Dự án đồng hành cùng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

1
0
0

clbnhanai

New Member
DỰ ÁN "ĐỒNG HÀNH CÙNG TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN"

1. TÊN DỰ ÁN: “Dự án Đồng hành cùng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”

2. ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN : Câu lạc bộ Công tác Xã hội Nhân Ái

3. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: Câu lạc bộ Công tác Xã hội Nhân Ái và các Câu lạc bộ-Đội-Nhóm, Tổ chức, Đơn vị cộng tác

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
-Giai đoạn 1: Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010
-Giai đoạn 2: Từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011
-Giai đoạn 3: Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013

5. ĐỊA BÀN THỰC HIỆN:
-Giai đoạn 1: Thành phố Hồ Chí Minh
-Giai đoạn 2: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
-Giai đoạn 3: Mở rộng ra trong cả nước

(Địa điểm chi tiết, file đính kèm)​

6. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG:
-Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em đường phố trong các khu vực đã lựa chọn.

7. YÊU CẦU DỰ ÁN:
-Thể hiện được mô hình giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một cách bền vững thông qua các hoạt động giáo dục, chia sẻ khó khăn với các em mang tính dài lâu.
-Xây dựng quan hệ gần gũi giữa cộng đồng và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
-Trẻ em có nguy cơ phải được quản lý, hỗ trợ, bảo vệ và ngăn ngừa
-Hoạt động dự án thông qua sự liên kết chặt chẽ với các Tổ chức, Đơn vị hoạt động vì trẻ em.
-Có phương pháp tác động phù hợp với từng đối tượng trẻ em một cách hiệu quả, hợp lý.
-Không thể đầu hàng với những khó khăn, khắc phục các hạn chế để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

8. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH:

7.1. Mục tiêu chung: Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ lang thang, đường phố về mặt kiến thức, tâm lý và một số kỹ năng để giúp các em có thể tự vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời các em được trang bị một sỗ kỹ năng, phương pháp để tự bảo vệ mình trước những tệ nạn xã hội, nguy cơ bị lạm dụng… luôn dễ xảy ra trong cuộc sống phức tạp của các em.

7.2 Mục tiêu cụ thể:

7.2.1. Hình thành và xây dựng một mạng lưới thành viên và tình nguyện viên của Dự án có trình độ và kỹ năng tiếp cận, dạy học và bảo vệ các em khỏi các nguy cơ
7.2.2.
- Đối với các em có chưa có điều kiện đi học thì hỗ trợ, giới thiệu về các trung tâm, lớp tình thương, trường học.
-Đối khu vực có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thì mở lớp dạy học hoặc dạy kèm cho các em.
-Đối với các em có điều kiện đi học thì hỗ trợ, tổ chức dạy kèm cho các em.
7.2.3. Thực hiện các kỹ năng tư vấn, can thiệp, quản lý cụ thể đến tận gia đình và trẻ em bỏ học, có nguy cơ bỏ học.
7.2.4. Kêu gọi cộng đồng, các cá nhân, tổ chức cùng chung tay giúp các em có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.
7.2.5. Tổ chức các chương trình sinh hoạt dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

9. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

8.1. Nâng cao kiến thức, ý thức, kỹ năng cho các em và chính gia đình của các em. Qua dự án các em có thể tự mình khẳng định, vươn lên trong cuộc sống, tránh khỏi các nguy cơ, tệ nạn xã hội
8.2. Chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm trong cộng đồng.
8.3. Hình thành một cơ chế hợp tác trong hệ thống Dự án (Cộng đồng, Thành viên Dự án, Chính quyền, Gia đình).
8.6 .Xây dựng bộ hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cần được hỗ trợ với các số liệu cụ thể
8.7. Tổ chức mô hình vui chơi thu hút trẻ em có nguy cơ bỏ học và đã bỏ học tham gia, từng bước khơi dậy trong các em niềm say mê học tập.
8.9. Huy động nguồn lực, kinh phí, vật phẩm để giúp cho các hoạt động dịch vụ lâu dài và bền vững.

10. HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH, THỰC HIỆN DỰ ÁN:
10.1. Ban Điều hành
-Giai đoạn 1-2: 5 thành viên
-Giai đoạn 3: 9 thành viên

10.2. Ban Truyền thông
-Giai đoạn 1-2: 3 thành viên
-Giai đoạn 3: 5 thành viên

10.3. Ban Tiếp cận
-Giai đoạn 1-2: 10 thành viên
-Giai đoạn 3: thành viên

10.4. Ban Đồng hành
-Giai đoạn 1-2: 50-70 thành viên
-Giai đoạn 3: 100 thành viên

10.5. Ban Phát triển kỹ năng
-Giai đoạn 1: 3 thành viên
-Giai đoạn 3: 5 thành viên

10. MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

Hoạt động 1:Tiếp cận, Thu thập thông tin, lập danh sách
-Tiếp cận: Thành viên, tình nguyện viên của Dự án đến các khu vực có trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
-Thu thập thông tin: Tìm hiểu về hoàn cảnh, về đặc điểm, khả năng và các vấn đề cơ bản của các em. Xác định cách giúp đỡ hợp lý cho các em.
-Kết hợp với thông tin của chính quyền, ban ngành địa phương lập danh sách về các em theo các khu vực đã tiếp cận.

Hoạt động 2: Hỗ trợ các em được đi học
-Hỗ trợ các em cả về vật chất, tinh thần
-Giới thiệu về các trung tâm, lớp tình thương, trường học gần khu vực các em sinh sống.
-Mở các lớp dạy học cho các em trong khu vực có nhiều em.
-Tổ chức dạy kèm cho các em.

Hoạt động 3: Sinh hoạt với trẻ
- Các thành viên, tình nguyện viên bên cạnh việc dạy học, theo dõi thì sinh hoạt định kỳ với các em mình phụ trách.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chơi trò chơi định kỳ trong các khu vực, 1 buổi / 1 tháng.

Hoạt động 4: Tư vấn, hỗ trợ gia đình của trẻ
-Kết hợp với gia đình theo dõi quá trình phát triển của trẻ.
-Tư vấn cho gia đình các phương thức giáo dục trẻ phù hợp
-Hỗ trợ gia đình về thông tin, kỹ năng khi làm việc.
-Tổ chức giao lưu giữa các gia đình, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, cũng như nuôi dạy trẻ.

Hoạt động 5: Tập huấn
-Giới thiệu các thành viên, tình nguyện viên của Dự án tham gia các lớp tập huấn của các trung tâm, tổ chức.
-Ban kỹ năng nghiên cứu, xây dựng và hình thành sổ tay kỹ năng, tập tài liệu tập huấn dành cho các thành viên, tình nguyện viên của Dự án.
-Tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng cho các thành viên, tình nguyện viên Dự án về kiến thức như: luật pháp liên quan Bảo vệ trẻ em, công ước Quyền trẻ em, những kiến thức về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt… và các kỹ năng công tác xã hội cơ bản.

Hoạt động 6: Hỗ trợ khẩn cấp
-Nắm bắt thông tin trường hợp trẻ, gia đình của trẻ gặp tình huống xấu không thể tự giải quyết.
-Hỗ trợ tiền, các vật phẩm cần thiết cho trẻ và gia đình.
-Đề xuất với trung tâm, chính quyền, ban ngành hỗ trợ.

Hoạt động 7: Giám sát tiến độ thực hiện.
-Các thành viên báo cáo tình hình thay đổi, phát triển của trẻ, gia đình
-Những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện Dự án
-Kết quả thu được qua từng quí.

Hoạt động 8: Sơ kết hoạt động, rút kinh nghiệm, phát triển Dự án

12. SỰ BỀN VỮNG
-Trẻ sẽ có những kiến thức, kỹ năng để tự vươn lên trong cuộc sống, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
-Nâng cao trách nhiệm của gia đình, cộng đồng với trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
-Một mô hình có thể mở rộng quy mô, hướng đến nhiều trẻ hơn.

13. DỰ TRÙ KINH PHÍ (File đính kèm)
14. QUY ĐỊNH (File đính kèm)

TM. BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
TRƯỞNG BAN
NGUYỄN VĂN TIẾN
CHỦ NHIỆM CLB CTXH NHÂN ÁI
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top