metyruoi
Active Member
(Eva.vn) - Tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á do thiếu hiểu biết về giới tính.
Nhiều phụ huynh vẫn xem giáo dục giới tính là chuyện nhạy cảm, ngại dạy cho con nên kết cục là trẻ thiếu hiểu biết và tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Việt nam cao nhất Đông Nam Á.
Thông tin về trường hợp một nữ sinh lớp 10 đã chuyển dạ và sinh nở sau giờ học thể dục một thời gian dài gây rúng động dư luận. Đặc biệt em sống cùng với gia đình nhưng suốt quá trình mang thai bản thân em và gia đình đều không hay biết. Gần đây nhiều trường hợp tương tự cũng đã xảy ra, báo động lỗ hổng kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu niên. Nhà trường đã có chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh, còn trách nhiệm từ phía gia đình thì sao?
Không bao giờ là quá sớm để giáo dục giới tính cho trẻ. (Ảnh minh họa).
Chỉ vì cha mẹ ngại
Tôi từng tư vấn cho một cô gái 22 tuổi mang thai đến tháng thứ sáu mới biết mình có bầu. Cô cứ nghĩ mình mập lên một tí do dạo này ăn nhiều. Ngược lại, có em sau mấy tuần đi bơi về thấy người mình khang khác nên lo sợ sẽ mang thai vì trong hồ bơi có làn bơi dành cho nam ở bên cạnh… Điều đó cho thấy nhận thức về giới tính hiện có hai nhóm. Một nhóm không biết gì về giới tính, nhóm khác có biết nhưng biết không đầy đủ. Ví dụ: Có nhiều em lên mạng tìm thấy có bài báo nói chắc nịch rằng quan hệ vào thời điểm không phải ngày rụng trứng (giữa hai chu kỳ kinh nguyệt) thì sẽ không có con, vậy là các bạn làm theo. Về nguyên tắc là như vậy nhưng thực tế do va chạm mạnh… trứng cũng có thể rụng nhiều lần trong tháng khiến mang thai ngoài ý muốn…
Chương trình lớp 5 hiện chỉ nói sơ qua rằng con người được sinh ra do tinh trùng của cha và trứng của mẹ hợp lại. Mãi đến lớp 8 mới có bài về sức khỏe sinh sản, về quá trình thụ tinh. Vậy mà có bà mẹ còn đòi sẽ khiếu nại Bộ GD&ĐT vì dạy chuyện không hay. Theo tôi, giáo dục như vậy là muộn rồi! Ngày nay có những em dậy thì trước khi được học về chu kỳ kinh nguyệt. Cách tốt nhất là cha mẹ nên dạy giới tính cho con khi trẻ còn nhỏ. Khi các em gần đến tuổi dậy thì, cha mẹ nên mua sách cho con đọc, nói cho con nghe về những thay đổi của cơ thể ở lứa tuổi này, hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cơ thể cho đúng cách… để các em có đủ kiến thức sẵn sàng đón nhận tuổi dậy thì của mình. Vì nhiều phụ huynh vẫn xem đây là chuyện nhạy cảm, ngại dạy cho con nên kết cục là trẻ thiếu hiểu biết và tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ở VN cao nhất Đông Nam Á.
Bắt đầu từ lúc trẻ lên ba
Ngay cả ở TP, nhiều phụ huynh cũng lúng túng trong việc dạy con về sức khỏe sinh sản. Bố mẹ phát hiện trong túi cậu con trai lớp 9 có bao cao su nên rất lo lắng. Đắn đo mãi, ba ngày sau, họ quyết định hỏi chuyện. Cậu con trai bảo rằng mình có được vật này từ một buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường về chuyên đề phòng, chống HIV. Nghe vậy bố mẹ thở phào nhẹ nhõm. Khi nghe câu chuyện như vậy, tôi rất tiếc. Lẽ ra đó là một cơ hội để cha mẹ nói chuyện với con về giới tính, về sức khỏe sinh sản, tình dục… Bố mẹ chỉ quan tâm tới chuyện con mình có quan hệ hay không, chứ không quan tâm tới chuyện nó nhận thức về chuyện đó thế nào. Ở nông thôn, khi nhắc đến chuyện này, phụ huynh thường răn đe hơn trò chuyện. Giáo dục là phải làm cho con trưởng thành hơn, hiểu biết và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Cha mẹ có thể nói với trẻ về việc vệ sinh bộ phận sinh dục từ lúc trẻ ba tuổi để trẻ ý thức không cho người lạ chạm vào. Còn nói về quan hệ tình dục có thể nói từ lúc trẻ tám tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa có cảm giác ngượng hay xấu hổ nên chuyện tình dục cũng như chuyện ăn cơm, uống nước, thả diều… Khi nói chuyện, trẻ hay hỏi những câu người lớn nghĩ là nhạy cảm nhưng với các em thì đó chỉ là một thắc mắc và người lớn cần giải thích thẳng thắn, không vòng vo. Khi nói chuyện, phụ huynh cần dẫn dắt từ những câu chuyện thực tế cuộc sống (trên báo chí, tivi, hàng xóm…). Đặc biệt, cuộc nói chuyện về sức khỏe sinh sản, về tình dục không nên tách rời với những câu chuyện khác như chuyện vui chơi, học hành, trường lớp, bạn bè…
Phụ huynh cần gợi mở để con đặt câu hỏi. Thực tế thì người mẹ hay nói với con về chuyện này. Tuy nhiên, vai trò của ông bố rất quan trọng, sẽ thuận lợi hơn khi bố nói chuyện với con trai, đồng thời tạo sự vững vàng trong suy nghĩ của con gái trong những mối quan hệ với bạn trai sau này. Tất nhiên không phải lúc nào cuộc nói chuyện cũng cần cả bố và mẹ.
Cha mẹ nên là thầy dạy giới tính cho con
Hiện nay, xu hướng dậy thì sớm ở trẻ ngày càng gia tăng trong độ tuổi tiểu học. Đặc biệt các bé gái có dấu hiệu phát triển cơ thể từ trước tuổi lên 10. Đây là độ tuổi các em gặp nhiều khó khăn bởi sự phát triển không đồng đều giữa hai mặt tâm sinh lý, chưa sẵn sàng với những thay đổi trong cơ thể. Nhiều em rơi vào tình trạng hoang mang, khủng hoảng tâm lý.
Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm là do thời tiết, dinh dưỡng và sự phát triển của xã hội đã kích thích sự phát triển của con người. Vì vậy, ngay từ nhỏ, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng tốt và vận động hợp lý. Không phải đến tuổi dậy thì cha mẹ mới dạy về giới tính cho con mà phải bắt đầu trong suốt giai đoạn tuổi thơ của con để con từ từ nhận thức rõ nét dần và có phương pháp chăm sóc, bảo vệ mình.
Nhiều phụ huynh và giáo viên xem đây là vấn đề quá tế nhị, bất bình thường nên tỏ ra ngại và rụt rè khi nói với con hoặc giải thích một cách hời hợt. Chính điều này càng khiến trẻ tò mò, sợ hãi rồi tự mình đi tìm hiểu những nguồn thông tin bên ngoài như Internet, bạn bè… rất dễ dẫn đến những nhận thức sai lệch về giới tính.
Cha mẹ phải vừa là bạn, vừa là chuyên gia tâm lý, vừa là thầy thuốc của con để tư vấn và hướng dẫn cho con một cách khoa học về sức khỏe giới tính, giúp con không bị động trong sự phát triển dần về tâm sinh lý của mình.
BS ĐỖ HỒNG NGỌC, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TP.HCM, tại hội thảo “Hiểu và trò chuyện với con trẻ về giới tính” diễn ra sáng 8-4. Chương trình do hệ thống trường dân lập quốc tế Việt Úc và Hội quán Các bà mẹ tổ chức.
PHẠM ANH
Nhiều phụ huynh vẫn xem giáo dục giới tính là chuyện nhạy cảm, ngại dạy cho con nên kết cục là trẻ thiếu hiểu biết và tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Việt nam cao nhất Đông Nam Á.
Thông tin về trường hợp một nữ sinh lớp 10 đã chuyển dạ và sinh nở sau giờ học thể dục một thời gian dài gây rúng động dư luận. Đặc biệt em sống cùng với gia đình nhưng suốt quá trình mang thai bản thân em và gia đình đều không hay biết. Gần đây nhiều trường hợp tương tự cũng đã xảy ra, báo động lỗ hổng kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu niên. Nhà trường đã có chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh, còn trách nhiệm từ phía gia đình thì sao?
Không bao giờ là quá sớm để giáo dục giới tính cho trẻ. (Ảnh minh họa).
Chỉ vì cha mẹ ngại
Tôi từng tư vấn cho một cô gái 22 tuổi mang thai đến tháng thứ sáu mới biết mình có bầu. Cô cứ nghĩ mình mập lên một tí do dạo này ăn nhiều. Ngược lại, có em sau mấy tuần đi bơi về thấy người mình khang khác nên lo sợ sẽ mang thai vì trong hồ bơi có làn bơi dành cho nam ở bên cạnh… Điều đó cho thấy nhận thức về giới tính hiện có hai nhóm. Một nhóm không biết gì về giới tính, nhóm khác có biết nhưng biết không đầy đủ. Ví dụ: Có nhiều em lên mạng tìm thấy có bài báo nói chắc nịch rằng quan hệ vào thời điểm không phải ngày rụng trứng (giữa hai chu kỳ kinh nguyệt) thì sẽ không có con, vậy là các bạn làm theo. Về nguyên tắc là như vậy nhưng thực tế do va chạm mạnh… trứng cũng có thể rụng nhiều lần trong tháng khiến mang thai ngoài ý muốn…
Chương trình lớp 5 hiện chỉ nói sơ qua rằng con người được sinh ra do tinh trùng của cha và trứng của mẹ hợp lại. Mãi đến lớp 8 mới có bài về sức khỏe sinh sản, về quá trình thụ tinh. Vậy mà có bà mẹ còn đòi sẽ khiếu nại Bộ GD&ĐT vì dạy chuyện không hay. Theo tôi, giáo dục như vậy là muộn rồi! Ngày nay có những em dậy thì trước khi được học về chu kỳ kinh nguyệt. Cách tốt nhất là cha mẹ nên dạy giới tính cho con khi trẻ còn nhỏ. Khi các em gần đến tuổi dậy thì, cha mẹ nên mua sách cho con đọc, nói cho con nghe về những thay đổi của cơ thể ở lứa tuổi này, hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cơ thể cho đúng cách… để các em có đủ kiến thức sẵn sàng đón nhận tuổi dậy thì của mình. Vì nhiều phụ huynh vẫn xem đây là chuyện nhạy cảm, ngại dạy cho con nên kết cục là trẻ thiếu hiểu biết và tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ở VN cao nhất Đông Nam Á.
Bà LÊ THỊ MINH HOA, chuyên viên tư vấn tâm lý đài 1088
Bắt đầu từ lúc trẻ lên ba
Ngay cả ở TP, nhiều phụ huynh cũng lúng túng trong việc dạy con về sức khỏe sinh sản. Bố mẹ phát hiện trong túi cậu con trai lớp 9 có bao cao su nên rất lo lắng. Đắn đo mãi, ba ngày sau, họ quyết định hỏi chuyện. Cậu con trai bảo rằng mình có được vật này từ một buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường về chuyên đề phòng, chống HIV. Nghe vậy bố mẹ thở phào nhẹ nhõm. Khi nghe câu chuyện như vậy, tôi rất tiếc. Lẽ ra đó là một cơ hội để cha mẹ nói chuyện với con về giới tính, về sức khỏe sinh sản, tình dục… Bố mẹ chỉ quan tâm tới chuyện con mình có quan hệ hay không, chứ không quan tâm tới chuyện nó nhận thức về chuyện đó thế nào. Ở nông thôn, khi nhắc đến chuyện này, phụ huynh thường răn đe hơn trò chuyện. Giáo dục là phải làm cho con trưởng thành hơn, hiểu biết và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Cha mẹ có thể nói với trẻ về việc vệ sinh bộ phận sinh dục từ lúc trẻ ba tuổi để trẻ ý thức không cho người lạ chạm vào. Còn nói về quan hệ tình dục có thể nói từ lúc trẻ tám tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa có cảm giác ngượng hay xấu hổ nên chuyện tình dục cũng như chuyện ăn cơm, uống nước, thả diều… Khi nói chuyện, trẻ hay hỏi những câu người lớn nghĩ là nhạy cảm nhưng với các em thì đó chỉ là một thắc mắc và người lớn cần giải thích thẳng thắn, không vòng vo. Khi nói chuyện, phụ huynh cần dẫn dắt từ những câu chuyện thực tế cuộc sống (trên báo chí, tivi, hàng xóm…). Đặc biệt, cuộc nói chuyện về sức khỏe sinh sản, về tình dục không nên tách rời với những câu chuyện khác như chuyện vui chơi, học hành, trường lớp, bạn bè…
Phụ huynh cần gợi mở để con đặt câu hỏi. Thực tế thì người mẹ hay nói với con về chuyện này. Tuy nhiên, vai trò của ông bố rất quan trọng, sẽ thuận lợi hơn khi bố nói chuyện với con trai, đồng thời tạo sự vững vàng trong suy nghĩ của con gái trong những mối quan hệ với bạn trai sau này. Tất nhiên không phải lúc nào cuộc nói chuyện cũng cần cả bố và mẹ.
BS HOÀNG TÚ ANH, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP)
Cha mẹ nên là thầy dạy giới tính cho con
Hiện nay, xu hướng dậy thì sớm ở trẻ ngày càng gia tăng trong độ tuổi tiểu học. Đặc biệt các bé gái có dấu hiệu phát triển cơ thể từ trước tuổi lên 10. Đây là độ tuổi các em gặp nhiều khó khăn bởi sự phát triển không đồng đều giữa hai mặt tâm sinh lý, chưa sẵn sàng với những thay đổi trong cơ thể. Nhiều em rơi vào tình trạng hoang mang, khủng hoảng tâm lý.
Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm là do thời tiết, dinh dưỡng và sự phát triển của xã hội đã kích thích sự phát triển của con người. Vì vậy, ngay từ nhỏ, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng tốt và vận động hợp lý. Không phải đến tuổi dậy thì cha mẹ mới dạy về giới tính cho con mà phải bắt đầu trong suốt giai đoạn tuổi thơ của con để con từ từ nhận thức rõ nét dần và có phương pháp chăm sóc, bảo vệ mình.
Nhiều phụ huynh và giáo viên xem đây là vấn đề quá tế nhị, bất bình thường nên tỏ ra ngại và rụt rè khi nói với con hoặc giải thích một cách hời hợt. Chính điều này càng khiến trẻ tò mò, sợ hãi rồi tự mình đi tìm hiểu những nguồn thông tin bên ngoài như Internet, bạn bè… rất dễ dẫn đến những nhận thức sai lệch về giới tính.
Cha mẹ phải vừa là bạn, vừa là chuyên gia tâm lý, vừa là thầy thuốc của con để tư vấn và hướng dẫn cho con một cách khoa học về sức khỏe giới tính, giúp con không bị động trong sự phát triển dần về tâm sinh lý của mình.
BS ĐỖ HỒNG NGỌC, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TP.HCM, tại hội thảo “Hiểu và trò chuyện với con trẻ về giới tính” diễn ra sáng 8-4. Chương trình do hệ thống trường dân lập quốc tế Việt Úc và Hội quán Các bà mẹ tổ chức.
PHẠM ANH