Ðề: Người tài sao nỡ...

1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Người tài sao nỡ...

Hãy hát lên lần nữa, chàng Đam San Y Moan!
Cú điện thoại của nhạc sĩ Nguyễn Cường lúc 7 giờ sáng 25-5 “Y Moan bị ung thư ở vòm bụng di căn giai đoạn cuối” khiến tôi bàng hoàng. Lá phổi đã cho anh tráng khí cao nguyên, giờ ruỗng vì nicotin. Dù thế tôi vẫn mong những điều diệu kỳ sẽ xảy ra và “chàng Đam San của âm nhạc Việt Nam” sẽ tiếp tục hát lên một và nhiều lần nữa.




Giọng hát không thể nhân bản




NSƯT Y Moan năm 37 tuổi

Chỉ với Ơi M’Drak, Y Moan đã khắc vào tâm trí hàng triệu khán giả trong và ngoài nước, tầm vóc một nghệ sĩ hát. Nghe anh hát, người ta thấy yêu M’Drak, yêu cao nguyên đại ngàn, yêu đất nước mình. Tình yêu tự nhiên, mãnh liệt như khí chất của chàng Ê Đê đang bùng cháy những lời thiêng của Yàng (Trời) từ lồng ngực, từ máu thịt.

Trong Trường ca Đam San - linh hồn của dân tộc Ê Đê và Tây Nguyên, chàng Đam Sam khát vọng đến xứ sở Nữ thần Mặt trời, cướp nàng về làm vợ. Chàng vượt bao gian khổ, hiểm nguy đến xứ sở mơ ước ấy. Sức nóng của mặt trời đã thiêu cháy chàng, song khát vọng của Đam San không lụi tắt.

Y Moan là Đam San mới của Tây Nguyên. Mỗi lời chàng hát, là cất lên khát vọng ngút trời, của Y Moan, của Ê Đê.

Chàng “Đam San” Y Moan suốt 35 năm đã hát không ngừng những khát vọng ấy bằng giọng nam cao vang khỏe, đầy sinh lực vạm vỡ như xuyên đại ngàn, ào sông thác, vươn núi cao hùng vĩ. Một giọng hát không thể nhân bản, hoang dã và huyền bí. NSƯT Y Moan hát trên sân khấu, hát cho bạn bè, hát cho buôn làng, không bao giờ biết chối từ khi có người muốn nghe anh hát.

Anh thường vào các buôn làng để sưu tập những làn điệu của kho tàng Tây Nguyên đang mai một, những bộ cồng chiêng “chảy máu” vì thất thoát bán - mua và để hát. Y Moan hát là làm một “tăng” 20 bài hát, nuốt khói lửa, muội đèn, ho ra máu, phải cấp cứu vì bệnh phổi.

Sáng 28-5, nghe tôi báo tin, nhà văn Trung Trung Đỉnh, một người am tường Tây Nguyên giật mình: “Thật ư? Mới ngày nào Y Moan còn hát bốc lửa cơ mà. Những năm 1980, tôi từng cùng Y Moan về các buôn. Y Moan đem theo guitar, hát dân ca Ê Đê rất rock. Bà con đến kéo đến nghe không biết chán. Anh hát liên tục, đứt cả dây đàn vẫn hát. Dân nghèo, mỗi nhà tặng vài quả trứng. Rời khỏi buôn, Y Moan có một gùi trứng đem về Đoàn liên hoan. Ngày ấy, sao đẹp quá!”

Hơn cả ý thức chuyên nghiệp, Moan lao động cật lực khi tập, khi trình diễn. Khác với chuyên nghiệp phải giữ giọng, luyện thanh trước khi hát, Y Moan hát hết sức. “Hát như thể hát lần cuối rồi giải nghệ. Hát như đánh bạc đến hào cuối cùng” (Nguyễn Cường). Khó ví von nào sinh động, sắc nét hơn thế!

Hát và trồng cà phê

Đời Y Moan nghiện nặng hai thứ: Hát và thuốc lá. Cũng uống rượu như bất cứ người Ê Đê chính hiệu nào, từ nhỏ đã biết ché rượu cần. Solist chính của Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk không nhận chức vụ gì. Người đàn ông hát và trồng cà phê trên 4 ha ruộng ở Chư M’Nga, cách TP Buôn Ma Thuột 40 km. Nghệ sĩ và “kỹ sư trồng cà phê”, Y Moan chỉ làm hai công việc ấy, để lo cho cuộc sống và ba đứa con.

Y Moan vào đời, chỉ có đam mê và giọng hát.

Cứ thế, Y Moan cống hiến hết, không lo gì cho bản thân. Khi gặp anh trưa 25-7-009, sau đêm nhạc Tiếng đại ngàn, tại vườn KS Hà Nội Sport 96 Hàng Bạc, kế bên nhà Nguyễn Cường, nơi bà mẹ 90 tuổi của nhạc sĩ rất thương quý Y Moan; thấy anh đốt thuốc liên hồi, tôi đã nhắc nhở Y Moan bớt hút, để còn hát mãi ơi M’Drak, nhiều đoạn lên cao kinh hoàng. Anh và cậu con thứ hai, Y Garia cười, cả hai vẫn... tiếp tục hút. Y Moan bảo: “Sẽ hát mãi chứ, gọi M’Drak cả khi không hát mà!”.

Đầu tháng 5 này, Y Moan lên cơn đau. Bệnh viện Đắk Lắk bó tay, gửi nghệ sĩ về BV Ung bướu TP.HCM (quận Bình Thạnh). Bác sĩ hẹn mổ vào thứ ba 24-5. Vừa mổ ra, thấy di căn tứ tung, bác sĩ cho khâu lại ngay. Bất lực rồi, đã quá muộn. Khi bệnh nhân tỉnh gây mê, vợ con phải nói dối Y Moan: “Đã mổ xong, mọi việc ổn cả”.

Mới hôm 23- 5, NS Nguyễn Cường gọi điện hỏi thăm động viên, Y Moan còn nói chuyện như thường, tỏ ra lạc quan, tin tưởng vào liệu trình điều trị. Sau ca mổ, vợ anh có báo với Nguyễn Cường: “Y Moan yếu mệt lắm rồi, mắt dại”. Hiện giờ, anh lúc mê lúc tỉnh.

Anh em ở Đoàn Ca múa Đắk Lắk, ca sĩ Y Zak, nhạc sĩ Trần Tiến đến với Y Moan ngay khi biết tin. 27-5, Siu Black đã thăm người anh. Y Moan đã “đốt” Ngọn lửa cao nguyên của Trần Tiến, những khát khao hoang dại, mà không thể truyền lửa tồn sinh thắng bạo bệnh. Ngày 31-5, Y Moan sẽ trở về thành phố của mình.

“Tây Nguyên còn có Y Moan, đó là một huyền thoại”

Y Moan gắn với âm nhạc của Nguyễn Cường và đỉnh cao sự nghiệp của anh cũng từ những bài hát của Nguyễn Cường. Họ gắn bó không chỉ là nhạc sĩ - ca sĩ, mà còn là tình thầy - trò, anh - em, bạn - bè tri âm. Họ thăng hoa nhau, không thể thiếu nhau, như cặp bài trùng định mệnh.

Trong phòng khách nhà mình ở 94 Hàng Bạc, Nguyễn Cường bồn chồn bức bối lo lắng đau khổ. Người ở phố cổ Hà thành mà hồn thì vào Tây Nguyên.

Hồi ức tràn về năm 1981, cuộc gặp đầu tiên của hai người. Ngày ấy, Nguyễn Cường vào Tây Nguyên lần đầu. Không gian, gió, rừng, sông, núi, con người nơi đây lập tức quyến rũ ông, ra đời ngay Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk (bài thường mở đầu các đêm nhạc Nguyễn Cường sau này).

Y Moan lúc ấy 27 tuổi, tóc xoăn ngang vai, sắt đanh, da nâu rắn rỏi. Hát lên, Y Moan ưng bụng ngay, vì bài ra màu sắc, tinh thần Ê Đê. “Xôn xang” lạ lùng dù đã sinh trưởng trên vùng đất này, Y Moan chạy về nhà đem rượu và dao tới đoàn, anh cắt tay cho máu chảy vào chén rượu, Nguyễn Cường cũng làm thế và cùng uống cạn. Họ kết nghĩa từ hôm ấy.


Y Moan cõng Nguyễn Cường trên thảo nguyên M’Drak. Ảnh: Nhạc sĩ Nguyễn Cường cung cấp

Y Moan gọi Nguyễn Cường là thầy. Nhạc sĩ nói: “Có kiểu thầy dạy trực tiếp. Tôi là thầy dạy bằng tác phẩm’’. Ơi M’Drak của Nguyễn Cường gây chấn động qua tiếng hát Y Moan. Tây Nguyên chưa ai hát thế. Việt Nam chưa ai hát thế. Hàng trăm năm sau không có.

Mùa khô. Lại mùa khô, 16-11- 2009. NS Nguyễn Cường làm tổng đạo diễn đêm khai mạc Đắk Lắk - huyền thoại, voi, 90 phút, VTV2 truyền hình trực tiếp, NS Nguyễn Cường trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Đắk Lắk trước buổi diễn: “Tây Nguyên nhiều huyền thoại, không chỉ có voi. Tây Nguyên còn có Y Moan, đó là một huyền thoại”.

Dịp ấy, ông cũng nói điều này với Chủ tịch tỉnh và lãnh đạo tỉnh cũng nhất trí sẽ làm hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND cho Y Moan, ghi nhận xứng đáng cho những gì Y Moan cống hiến chúng ta.

Trong đêm “Huyền thoại” ấy, 9 con voi được huy động. Nguyễn Cường tập hợp đàn em “đệ tử ruột”, cũng là những giọng hát quý, Siu Black hát: Nhịp chiêng buôn K’Siar, Y Moan lại Xôn xang mênh mang ...

“Lúc ấy, Y Moan hoàn toàn khỏe mạnh”, Nguyễn Cường ngậm ngùi. Đâu ngờ, đó có thể sẽ là lần cuối Y Moan hát trước khán giả, lần cuối làm việc với Nguyễn Cường.

Đêm nhạc Nguyễn Cường 24-7-2009 tại Nhà hát Lớn buồn thay có thể sẽ là đêm diễn cuối cùng của Y Moan trên sân khấu, cũng là lần cuối cùng anh gặp khán giả Thủ đô. Làm sao để anh có thể trở lại Hà Nội bây giờ?

Không kip ra CD cho riêng mình

Lần ra Hà Nội năm ngoái, Y Moan đã đến nhà NS Bùi Minh Đạo thu âm một số bài “đỉnh” để làm album “kỷ niệm nếu một ngày kia không còn sức nữa”. Ngày ấy còn xa lắm, anh tin thế, anh chưa làm gì cho mình, dẫu chỉ 1 CD, dù nhà đã có phòng thu 3 năm.

Tiếng hát thời hoàng kim nhất đã không có CD ghi lại. Và giờ không kịp nữa.

Y Moan đặt tên cho các con Y Vol (hơi thở), Y Garia, H’Dresden - những nơi anh đã đến. Hai con trai anh đều đã học và làm việc tại Hà Nội, theo đuổi âm nhạc, anh chơi trống, em hát. Anh đặt tên cho 2 cháu gái nội H’ Sava (lớp 3) H’ Savi (lớp 1) nghĩa là “hoàn hảo” mà không thể trọn kiếp để làm ông dạy chúng hát mỗi ngày.

Anh chai tay phát nương rẫy, chân đạp núi lội sông, mà không còn sức phóng mô tô 100km để thăm lại quê mình và cùng Nguyễn Cường dạo bước trên thảo nguyên lần nữa.

Y Moan già, sẽ là một già làng uy tín. Anh uy tín từ lúc trẻ, khắp Tây Nguyên; nên lúc già, không còn sức để hát, anh sẽ ngồi trong nhà rông, bên đống lửa để kể khan, kể sử thi, trường ca, huyền thoại. Oái ăm thay, ông Trời hay thử thách người tài người tốt. Số phận nghiệt ngã đã giáng tai họa xuống Y Moan.

Chiều 28-5, NS Nguyễn Cường đã điện thoại cho Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk Lữ Ngọc Cư. Ông Cư cho biết, tỉnh đang làm gấp hồ sơ gửi Bộ VH,TT&DL. Mong Nhà nước kịp trao danh hiệu NSND trong khi Y Moan còn ở giữa chúng ta.

Y Moan không kịp ra một CD riêng của mình. Tiếng hát anh vẫn vang lên trong sâu thẳm trái tim công chúng yêu nhạc, như khi anh đã hát từ trái tim cuồng nhiệt.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường kể, hơn 20 năm trước, Y Moan đã hát cho đồng bào bài Ơi M’Drak bằng cả tiếng Kinh lẫn tiếng Ê Đê. Lúc đầu nhạc sĩ ngạc nhiên hỏi: “Y Moan dịch à?” Y Moan không hiểu từ dịch, anh hồn nhiên: “Em chỉ hát tiếng mẹ đẻ, diễn tả tình yêu quê hương, nguồn cội theo cách của em, sau khi thấm những ca từ của thầy”.

Nguyễn Cường khẳng định: “Y Moan không dịch mà làm lời mới. Ba lời của tôi cộng lại, không bằng một phần mười lời của Y Moan bằng tiếng Ê Đê. Y Moan làm lời bằng vô thức, và nó sâu, hay tài đến mức mà lời Ê Đê ấy, khi nghe kĩ (tôi biết tiếng Ê Đê), thấy sức mạnh khiếp khủng hơn cả những bài thơ hiện đại”.

Còn với tôi, hình ảnh “bồ câu rụng” quá ảm ảnh khi Y Moan tả mùa khô Tây Nguyên. Khô đến mức cây thành củi, bồ câu rụng. Y Moan xây dựng hình ảnh bằng “kỳ khí” của một nghệ sĩ thiên bẩm, một sáng tạo vô song. Và đây, Ơi M’Drak lời của Y Moan:

Mùa cành củi khô rụng
Mùa bồ câu rụng
Tao lại nhớ về M’Drak
Nơi mẹ đẻ ra mày
Nơi mẹ đẻ ra tao
ở gốc cây cổ thụ
Trăng ba mùa lưỡi liềm
Gió thổi và cùng gió thổi"


Vang vọng không gian, tiếng ca như lời gọi khắc khoải, thảng thốt, chan chứa, ngân mê của Y Moan trong coda (phần kết). Không coda, Y Moan cùng M’Drak sẽ là huyền thoại của Tây Nguyên như lời kết kia thành cao trào “Ơi M’Drak” của tình yêu. Khi yêu quá, người ta không thể nói gì hơn ngoài tha thiết gọi.

Những ông già sẽ kể khan về Y Moan
Y Moan là Đam San. Chàng sẽ tiếp tục đi trong khát vọng của tiếng hát huyền nhiệm của mình. Có thể Y Moan không kịp thành ông già. Nhưng những ông già sẽ kể khan về Y Moan: “Bao nhiêu vì sao đêm đêm về đây, bên cây lửa hồng. Bên tôi, giọng trầm ấm, cha tôi kể khan, mơ Đam San trở về. Tôi đi khắp đất trời xa xôi, không nơi nào như quê tôi”... Dù thế nào thì “Đam San” Y Moan sẽ trở về, ở lại trong Tây Nguyên, và bay bằng chính tiếng hát quyền năng của anh như lời ca Ơi M’Drak “Tôi mơ bay trong ngàn vì sao”.

Mùa khô năm nay, dù Y Moan ở đâu, tôi biết, anh sẽ tưới tiếng hát khắp đại ngàn. Tôi lại thấy Y Moan da nâu cháy nắng, bời bời tóc đen như mắt, ôm guitar hát mãi nơi thảo nguyên bao la. “Cứ hát đi Y Moan/ Anh không có quyền ngơi nghỉ/ Chừng nào chúng ta còn nước mắt/ Người ta nói: Anh có thể chết được cho một M’Đrăk của riêng anh/ Tôi tin điều ấy/ Và thật ra/ Nếu cuối cùng có phải chết trong bài hát của đời mình/ Cũng tuyệt vời cái chết”. Y Moan, như Trần Hòa Bình viết và tiên cảm từ 1987, người đã hát bằng nước mắt Ê Đê, dữ dội và mê hoặc. Anh bất tử với M’ Drak, với Tây Nguyên.



Theo Vi Thùy Linh (Thể Thao&Văn Hóa​
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ca sĩ Y Moan đã xuất viện và tiếp tục làm album Một tờ báo đưa tin ca sĩ bị ung thư di căn và... người hâm mộ, đồng nghiệp và báo giới xôn xao hoảng hốt.> Hãy hát lên lần nữa, chàng Đam San Y Moan!Suốt cả ngày Chủ nhật 30-5, bạn bè và những người yêu mến giọng ca rừng núi Tây Nguyên của Y Moan đứng ngồi không yên khi nghe tin anh bị bạo bệnh. Một tờ báo thông tin rằng anh bị “ung thư ở vòm bụng di căn giai đoạn cuối”.

Thông tin này đã nhanh chóng lan tỏa trên mạng rồi trong câu chuyện của báo giới và giới văn nghệ. Kinh khủng hơn, bài báo còn viết rằng BV Dăk Lăk bó tay, gửi nghệ sĩ về BV Ung bướu TP.HCM. Bác sĩ hẹn mổ vào thứ Ba, 24-5. “Vừa mổ ra, thấy di căn tứ tung, bác sĩ cho khâu lại ngay. Bất lực rồi, đã quá muộn. Khi bệnh nhân tỉnh gây mê, vợ con phải nói dối Y Moan: Đã mổ xong, mọi việc ổn cả” - bài báo viết.

Đến chiều tối thì những tin đồn dường như không có điểm dừng và nhiều người hoang mang khi nghe nói tình huống xấu nhất đã xảy ra với nghệ sĩ.

9 giờ tối Chủ nhật, kíp trực tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM gọi điện thoại di động cho Y Moan không được, gọi cho ca sĩ Y Garia - con trai của anh thì chuông đổ nhưng không nghe máy! Chỉ còn một cách là chạy thẳng đến BV Ung bướu.

Gặp được Y Garia gần bệnh viện, chúng tôi thở phào và như trút được gánh nặng đang đè nén. Y Garia cho biết cha anh đã mổ hôm thứ Ba tuần rồi và sức khỏe lúc này rất tốt. Y Moan không bị ung thư như bài báo nói mà chỉ bị loét dạ dày thôi.

Sáng qua (31-5), trao đổi qua điện thoại, Garia cho biết cha anh đã đi lại tốt và còn đòi cà phê, thuốc lá. Dự định hôm nay (1-6) Y Moan sẽ xuất viện và trở về Buôn Ma Thuột.

Garia tâm sự sau cuộc giải phẫu này, Y Moan sẽ tiếp tục hoàn thành nốt một album tổng kết 35 năm sự nghiệp ca hát với các ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Cường.


Theo HOÀNG MẠNH HÀ (Pháp Luật TPHCM)
Ui báo chí, chả hiểu sao nữa??? Nhưng dù sao cũng mong bài báo thứ 2 là thật để chúng ta còn được nghe tiếng hát của người nghệ sỹ Tây Nguyên vang mãi cùng núi rừng, cùng buôn làng...
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
[FLASH]http://www.nhaccuatui.com/m/ucuagQo7LV[/FLASH]



Giấc Mơ Chapi
Tác giả: Trần Tiến
Ở nơi ấy tôi đã thấy trên ngọn núi cao
có hai người, chỉ có hai người yêu nhau
Họ đã sống không mùa đông không mùa nắng mưa
có một mùa, chỉ có một mùa yêu nhau

Ở nơi ấy đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi một mái tranh nghèo một nhà sàn yên vui
Ở nơi ấy họ đang sống cuộc sống yên bình ai nghèo cũng có cây đàn Chapi
Khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Raglai
Ôi Raglai những rừng cây ngọn núi mang tiếng đàn Chapi
Ai yêu tự do yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn Chapi
Tôi yêu Chapi không còn cô đơn, không buồn, không vui
Tôi nghe Chapi chợt thấy nao lòng vì một giấc mơ, ôi Chapi

Cha pi, Cha pi, Cha pi, Cha pi, ôi Cha pi ...
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
[FLASH]http://www.nhaccuatui.com/m/wmBIIcTF3o[/FLASH]
Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột
Sáng tác: Nguyễn Cường
Ca sỹ: Ymoan

Gặp lại em mùa mưa con đường xưa đầy rồi Gặp lại em nhịp chiêng chén rượu nghiêng đêm mời ành mắt ấy tiếng nói ấy thương thương hoài Gió thế đầy nắng thế đấy không vơi đầy Lời chào như xưa nụ cười như xưa nhịp đùi đung đưa vẫn như ngày nào Ta yêu nhau thì về Buôn Mê Thuộc (a! a! a! ư) Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuộc (a! a! ư) Em cao nguyên huyền thoại, em cao nguyên cỏ dại Một cao nguyên ở trong tôi cừa thật gần xa xôi (ô hớ) Có cái nắng có cái gió có nỗi nhớ không mang tên không mang tên người ơi
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
[FLASH]http://static.mp3.zing.vn/skins/default/flash/player/mp3Player_skin4.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog/?NC8zNy80MzmUsIC0ZWM2ZDNlZDk4MTkxYzNjNmQ5ZDdkYmUxYjBiZi5cUIbaBmUsICDN8RGkgdMOsWeBSBs4WeBdUngdaSBydSBcUIbaB4WeBq3dCB0mUsICdUngG7nWl8eS1cUIbaBWeB2FdUngfGZhWeBHNl[/FLASH]

Đi tìm lời ru mặt trời
Ca sỹ: Y Moan
Một mình lang thang trên đất này,
theo dấu chân cha ông từng ngày.
Một mình qua sông, qua núi đồi,
tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời.
Tôi như con chim lạc bay trên trời cao
Tôi như con thú hoang lang thang trong rừng sâu
Như dòng sông khao khát lời,
tôi như hạt mưa không có lời

Bài hát ơi mặt trời,
bài hát tôi một thời cùng Ê Đê, Bih, M'Nông
Hát giữa mọi người không ngại ngần,
bài hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời của tôi
Hát giữa mọi người không ngại ngần
bài hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời...
. . Tôi đi tìm em. . .
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho đêm diễn cuối của Y Moan
28/07/2010 08:59 (GMT +7)
Liveshow để đời Ngọn lửa cao nguyên của NSƯT Y Moan diễn ra vào ngày 6/8 tại Nhà hát ca múa Âu Cơ Hà Nội sẽ không được truyền hình trực tiếp bởi những lo ngại về vấn đề sức khoẻ của ca sĩ.



Con trai NSƯT Y Moan, Y Vol cho biết: “Từ sau hôm mổ tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đến giờ, bố tôi sụt hơn 15kg vì không ăn uống được gì. Khối u ngày càng thêm to, chặn ở thượng vị, nên ăn vào là lập tức nôn ra. Tuy nhiên, khi tôi gọi điện báo cho bố biết đã chuẩn bị xong ngày làm liveshow vào tối 6/8, bố rất phấn khởi, mặc dù nghe giọng còn khá mệt mỏi”.


Y Vol, con trai NSƯT Y Moan. (Ảnh: Trịnh Mão).

Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, liveshow của Y Moan sẽ luôn có bác sỹ túc trực và một xe cấp cứu tại địa điểm tổ chức. Mặt khác, theo Y Vol, anh đã “quán triệt” rất rõ ràng với bố trong việc thể hiện các ca khúc Tây Nguyên vốn sôi động và “máu lửa”.


“Nếu bài hát lên cao mà tình hình sức khoẻ không cho phép bố hát được thì chỉ cần đọc. Kèm theo đó, đội ngũ múa phụ hoạ và ca sỹ khách mời sẽ hỗ trợ bố”, Y Vol nói. “Hoặc là bố có thể chỉ hát nửa bài, lấy “hồn”, lấy nhịp cho ca khúc”.

Ngọn lửa cao nguyên có thể nói là liveshow đầu tiên và cũng là duy nhất của giọng ca đại ngàn Tây Nguyên. Tuy nhiên, liveshow ý nghĩa này chỉ được quay và phát lại, chứ không tường thuật trực tiếp trên truyền hình, bởi những lo ngại về vấn đề sức khoẻ của NSƯT Y Moan.




Theo Y Vol, từ lâu NSƯT Y Moan luôn muốn có một liveshow cho riêng mình. Tuy nhiên, một mặt do chưa có điều kiện thực hiện, mặt khác, bản thân các ca khúc Tây Nguyên thường cùng một “sắc màu” nên rất khó làm liveshow riêng.

Tuy nhiên, trước tình trạng sức khoẻ hiện tại của Y Moan, liveshow Ngọn lửa cao nguyên khó có thể chậm trễ hơn. Bởi, nó không chỉ là tâm nguyện của nghệ sĩ, mà còn là sự chờ đợi của rất nhiều khán giả yêu mến giọng ca "Giấc mơ Chapi”.



"Ngọn lửa cao nguyên" Y Moan sẽ có một liveshow đầu tiên của mình vào ngày 6/8.


Chịu trách nhiệm biên tập liveshow Ngọn lửa cao nguyên là Nhạc sỹ Nguyễn Cường, Y Vol. NSƯT Quang Vinh - Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc VN làm tổng đạo diễn chương trình. Nhà văn Chu Lai giữ vai trò MC.


Xuyên suốt liveshow, khán giả có dịp nghe lại hàng loạt ca khúc làm nên tên tuổi NSƯT Y Moan như: Giấc mơ Chapi, Ơi M’Drak, Clip - Chat, Đến với cao nguyên… Đặc biệt, 3 bố con Y Moan, Y Vol, Y Garia sẽ cùng đứng chung sân khấu thể hiện bài hát Chim phí bay về cội nguồn, Đi tìm lời ru mặt trời, Anh muốn sống bên em trọn đời. Khách mời Siu Black song ca với Y Moan ca khúc Ly cafe Ban Mê. Những gương mặt ca sĩ khách mời khác là Phương Thanh, Mỹ Linh, Minh Anh, Minh Ánh, Văn Mậu…

“Bố Moan từng nói với tôi: nếu có chết, có hết hơi thì bố sẽ chết trên sân khấu chứ không phải ở nhà. Vì vậy, sau khi tổ chức liveshow ở Hà Nội xong, nếu sức khoẻ của bố cho phép, tôi muốn tổ chức cho bố một đêm nhạc đậm chất Tây Nguyên ở Buôn Mê Thuật vào giữa tháng 8" - Y Vol chia sẻ.
Theo đúng dự kiến, mùng 2/8 tới, NSƯT Y Moan đã ra Hà Nội tập luyện cho liveshow của mình.

Theo Văn Trinh
VTC

Đọc bài này mà vừa buồn, vừa vui... Niềm vui nhỏ vì sau mấy chục năm ca hát, nghệ sỹ Y Moan chuẩn bị có riêng 1 live show cho mình. Còn nỗi buồn thì quá lớn vì đây có thể là lần biểu diễn trước công chúng cuối cùng của người nghệ sỹ tài danh Tây Nguyên:(:(:(
Trưa nay đi ra Nhà hát Âu Cơ ở Huỳnh Thúc Kháng mua vé. Vé đẹp ở tầng 1 hết rồi, còn mấy cặp vé cánh gà thôi, vé tầng 2 thì vẫn còn. Em mua 1 cặp vé để mùng 6 này có cơ hội được gặp, được nghe Y Moan hát những bài hát về Tây Nguyên với khán giả Hà Nội... Một lần cho mãi mãi...

Ơi M'Drak
[FLASH]http://www.nhaccuatui.com/m/nZPne5XyF6[/FLASH]

Nơi đây thảo nguyên, từng đàn bò đùa nắng tung tăng mặt trời
Du dương kèn Đinh Năm, xa xăm ngọn Chư Prông, xa xăm biển rộng
Tôi sinh, sinh từ nơi đây, cha tôi cũng sinh từ nơi đây... Ơi M'Đrak, M'Đrak ơi...
Bao nhiêu vì sao... đêm đêm về đây bên cây lửa hồng
Bên tôi giọng trầm ấm, cha tôi ngày tháng mơ Đăm San trở về
Tôi mơ... Bay trong ngàn vì sao lung linh màu thảo nguyên
Ơi M'Đrak...M'Đrak ơi
Ơi M'Đrak... ê hế... Ơi M'Đrak... ê hế...
Gái trai quê tôi da nâu mắt sáng vóc dáng hiền hoà
Những đứa con của Trường Sơn trung kiên như Trường Sơn, như tiếng trống già làng
Tôi đi khắp đất trời xa xôi, không nơi nào như quê tôi... Ơi M'Đrak... M'Đrak ơi...
Ơi M'Đrak... ê hế... Ơi M'Đrak... ê hế...
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
NSND Y Moan đã giã biệt “Giấc mơ Chapi”
(Dân trí) - Giọng ca của đại ngàn đã trút hơi thở cuối cùng vào 15h chiều 1/10. Với giọng nói nghẹn ngào, Y Vol - con trai cả của NSND Y Moan chia sẻ với Dân trí: “Linh hồn ba tôi đã về với núi cao rừng thiêng, ở đó, ba sẽ được yên nghỉ vĩnh hằng”.

Bị phát hiện ung thư thượng vị dạ dày giai đoạn cuối từ tháng 5/2010 nhưng NSND Y Moan luôn không biết mình mang trọng bệnh. Gia đình giấu biệt để mong ông giữ vững tinh thần và niềm tin yêu cuộc sống. Tháng 8/2010, với sự giúp sức của nhạc sỹ Nguyễn Cường, 2 con trai Y Vol, Y Garia, NSND Y Moan đã có liveshow cuối cùng tại Hà Nội, “Ngọn lửa cao nguyên”. “Ngọn lửa cao nguyên” ấy đã bừng sáng, đã có một đêm hát hết mình, đã sống hết mình với âm nhạc, với cao nguyên, với những khán giả tri ân của mình.


Giọng ca ấy đã nằm lại mãi mãi với rừng già...

“Sau đêm nhạc, ba tôi vô cùng hạnh phúc. Trong ánh mắt ông có sự thanh thản. Ông đã được hát với khán giả thủ đô như ông từng mơ ước. Nhưng bệnh tình càng ngày càng nặng. Những cơn đau hành hạ ông triền miên. Sáng qua, trong lòng tôi như có lửa đốt. Tự nhiên như có linh cảm, tôi sốt ruột đứng ngồi không yên, tôi bắt xe về nhà. Chiều nay, 1/10, ba kêu mệt và đau, ba gọi mẹ con tôi đến gần nhờ xoa bóp chân tay. Và ba cứ thế ra đi, không nói một lời nào…” - Ca sỹ Y Vol, con trai cả của NSND Y Moan chia sẻ với giọng nói nghẹn ngào. Anh nói: “Tôi tin, ba đã ra đi thanh thản”.
Theo thông tin từ phía gia đình, lễ tang của NSND Y Moan sẽ được cử hành tại quê nhà. Lễ an táng diễn ra vào 7h30 ngày 5/10. Gia đình đã thông tin đến bạn bè, thân hữu..

NSND Y Moan - giọng ca của đại ngàn đã giã biệt Giấc mơ Chapi, đã giã biệt núi cao, rừng thiêng mãi mãi. Ông ra đi khi mới 54 tuổi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người thân, bạn bè, và những khán giả yêu thương một giọng ca khoẻ khoắn, hào sảng. Giọng hát ấy thấm đẫm tình yêu cao nguyên, tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc. Trong bài phỏng vấn với phóng viên Dân trí tháng 6/2010, tâm hồn ông vẫn ngập tràn những yêu thương - “Tôi yêu tha thiết cuộc đời này. Yêu cao nguyên, yêu thác ghềnh, yêu những cánh rừng cà fê, yêu hoa pơ-lang nở rực… Nếu được đi lại, tôi sẽ vẫn đi con đường ấy. Sẽ vẫn là người con của dân tộc Ê-đê. Sẽ vẫn hát những ca khúc ngợi ca Tây Nguyên. Sẽ vẫn gặp vợ tôi, Nguyễn Thị Minh Ngẫu ở Hà Nội và đưa cô ấy về cao nguyên quê tôi… Tôi sẽ đi lại con đường ấy, và nhất định phải đi con đường ấy”.


Ngay cả khi đau đớn nhất...


.... Ông vẫn có thể cháy hết mình với âm nhạc
Người nghệ sỹ của rừng già đã mong mỏi sẽ được hát mãi, được hát với vợ ông - cô gái gốc Bắc xinh tươi Nguyễn Thị Minh Ngẫu ca khúc Anh muốn sống bên em trọn đời, hát với dân tộc mình Ơi M’Drak, hát với cuộc đời Giấc mơ chapi, hát với các con ước nguyện Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời...

Chiều nay, giọng ca ấy đã nằm lại mãi mãi với rừng già.

Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một tâm hồn chứa chan yêu thương, vĩnh biệt một giọng ca đẹp như sử thi, vĩnh biệt một nghệ sỹ chân chính. Cầu chúc cho linh hồn ông được gắn bó mãi với những cánh rừng, với những thác ghềnh, với những thảo nguyên xanh bao la. Mong cho nơi ấy, ông vẫn được hát mãi, như cách ông đã để lại cho đời những giai âm “không thể nhân bản” (chữ dùng của Nguyễn Cường).


Bạn bè sẽ tiễn đưa Y Moan về nơi an nghỉ cuối cùng...


Vĩnh biệt ông...!
... Khán giả sẽ nhớ mãi một Y Moan với Giấc mơ Chapi đẹp như sử thi, “Ở nơi ấy, đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi, một mái tranh nghèo, một nhà sàn đơn sơ… Ở nơi ấy, họ đã sống cuộc sống yên bình. Ai nghèo cũng có cây đàn Cha-pi…”

Bài: Hiền Hương
Ảnh: Hữu Nghị

Thế là cuối cùng, người Nghệ sỹ ấy cũng ra đi, không cưỡng được mệnh trời... Còn nhớ lời hẹn với khán giả Thủ đô trong live show Ymoan tại Nhà hát Âu Cơ - Hà Nội rằng ông sẽ quay lại để gặp gỡ, để hát, để nhóm lên ngọn lửa thiêng cao nguyên giữa đất trởi Hà Nội.... Vậy mà...
Ông ra đi đúng vào ngày Hà Nội khai mạc đại lễ ngàn năm... Lại nhớ giọng ông hào sảng, nồng nàn trong "Hà Nội niềm tin và hy vọng"..
Xin được gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình NSND Y Moan...
 
Top