ALnML
Super Moderator
[h=1]Dạy con hiểu sự công bằng[/h]
- Vợ chồng tôi có bốn đứa con, ba gái và một trai. Đứa con trai độc nhất có hai lợi thế trong nhà: là út, là kẻ “nối dõi tông đường” (theo quan niệm của người xưa). Năm nay mười một tuổi đang học lớp 7, tư chất khá thông minh.
Nhiều người khách mới tới nhà lần đầu gặp cháu, ai cũng cho rằng “cậu ấm” này chắc phải được chúng tôi nuông chiều lắm!
Bản thân con trai của tôi cũng biết địa vị quan trọng của nó trong nhà nên đã từng có tư tưởng cậy quyền, ỷ lại và lên mặt hống hách với các chị. Nguyên nhân dẫn đến hành vi ấy do vì là con út nên từ nhỏ đã được bố mẹ, các chị và họ hàng nội ngoại dành cho nhiều ưu ái, được quan tâm hơn.
Khi học đến lớp 4, có lẽ do ảnh hưởng từ phim ảnh, hoặc do ai đó gợi ý nên cháu đã có nhận thức về quyền sở hữu tài sản, tự khẳng định với các chị: “Sau này căn nhà và tất cả đồ đạc của bố mẹ sẽ thuộc về em”.
Vài lần nghe con trai nói về điều ấy, tôi manh nha cảm thấy vết rạn nứt tình chị em bắt đầu chớm nở. Nếu không kịp thời chấn chỉnh suy nghĩ sai lệch này giúp con, thì chắc chắn vợ chồng tôi sẽ phải ôm hận lúc về già và nếu có chết đi cũng không được yên nghỉ nơi cửu tuyền.
Bài học anh chị em ruột thịt tranh chấp tài sản sau khi cha mẹ qua đời dẫn đến kiện cáo, chém giết lẫn nhau vẫn xuất hiện nhan nhản trên mặt báo, quá sức đau lòng khi kết cấu nền tảng gia đình bị đổ vỡ thảm hại. Tất cả chỉ vì lòng tham, tính ích kỷ của con người, cộng với sai lầm trong dạy dỗ mà ra.
Thế là chúng tôi thống nhất cách dạy con với chủ trương lấy sự “công bằng” làm nền tảng.
Việc đầu tiên phải thực hiện là phá vỡ tư tưởng độc chiếm của cải, tôi đã xác định nhiều lần trước mặt các con:
“Căn nhà này và những gì có trong đó hiện tại là của bốn chị em, không một ai tự cho mình có quyền được hưởng riêng khi bố mẹ chưa cho phép. Ai chịu khó làm việc phụ giúp bố mẹ, thì người đó sẽ được nhiều quyền lợi hơn, ai không lao động thì chẳng hề có thứ gì”.
Để con cảm nghiệm, chúng tôi phân chia việc nhà cho cả bốn đứa. Lớn thì việc nặng, nhỏ thì việc nhẹ, phải chung tay góp sức làm cho tổ ấm luôn sạch sẽ trong ngoài, khang trang, ngăn nắp.
Với con trai, có nhiệm vụ phải thường xuyên quét nhà (dù sau đó chị phải quét lại). Khi rảnh rỗi làm việc nhà lặt vặt (sửa điện, nước, đồ dùng hư hỏng) tôi thường kêu con ra phụ. Mục đích là để rèn luyện kỹ năng sống, trang bị những kiến thức căn bản để mai sau lớn lên nên người đa dụng. Nhưng chủ tâm quan trọng nhất chính là để con hiểu rõ lợi ích của việc lao động, muốn có vật chất để hưởng thụ thì tự mình phải nỗ lực làm việc.
Từ kinh nghiệm dạy con, tôi nhận ra sỡ dĩ có sự tranh chấp quyền lợi trong gia đình căn cớ là do cha mẹ thiếu sự công bằng.
Cách cư xử thiên tư thiên vị, đứa thương đứa ghét và thiếu sự gần gũi để thấu hiểu tâm trạng con nên đã để hạt mầm ganh tị lớn thành cây.
Trong bản ngã mỗi con người, ai cũng muốn có trong tay thật nhiều vinh hoa phú quý, giàu sang sung túc của cải. Đó là động lực để lao động sáng tạo phát triển, giúp xã hội đi lên. Nhưng đó cũng chính là đại họa nếu người ấy không được giáo dục lòng quảng đại và tâm hồn biết sớt chia ngay từ khi còn thơ ấu.
Tôi luôn dõi mắt, mở tai, hướng lòng về con cái để kịp thời can thiệp, giải quyết những khiếu nại… Nhờ vậy, các con đã biết điểm dừng của mình.
Tôi tin với sự mở lòng giữa mọi thành viên trong gia đình, với cách dạy dỗ này về sau sẽ không phải mệt óc nghe lời than van so bì hơn thiệt nơi con cái.
Câu nói mà tôi tâm đắc nhất trong việc giải quyết quyền lợi nơi con cái là: “Công bằng không có nghĩa là cào bằng”. Quả là như thế, nếu ai cũng hiểu được chân lý này, thì gia đình và xã hội chẳng hề có chiến tranh.
|
Chúng tôi thống nhất cách dạy con với chủ trương lấy sự “công bằng” làm nền tảng |
Nhiều người khách mới tới nhà lần đầu gặp cháu, ai cũng cho rằng “cậu ấm” này chắc phải được chúng tôi nuông chiều lắm!
Bản thân con trai của tôi cũng biết địa vị quan trọng của nó trong nhà nên đã từng có tư tưởng cậy quyền, ỷ lại và lên mặt hống hách với các chị. Nguyên nhân dẫn đến hành vi ấy do vì là con út nên từ nhỏ đã được bố mẹ, các chị và họ hàng nội ngoại dành cho nhiều ưu ái, được quan tâm hơn.
Khi học đến lớp 4, có lẽ do ảnh hưởng từ phim ảnh, hoặc do ai đó gợi ý nên cháu đã có nhận thức về quyền sở hữu tài sản, tự khẳng định với các chị: “Sau này căn nhà và tất cả đồ đạc của bố mẹ sẽ thuộc về em”.
Vài lần nghe con trai nói về điều ấy, tôi manh nha cảm thấy vết rạn nứt tình chị em bắt đầu chớm nở. Nếu không kịp thời chấn chỉnh suy nghĩ sai lệch này giúp con, thì chắc chắn vợ chồng tôi sẽ phải ôm hận lúc về già và nếu có chết đi cũng không được yên nghỉ nơi cửu tuyền.
Bài học anh chị em ruột thịt tranh chấp tài sản sau khi cha mẹ qua đời dẫn đến kiện cáo, chém giết lẫn nhau vẫn xuất hiện nhan nhản trên mặt báo, quá sức đau lòng khi kết cấu nền tảng gia đình bị đổ vỡ thảm hại. Tất cả chỉ vì lòng tham, tính ích kỷ của con người, cộng với sai lầm trong dạy dỗ mà ra.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC Chuyện mẹ Việt ở Úc nuôi con không phải hát ru Cha mẹ hào hứng tham gia diễn đàn dạy con Mẹ Việt ở Pháp chia sẻ cách dạy con sống tự lập Vì sao trẻ em Nhật giỏi như vậy? |
Thế là chúng tôi thống nhất cách dạy con với chủ trương lấy sự “công bằng” làm nền tảng.
Việc đầu tiên phải thực hiện là phá vỡ tư tưởng độc chiếm của cải, tôi đã xác định nhiều lần trước mặt các con:
“Căn nhà này và những gì có trong đó hiện tại là của bốn chị em, không một ai tự cho mình có quyền được hưởng riêng khi bố mẹ chưa cho phép. Ai chịu khó làm việc phụ giúp bố mẹ, thì người đó sẽ được nhiều quyền lợi hơn, ai không lao động thì chẳng hề có thứ gì”.
Để con cảm nghiệm, chúng tôi phân chia việc nhà cho cả bốn đứa. Lớn thì việc nặng, nhỏ thì việc nhẹ, phải chung tay góp sức làm cho tổ ấm luôn sạch sẽ trong ngoài, khang trang, ngăn nắp.
Với con trai, có nhiệm vụ phải thường xuyên quét nhà (dù sau đó chị phải quét lại). Khi rảnh rỗi làm việc nhà lặt vặt (sửa điện, nước, đồ dùng hư hỏng) tôi thường kêu con ra phụ. Mục đích là để rèn luyện kỹ năng sống, trang bị những kiến thức căn bản để mai sau lớn lên nên người đa dụng. Nhưng chủ tâm quan trọng nhất chính là để con hiểu rõ lợi ích của việc lao động, muốn có vật chất để hưởng thụ thì tự mình phải nỗ lực làm việc.
Từ kinh nghiệm dạy con, tôi nhận ra sỡ dĩ có sự tranh chấp quyền lợi trong gia đình căn cớ là do cha mẹ thiếu sự công bằng.
Cách cư xử thiên tư thiên vị, đứa thương đứa ghét và thiếu sự gần gũi để thấu hiểu tâm trạng con nên đã để hạt mầm ganh tị lớn thành cây.
Trong bản ngã mỗi con người, ai cũng muốn có trong tay thật nhiều vinh hoa phú quý, giàu sang sung túc của cải. Đó là động lực để lao động sáng tạo phát triển, giúp xã hội đi lên. Nhưng đó cũng chính là đại họa nếu người ấy không được giáo dục lòng quảng đại và tâm hồn biết sớt chia ngay từ khi còn thơ ấu.
Tôi luôn dõi mắt, mở tai, hướng lòng về con cái để kịp thời can thiệp, giải quyết những khiếu nại… Nhờ vậy, các con đã biết điểm dừng của mình.
Tôi tin với sự mở lòng giữa mọi thành viên trong gia đình, với cách dạy dỗ này về sau sẽ không phải mệt óc nghe lời than van so bì hơn thiệt nơi con cái.
Câu nói mà tôi tâm đắc nhất trong việc giải quyết quyền lợi nơi con cái là: “Công bằng không có nghĩa là cào bằng”. Quả là như thế, nếu ai cũng hiểu được chân lý này, thì gia đình và xã hội chẳng hề có chiến tranh.
- Sơn Khê