Me Minh "meo"
Active Member
Việc sử dụng ngôn ngữ và vận động thể chất của trẻ em để liên lạc thông qua lời nói hay tạo các ý niệm trừu tượng cho chúng ta thấy một trong những nguy cơ rối loạn phát triển đầu tiên như tính tự kỷ có thể cản trở sự phát triển về mặt xã hội và nhận thức của trẻ.
Tính tự kỷ và tình trạng có liên quan với nó như rối loạn phát triển toàn diện là kết quả của những vấn đề về thần kinh đã tác động lên những vùng não nào đó.
Tính tự kỷ là một tình trạng mất khả năng phát triển đa phức gây ra khó khăn cho những người mắc phải khi giao tiếp với những người khác và thế giới xung quanh.
Tính tự kỷ thường xuất hiện trong suốt ba năm đầu, và vì những lý do mà chúng ta chưa hiểu được, khả năng các bé trai có tính tự kỷ cao hơn các bé gái gấp bốn lần. Ngày nay, hơn nửa triệu người Mỹ bị mắc chứng tự kỷ hoặc một số dạng rối loạn phát triển toàn diện.
Những tiến bộ gần đây trong việc nghiên cứu não bộ cho chúng ta thấy chính môi trường đã ảnh hưởng đến não bộ của trẻ thế nào và sự quan trọng của việc phòng tránh hiện tượng này. Vì não bộ hoạt động dựa trên cái nền mà các chuyên gia gọi là “sử dụng hay đánh mất”, thực ra can thiệp sớm có thể định hình được cho cấu trúc của não – vì thế ngay khi nhận thấy con mình có những dấu hiệu khác thường thì phải can thiệp, giúp bé ngay. Hãy tin tưởng vào chính bản năng của mình và nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo có thể xảy ra về việc chậm phát triển về mặt xã hội và nhận thức.
Từ 13 đến 18 tháng tuổi
- Không hé môi cười khi nhìn bạn.
- Ít phát âm, ít nói.
- Không nói được từ hay câu có nhiều chữ trong những lúc bi bô hay vui vẻ.
- Không thể hiện rõ sở thích.
- Không trả lời khi có người gọi tên mình.
- Không có phản ứng và không nhận ra những âm thanh quen thuộc như chuông điện thoại, giọng nói của bố…
- Không biểu lộ cử chỉ khi giao tiếp với người khác như vẫy tay tạm biệt ai.
- Không cho bạn biết những điều mà bé muốn cũng như những điều không muốn.
- Không chơi được các trò chơi xã hội với bạn bè như chơi đồ hàng.
- Không bắt chước bất cứ hành động nào và cũng không nói hoặc hát theo ai cả.
- Không chơi nhiều thứ đồ chơi như hình khối, sách vở, búp bê, xe hơi …
Từ 19 đến 24 tháng tuổi
- Không phản ứng và không phối hợp với những người cùng chơi với bé (chỉ cho thấy, trao nhận, chờ đợi phản ứng … ).
- Không nhận ra được hình ảnh của những vật, những người quen thuộc.
- Không chơi những trò chơi giả vờ như nuôi búp bê, cho thú vật ăn, tưới cây …
Từ 25 đến 30 tháng tuổi
- Không chịu nghe đọc những truyện có hình ảnh.
- Không nêu tên những đồ vật trong tranh.
- Không làm theo những hướng dẫn cơ bản được.
Từ 30 đến 36 tháng tuổi
- Không chịu thuật lại hay kể lại những sự kiện vừa trải qua.
- Không biểu lộ tình trạng thể chất của mình như đang bị đau hay đói bụng.
- Không làm theo được những hướng dẫn gồm 2 hoặc 3 hướng dẫn nhỏ.
- Không chơi bằng những vật có tính biểu tượng như dùng quả chuối để làm điện thoại hoặc hình khối làm xe hơi.
- Không tập trung chú ý được những hoạt động đặc biệt tối thiểu 10 phút...
Tính tự kỷ và tình trạng có liên quan với nó như rối loạn phát triển toàn diện là kết quả của những vấn đề về thần kinh đã tác động lên những vùng não nào đó.
Tính tự kỷ là một tình trạng mất khả năng phát triển đa phức gây ra khó khăn cho những người mắc phải khi giao tiếp với những người khác và thế giới xung quanh.
Tính tự kỷ thường xuất hiện trong suốt ba năm đầu, và vì những lý do mà chúng ta chưa hiểu được, khả năng các bé trai có tính tự kỷ cao hơn các bé gái gấp bốn lần. Ngày nay, hơn nửa triệu người Mỹ bị mắc chứng tự kỷ hoặc một số dạng rối loạn phát triển toàn diện.
Những tiến bộ gần đây trong việc nghiên cứu não bộ cho chúng ta thấy chính môi trường đã ảnh hưởng đến não bộ của trẻ thế nào và sự quan trọng của việc phòng tránh hiện tượng này. Vì não bộ hoạt động dựa trên cái nền mà các chuyên gia gọi là “sử dụng hay đánh mất”, thực ra can thiệp sớm có thể định hình được cho cấu trúc của não – vì thế ngay khi nhận thấy con mình có những dấu hiệu khác thường thì phải can thiệp, giúp bé ngay. Hãy tin tưởng vào chính bản năng của mình và nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo có thể xảy ra về việc chậm phát triển về mặt xã hội và nhận thức.
Từ 13 đến 18 tháng tuổi
- Không hé môi cười khi nhìn bạn.
- Ít phát âm, ít nói.
- Không nói được từ hay câu có nhiều chữ trong những lúc bi bô hay vui vẻ.
- Không thể hiện rõ sở thích.
- Không trả lời khi có người gọi tên mình.
- Không có phản ứng và không nhận ra những âm thanh quen thuộc như chuông điện thoại, giọng nói của bố…
- Không biểu lộ cử chỉ khi giao tiếp với người khác như vẫy tay tạm biệt ai.
- Không cho bạn biết những điều mà bé muốn cũng như những điều không muốn.
- Không chơi được các trò chơi xã hội với bạn bè như chơi đồ hàng.
- Không bắt chước bất cứ hành động nào và cũng không nói hoặc hát theo ai cả.
- Không chơi nhiều thứ đồ chơi như hình khối, sách vở, búp bê, xe hơi …
Từ 19 đến 24 tháng tuổi
- Không phản ứng và không phối hợp với những người cùng chơi với bé (chỉ cho thấy, trao nhận, chờ đợi phản ứng … ).
- Không nhận ra được hình ảnh của những vật, những người quen thuộc.
- Không chơi những trò chơi giả vờ như nuôi búp bê, cho thú vật ăn, tưới cây …
Từ 25 đến 30 tháng tuổi
- Không chịu nghe đọc những truyện có hình ảnh.
- Không nêu tên những đồ vật trong tranh.
- Không làm theo những hướng dẫn cơ bản được.
Từ 30 đến 36 tháng tuổi
- Không chịu thuật lại hay kể lại những sự kiện vừa trải qua.
- Không biểu lộ tình trạng thể chất của mình như đang bị đau hay đói bụng.
- Không làm theo được những hướng dẫn gồm 2 hoặc 3 hướng dẫn nhỏ.
- Không chơi bằng những vật có tính biểu tượng như dùng quả chuối để làm điện thoại hoặc hình khối làm xe hơi.
- Không tập trung chú ý được những hoạt động đặc biệt tối thiểu 10 phút...