ALnML
Super Moderator
[h=1]Đau đáu trường dựng tạm ở vùng núi Quảng Ngãi[/h] Thứ bảy 10/03/2012 06:00
Đến thăm Tây Trà, Quảng Ngãi, tận mắt chứng kiến điều kiện sống của người dân, tôi mới thật sự thấm đẫm nỗi khó khăn của dải đất ấy nhiều hơn ngàn lần những gì mình nghĩ, những gì vần thơ, câu hát vẫn tả…
Những điều trông thấy…
Tuy nhiên, Tây Trà không chỉ có những nhọc nhằn mưu sinh, mà còn có cả câu chuyện về tình yêu thương giữa khó nghèo đẹp như cổ tích. Đó là câu chuyện về gia đình 11 người của em Hồ Thị Khế, học sinh lớp 4, trường tiểu học Trà Xinh.
Trong căn nhà tuềnh toàng dựng tạm bằng tre, lợp lá tranh, mà thứ quý giá nhất có lẽ là những tấm giấy khen treo trang trọng trên vách của các con, mẹ em bộc bạch: “Mong các con cố gắng học giỏi, không có làm nghề lớn thì làm nghề nhỏ nhỏ thôi.”
Vừa nói chị vừa trìu mến hướng đến cả 9 đứa con mà có lẽ nếu chị không nói, chúng tôi sẽ không ai nhận ra trong số đó chỉ có 4 đứa do chị sinh ra, còn lại là 5 đứa cháu mà anh chị xem như con, khi bố mẹ của các em mất hết. Hai vợ chồng làm nông vất vả cũng không đủ ăn, vậy mà anh chị vẫn sẵn lòng mở rộng vòng tay đón nhận đàn cháu côi cút. Một tấm lòng đáng quý khiến chúng ta phải suy ngẫm…
Niềm an ủi lớn nhất của anh chị chính là các con chăm chỉ học hành. Đặc biệt là Khế, em học rất giỏi và được nhận học bổng Đèn Đom Đóm. Ngoài giờ học, cô bé lại lên rừng hái đót bán cho người làm chổi. Nguyên một buổi chiều lao động vất vả, đến khi đôi bàn tay trầy xướt, có lúc tươm máu vì gai đâm, em mới thu được vài nghìn tiền bán đót. Tối đến, Khế lại kê tập sách lên một chiếc vali cũ, khom lưng miệt mài học bài.
Trường cũng khổ như nhà
Khi đến thăm trường tiểu học Trà Xinh, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, tôi thầm hy vọng rằng sẽ được thấy Khế ngồi học trong một không gian thoải mái hơn so với ở nhà. Nào ngờ, chúng tôi như đi từ căn chòi lá này sang túp lều tranh khác.
Con đường ngoằn ngoèo ven sườn núi dẫn chúng tôi đến một gian nhà dựng rất tạm bợ bằng thân cây lồ ô và những tấm bạt nilon mong manh. Những thân cây lồ ô còn non được hái vội vã khiến phòng học vốn liêu xiêu lại càng mau hư hại, mối mọt. Mọi người lại phải xoay sở để sửa sang, chắp vá tạm bợ. Tất cả cũng chỉ vì không có kinh phí để xây trường cho kiên cố…
Trong lớp, vì bàn ghế quá cao, các em thơ phải đứng ngửa cổ, ghì sát mặt vào bàn mới viết được bài. Cô giáo phải ngồi nghiêng một bên vì bàn dạy học phải “kiêm” luôn nhiệm vụ kê bảng vì vách quá yếu. Gió cứ thản nhiên lùa vào những khoảng hở toang hoác, như vô tình không biết rằng cô trò đã đủ rét.
Gió vô tri, vô giác đã vô tình. Mong rằng chúng ta, những trái tim nóng ấm tình người, sẽ không lướt qua những mảnh đời khốn khó ấy mà không để lại chút hơi ấm của sự sẻ chia…
http://giaoduc.net.vn/Tam-long-Viet...uong-dung-tam-o-vung-nui-Quang-Ngai/124655.gd
Đến thăm Tây Trà, Quảng Ngãi, tận mắt chứng kiến điều kiện sống của người dân, tôi mới thật sự thấm đẫm nỗi khó khăn của dải đất ấy nhiều hơn ngàn lần những gì mình nghĩ, những gì vần thơ, câu hát vẫn tả…
Những điều trông thấy…
Tuy nhiên, Tây Trà không chỉ có những nhọc nhằn mưu sinh, mà còn có cả câu chuyện về tình yêu thương giữa khó nghèo đẹp như cổ tích. Đó là câu chuyện về gia đình 11 người của em Hồ Thị Khế, học sinh lớp 4, trường tiểu học Trà Xinh.
Trong căn nhà tuềnh toàng dựng tạm bằng tre, lợp lá tranh, mà thứ quý giá nhất có lẽ là những tấm giấy khen treo trang trọng trên vách của các con, mẹ em bộc bạch: “Mong các con cố gắng học giỏi, không có làm nghề lớn thì làm nghề nhỏ nhỏ thôi.”
Vừa nói chị vừa trìu mến hướng đến cả 9 đứa con mà có lẽ nếu chị không nói, chúng tôi sẽ không ai nhận ra trong số đó chỉ có 4 đứa do chị sinh ra, còn lại là 5 đứa cháu mà anh chị xem như con, khi bố mẹ của các em mất hết. Hai vợ chồng làm nông vất vả cũng không đủ ăn, vậy mà anh chị vẫn sẵn lòng mở rộng vòng tay đón nhận đàn cháu côi cút. Một tấm lòng đáng quý khiến chúng ta phải suy ngẫm…
Niềm an ủi lớn nhất của anh chị chính là các con chăm chỉ học hành. Đặc biệt là Khế, em học rất giỏi và được nhận học bổng Đèn Đom Đóm. Ngoài giờ học, cô bé lại lên rừng hái đót bán cho người làm chổi. Nguyên một buổi chiều lao động vất vả, đến khi đôi bàn tay trầy xướt, có lúc tươm máu vì gai đâm, em mới thu được vài nghìn tiền bán đót. Tối đến, Khế lại kê tập sách lên một chiếc vali cũ, khom lưng miệt mài học bài.
Trường cũng khổ như nhà
Khi đến thăm trường tiểu học Trà Xinh, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, tôi thầm hy vọng rằng sẽ được thấy Khế ngồi học trong một không gian thoải mái hơn so với ở nhà. Nào ngờ, chúng tôi như đi từ căn chòi lá này sang túp lều tranh khác.
|
Bàn ghế vốn đã cũ kỹ, lại quá cao so với các em |
Con đường ngoằn ngoèo ven sườn núi dẫn chúng tôi đến một gian nhà dựng rất tạm bợ bằng thân cây lồ ô và những tấm bạt nilon mong manh. Những thân cây lồ ô còn non được hái vội vã khiến phòng học vốn liêu xiêu lại càng mau hư hại, mối mọt. Mọi người lại phải xoay sở để sửa sang, chắp vá tạm bợ. Tất cả cũng chỉ vì không có kinh phí để xây trường cho kiên cố…
Trong lớp, vì bàn ghế quá cao, các em thơ phải đứng ngửa cổ, ghì sát mặt vào bàn mới viết được bài. Cô giáo phải ngồi nghiêng một bên vì bàn dạy học phải “kiêm” luôn nhiệm vụ kê bảng vì vách quá yếu. Gió cứ thản nhiên lùa vào những khoảng hở toang hoác, như vô tình không biết rằng cô trò đã đủ rét.
Gió vô tri, vô giác đã vô tình. Mong rằng chúng ta, những trái tim nóng ấm tình người, sẽ không lướt qua những mảnh đời khốn khó ấy mà không để lại chút hơi ấm của sự sẻ chia…
http://giaoduc.net.vn/Tam-long-Viet...uong-dung-tam-o-vung-nui-Quang-Ngai/124655.gd