Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: Vợ đẻ, chồng được nghỉ 1 tuần

7,828
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: Vợ đẻ, chồng được nghỉ 1 tuần

GiadinhNet - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ LĐ, TB&XH lấy ý kiến rộng rãi đang thu hút sự quan tâm của dư luận.


Lao động nữ sẽ được hưởng nguyên chế độ nếu đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản. Ảnh: C.T.

Trong dự thảo mới, ngoài nữ giới, nam giới cũng được hưởng chế độ nghỉ thai sản. Lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản mà đi làm sớm sẽ được hưởng nguyên chế độ cộng thêm tiền lương, tiền công…

Nam giới cũng được hưởng chế độ thai sản

Bộ LĐ, TB&XH vừa hoàn chỉnh dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội và công bố lấy ý kiến rộng rãi. Một trong những điểm nhấn cơ bản ảnh hưởng tới số đông lao động hiện nay là quy định về chế độ thai sản. Dự thảo Luật ngoài việc quy định chế độ đối với lao động nữ trong kỳ thai sản còn quy định chế độ cho cả lao động nam. Theo đó,
lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngàylàm việc kể từ 30 ngày đầu sau sinh. Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 7 ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo cơ quan soạn thảo, việc đưa nội dung nghỉ thai sản áp dụng cho nam giới là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn. Quy định này không những đảm bảo quyền, nghĩa vụ của lao động nam mà còn thỏa mãn quyền của người phụ nữ khi sinh con. Trên thực tế, trừ những vị trí, hoàn cảnh, nhiệm vụ lao động đặc thù thì phần lớn lao động nam giới là công nhân viên chức, lao động hợp đồng đều tự bố trí, xin nghỉ trong thời khắc vợ lâm bồn. Việc đưa nội dung này vào dự thảo Luật thu hút được sự quan tâm và đồng tình người dân.

Ngoài ra, dự thảo Luật còn có những quy định mới về chế độ thai sản cho nữ giới. Bộ LĐ, TB&XH đề xuất lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Các trường hợp rủi ro trong kỳ thai sản của nữ giới cũng được quy định cụ thể. Theo đó, sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 3 tháng tính từ ngày sinh con. Nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 1 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định. Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người vợ theo quy định. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người vợ theo quy định.

Đi làm vẫn được hưởng chế độ
Quy định trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.

Từ thực tiễn đời sống xã hội và bản thân, chị Đào Thu Hường (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sau khi sinh con, chị và không ít phụ nữ có điều kiện để trở lại công việc sớm hơn quy định thời gian được nghỉ. Phần lớn chủ sử dụng lao động đều trả lương và các chế độ khác bình thường như trước khi nghỉ đẻ nhưng riêng chế độ thai sản thì mỗi nơi áp một kiểu. “Tùy mối quan hệ giữa nhân viên với sếp mà mỗi nơi có một chế độ riêng. Nơi nào mối quan hệ tốt, doanh nghiệp làm ăn khấm khá thì người lao động đi làm trong thời gian nghỉ thai sản được hưởng đúng quyền lợi là tiền lương, các chế độ phụ cấp cộng thêm chế độ thai sản trọn vẹn. Nơi nào mối quan hệ của nhân viên không tốt thì bị cắt hẳn chế độ thai sản khi đi làm sớm. Thậm chí có nơi còn “nói không” với bà bầu, cứ thấy nhân viên có bầu là ông chủ tìm cách đẩy ra các vị trí “khó nhằn” để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng” – chị Hương nói.

Để đuổi kịp thực tiễn, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang lấy ý kiến đã đưa thêm nội dung: “Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản”. Theo đề xuất trên thì lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định khi có đủ các điều kiện: Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 4 tháng; Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động; Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Về chế độ thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.


Trong dự thảo, quy định về việc dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, Bộ LĐ, TB&XH đưa ra 2 phương án. Một là, bỏ quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Hai là, giữ như quy định hiện hành và có điều chỉnh. Cụ thể, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa là 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.


 
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: Vợ đẻ, chồng được nghỉ 1 tuần

Phải đẻ............
 
Top