Haidang02
New Member
Ôi chết mất với dẫn dắt Lòng yêu thương
TPO - Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay của chúng tôi tại Hội đồng thi tỉnh Quảng Ngãi đã qua 2,5 ngày. Hơn 3.000 bài văn đã được chấm (khoảng gần 1/3 số bài) nhưng vẫn chưa thấy bài nào thật sự xuất sắc.
Học sinh THPT.
Cũng giống như mọi năm, bên cạnh những bài đáp ứng tốt yêu cầu của đáp án, cảm nhận, phân tích sâu sắc, ý tứ lưu loát, chữ nghĩa rõ ràng, được các giám khảo đánh giá cao, vẫn còn không ít bài làm của thí sinh, khi đọc lên giám khảo phải cau mày, khó chịu và không khỏi bật cười.
“Sô-lô-khốp sinh ra tại Tây Ban Nha”?
“Nhiều em chữ viết quá xấu, rất khó đọc, theo dõi, lắm lúc giám khảo chúng tôi phải dịch từng chữ, mới lần ra được ý của thí sinh. Lỗi chính tả thì nhiều vô kể. Có bài của thí sinh viết chưa đầy 3 trang giấy thi, giám khảo chấm nhẩm đếm được trên 120 lỗi chính tả” - Thầy Bùi Tấn Nam, giám khảo nói.
Các giám khảo còn ghi nhớ lại được những câu văn, những từ ngữ, cách so sánh, liên tưởng... ngây ngô, vụng về, sai lạc đến mức không thể tưởng tượng nổi của thí sinh.
Xin tạm dẫn ra đây một số câu văn, đoạn văn vào loại “siêu sáng tạo”.
Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô- lô- khốp.
Nhiều bài của thí sinh có những sai sót, nhầm lẫn... đến “chết người”, rằng: Ông Sô- lôp- khốp từng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông già này được sinh ra ở vùng sông Đông rộng lớn mênh mông của nước Tây Ban Nha; Sô- lốp- khốp được cử làm vệ sĩ cho viện hàn lâm;
Những tác phẩm nổi tiếng: đất vo an, số phận an bài; Ông sinh ra trong một nhà văn lỗi lạc, ông đã stac (sáng tác) bài văn này vào thế kỷ 5. M Sô- lô- khốp vốn sinh ra có số phận đau thương bi kịch, ông tham gia Cm (Cách mạng) chiến đấu, cuối cùng ông có một hy vọng là 2 con của ông đều hy sinh trên chiến trường.
Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Không ít bài làm của thí sinh có những liên tưởng, lời văn không ăn nhập vào đâu.
Trong thời đại mới vấn đề tuổi trẻ là thiên liên (thiêng liêng) và được đặt lên trên hết, bởi tuổi trẻ là búp măng non; Hiện nay để giảm áp lực của sự đau thương nhiều tổ chức thế giới ủng hộ cho những người phải chịu sự đau thương ấy, như vợ bỏ chồng, cha đánh con...;
Có rất nhiều người yêu thường con người bằng cách cho tiền họ, cho những đồ dùng, vật dụng mà mình không dùng nữa hoặc chỉ bằng một ánh mắt, một cái nhìn cảm thông hoặc một cái bắt tay, một cái ôm hôn thật chặc (chặt) đó cũng là yêu thương...
Mở đầu cho câu 2, một thí sinh viết: Trong các loài gia súc, động vật có nhiều loại lòng như lòng gà, lòng vịt, lòng chó, lòng heo, lòng dê. Nhưng không thể so sánh với lòng yêu thương của con người.
Câu 3a: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Nhiều thí sinh kể lể, suy diễn ra đủ thứ chuyện, không hề có trong văn bản.
Ví như: Còn Việt nằm bẹt ra phản, mặc cho chị Chiến làm gì thì làm; Việt tính nết trẻ con, miệng vẫn còn thơm lựng mùi sữa của chị Chiến, thì cầm súng, đánh giậc được cái nổi (nỗi) gì; Lòng hăn háo (hăng hái) và ý chí trả thù cho ba má chính là mũi tên giúp Việt hăm hỏ đi làm nhiệm vụ quốc tế; Việt là một cô gái mới lớn nên còn rất thơ ngây, trong trắng.
Trong khi ở chiến trong chiến tranh thì việt đã nhận được tin rằng cậu em đã hy sinh, việt rất buồn và đau đớn cô không biết làm gì để giải tỏa tâm trạng vô vùng buồn đau, u uất của đời mình...
“Xuân Quỳnh là cháu Xuân Diệu”?
Trong phần trả lời câu 3b. “Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh”, thay vì cảm nhận, phân tích đúng đắn ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ thì vô số bài thí sinh lại bàn luận, tán về chuyện tình yêu.
Bà Xuân Quỳnh là cháu ông Xuân Diệu. Bà Xuân Quỳnh được ông Nguyễn Du mệnh danh là bà chúa thơ tình thứ thiệt; “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Như đôi mắt của con người. Nó sống cùng nhau, cười cùng nhau,khóc cùng nhau, cùng nhau ngắm nhìn và cùng nhau ngủ nhưng chẳng bao giờ nhìn thấy được nhau;
Tình yêu thương phải nhắm mắt trước khi hôn, tình yêu có lúc lên, có lúc xuống như nước thủy triều đó thôi; Tình yêu là đề tài được các nhà thơ quan tâm và dòm nhóm liên tục, thường xuyên; Sóng là một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu;
Dù con sóng ngày trải qua biết mấy chục năm hay hàng ngàn năm thì nó vẫn là con sống (sóng) và cho đến sau này thì con sóng vẫn là con sóng Xuân Quỳnh muối nói lên dù con người ta có thay đổi về mặt hình thức trải qua mấy chục năm đi nữa thì ta vẫn là chính ta, ta có thay đổi nhiều đi nữa thì ta không trở thành người khác được về tính cách và cách nói chuyện hay suy nghĩ cũng chính là ta mà thôi.
Đỗ Tấn Ngọc
Nguồn http://www.baomoi.com/Home/SachBaoV...-THPT-Nhung-cau-van-sieu-ngo-nghe/4392224.epi
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Những câu văn siêu ngô nghê
TPO - Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay của chúng tôi tại Hội đồng thi tỉnh Quảng Ngãi đã qua 2,5 ngày. Hơn 3.000 bài văn đã được chấm (khoảng gần 1/3 số bài) nhưng vẫn chưa thấy bài nào thật sự xuất sắc.
Học sinh THPT.
Cũng giống như mọi năm, bên cạnh những bài đáp ứng tốt yêu cầu của đáp án, cảm nhận, phân tích sâu sắc, ý tứ lưu loát, chữ nghĩa rõ ràng, được các giám khảo đánh giá cao, vẫn còn không ít bài làm của thí sinh, khi đọc lên giám khảo phải cau mày, khó chịu và không khỏi bật cười.
“Sô-lô-khốp sinh ra tại Tây Ban Nha”?
“Nhiều em chữ viết quá xấu, rất khó đọc, theo dõi, lắm lúc giám khảo chúng tôi phải dịch từng chữ, mới lần ra được ý của thí sinh. Lỗi chính tả thì nhiều vô kể. Có bài của thí sinh viết chưa đầy 3 trang giấy thi, giám khảo chấm nhẩm đếm được trên 120 lỗi chính tả” - Thầy Bùi Tấn Nam, giám khảo nói.
Các giám khảo còn ghi nhớ lại được những câu văn, những từ ngữ, cách so sánh, liên tưởng... ngây ngô, vụng về, sai lạc đến mức không thể tưởng tượng nổi của thí sinh.
Xin tạm dẫn ra đây một số câu văn, đoạn văn vào loại “siêu sáng tạo”.
Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô- lô- khốp.
Nhiều bài của thí sinh có những sai sót, nhầm lẫn... đến “chết người”, rằng: Ông Sô- lôp- khốp từng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông già này được sinh ra ở vùng sông Đông rộng lớn mênh mông của nước Tây Ban Nha; Sô- lốp- khốp được cử làm vệ sĩ cho viện hàn lâm;
Những tác phẩm nổi tiếng: đất vo an, số phận an bài; Ông sinh ra trong một nhà văn lỗi lạc, ông đã stac (sáng tác) bài văn này vào thế kỷ 5. M Sô- lô- khốp vốn sinh ra có số phận đau thương bi kịch, ông tham gia Cm (Cách mạng) chiến đấu, cuối cùng ông có một hy vọng là 2 con của ông đều hy sinh trên chiến trường.
Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Không ít bài làm của thí sinh có những liên tưởng, lời văn không ăn nhập vào đâu.
Trong thời đại mới vấn đề tuổi trẻ là thiên liên (thiêng liêng) và được đặt lên trên hết, bởi tuổi trẻ là búp măng non; Hiện nay để giảm áp lực của sự đau thương nhiều tổ chức thế giới ủng hộ cho những người phải chịu sự đau thương ấy, như vợ bỏ chồng, cha đánh con...;
Có rất nhiều người yêu thường con người bằng cách cho tiền họ, cho những đồ dùng, vật dụng mà mình không dùng nữa hoặc chỉ bằng một ánh mắt, một cái nhìn cảm thông hoặc một cái bắt tay, một cái ôm hôn thật chặc (chặt) đó cũng là yêu thương...
Mở đầu cho câu 2, một thí sinh viết: Trong các loài gia súc, động vật có nhiều loại lòng như lòng gà, lòng vịt, lòng chó, lòng heo, lòng dê. Nhưng không thể so sánh với lòng yêu thương của con người.
Câu 3a: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Nhiều thí sinh kể lể, suy diễn ra đủ thứ chuyện, không hề có trong văn bản.
Ví như: Còn Việt nằm bẹt ra phản, mặc cho chị Chiến làm gì thì làm; Việt tính nết trẻ con, miệng vẫn còn thơm lựng mùi sữa của chị Chiến, thì cầm súng, đánh giậc được cái nổi (nỗi) gì; Lòng hăn háo (hăng hái) và ý chí trả thù cho ba má chính là mũi tên giúp Việt hăm hỏ đi làm nhiệm vụ quốc tế; Việt là một cô gái mới lớn nên còn rất thơ ngây, trong trắng.
Trong khi ở chiến trong chiến tranh thì việt đã nhận được tin rằng cậu em đã hy sinh, việt rất buồn và đau đớn cô không biết làm gì để giải tỏa tâm trạng vô vùng buồn đau, u uất của đời mình...
“Xuân Quỳnh là cháu Xuân Diệu”?
Trong phần trả lời câu 3b. “Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh”, thay vì cảm nhận, phân tích đúng đắn ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ thì vô số bài thí sinh lại bàn luận, tán về chuyện tình yêu.
Bà Xuân Quỳnh là cháu ông Xuân Diệu. Bà Xuân Quỳnh được ông Nguyễn Du mệnh danh là bà chúa thơ tình thứ thiệt; “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Như đôi mắt của con người. Nó sống cùng nhau, cười cùng nhau,khóc cùng nhau, cùng nhau ngắm nhìn và cùng nhau ngủ nhưng chẳng bao giờ nhìn thấy được nhau;
Tình yêu thương phải nhắm mắt trước khi hôn, tình yêu có lúc lên, có lúc xuống như nước thủy triều đó thôi; Tình yêu là đề tài được các nhà thơ quan tâm và dòm nhóm liên tục, thường xuyên; Sóng là một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu;
Dù con sóng ngày trải qua biết mấy chục năm hay hàng ngàn năm thì nó vẫn là con sống (sóng) và cho đến sau này thì con sóng vẫn là con sóng Xuân Quỳnh muối nói lên dù con người ta có thay đổi về mặt hình thức trải qua mấy chục năm đi nữa thì ta vẫn là chính ta, ta có thay đổi nhiều đi nữa thì ta không trở thành người khác được về tính cách và cách nói chuyện hay suy nghĩ cũng chính là ta mà thôi.
Đỗ Tấn Ngọc
Nguồn http://www.baomoi.com/Home/SachBaoV...-THPT-Nhung-cau-van-sieu-ngo-nghe/4392224.epi