Dịu dàng ... thơ

2,501
0
0

Haidang02

New Member
Hôm tớ đọc câu thơ của Em bé ngoan mà buồn cười mãi, định tiếp một câu nhưng rồi việc nọ việc kia nên quên mất. Hôm nay, đọc được mấy cái này,buồn cười nên copy vào đây, nếu Admin thấy bậy quá, thì Min cứ xoá đi ạ :D
Câu đầu tiên của EBN nhé : Ăn lẩu thích nhất bếp cồn ;)

Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn ...
Có chị bán trứng vịt lộn rất to

Yêu em nhất ở tâm hồn
Thứ hai là mắt, còn ... lưng thứ ba

cụ Bùi Giáng cũng đã từng viết:

Thu Ba ngồi cạnh Thu Bồn
Thu Bồn hứng chí sờ vai Thu Ba

hay Bàn Tải Cân cũng có :

Yêu nhau bằng cả tâm hồn
Yêu nhau bằng lưỡi bằng lưng bằng tay
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Dịu dàng ... thơ

Nguyễn Bảo Sinh, Đồng Đức Bốn cùng Bùi Giáng rất xứng đáng với danh hiệu mà người đọc xưng tụng: “Nhà thơ dân gian”. Điểm chung của thơ các ông là sự thông thoáng, thuần khiết, vần điệu, và đặc biệt là chứa đựng yếu tố triết lý mộc mạc và sâu sắc. Trước thời các ông, có lẽ chỉ có thơ Nguyễn Bính là có được thành công này. Nhiều bài thơ của các ông sáng tác còn bị nhầm là ca dao, có lẽ cũng là do tính thuần khiết và trí tuệ của chúng.




Tản mạn đôi dòng về cuộc đời của nhà thơ Bảo Sinh. Gọi ông là nhà thơ có lẽ là chưa đầy đủ, người ta còn gọi ông với hỗn danh là “Sinh chó“. Kẻ hậu bối không dám có bình luận gì, xin chép lại vài truyện về ông theo những điều tham khảo được mà thôi. Nguyễn Bảo Sinh năm nay đã qua lục tuần, sinh trong 1 gia đình Hà nội gốc, hiện giờ ông đang sống tại ngõ Bảo Sinh, phường Trương Định, Hà Nội. Ông đắc ý ví von: “Dân ăn chơi Hà Nội có ba Bảo: Bảo Tín chơi vàng bạc, Bảo Sơn chơi Khách sạnhttp://www.travelatvietnam.com/preview_hotel.asp, Bảo Sinh chơi chó mèo”.






Cũng như ông viết trong thơ:
Làm thơ nuôi chó chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà!

Là 1 người yêu động vật, ông xây riêng 1 cái phủ độc đáo – “Hotel chó mèo” – chỉ để nuôi dạy chó mèo và gà chọi; có lẽ cái phủ này cũng là duy nhất và đặc sắc không kém gì phủ Thành Chương Trong vương quốc của ông, “sinh linh và cuộc đời phải là một sự hòa hợp”. Đình đám với biệt hiệu “vua chó mèo” đất Hà Thành, liệu ông có yêu vợ hơn chó hay không – câu trả lời có lẽ là không, như ông đã viết trong “Đạo bồ bịch” :
Vợ là cửa cái, Bạn gái là cửa sổ.
Càng nhiều cửa sổ càng sang,
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.
Vợ là cửa cái nhà ta,
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng.





Truyện chó mèo là thế, còn nghiệp thơ văn của ông thì sao? Người viết bài này biết đến thơ ông là nhờ đọc truyện của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Truyện bác Thiệp hay trích thơ ông, nửa đùa nửa thật, ngắn mà thâm, trầm mà ý nhị, vừa ngạo nghễ lại bóng bẩy, nhiều khi như lời tự sự ngắn gọn về đạo và đời, đọc vào tấm tắc, tưởng như phóng bút là ra thơ ngay nhưng kỳ thực quả chẳng dễ dàng ^^ Xin mạn phép điểm qua một vài bài thơ đặc sắc của ông, bình luận và suy nghĩ thì xin nhường phần bạn đọc

Vuông tròn

Ngày xưa trái đất hình vuông
Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
Bây giờ trái đất hình tròn
Cho nên bao kẻ lom khom định bò.


Tu
Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông!


Mê ngộ
Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!

Khi yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!



Mê là mê theo cách mê của người
Ngộ là mê theo cách mê của mình.


Tự do

Tự do sướng nhất trên đời
Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!


Tại sao?

Trẻ thơ mở trí nhìn đời
Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao?
Người lớn nhắm mắt ra vào,
Nhờ người dắt hộ, “Tại sao” không cần!


Bịt tai

Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chính lỗ tai của mình.


Yêu

Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi…


Nợ

Nợ tiền trả hết là xong,
Nợ tình càng trả càng phong lưu tình.


Đời người

Đời người như tốt qua sông
Tiến ngang, tiến dọc chứ không được lùi.


Sang, về ?

Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến,người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang


Tu

Trốn chợ lên đỉnh núi tu,
Họ bê cả núi hoang vu về phường.
Tiếng chuông vào phố lạc đường,
Sư già khất thực, luôn mồm “Thanh-kiu”


Nhân Cảnh

Ngồi nhìn non bộ đứng im,
Ngắm cá trong chậu, xem chim trong lồng.
Cây si bẻ quặt uốn cong,
Còn mình tự nhốt vào trong lẽ đời.


Ly thân

Vì yêu tha thiết con người,
Cho nên mới lánh về nơi không người.
Quạnh hiu ngay giữa đất trời,
Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương.

Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta
Của chìm của nổi trong nhà
Của ta rồi sẽ lại là của con
Con ta không phải của ta vì nó không phải của nó.
Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai!
Làm thơ anh chỉ nghiệp dư
Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào
Yêu em anh cũng nghiệp dư
Hội yêu chuyên nghiệp họ chưa cho vào!


Độc thân

Những người quyết chẳng lấy ai
Là người chỉ quyết một hai lấy mình
Tương tư trong mọi mối tình
Là tương tư chính bóng hình của ta.


Tự hiểu

Nếu mình tự hiểu được mình,
Trương Chi đâu có thất tình Mỵ Nương.
Nếu mình tự hiểu quê hương,
Thì Từ Thức chẳng lạc đường trần gian.


Tình đầu

Tình nào cũng mối tình đầu,
Không ai đến được nơi đâu hai lần.
Không gì cũ như mùa xuân,
Mỗi khi xuân đến vẫn lần đầu tiên.

Gần chùa gọi bụt bằng anh,
Anh hùng nhìn mãi cũng thành thường thôi.
Tiên nữ cũng chỉ là người,
Từ Thức yêu chán bỏ trời về quê


Tri âm

Mới yêu nhìn đã tri âm,
Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng Tây.
Nói toàn ngoại ngữ với nhau,
Không người phiên dịch, ngẫm đau nhân tình.

Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.


Chỉ là những câu nói tưởng chừng như bâng quơ chợt đến, chợt đi; thơ Nguyễn Bảo Sinh thực sự độc đáo và lý thú Chơi chó mèo, sáng tác Huyền thi, làm chủ Vô vi quán; người khách giang hồ này rất đáng cho người ta nể phục và ghen tị
—-
Một vài bài mới sưu tầm được:

Nhân duyên

Nhân duyên đến nhân duyên đi
Chúng mình ngoài cuộc, hẹn gì với nhau
Lá trầu chẳng đợi quả cau
Tự nhiên tan hợp thành màu nhân duyên


Danh

Trăng qua cửa sổ trăng vuông
Gió dẹt mình xuống để luồn mái tranh
Con người muốn lọt vào danh
Thì mình phải tự ép thành cái tên.


Chúc nhau

Mời nhau ăn tiệc ăn nằm
Mấy ai khao bạn bữa ăn khí trơi
Chúc nhau chúc đủ mọi lời
Mấy ai chúc bạn thành người tốt hơn.


Nghĩ và lo

Nghĩ về con kiến nó bò
Chẳng lo về nỗi con bò trắng răng
Nghĩ về cái đẹp ánh trăng
Đừng lo thằng Cuội, ả Hằng với nhau


Thơ

Khi ngồi tên lửa lên trời
Làm thơ lại kém cái thời cưỡi trâu


Khỏa thân

Ái tình nếu uống đủ liều
Loài người sẽ thoát được điều tà dâm.
Ai ai cũng sống khỏa thân
Mặc quần sẽ lại khiêu dâm mọi người.


Vu vơ

Yêu và ghét đều giống nhau
Lý do đừng hỏi trước sau làm gì
Chỗ đến là chỗ để đi
Lý do yêu ghét không gì khác nhau.


Cố tình

Chùa to Phật có to đâu
Phải chi tốt lễ dễ cầu Phật thương
Cố tình đốt quá nhiều hương
Khói xuống Âm phủ, Diêm Vương phạt tiền


Hữu tình

Trời xanh xanh biếc vô tình
Cho nên trời chẳng như mình già đi
Vô tình trẻ mãi làm chi
Hữu tình dù có già đi cũng tình


Tuyệt đỉnh

Tuyệt đỉnh vinh quang tận cùng cay đắng
Khi quay nhìn không một bóng thân thương
Đành ôm trong lòng một vầng trăng khuyết
Để nhớ về những giấc mộng đế vương


Thua

Tiến lên vào cái ống đời
Sao bằng lùi lại giữa trời thảnh thơi
Vật nhau trong cái ống đời
Sao bằng thua cuộc về ngồi ngắm mây


Đạo vợ chồng

Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ diều trong tay
Đừng già néo, kẻo đứt dây
Thả chùng xuống, để diều bay đúng tầm


Chôn hoa

Người thường thấy cánh hoa rơi
Hai chân di nát không chơi hoa tàn
Mấy ai khóc mộ hồng nhan
Mấy ai gom cánh hoa tàn để chơi


Tù tại tâm

Bước vào một chốn lao tù
Mắt nhìn không thấy, tay sờ không ra
Tù trong bộ não của ta
Cửa mở mà chẳng biết ra lối nào


Bể khổ

Đời là bể khổ mênh mông
Sao ai cũng muốn sống trong bể đời
Quy tiên là được lên trời
Sao ai cũng muốn sống đời trần gian


Đá bóng

Trong vạn biến có một điều bất biến
Đội chủ nhà không đoạt cúp FIFA
Trước 7 tỉ người trọng tài gian dối
Thì trách gì lời nói giữa đôi ta


Cực lạc

Tây trúc nào biết ở đâu
Cực lạc chỉ ở trong câu thơ này
Trông lên mình chẳng bằng ai
Trông xuống lại thấy chẳng ai bằng mình


Ngũ thập tri thiên mệnh

Thân còn nằm dưới mái nhà
Hồn tri thiên mệnh thăng hoa giữa trời
Như sen nằm dưới bùn đời
Vươn lên mặt nước giữa trời nở hoa


Vô cớ

Vô cớ mua dây buộc mình
Thì đành nhờ cái vô tình gỡ ra
Tự nhiên buồn đến với ta
Tự nhiên buồn sẽ đi ra khỏi mình


Đôi ta

Tuy kiếp trước không duyên nhưng nợ
Nên đôi ta thành vợ thành chồng
Bao giờ hết nợ tơ hồng
Trời cho đôi lứa mặc lòng yêu ai


Phía trước

Bọ ngựa rình bắt ve sầu
Biết đâu chim sẻ đằng sau bắt mình
Mải tìm danh lợi, gái xinh
Biết đâu cái họa đang rình bắt ta


Thừa

Dạy đĩ vén váy làm gì
Phò mã tốt áo khen chi thêm thừa
Thế gian tranh cãi thắng thua
Vô ngôn trời chẳng nói thừa một câu


Tự trào

Lã Bất Vi buôn cả vua
Hồ Xuân Hương chửi cả chùa lẫn sư
Bọn họ gan lớn mật to
Còn ta gan bé nằm lo sập trời


Cảm ơn

Đừng trách đời làm khổ ta
Ta làm khổ họ gấp ba bốn lần
Nên khi nhắm mắt lìa trần
Chỉ xin được nói một lần: Cảm ơn!


Vô đề

Muốn đừng để đời chửi ta
Thì đừng cố bắt người ta khen mình


Vô đề

Cung phi ngủ với con trời
Chứ đâu ngủ với cái tôi của mình
Càn Long rời bỏ cung đình
Để đi tìm những mối tình không vua


Kín-hở

Có hở thì mới biết che
Nếu mà bịt hết còn nghe thấy gì


Sách đỏ

Diệt hết sinh vật của trời
Chắc chắn sách đỏ tên người được ghi


Vô đề

Hiện đại mà không thiên nhiên
Loài người sẽ tới chỗ điên chỗ khùng
Thiên nhiên hoang dã tận cùng
Loài người cũng đến chỗ khùng chỗ điên.


Đường lên Tây trúc

Đường lên Tây Trúc quanh co
Chỗ rẽ không biển báo cho rõ ràng
Nhiều khi tưởng đến thiên đàng
Xuống nhầm địa ngục, nghĩ càng đớn đau.


Thay lời tựa

Tôi tu với vợ tại gia
Vợ dài dằng dặc đâu là bến mơ
Khi tình khi ý cùng thơ
Đường trơn gánh thực, gánh hư trĩu đầy
Nằm mơ trên tấm thân gầy
Gánh vàng đi đổ lấp đầy sông mê
Văn đâu tải đạo, văn là đạo
Nước đâu chở sóng, nước là sóng


Như ta

Cho ta về chỗ gió mưa
Cho ta về chỗ có trưa có chiều
Về nơi có ghét có yêu
Nắng, mưa, yêu, ghét sớm chiều như ta


Đôi bờ

Đôi ta như thể đôi bờ
Gặp nhau sóng chẳng bao giờ thành sông
Thôi đành muôn kiếp song song
Đôi ta trả lại dòng sông cho đời


Vô đề

Hoàng đế khi đã ngồi tù
Cai ngục chỉ gọi là đồ phạm nhân
Đã vào đến động mại dâm
Ông lão cứ được gọi nhầm là anh


Gái quê

Lên tỉnh ai cũng bảo quê
Về làng cả xóm lại chê thị thành
Xót xa thân phận, thôi đành
Nửa quê nửa tỉnh chòng chành thân em


Thời

Nhân gian trong một chữ thời
Kẻ nào đi trước thành người đến sau
Sao cho vẫn cứ cùng nhau
Vừa đi được trước, vừa sau mọi người


Lời sống

Đôi ta trên một con đò
Vạch thuyền đánh dấu ai ngờ sông trôi
Hẹn lời thề giữ lấy lời
Biết đâu lời của mỗi người là sông


Thời gian

Kẽ hở pháp luật lẽ hằng
Thời gian mới thật công bằng mà thôi
Dù là vua chúa phật trời
Mỗi năm thêm một tuổi đời như ta


Lên chùa

Vào chùa lễ phật thấy sư
Người người cúi lạy chiếc lư hương đồng
Miệng cầu sắc sắc không không
Đầy trời sắc, thế còn không đâu rồi


Nhẫn cưới

Trao nhau nhân cưới ước mong
Đeo vào bỗng hóa thành vòng kim cô
Lại mong lại ước lại chờ
Tháo ra rồi lại ước mơ đeo vào



Tôi đi cuối đất cùng trời
Tìm mua thuốc ngộ chữa người đang mê
Tôi đi thủy tận sơn khê
Chữa cho người ngộ ta mê thật rồi


Thực hư

Kinh đeo ngay trước mắt mình
Nhiều khi vẫn cứ đi tìm loay hoay
Cửa đời chìa khóa cầm tay
Mà sao vẫn cứ loay hoay đi tìm


Buông ra

Ôm vào rồi mới buông ra
Có ôm thật chặt mới rời thật xa
Ngẫm xem trong cõi người ta
Có là Thái tử, mới là Như lai


Quên

Người ghi bia đá để đời
Còn tôi tìm chỗ tôi ngồi để quên
Nhìn trời nước dưới, mây trên
Cúi xem lại thấy nước trên mây trời
Ngồi quên, quên hết mây trời
Hỏi thăm chẳng biết tên tôi là gì


Nghịch cảnh

Rửa tay, gác kiếm gặp ma
Đem cả áo giấy cà sa mặc vào
Tóc bạc lại gặp má đào
Hoàng bào, áo giấy, mặc vào cà sa


Chiếc lược

Cây muốn lặng gió chẳng đừng
Trách ai đem chiếc lược sừng tặng sư
Khiến lòng sư những ngẩn ngơ
Nửa mong mọc tóc, nửa lo trọc đầu


Bụt nhà

Phải đi đến tận biển xa
Mới thấy cái đẹp ao nhà của ta
Phải đi lễ chùa đủ xa
Mới thấy được bụt chùa nhà rất thiêng


Trăng

Nếu trăng cũng chết như đời
Thì ta đâu thấy kiếp người phù du
Vì trăng sống mãi ngàn thu
Cho nên càng thấy phù du kiếp người


Thông

Làm thông ngay giữa kiếp người
Làm người lại đứng giữa trời như thông
Lá reo tiếng hạc từng không
Vi vu nào biết là thông hay người

—-
Nguồn Ở đây
 
84
0
0

Thiên Lương

New Member
Hic, Cụ Bùi Giáng này này nếu bổ sung thêm ông Bùi Chí Vinh này sẽ thành cặp "Hắc Phong Song Bùi" các cụ nhỉ
 
Top