Me Minh "meo"
Active Member
Để con bạn có cách ứng xử đúng mực với người giúp việc, bạn cần có những định hướng hành vi cho con một cách hợp lý.
Do công việc bận rộn, chị Hòa (Quận Hai Bà Trưng, Hà nội) phải thuê chị Lập phụ giúp công việc nhà và chăm sóc đứa con gái năm tuổi. Một hôm, khi chị vừa đi làm về, tranh thủ vào bếp cùng người giúp việc chuẩn bị bữa tối thì cô con gái đi học về, luôn mồm kêu nóng và bắt cô giúp việc bật một lúc hai cái quạt. Cô Lập nhỏ nhẹ: “Không được đâu cháu ạ! Bật nhiều quạt sẽ ốm đấy, cháu chịu khó ngồi nghỉ một tý nhé là đỡ nóng ngay”. Chỉ có thế, cô con gái chị đã gào lên: “Làm ngay! Bố mẹ cháu trả tiền để bác phục vụ cháu thế hả?” trước sự ngỡ ngàng của cô Lập và sự hổ thẹn không thể tả thành lời của chị.
Còn ở nhà chị Lan, cả hai vợ chồng đều đi làm bận tối mắt tối mũi từ thứ hai đến thứ bảy nên vợ chồng chị thuê người giúp việc từ khi bé Bi lên ba tuổi. Vốn quen có người giúp việc nên Bi sinh ra lười biếng, chẳng muốn động chân động tay vào bất cứ việc gì. Ngay cả đến chuyện vệ sinh cá nhân cũng cần phải có người nhắc nhở, phục vụ; đi tắm không buồn mang quần áo sạch để thay, tắm xong thì gọi bác giúp việc mang xuống; cặp sách đi học về được quẳng ngay tại phòng khách, ngủ dậy không phải gấp chăn màn….Thấy mẹ sai bê cốc nước chanh, con vội vàng gọi ới cô giúp việc đang lau dọn trên tầng ba xuống làm hộ với một thái độ hách dịch và vô cùng thiếu lễ phép.
Để con có những hành vi ứng xử đẹp ngay từ khi còn nhỏ đối với những người xung quanh và đặc biệt là với người giúp việc, cha mẹ hãy:
Là tấm gương để con bạn học tập: Khi giao tiếp với người giúp việc, bạn cần thể hiện sự tôn trọng người lao động, khi yêu cầu họ làm việc gì, cần dùng từ ngữ tế nhị, tránh những từ ngữ ra lệnh, quát tháo. Bạn luôn dạy con cách gọi dạ bảo vâng, không được nói trống không, không được quát tháo, la ó cô, không quên nói lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của họ. Bạn hãy luôn coi người giúp việc như một thành viên trong gia đình, và luôn quan tâm chia sẻ với người giúp việc để con bạn không còn thấy có khoảng cách nào, và từ tình cảm gắn bó đó, con sẽ biết lựa chọn cách ứng xử hợp lý trong mỗi tình huống.
Cha mẹ hãy khơi gợi sự cảm thông của trẻ đối với người giúp việc: Hãy dành thời gian trò chuyện với con, hãy tâm sự với con về hoàn cảnh khó khăn của cô giúp việc, nói rằng chúng ta cần thông cảm, chia sẻ và tôn trọng cô ấy. Mặc dù cô ấy đi giúp việc cho người khác, nhưng cô ấy lao động chân chính và không làm gì xấu, vì thế cô ấy cũng là người tốt. Chính những chia sẻ của bạn sẽ khiến con có cái nhìn thông cảm và không coi thường người giúp việc cô ấy. Bạn cũng cần căn dặn người giúp việc yêu cầu con bạn tự gấp quần áo của mình, dọn dẹp bàn học, tự lấy nước uống, tự lấy – cất cặp khi đi học vv…
Bạn khuyến khích, tôn trọng sự gắn bó của con với người giúp việc nhưng cũng cần có sự nhắc nhở nếu cô ấy chiều chuộng con bạn quá mức, và yêu cầu báo cáo lại những hành vi chưa đúng của con để kịp thời có sự uốn nắn con. Sự quan tâm điều chỉnh đúng lúc của bạn sẽ cho con những thước đo hành vi hợp lý, hình thành những nét nhân cách đẹp đẽ cho con khi trưởng thành.
Theo Afamily.
Do công việc bận rộn, chị Hòa (Quận Hai Bà Trưng, Hà nội) phải thuê chị Lập phụ giúp công việc nhà và chăm sóc đứa con gái năm tuổi. Một hôm, khi chị vừa đi làm về, tranh thủ vào bếp cùng người giúp việc chuẩn bị bữa tối thì cô con gái đi học về, luôn mồm kêu nóng và bắt cô giúp việc bật một lúc hai cái quạt. Cô Lập nhỏ nhẹ: “Không được đâu cháu ạ! Bật nhiều quạt sẽ ốm đấy, cháu chịu khó ngồi nghỉ một tý nhé là đỡ nóng ngay”. Chỉ có thế, cô con gái chị đã gào lên: “Làm ngay! Bố mẹ cháu trả tiền để bác phục vụ cháu thế hả?” trước sự ngỡ ngàng của cô Lập và sự hổ thẹn không thể tả thành lời của chị.
Còn ở nhà chị Lan, cả hai vợ chồng đều đi làm bận tối mắt tối mũi từ thứ hai đến thứ bảy nên vợ chồng chị thuê người giúp việc từ khi bé Bi lên ba tuổi. Vốn quen có người giúp việc nên Bi sinh ra lười biếng, chẳng muốn động chân động tay vào bất cứ việc gì. Ngay cả đến chuyện vệ sinh cá nhân cũng cần phải có người nhắc nhở, phục vụ; đi tắm không buồn mang quần áo sạch để thay, tắm xong thì gọi bác giúp việc mang xuống; cặp sách đi học về được quẳng ngay tại phòng khách, ngủ dậy không phải gấp chăn màn….Thấy mẹ sai bê cốc nước chanh, con vội vàng gọi ới cô giúp việc đang lau dọn trên tầng ba xuống làm hộ với một thái độ hách dịch và vô cùng thiếu lễ phép.
Để con có những hành vi ứng xử đẹp ngay từ khi còn nhỏ đối với những người xung quanh và đặc biệt là với người giúp việc, cha mẹ hãy:
Là tấm gương để con bạn học tập: Khi giao tiếp với người giúp việc, bạn cần thể hiện sự tôn trọng người lao động, khi yêu cầu họ làm việc gì, cần dùng từ ngữ tế nhị, tránh những từ ngữ ra lệnh, quát tháo. Bạn luôn dạy con cách gọi dạ bảo vâng, không được nói trống không, không được quát tháo, la ó cô, không quên nói lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của họ. Bạn hãy luôn coi người giúp việc như một thành viên trong gia đình, và luôn quan tâm chia sẻ với người giúp việc để con bạn không còn thấy có khoảng cách nào, và từ tình cảm gắn bó đó, con sẽ biết lựa chọn cách ứng xử hợp lý trong mỗi tình huống.
Cha mẹ hãy khơi gợi sự cảm thông của trẻ đối với người giúp việc: Hãy dành thời gian trò chuyện với con, hãy tâm sự với con về hoàn cảnh khó khăn của cô giúp việc, nói rằng chúng ta cần thông cảm, chia sẻ và tôn trọng cô ấy. Mặc dù cô ấy đi giúp việc cho người khác, nhưng cô ấy lao động chân chính và không làm gì xấu, vì thế cô ấy cũng là người tốt. Chính những chia sẻ của bạn sẽ khiến con có cái nhìn thông cảm và không coi thường người giúp việc cô ấy. Bạn cũng cần căn dặn người giúp việc yêu cầu con bạn tự gấp quần áo của mình, dọn dẹp bàn học, tự lấy nước uống, tự lấy – cất cặp khi đi học vv…
Bạn khuyến khích, tôn trọng sự gắn bó của con với người giúp việc nhưng cũng cần có sự nhắc nhở nếu cô ấy chiều chuộng con bạn quá mức, và yêu cầu báo cáo lại những hành vi chưa đúng của con để kịp thời có sự uốn nắn con. Sự quan tâm điều chỉnh đúng lúc của bạn sẽ cho con những thước đo hành vi hợp lý, hình thành những nét nhân cách đẹp đẽ cho con khi trưởng thành.
Theo Afamily.