ALnML
Super Moderator
Dạy con nói "Không!" - Phần 1
(Webtretho) Bậc làm cha làm mẹ nào cũng vậy, ai cũng mong con mình khôn lớn nên người giỏi giang, bản lĩnh. Ta cố gắng bảo vệ con thật tốt trong khả năng của mình. Nhưng cho con con cá đâu bằng cho con cần câu, thế giới có biết bao điều biến đổi, bao cám dỗ không ngờ … Phải làm sao để giúp con có thể tự đương đầu với những cám dỗ ấy?
Mỗi ngày trôi qua, ta đều mong con mình sẽ có thể vững vàng khi đối mặt với những tình huống “nguy hiểm” – dù là liên quan đến ma túy, rượu chè, hay những trang web đen. Ta cầu mong phản ứng đầu tiên của con sẽ là một chữ “KHÔNG!” dõng dạc.
Nói thì nói vậy, nhưng làm đâu có đơn giản chút nào. Khi hình dung những tình huống nói-không-đi-con ấy, ta thường tưởng tượng đến cảnh một tên côn đồ đang gạ gẫm con mua một món hàng cấm và con cương quyết gạt đi. Ta thường không nghĩ rằng đối tượng mà con phải nói lời từ chối nhiều nhất chính là những cô bé, cậu bé khác cùng chơi với con. Thật ra, ở lứa tuổi đang lớn này, áp lực lớn nhất của con đến từ những người bạn. Áp lực ấy không thể hiện hiển nhiên như việc ai đó dúi bia vào tay con bạn; và áp lực không chỉ đến từ những đứa bị cho là trẻ hư.
Hãy giúp con hiểu rằng bạn bè có thể là "cả thế giới"... (Ảnh: Inmagine)
Theo Tiến sĩ Richard R. Clayton, phó trưởng Khoa Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng tại đại học Kentucky, một trong những nguyên nhân đó là do khu vực não dùng để đưa ra những quyết định quan trọng sẽ không được hình thành hoàn toàn và đầy đủ cho đến tuổi 20. Không có nhiều đứa trẻ có đủ kỹ năng điều tiết cảm xúc của mình như người lớn chúng ta mong muốn. Vậy nên khi ai đó yêu cầu con bạn thực hiện một nhiệm vụ hay trả lời những câu hỏi kiểm tra thì nhiều khả năng bé sẽ rơi ngay vào tình huống cảm xúc cao đấy.
Thêm vào đó, các bậc cha mẹ cũng thường đánh giá thấp cường độ và mức độ của áp lực từ bạn bè của con. Kết quả từ các cuộc khảo sát và thăm dò cho thấy việc “đối phó” với bạn bè là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng thẳng cho lứa tuổi thiếu niên này. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, con phải cân nhắc tình huống, quyết định xem có muốn nói “không” hay không, và sau đó, khó nhất, tiếp tục phải quyết định nói như nào để không làm sứt mẻ tình bạn.
Bố mẹ hãy giúp bằng cách cung cấp cho con một kho các chiến thuật nói “Không!” mạnh mẽ chống lại được áp lực nhé.
Dạy con: Xác định mình là mình!
Trẻ con, mà đặc biệt là cái lứa nhỡ nhỡ này, có một khuynh hướng mạnh mẽ là “từ bỏ” cá nhân, mong muốn mình là một phần của nhóm và suy nghĩ theo nhóm. Giải thích cho con hiểu rằng bằng cách suy nghĩ về bản thân như một cá nhân độc lập, con sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong việc thoát khỏi những tình huống khó xử. Chẳng hạn như khi nhóm bạn của con hút thuốc, và bé biết rằng đó là một việc hoàn toàn không nên làm, bé có thể mạnh dạn nói, “Tớ không hút đâu vì tớ không thích như thế, tớ về trước đây.”
... nhưng con chính là con, với những quyết định riêng của mình. (Ảnh: Inmagine)
Đó hẳn là điều bạn mong muốn, phải không nào? Và vì bé không tỏ ra tự mãn, khôn ngoan hơn bạn mình, tình bạn của con cũng sẽ không bị ảnh hưởng – đó là điều mà con mong muốn.
Dạy con: Cân nhắc các lựa chọn.
Trẻ con lúc nào cũng được “mời gọi, rủ rê” làm những thứ mà nhiều trong số đó dường như vô hại với chúng. Tuy nhiên, hãy giúp con tập cân nhắc thiệt hơn trước khi hành động. Chẳng hạn như: Để cho cậu bạn Đẹp Trai Nổi Tiếng Cả Trường copy bài thì có gì hay? (Chẳng có gì hay cả. Con cũng sẽ không vì thế mà “được” cậu ta chọn làm bạn thân.) Còn có hại gì? (Nhiều lắm. Con có thể bị bắt quả tang, bị phạt, bố mẹ nổi giận… Nếu không thì con cũng sẽ tiếp tục phải cho anh chàng này chép bài, thậm chí cả bạn bè của chàng ta nữa.)
Dạy con: Đổ thừa cho mẹ.
Trẻ con luôn có thể nói “Không được đâu, mẹ tớ phạt đấy!” khi bé cần từ chối trước sức ép của bạn bè. Điều đó hoàn toàn là sự thật. Nhưng thế cũng có nghĩa là bố mẹ phải nói cho con hiểu, sớm và thường xuyên, về các quy tắc cũng như hậu quả xảy ra khi bé vi phạm những quy tắc ấy – cả những hậu quả gần và dễ hiểu nhất (bị phạt) và những hậu quả xa xôi mà có thể bé chưa hiểu ngay được (như ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai…) Biết được trước những điều này sẽ giúp con bạn dễ “sống lành mạnh” hơn nhiều đấy.
(Còn tiếp)
Nguồn: Webtretho (tổng hợp) / Theo Familycircle.com
(Webtretho) Bậc làm cha làm mẹ nào cũng vậy, ai cũng mong con mình khôn lớn nên người giỏi giang, bản lĩnh. Ta cố gắng bảo vệ con thật tốt trong khả năng của mình. Nhưng cho con con cá đâu bằng cho con cần câu, thế giới có biết bao điều biến đổi, bao cám dỗ không ngờ … Phải làm sao để giúp con có thể tự đương đầu với những cám dỗ ấy?
Mỗi ngày trôi qua, ta đều mong con mình sẽ có thể vững vàng khi đối mặt với những tình huống “nguy hiểm” – dù là liên quan đến ma túy, rượu chè, hay những trang web đen. Ta cầu mong phản ứng đầu tiên của con sẽ là một chữ “KHÔNG!” dõng dạc.
Nói thì nói vậy, nhưng làm đâu có đơn giản chút nào. Khi hình dung những tình huống nói-không-đi-con ấy, ta thường tưởng tượng đến cảnh một tên côn đồ đang gạ gẫm con mua một món hàng cấm và con cương quyết gạt đi. Ta thường không nghĩ rằng đối tượng mà con phải nói lời từ chối nhiều nhất chính là những cô bé, cậu bé khác cùng chơi với con. Thật ra, ở lứa tuổi đang lớn này, áp lực lớn nhất của con đến từ những người bạn. Áp lực ấy không thể hiện hiển nhiên như việc ai đó dúi bia vào tay con bạn; và áp lực không chỉ đến từ những đứa bị cho là trẻ hư.
Theo Tiến sĩ Richard R. Clayton, phó trưởng Khoa Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng tại đại học Kentucky, một trong những nguyên nhân đó là do khu vực não dùng để đưa ra những quyết định quan trọng sẽ không được hình thành hoàn toàn và đầy đủ cho đến tuổi 20. Không có nhiều đứa trẻ có đủ kỹ năng điều tiết cảm xúc của mình như người lớn chúng ta mong muốn. Vậy nên khi ai đó yêu cầu con bạn thực hiện một nhiệm vụ hay trả lời những câu hỏi kiểm tra thì nhiều khả năng bé sẽ rơi ngay vào tình huống cảm xúc cao đấy.
Thêm vào đó, các bậc cha mẹ cũng thường đánh giá thấp cường độ và mức độ của áp lực từ bạn bè của con. Kết quả từ các cuộc khảo sát và thăm dò cho thấy việc “đối phó” với bạn bè là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng thẳng cho lứa tuổi thiếu niên này. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, con phải cân nhắc tình huống, quyết định xem có muốn nói “không” hay không, và sau đó, khó nhất, tiếp tục phải quyết định nói như nào để không làm sứt mẻ tình bạn.
Bố mẹ hãy giúp bằng cách cung cấp cho con một kho các chiến thuật nói “Không!” mạnh mẽ chống lại được áp lực nhé.
Dạy con: Xác định mình là mình!
Trẻ con, mà đặc biệt là cái lứa nhỡ nhỡ này, có một khuynh hướng mạnh mẽ là “từ bỏ” cá nhân, mong muốn mình là một phần của nhóm và suy nghĩ theo nhóm. Giải thích cho con hiểu rằng bằng cách suy nghĩ về bản thân như một cá nhân độc lập, con sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong việc thoát khỏi những tình huống khó xử. Chẳng hạn như khi nhóm bạn của con hút thuốc, và bé biết rằng đó là một việc hoàn toàn không nên làm, bé có thể mạnh dạn nói, “Tớ không hút đâu vì tớ không thích như thế, tớ về trước đây.”
Đó hẳn là điều bạn mong muốn, phải không nào? Và vì bé không tỏ ra tự mãn, khôn ngoan hơn bạn mình, tình bạn của con cũng sẽ không bị ảnh hưởng – đó là điều mà con mong muốn.
Dạy con: Cân nhắc các lựa chọn.
Trẻ con lúc nào cũng được “mời gọi, rủ rê” làm những thứ mà nhiều trong số đó dường như vô hại với chúng. Tuy nhiên, hãy giúp con tập cân nhắc thiệt hơn trước khi hành động. Chẳng hạn như: Để cho cậu bạn Đẹp Trai Nổi Tiếng Cả Trường copy bài thì có gì hay? (Chẳng có gì hay cả. Con cũng sẽ không vì thế mà “được” cậu ta chọn làm bạn thân.) Còn có hại gì? (Nhiều lắm. Con có thể bị bắt quả tang, bị phạt, bố mẹ nổi giận… Nếu không thì con cũng sẽ tiếp tục phải cho anh chàng này chép bài, thậm chí cả bạn bè của chàng ta nữa.)
Dạy con: Đổ thừa cho mẹ.
Trẻ con luôn có thể nói “Không được đâu, mẹ tớ phạt đấy!” khi bé cần từ chối trước sức ép của bạn bè. Điều đó hoàn toàn là sự thật. Nhưng thế cũng có nghĩa là bố mẹ phải nói cho con hiểu, sớm và thường xuyên, về các quy tắc cũng như hậu quả xảy ra khi bé vi phạm những quy tắc ấy – cả những hậu quả gần và dễ hiểu nhất (bị phạt) và những hậu quả xa xôi mà có thể bé chưa hiểu ngay được (như ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai…) Biết được trước những điều này sẽ giúp con bạn dễ “sống lành mạnh” hơn nhiều đấy.
(Còn tiếp)
Nguồn: Webtretho (tổng hợp) / Theo Familycircle.com