng đầu phố Bảo Khánh có một quán trà đá, đặc biệt đến nỗi bất kỳ ai nhìn thấy cũng không khỏi chạnh lòng.
Đó là quán trà đá của bà cụ Nguyễn Thị Yến (nay đã 86 tuổi) nằm lọt thỏm giữa hai cây cột điện cách nhau chưa đầy 60 cm. Quán trà đá đặc biệt ấy gần 40 năm qua là “miếng cơm manh áo” của cả một gia đình toàn những người tàn tật, ốm đau, không nơi vá víu.
Truân chuyên đời người
Quán trà đặc biệt của cụ Yến lọt thỏm giữa hai cây cột điện.
Tôi tìm đến quán trà đá đặc biệt này đúng vào thời điểm gió mùa Đông Bắc tràn về sau một vài ngày nắng ấm, những cơn gió lạnh rít lên liên hồi làm cho mặt nước Hồ Gươm cũng trở nên dậy sóng. Người đi đường cũng đã khoác trở lại những chiếc áo ấm dày cộm để chống chọi với một đợt rét mới. Ấy vậy mà đến đầu phố Bảo Khánh, một cảnh tượng khiến tôi không cầm thể cầm nổi lòng mình, đó là một bà cụ tóc bạc như cước, ngồi co ro dưới chân hai cây cột điện, mình mặc những tấm áo hết sức mỏng manh. Phía trên đầu được che chắn tạm bợ bởi một tấm ván cũ, phía trước là một giỏ xách nhỏ rách nát với đôi ba gói hướng dương, vài bao thuốc lá, mấy phong kẹo cao su và năm, sáu chai nước khoáng. Thấy tôi lại gần, bà cụ lên tiếng mời uống nước.
Tôi ngồi xuống bên cụ mua một phong kẹo cao su, một chai nước khoáng và bắt đầu chuyện. Cụ Yến kể, cuộc đời cụ cũng có thể ví như một cuốn “Truyện Kiều”, cũng đẫm nước mắt và chất chứa đau thương không khác gì nàng Kiều trước đây. Tuy không lận đận, truân chuyên như Kiều nhưng cụ lại có những nỗi khổ riêng không ai thấu tỏ.
Cụ là người gốc Phú Xuyên (Hà Tây) nhưng lên Hà Nội vào năm 1950. Mẹ bị mù chết sớm, bố vợ nọ con kia nên chẳng hề ngó ngàng gì tới cụ. Ở với ông bà ngoại được mấy năm thì ông bà ngoại chết. Các cậu, các dì thương tình đưa về nuôi nhưng do gia cảnh ai cũng khó khăn nên tuổi thơ của cụ là những tháng ngày đi ở đợ cho nhà người. Năm 20 tuổi cụ lấy chồng và sinh được ba trai một gái. Sống ở quê được một thời gian thì buộc phải dắt díu nhau lên Hà Nội để kiếm kế sinh nhai, vì hồi ấy cụ là con mồ côi nên ở quê không được phân ruộng.
Những ngày mới lên Hà Nội, cụ phải xoay đủ nghề để nuôi sống cả một gia đình tới sáu miệng ăn. Lúc đầu bán xôi, cháo dạo ở những con phố nhỏ quanh khu vực chợ Đồng Xuân. Bán được 4 năm thì cô con gái duy nhất đổ bệnh nặng, cụ phải nghỉ bán để ở nhà chăm sóc con.
“Thời gian ấy gia đình tôi vô cùng khốn khổ, đồng lương thợ may ít ỏi của ông nhà tôi không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày thì lấy đâu tiền mua thuốc cho con. Thương con quá nhưng không còn cách nào khác tôi đành bấm bụng gửi con nhờ hàng xóm trông hộ để ra chợ Đồng Xuân bán phở, rồi chuyển sang bán hoa quả để kiếm tiền nuôi cả gia đình và thuốc men cho các con”.
Vắt kiệt sức mình để lao vào mưu sinh, nuôi sống cả nhà khiến cho cụ Yến chả mấy chốc từ một phụ nữ được tiếng “lực điền” đã phải ngã quỵ trước những cơn đau ốm bất thường. Không còn sức khỏe để có thể rong ruổi khắp các phố phường bán dạo, nên quán trà đá trở thành chiếc “cần câu cơm” duy nhất lúc bấy giờ mà cụ có thể làm được để nuôi sống các con.
Nuôi được con các vừa lúc trưởng thành thì cũng là lúc người chồng, chỗ dựa tinh thần lớn lao nhất của cụ, bỏ cụ ra đi do một căn bệnh hiểm nghèo. Bố vừa mất chưa được bao lâu thì các con lao vào giằng xé, tranh giành sở hữu ngôi nhà tập thể khiến cho cụ hết sức đau lòng. Không còn cách nào khác, cụ đành phải bán căn nhà mà cả một đời hai vợ chồng tích góp, dành dụm để chia cho các con. Còn mình thì âm thầm đi thuê một căn chòi nhỏ ở ven sông Hồng để sống cùng cô con gái mắc bệnh teo cơ và tim bẩm sinh.
40 năm không bỏ một buổi chợ
Tôi hỏi cụ: “Cụ ngồi đây cả ngày mà không lạnh sao?” - cụ cúi đầu lẳng lặng, chậm rãi đưa miếng trầu vừa giã nhuyễn trong chiếc cối đồng vào miệng, bỏm bẻm nhai rồi đưa ánh mắt xa xăm nhìn về phía Hồ Gươm như đang hồi tưởng về quãng đời cơ cực của mình. Trên khóe mi, hai hàng nước mắt dâng lên ầng ậc. Lẳng lặng một lúc lâu, cụ mới lên tiếng: “Lạnh chứ, ngồi trong nhà còn lạnh huống hồ ngồi giữa trời nhưng có lẽ quen rồi nên lạnh thế này chứ lạnh nữa thì tôi vẫn chịu được. Những hôm lạnh quá thì mặc thêm nhiều áo để chống lạnh. Lạnh thế nhưng gần 40 năm qua tôi chưa hề bỏ buổi chợ nào trừ ngày giỗ ông nhà tôi và hai ngày Tết”.
Hàng ngày, cứ đều đặn 6h vào mùa đông và 5h30 vào mùa hè, cụ đã có mặt ở đây. Bán cho tới 11h đêm mới về nhà nghỉ. Vì không có vốn nên cũng không dám buôn bán gì nhiều. Trước đây, ngoài bán những thứ lặt vặt này cụ còn bán cả trà đá nhưng có một lần vì mắt mờ không nhìn thấy rõ, cụ vô tình rót nước vào chiếc chén còn đọng một ít cặn, vậy là bị người khách giơ thẳng chiếc chén vào mặt quát mắng khiến cụ thấy nhục nhã quá nên thôi.
Mặc dù khách hàng đến với cụ chủ yếu cũng là những người lao động, mỗi lần chỉ là vài điều thuốc, một gói hướng dương... nhưng vì thông cảm với hoàn cảnh của cụ nên dù ở xa họ vẫn tìm đến mua hàng. “Tôi nói thật, bán cái này thu nhập không đáng kể đâu mà chủ yếu là nhờ cơm rơi lộc vãi nhiều. Nghĩa là nhiều người mua người ta thấy thương cho hoàn cảnh của mình nên tiền thừa người ta biếu luôn không lấy. Số tiền đấy để dành, ăn tằn ăn tiện và thuốc men cho cô con gái” - cụ Yến thật lòng chia sẻ.
Cụ còn cho biết thêm: “Tôi đi thế này để khuây khỏa là chính chứ ở nhà nhìn bốn bức tường, nhìn các con tôi lại đau lòng thêm. Ba đứa con trai, một con gái nhưng đứa nào bây giờ cũng bệnh tật ốm đau. Thằng cả trước là bộ đội, ra quân được một thời gian thì bị ung thư rồi ra đi để lại cho vợ nó một nách hai đứa con mọn. Bản thân cô con dâu cả cũng bị bệnh tim nặng.
Thằng thứ hai vốn là công nhân nhà máy nước nhưng trong một lần đang làm thì không may bị ống nước đè gẫy chân. Bây giờ trở nên tàn phế, không làm được gì. Thằng út thì trước cũng đi làm linh tinh nhưng giờ lại bị thất nghiệp, ở nhà trông chờ vào đồng lương của vợ là công nhân vệ sinh nhà máy nước. Còn cô con gái duy nhất năm nay đã 36 tuổi nhưng bị teo cơ từ nhỏ nên phải nằm một chỗ, không chồng con.
Hàng tháng tôi vừa phải kiếm đủ tiền để nuôi sống mình vừa phải phụ giúp cho chúng nó và lo thuốc thang cho cô con gái. Nhiều lúc tính thôi không bán hàng nữa nhưng ở nhà thì lại chẳng biết bấu víu vào đâu”.
Đó là quán trà đá của bà cụ Nguyễn Thị Yến (nay đã 86 tuổi) nằm lọt thỏm giữa hai cây cột điện cách nhau chưa đầy 60 cm. Quán trà đá đặc biệt ấy gần 40 năm qua là “miếng cơm manh áo” của cả một gia đình toàn những người tàn tật, ốm đau, không nơi vá víu.
Truân chuyên đời người
Quán trà đặc biệt của cụ Yến lọt thỏm giữa hai cây cột điện.
Tôi tìm đến quán trà đá đặc biệt này đúng vào thời điểm gió mùa Đông Bắc tràn về sau một vài ngày nắng ấm, những cơn gió lạnh rít lên liên hồi làm cho mặt nước Hồ Gươm cũng trở nên dậy sóng. Người đi đường cũng đã khoác trở lại những chiếc áo ấm dày cộm để chống chọi với một đợt rét mới. Ấy vậy mà đến đầu phố Bảo Khánh, một cảnh tượng khiến tôi không cầm thể cầm nổi lòng mình, đó là một bà cụ tóc bạc như cước, ngồi co ro dưới chân hai cây cột điện, mình mặc những tấm áo hết sức mỏng manh. Phía trên đầu được che chắn tạm bợ bởi một tấm ván cũ, phía trước là một giỏ xách nhỏ rách nát với đôi ba gói hướng dương, vài bao thuốc lá, mấy phong kẹo cao su và năm, sáu chai nước khoáng. Thấy tôi lại gần, bà cụ lên tiếng mời uống nước.
Tôi ngồi xuống bên cụ mua một phong kẹo cao su, một chai nước khoáng và bắt đầu chuyện. Cụ Yến kể, cuộc đời cụ cũng có thể ví như một cuốn “Truyện Kiều”, cũng đẫm nước mắt và chất chứa đau thương không khác gì nàng Kiều trước đây. Tuy không lận đận, truân chuyên như Kiều nhưng cụ lại có những nỗi khổ riêng không ai thấu tỏ.
Cụ là người gốc Phú Xuyên (Hà Tây) nhưng lên Hà Nội vào năm 1950. Mẹ bị mù chết sớm, bố vợ nọ con kia nên chẳng hề ngó ngàng gì tới cụ. Ở với ông bà ngoại được mấy năm thì ông bà ngoại chết. Các cậu, các dì thương tình đưa về nuôi nhưng do gia cảnh ai cũng khó khăn nên tuổi thơ của cụ là những tháng ngày đi ở đợ cho nhà người. Năm 20 tuổi cụ lấy chồng và sinh được ba trai một gái. Sống ở quê được một thời gian thì buộc phải dắt díu nhau lên Hà Nội để kiếm kế sinh nhai, vì hồi ấy cụ là con mồ côi nên ở quê không được phân ruộng.
Những ngày mới lên Hà Nội, cụ phải xoay đủ nghề để nuôi sống cả một gia đình tới sáu miệng ăn. Lúc đầu bán xôi, cháo dạo ở những con phố nhỏ quanh khu vực chợ Đồng Xuân. Bán được 4 năm thì cô con gái duy nhất đổ bệnh nặng, cụ phải nghỉ bán để ở nhà chăm sóc con.
“Thời gian ấy gia đình tôi vô cùng khốn khổ, đồng lương thợ may ít ỏi của ông nhà tôi không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày thì lấy đâu tiền mua thuốc cho con. Thương con quá nhưng không còn cách nào khác tôi đành bấm bụng gửi con nhờ hàng xóm trông hộ để ra chợ Đồng Xuân bán phở, rồi chuyển sang bán hoa quả để kiếm tiền nuôi cả gia đình và thuốc men cho các con”.
Vắt kiệt sức mình để lao vào mưu sinh, nuôi sống cả nhà khiến cho cụ Yến chả mấy chốc từ một phụ nữ được tiếng “lực điền” đã phải ngã quỵ trước những cơn đau ốm bất thường. Không còn sức khỏe để có thể rong ruổi khắp các phố phường bán dạo, nên quán trà đá trở thành chiếc “cần câu cơm” duy nhất lúc bấy giờ mà cụ có thể làm được để nuôi sống các con.
Nuôi được con các vừa lúc trưởng thành thì cũng là lúc người chồng, chỗ dựa tinh thần lớn lao nhất của cụ, bỏ cụ ra đi do một căn bệnh hiểm nghèo. Bố vừa mất chưa được bao lâu thì các con lao vào giằng xé, tranh giành sở hữu ngôi nhà tập thể khiến cho cụ hết sức đau lòng. Không còn cách nào khác, cụ đành phải bán căn nhà mà cả một đời hai vợ chồng tích góp, dành dụm để chia cho các con. Còn mình thì âm thầm đi thuê một căn chòi nhỏ ở ven sông Hồng để sống cùng cô con gái mắc bệnh teo cơ và tim bẩm sinh.
40 năm không bỏ một buổi chợ
Tôi hỏi cụ: “Cụ ngồi đây cả ngày mà không lạnh sao?” - cụ cúi đầu lẳng lặng, chậm rãi đưa miếng trầu vừa giã nhuyễn trong chiếc cối đồng vào miệng, bỏm bẻm nhai rồi đưa ánh mắt xa xăm nhìn về phía Hồ Gươm như đang hồi tưởng về quãng đời cơ cực của mình. Trên khóe mi, hai hàng nước mắt dâng lên ầng ậc. Lẳng lặng một lúc lâu, cụ mới lên tiếng: “Lạnh chứ, ngồi trong nhà còn lạnh huống hồ ngồi giữa trời nhưng có lẽ quen rồi nên lạnh thế này chứ lạnh nữa thì tôi vẫn chịu được. Những hôm lạnh quá thì mặc thêm nhiều áo để chống lạnh. Lạnh thế nhưng gần 40 năm qua tôi chưa hề bỏ buổi chợ nào trừ ngày giỗ ông nhà tôi và hai ngày Tết”.
Hàng ngày, cứ đều đặn 6h vào mùa đông và 5h30 vào mùa hè, cụ đã có mặt ở đây. Bán cho tới 11h đêm mới về nhà nghỉ. Vì không có vốn nên cũng không dám buôn bán gì nhiều. Trước đây, ngoài bán những thứ lặt vặt này cụ còn bán cả trà đá nhưng có một lần vì mắt mờ không nhìn thấy rõ, cụ vô tình rót nước vào chiếc chén còn đọng một ít cặn, vậy là bị người khách giơ thẳng chiếc chén vào mặt quát mắng khiến cụ thấy nhục nhã quá nên thôi.
Mặc dù khách hàng đến với cụ chủ yếu cũng là những người lao động, mỗi lần chỉ là vài điều thuốc, một gói hướng dương... nhưng vì thông cảm với hoàn cảnh của cụ nên dù ở xa họ vẫn tìm đến mua hàng. “Tôi nói thật, bán cái này thu nhập không đáng kể đâu mà chủ yếu là nhờ cơm rơi lộc vãi nhiều. Nghĩa là nhiều người mua người ta thấy thương cho hoàn cảnh của mình nên tiền thừa người ta biếu luôn không lấy. Số tiền đấy để dành, ăn tằn ăn tiện và thuốc men cho cô con gái” - cụ Yến thật lòng chia sẻ.
Cụ còn cho biết thêm: “Tôi đi thế này để khuây khỏa là chính chứ ở nhà nhìn bốn bức tường, nhìn các con tôi lại đau lòng thêm. Ba đứa con trai, một con gái nhưng đứa nào bây giờ cũng bệnh tật ốm đau. Thằng cả trước là bộ đội, ra quân được một thời gian thì bị ung thư rồi ra đi để lại cho vợ nó một nách hai đứa con mọn. Bản thân cô con dâu cả cũng bị bệnh tim nặng.
Thằng thứ hai vốn là công nhân nhà máy nước nhưng trong một lần đang làm thì không may bị ống nước đè gẫy chân. Bây giờ trở nên tàn phế, không làm được gì. Thằng út thì trước cũng đi làm linh tinh nhưng giờ lại bị thất nghiệp, ở nhà trông chờ vào đồng lương của vợ là công nhân vệ sinh nhà máy nước. Còn cô con gái duy nhất năm nay đã 36 tuổi nhưng bị teo cơ từ nhỏ nên phải nằm một chỗ, không chồng con.
Hàng tháng tôi vừa phải kiếm đủ tiền để nuôi sống mình vừa phải phụ giúp cho chúng nó và lo thuốc thang cho cô con gái. Nhiều lúc tính thôi không bán hàng nữa nhưng ở nhà thì lại chẳng biết bấu víu vào đâu”.