Dạy trẻ sống có trách nhiệm

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Dạy trẻ sống có trách nhiệm




Ảnh: inmagine.com
Ở tuổi lên hai, bé vẫn chưa sẵn sàng tập trung tốt vào những thứ lớn lao hay tìm hiểu vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội như thế nào (tuy nhiên bé vẫn có thể hiểu rằng mình là trung tâm của vũ trụ). Bé cũng chưa sẵn sàng cho những việc nhà lặt vặt có tính phức tạp hay tuân thủ theo một thời khoá biểu riêng. Nhưng bé lại muốn thể hiện sự bận rộn và quan trọng của bản thân bất cứ khi nào có thể trước mặt bạn. Vì vậy hãy quan tâm đến con bạn một cách tích cực nếu bé luôn có xu hướng làm những việc mà bạn khó kiểm soát, trong khi vẫn cố gắng điều khiển mọi việc. Những mong muốn của trẻ trong lứa tuổi này sẽ đặt nền tảng cho tính cách trong tương lai của bé và quyết định xem bé có là người sống có trách nhiệm hay không.
Bắt đầu từ những công việc đơn giản: Những nhiệm vụ quá khó khăn chỉ làm cho một đứa trẻ 2 tuổi cảm thấy quá sức mà thôi. Hãy dạy con bắt đầu từ những thứ giản đơn, chẳng hạn: Bé có thể tự bỏ khăn giấy mình dùng vào thùng rác, đổ sữa vào chén ăn của mèo hoặc dùng bình nước nhỏ để tưới cây. Những công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng là sự lựa chọn tốt nhất dành cho những bé ở lứa tuổi này. Bé sẽ cảm thấy nản lòng nếu nhận được một yêu cầu đại loại như “Hãy tự lau dọn phòng con nào”. Ngược lại, nếu bạn bảo bé “Con nhớ cất giày dép vào đúng chỗ nhé” thì đây lại là một đề nghị phù hợp. Bạn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến sự tự hào và độc lập mà bé nhận được khi đảm nhận những nhiệm vụ đơn giản.
Làm gương và dạy cho bé hiểu: Cách tốt nhất (và có lẽ là khó khăn nhất) để truyền đạt ý thức trách nhiệm đối với trẻ là trở thành một mẫu mực với những gì mà bản thân bạn có – chẳng hạn đặt chìa khóa xe vào đúng chỗ quy định thay vì quăng nó lên bàn ăn và cất giữ tạp chí ngăn nắp thay vì để bừa bãi. Một cách khác để khuyến khích trẻ là giúp bé nhận thấy khả năng của mình khi thực hiện những công việc đơn giản mà không cần đến sự hỗ trợ nào. Cách nói “Giúp mẹ gấp quần áo với nào” sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn là khi bạn mô tả công việc một cách kỹ lưỡng theo kiểu “ Con có thấy mẹ xếp vớ bên này và xếp đồ nhỏ vào bên kia không? Nào lại phụ mẹ một tay đi chứ?”. Nếu bạn thấy mình mất quá nhiều thời gian để giải thích công việc cho bé thì điều đó có nghĩa là những thứ đó quá phức tạp với trẻ.
Khiến cho công việc trở thành một trò chơi: Hãy nhớ rằng học hỏi từ những hoạt động tập thể, chẳng hạn nhiều gia đình giúp đỡ một gia đình xây dựng nhà kho rồi sau đó cùng nhau chia sẻ một buổi tiệc thân mật, cũng rất có ích cho trẻ. Tất cả chúng ta đều thích làm thêm việc nếu chúng vui vẻ và có tính tập thể. Bé con 2 tuổi nhà bạn sẽ vui vẻ nếu được cùng bạn san sẻ công việc và không cảm thấy việc lấy quần áo ra khỏi máy giặt là một nhiệm vụ – ngược lại bé cảm thấy vui khi được nhấc những chiếc quầ, chiếc áo còn ấm và mềm mại rồi đặt vào giỏ. Hãy bật nhạc lên khi cùng bé quét bụi trong nhà hoặc đua xem ai sẽ là người dọn được nhiều đố nhất.
Tạo ra thông lệ: Trẻ sẽ học được thói quen làm việc có trách nhiệm dễ dàng hơn nếu bạn sớm hướng cho bé tuân thủ một số hoạt động có tính thường nhật. Chẳng hạn giúp bé quen với việc đặt chén vào bồn rửa sau mỗi bữa sáng và phụ bạn cất dọn đồ chơi (loại dùng để chơi khi tắm cho trẻ) sau khi tắm xong. Dần dần bé sẽ hiểu những công việc đó là một phần trong cuộc sống hằng ngày của mình, chứ không phải là những gì có tính gián đoạn, thất thường.
Dùng cách nói tích cực để bảo ban trẻ: Jerry Wyckoff, một chuyên gia về các vấn đề gia đình đề xuất sử dụng thuật ngữ “Luật lệ của bà” (Grandma’s rule) để giáo dục cách sống trách nhiệm cho một đứa trẻ 2 tuổi. “‘Luật lệ của bà’ chỉ ra rằng gia đình bạn cần thiết lập nên những quy định chung mà mọi người đều tuân thủ”, Wyckoff nói. Vì vậy thay vì đưa ra một “tối hậu thư”(“Nếu con không…, thì con sẽ không…), luật lệ này đề nghị cách diễn đạt “Khi con hoàn thành những gì con phải làm, sau đó con có thể làm những thứ mình muốn”. Nếu trẻ nói “Con muốn ăn bánh”, bạn có thể trả lời “Con hãy ngồi vào bàn ăn đã, rồi con sẽ có bánh của mình”. Ngược lại, cách nói “Nếu con dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, mẹ (bố) sẽ dành cho con một bất ngờ thú vị” thật sự sẽ giúp bé dễ định hướng thế nào là những cách xử sự thông thường – đưa lại cho bé khả năng quyết định liệu những bất ngờ mà mình nhận được có cần thiết hay không và tiếp tục cất dọn đồ chơi của mình.
Dành cho bé một không gian riêng: Để đảm bảo cho mọi thứ ổn định và suôn sẻ, bạn có thể lấy cái đĩa ăn của trẻ và tự bỏ vào máy rửa. Hãy tránh đừng hành động nôn nóng như vậy. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những nỗ lực bé thể hiện hơn là những kết quả thực tế bé làm được. Trẻ có thể không thực hiện tốt những việc bạn giao, nhưng những sự phê bình hay can thiệp thái quá chỉ làm cho nhiệt tình của bé sụt giàm mà thôi. Cố gắng đưa ra những lời đề nghị có tính khích lệ như: “Con vừa làm một việc rất tồt khi ăn hết thức ăn của mình. Giờ mẹ muốn mình cùng bỏ mấy cái đĩa bẩn vào máy rửa nhé, chứ không phải để yên trên kệ như vậy”.
Dành cho trẻ nhiều lời khen: Những sự khuyến khích tích cực sẽ dạy cho trẻ cảm thấy những nỗ lực mình bỏ ra là quan trọng và có giá trị. Hãy đơn giản hoá những lời khen kiểu: “Con đã làm rất tốt khi đặt đúng thức ăn vào đĩa của Fluffy” thành “Làm tốt lắm”. Sau đó, hãy để bé thấy những gì bé vừa làm có ích cho người khác như thế nào: “Con lấy đủ muỗng cho mọi người rồi, bây giờ chúng ta có thể dùng bữa. Ngồi xuống ăn thôi nào!”


Nguồn: Thùy Trang WTT dịch từ http://parentcenter.babycenter.com/0_the-responsible-child-how-to-teach-responsibility_64681.pc
 
Top