metyruoi
Active Member
Nhìn thằng bé vừa nấc vừa run run đứng nép vào tường, anh thương con vô cùng. Lần này nhất định anh phải nói chuyện dứt điểm với vợ về cách dạy con.
Vừa đi làm về, thấy con mếu máo khóc ở cửa là anh Thanh biết ngay con trai lại bị mẹ mắng và đuổi đi, không nuôi. Nói vợ bao nhiêu lần là không được dọa con kiểu đó mà vợ anh đâu có nghe, lần nào cũng làm thằng bé khóc đến cạn nước mắt, không còn ra hơi nữa mới cho vào nhà.
Nhìn thằng bé vừa nấc vừa run run đứng nép vào tường, anh thương con vô cùng. Lần này nhất định anh phải nói chuyện dứt điểm với vợ về cách dạy con.
Chị nhà anh Thắng vốn là cán bộ trong ngành quân đội, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật nghiêm minh. Ngay từ khi cu Bon mới sinh, chị đã bảo sẽ sớm cho con vào “quân đội” hay sẽ dùng “kỉ luật thép” để dạy con. Mỗi lần nghe vợ nói vậy, anh Thắng chỉ cười vì nghĩ rằng mẹ nào chẳng xót con, rồi thì chẳng dám đánh con đến 2 roi đâu, hoặc có dùng “kỉ luật thép” đi chăng nữa thì cũng phải đợi đến khi con 5, 6 tuổi mới dạy, chứ bé quá biết gì mà dạy.
Ấy thế mà anh nhầm to. Ngay từ khi cu Bon có vẻ nhận thức được những gì bố mẹ nói là chị thực hành những gì đã nói ngay. Con không ăn, mẹ cho nhịn. Con khóc mẹ để đấy cho khóc chán thì nín. Con không nghe lời bố mẹ, mẹ đánh đòn. Con nói dối, tự đánh vào miệng. Con tè dầm, tét vào mông… Đặc biệt, vợ anh còn có chiêu dọa làm con sợ chết khiếp. Đó là cứ mỗi lần nói mà con không nghe là mẹ lại dọa đuổi đi, không nuôi. Con ăn nôn ra, mẹ quát mắng rồi đuổi ra ngoài để đóng cửa lại. Con chơi đùa ầm ĩ, mẹ nhắc không nghe, mẹ đuổi đi, bảo không nuôi nữa,…
Cu Bon từ bé đã quen với những hình phạt của mẹ. Cứ mỗi lần mắc lỗi đơn thuần là nó biết ngay sẽ bị phạt như thế nào. Thế nên cu cậu cũng sớm tỏ ra là người có ý thức. Nói như vậy có nghĩa là các hình phạt của vợ anh cũng có tác dụng chứ không phải vô dụng hoàn toàn. Anh Thanh cũng không phản đối. Thế nhưng riêng cái trò đuổi con đi, đuổi con ra đường để đóng cửa lại và không nuôi nữa là anh Thắng không tán thành.
Anh luôn nói với vợ rằng, con còn nhỏ, mới có 2 tuổi thôi, tâm lý con còn rất ngây ngô và nhạy cảm. Từ nhỏ con được sống trong vòng tay yêu thương bao bọc của cha mẹ. Nay cứ động một chút là mẹ đuổi đi, mẹ không yêu, mẹ không nuôi… nó khiến con có cảm giác bị tủi thân, như bị bố mẹ bỏ rơi, bị bố mẹ ghét bỏ… Liên tục làm như vậy sẽ khiến con không còn cảm thấy gần gũi với bố mẹ nữa, thay vào đó chỉ là sợ sệt, canh chừng mà thôi. Con cũng không được thoải mái thể hiện mình trong các hoạt động, con chỉ được hành động theo những gì bố mẹ muốn và không dám làm điều mà bố mẹ không thích. Làm như vậy, vô tình cha mẹ tạo một cái khuôn và bắt con nhất nhất phải tuân theo cái khuôn đó mà không cần biết con có sáng tạo gì hay không. Về lâu dài con sẽ mất đi tính tự tin và độc lập…
Nói bao nhiêu vậy nhưng vợ anh không hề biến chuyển. Vợ anh bảo, dạy con phải “dạy từ thuở còn thơ”, cũng giống như cái cây cần uốn từ lúc còn non.
Nhưng có điều ở đây là, nếu nhất nhất uốn cái cây theo ý mình mà không cần quan tâm nếu uốn cái cành này theo hướng này thì có thể sẽ khiến cây không thể phát triển thêm được nữa… và mãi mãi cái cây đó chỉ có 1 cái dáng đó từ năm này qua năm khác mặc cho các cái cây cùng loại khác lại được uốn theo những cách hữu ích hơn. Con người cũng vậy, mỗi người có những năng khiếu cách sự thể hiện khác nhau. Nếu chỉ vì con làm trái ý cha mẹ mà bị cha mẹ đuổi đi, không yêu thì vô tình khiến con có cảm giác cô lập, tủi thân và tự kỉ. Sau này lớn hơn còn dẫn đến một loạt các rắc rối khác.
Quan sát con dạo này anh Thắng cũng thấy con trai buồn hơn, ít vui vẻ hay nói cười như trước, hay lầm lũi chơi một mình và đặc biệt cứ thấy bố mẹ hỏi gì là sợ rúm lại. Anh biết, con trở nên như vậy là bởi thời gian gần đây mẹ Bon bị áp lực công việc nên tần suất Bon hư bị mẹ đuổi đi cũng tăng lên liên tục.
Lần này nhất định anh sẽ nói chuyện rõ ràng và triệt để với vợ về chuyện này.
Vừa đi làm về, thấy con mếu máo khóc ở cửa là anh Thanh biết ngay con trai lại bị mẹ mắng và đuổi đi, không nuôi. Nói vợ bao nhiêu lần là không được dọa con kiểu đó mà vợ anh đâu có nghe, lần nào cũng làm thằng bé khóc đến cạn nước mắt, không còn ra hơi nữa mới cho vào nhà.
Nhìn thằng bé vừa nấc vừa run run đứng nép vào tường, anh thương con vô cùng. Lần này nhất định anh phải nói chuyện dứt điểm với vợ về cách dạy con.
Chị nhà anh Thắng vốn là cán bộ trong ngành quân đội, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật nghiêm minh. Ngay từ khi cu Bon mới sinh, chị đã bảo sẽ sớm cho con vào “quân đội” hay sẽ dùng “kỉ luật thép” để dạy con. Mỗi lần nghe vợ nói vậy, anh Thắng chỉ cười vì nghĩ rằng mẹ nào chẳng xót con, rồi thì chẳng dám đánh con đến 2 roi đâu, hoặc có dùng “kỉ luật thép” đi chăng nữa thì cũng phải đợi đến khi con 5, 6 tuổi mới dạy, chứ bé quá biết gì mà dạy.
Ấy thế mà anh nhầm to. Ngay từ khi cu Bon có vẻ nhận thức được những gì bố mẹ nói là chị thực hành những gì đã nói ngay. Con không ăn, mẹ cho nhịn. Con khóc mẹ để đấy cho khóc chán thì nín. Con không nghe lời bố mẹ, mẹ đánh đòn. Con nói dối, tự đánh vào miệng. Con tè dầm, tét vào mông… Đặc biệt, vợ anh còn có chiêu dọa làm con sợ chết khiếp. Đó là cứ mỗi lần nói mà con không nghe là mẹ lại dọa đuổi đi, không nuôi. Con ăn nôn ra, mẹ quát mắng rồi đuổi ra ngoài để đóng cửa lại. Con chơi đùa ầm ĩ, mẹ nhắc không nghe, mẹ đuổi đi, bảo không nuôi nữa,…
Cu Bon từ bé đã quen với những hình phạt của mẹ. Cứ mỗi lần mắc lỗi đơn thuần là nó biết ngay sẽ bị phạt như thế nào. Thế nên cu cậu cũng sớm tỏ ra là người có ý thức. Nói như vậy có nghĩa là các hình phạt của vợ anh cũng có tác dụng chứ không phải vô dụng hoàn toàn. Anh Thanh cũng không phản đối. Thế nhưng riêng cái trò đuổi con đi, đuổi con ra đường để đóng cửa lại và không nuôi nữa là anh Thắng không tán thành.
Anh luôn nói với vợ rằng, con còn nhỏ, mới có 2 tuổi thôi, tâm lý con còn rất ngây ngô và nhạy cảm. Từ nhỏ con được sống trong vòng tay yêu thương bao bọc của cha mẹ. Nay cứ động một chút là mẹ đuổi đi, mẹ không yêu, mẹ không nuôi… nó khiến con có cảm giác bị tủi thân, như bị bố mẹ bỏ rơi, bị bố mẹ ghét bỏ… Liên tục làm như vậy sẽ khiến con không còn cảm thấy gần gũi với bố mẹ nữa, thay vào đó chỉ là sợ sệt, canh chừng mà thôi. Con cũng không được thoải mái thể hiện mình trong các hoạt động, con chỉ được hành động theo những gì bố mẹ muốn và không dám làm điều mà bố mẹ không thích. Làm như vậy, vô tình cha mẹ tạo một cái khuôn và bắt con nhất nhất phải tuân theo cái khuôn đó mà không cần biết con có sáng tạo gì hay không. Về lâu dài con sẽ mất đi tính tự tin và độc lập…
Nói bao nhiêu vậy nhưng vợ anh không hề biến chuyển. Vợ anh bảo, dạy con phải “dạy từ thuở còn thơ”, cũng giống như cái cây cần uốn từ lúc còn non.
Nhưng có điều ở đây là, nếu nhất nhất uốn cái cây theo ý mình mà không cần quan tâm nếu uốn cái cành này theo hướng này thì có thể sẽ khiến cây không thể phát triển thêm được nữa… và mãi mãi cái cây đó chỉ có 1 cái dáng đó từ năm này qua năm khác mặc cho các cái cây cùng loại khác lại được uốn theo những cách hữu ích hơn. Con người cũng vậy, mỗi người có những năng khiếu cách sự thể hiện khác nhau. Nếu chỉ vì con làm trái ý cha mẹ mà bị cha mẹ đuổi đi, không yêu thì vô tình khiến con có cảm giác cô lập, tủi thân và tự kỉ. Sau này lớn hơn còn dẫn đến một loạt các rắc rối khác.
Quan sát con dạo này anh Thắng cũng thấy con trai buồn hơn, ít vui vẻ hay nói cười như trước, hay lầm lũi chơi một mình và đặc biệt cứ thấy bố mẹ hỏi gì là sợ rúm lại. Anh biết, con trở nên như vậy là bởi thời gian gần đây mẹ Bon bị áp lực công việc nên tần suất Bon hư bị mẹ đuổi đi cũng tăng lên liên tục.
Lần này nhất định anh sẽ nói chuyện rõ ràng và triệt để với vợ về chuyện này.
Theo Afamily