metyruoi
Active Member
Đưa tờ giấy trắng có chấm một vết mực cho một đứa trẻ (kể cả người lớn), yêu cầu trả lời câu hỏi “thấy gì trên tờ giấy đó?”, câu trả lời thường sẽ là “thấy có chấm mực”. Ít ai chịu khó mô tả tờ giấy đó trắng như thế nào, độ bóng láng ra sao…
Tính “hai mặt”
Trên thực tế, sự vật, hiện tượng không chỉ có “hai mặt” mà có thể có “nhiều mặt”, tức là ở những điều kiện tiếp cận, sự quan tâm và nhận thức khác nhau thì sẽ nhìn nhận khác nhau. Nếu gợi cho trẻ nhìn nhận được nhiều góc của sự vật, hiện tượng, sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ hơn về hiện tượng, sự vật, và chúng sẽ được nâng cao năng lực tư duy, nhận thức. Cách giáo dục này còn giúp trẻ không “đóng khung” suy nghĩ của mình.
Gợi mở tư duy “phản biện”
Cũng từ tính “hai mặt” mà câu chuyện Bó đũa được dùng để định hướng cách nhìn nhận thích hợp với trẻ. Nếu để nguyên bó đũa thì không thể nào bẻ gãy; điều đó dạy cho trẻ tính đoàn kết, phát huy được sức mạnh của tập thể, của đám đông. Nếu tách riêng từng chiếc đũa thì bị bẻ gãy dễ dàng; điều đó chỉ ra một kinh nghiệm cho trẻ về việc một người trở nên yếu đuối nếu bị tách riêng lẻ hoặc không chủ động gắn bó với người khác. Tuy nhiên, có thể “lật ngược” để tìm hiểu “mặt trái”. Đó là chia nhỏ một việc nhiều khó khăn thành những việc ít khó khăn hơn để dễ thực hiện và có thể thực hiện dần dần cho đến khi xong việc.
Như vậy, người lớn cần gợi mở cho trẻ óc “phản biện”. Tức là cần định hướng, khơi gợi, đặt vấn đề để trẻ tìm hiểu vấn đề ở góc độ ngược lại, từ đó để hiểu câu chuyện đúng hơn, đầy đủ hơn và cũng thực tế hơn. Với một đứa trẻ, nếu ta sớm “đóng khung” về nhận thức, tức là hạn chế sự phát triển đầy đủ của trẻ, cả ở mặt tư duy lẫn mặt năng lực.
Tương tự như vậy, tinh thần của câu “một cây làm chẳng nên non/ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đề cao sự đoàn kết, đồng lòng. Nhưng cũng cần gợi mở, nếu có một nhóm người làm việc với nhau nhưng không chia sẻ, thông cảm, giúp đỡ, nhất trí với nhau hoặc tị nạnh, kèn cựa, tranh cãi nhau thì đôi khi hiệu quả còn kém hơn từng người một làm việc riêng. Việc “nhìn rộng hơn” như vậy sẽ giúp kích thích sự động não của trẻ.
Đừng “đóng khung” suy nghĩ
Câu chuyện Thầy bói xem voi lâu nay được xem là mỉa mai, châm biếm những người chỉ biết nhìn nhận sự vật, hiện tượng ở những góc riêng nhưng đã khái quát thành một sự vật, hiện tượng hoàn chỉnh. Từ đó có người dùng từ “đoán mò” để chỉ người đã vội phán đoán khi chưa đủ căn cứ, còn thiếu dữ liệu.
Đừng vội cho rằng “ớt có màu đỏ”. Cần giải thích cho trẻ, rằng thông thường, ớt còn non thì có màu xanh, chín thì có màu đỏ; có một số loại ớt (ớt kiểng, ớt Đà Lạt…) khi còn non có màu xanh, màu tím, khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng…. Tương tự, không nên dạy trẻ rằng “quả cam có màu vàng”, mà cần giúp trẻ biết có một số loại cam chín vỏ vẫn xanh. Ví dụ: cam sành.
Dĩ nhiên, qua trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết đầy đủ nhưng trong quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, người lớn cần cung cấp đầy đủ các dữ liệu, đồng thời định hướng, gợi mở sự liên tưởng của trẻ về các dữ liệu đó.
Tóm lại, trong quá trình học hỏi của trẻ, người lớn nên tham gia một cách chủ động và khoa học, thay vì gò ép theo ý của mình. Để trẻ có nhận thức đầy đủ, chân xác các sự vật, hiện tượng, cũng như nâng cao năng lực tư duy, người lớn nên tìm cách “lật ngược vấn đề” để trẻ thấy được mặt trái mà hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng, thay vì “đóng khung” mọi thứ.
Tính “hai mặt”
Trên thực tế, sự vật, hiện tượng không chỉ có “hai mặt” mà có thể có “nhiều mặt”, tức là ở những điều kiện tiếp cận, sự quan tâm và nhận thức khác nhau thì sẽ nhìn nhận khác nhau. Nếu gợi cho trẻ nhìn nhận được nhiều góc của sự vật, hiện tượng, sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ hơn về hiện tượng, sự vật, và chúng sẽ được nâng cao năng lực tư duy, nhận thức. Cách giáo dục này còn giúp trẻ không “đóng khung” suy nghĩ của mình.
Gợi mở tư duy “phản biện”
Cũng từ tính “hai mặt” mà câu chuyện Bó đũa được dùng để định hướng cách nhìn nhận thích hợp với trẻ. Nếu để nguyên bó đũa thì không thể nào bẻ gãy; điều đó dạy cho trẻ tính đoàn kết, phát huy được sức mạnh của tập thể, của đám đông. Nếu tách riêng từng chiếc đũa thì bị bẻ gãy dễ dàng; điều đó chỉ ra một kinh nghiệm cho trẻ về việc một người trở nên yếu đuối nếu bị tách riêng lẻ hoặc không chủ động gắn bó với người khác. Tuy nhiên, có thể “lật ngược” để tìm hiểu “mặt trái”. Đó là chia nhỏ một việc nhiều khó khăn thành những việc ít khó khăn hơn để dễ thực hiện và có thể thực hiện dần dần cho đến khi xong việc.
Như vậy, người lớn cần gợi mở cho trẻ óc “phản biện”. Tức là cần định hướng, khơi gợi, đặt vấn đề để trẻ tìm hiểu vấn đề ở góc độ ngược lại, từ đó để hiểu câu chuyện đúng hơn, đầy đủ hơn và cũng thực tế hơn. Với một đứa trẻ, nếu ta sớm “đóng khung” về nhận thức, tức là hạn chế sự phát triển đầy đủ của trẻ, cả ở mặt tư duy lẫn mặt năng lực.
Tương tự như vậy, tinh thần của câu “một cây làm chẳng nên non/ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đề cao sự đoàn kết, đồng lòng. Nhưng cũng cần gợi mở, nếu có một nhóm người làm việc với nhau nhưng không chia sẻ, thông cảm, giúp đỡ, nhất trí với nhau hoặc tị nạnh, kèn cựa, tranh cãi nhau thì đôi khi hiệu quả còn kém hơn từng người một làm việc riêng. Việc “nhìn rộng hơn” như vậy sẽ giúp kích thích sự động não của trẻ.
Đừng “đóng khung” suy nghĩ
Câu chuyện Thầy bói xem voi lâu nay được xem là mỉa mai, châm biếm những người chỉ biết nhìn nhận sự vật, hiện tượng ở những góc riêng nhưng đã khái quát thành một sự vật, hiện tượng hoàn chỉnh. Từ đó có người dùng từ “đoán mò” để chỉ người đã vội phán đoán khi chưa đủ căn cứ, còn thiếu dữ liệu.
Đừng vội cho rằng “ớt có màu đỏ”. Cần giải thích cho trẻ, rằng thông thường, ớt còn non thì có màu xanh, chín thì có màu đỏ; có một số loại ớt (ớt kiểng, ớt Đà Lạt…) khi còn non có màu xanh, màu tím, khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng…. Tương tự, không nên dạy trẻ rằng “quả cam có màu vàng”, mà cần giúp trẻ biết có một số loại cam chín vỏ vẫn xanh. Ví dụ: cam sành.
Dĩ nhiên, qua trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết đầy đủ nhưng trong quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, người lớn cần cung cấp đầy đủ các dữ liệu, đồng thời định hướng, gợi mở sự liên tưởng của trẻ về các dữ liệu đó.
Tóm lại, trong quá trình học hỏi của trẻ, người lớn nên tham gia một cách chủ động và khoa học, thay vì gò ép theo ý của mình. Để trẻ có nhận thức đầy đủ, chân xác các sự vật, hiện tượng, cũng như nâng cao năng lực tư duy, người lớn nên tìm cách “lật ngược vấn đề” để trẻ thấy được mặt trái mà hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng, thay vì “đóng khung” mọi thứ.
Theo PNO