metyruoi
Active Member
(sgtt)- Đôi khi vì quá lo lắng hoặc không hiểu được tâm, sinh lý lứa tuổi, không nắm được phương pháp giáo dục khoa học mà một số phụ huynh đã buộc con cái tuân thủ những nguyên tắc không phù hợp với chúng, tạo áp lực nặng nề cho con trẻ.
Câu chuyện thứ nhất
Anh Vinh và chị Trúc là cán bộ nghiên cứu khoa học, đến với nhau khi đã ngoài tuổi 30. Cháu Từ An là con gái duy nhất của anh chị. Anh chị dồn hết vật chất, tinh thần, tình thương yêu cho con. Không phụ lòng cha mẹ, ở trường, Từ An học giỏi, khiêm tốn nên được thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến. Ở nhà, em là đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết vâng lời. Đã học lớp 12, nhưng em vẫn chấp nhận để ba mẹ đưa đón. Trường, lớp, nhóm bạn tổ chức các buổi sinh hoạt, vui chơi nếu ba mẹ không cho tham gia em đành cam chịu. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn biết hoàn cảnh của em nên rất thông cảm. Tuy nhiên, lần này cô bạn thân cùng lớp mời dự sinh nhật, Từ An kiên quyết xin ba mẹ cho em đi. Lúc đầu mẹ không bằng lòng, nhưng em năn nỉ ba, cuối cùng em được phép đi xe gắn máy cùng một bạn gái trong lớp. Bữa tiệc sinh nhật được tổ chức ở hồ Kỳ Hoà, không có người lớn dự. Để không khí thêm sôi nổi, các em khui vài lon bia để mỗi người nhấp một ngụm. Khi lon bia vừa tới tay Từ An thì mẹ cô bé bỗng từ đâu xuất hiện, giật lon bia từ tay con và nói: “Các cháu đừng ép nó uống, cô không cho phép đâu!”… Từ An đứng như trời trồng, một lát sau, em oà khóc và vụt chạy ra ngoài. Bữa tiệc kết thúc trong ngỡ ngàng. Ngày hôm sau không thấy Từ An đến lớp, các bạn đem chuyện kể cho cô giáo chủ nhiệm nghe, cô đã đến gặp ba mẹ Từ An. Sau buổi trao đổi chân tình của cô giáo, vợ chồng chị Trúc hết sức ân hận. Họ sửa sai bằng cách mua một ổ bánh sinh nhật và đưa Từ An đến lớp chúc mừng ngày sinh của bạn như một lời xin lỗi. Cũng từ hôm ấy anh chị hiểu rằng con gái mình đã lớn, phải quan tâm chăm sóc con thế nào để con tự tin, tự chủ trong học tập, cuộc sống và hoàn thiện nhân cách.
Câu chuyện thứ hai
Sau ly hôn chưa đầy ba tháng, chồng chị T. đã cưới vợ khác. Từ đó anh không hề ngó ngàng gì đến đứa con trai lúc ấy chưa tròn bảy tuổi, thế là chị T. một mình phải vừa làm mẹ, vừa làm cha. Được cái cháu Tuấn, con chị tuy còn nhỏ nhưng đã hiểu được nỗi đau của mẹ. Cậu học sinh ấy nay học đến lớp 11, rất mê đá banh, nhưng mẹ không cho do sợ con bị thương, té gãy chân tay. Tuấn cũng có khiếu âm nhạc, em rất muốn tham gia đội văn nghệ của khu phố, nhưng chị lo con bị bạn xấu lôi kéo nên tìm cách ngăn cản. Vì bận đi làm, chị nhờ cậu em họ ngày hai buổi đón đưa con đi học. Vào năm học này Tuấn đề nghị mẹ để em tự đến trường bằng xe đạp, chị T. đồng ý với điều kiện: con bà chị họ học cùng trường sẽ đến nhà cùng đi với Tuấn. Trong lòng không vui nhưng Tuấn cũng nghe lời mẹ. Rồi một hôm tan học, cô bạn cùng lớp nhờ Tuấn cho quá giang. Chở bạn về đến nhà, lúc chia tay cô bạn tặng cho Tuấn tập thơ tình. Nào ngờ về tới cửa, mẹ giật chiếc cặp trên tay Tuấn mở ra xem, nhìn thấy tập thơ và la lên: “Mới tí tuổi đầu đã yêu với đương, hoá ra con đòi tự đi xe là để dễ bề chở bạn gái đi chơi…” Quá thất vọng vì cách xử sự của mẹ, Tuấn phản ứng bằng cách bỏ cơm và không chịu đến trường. Người mẹ hoảng hồn và chị đã cầu cứu sự giúp đỡ của các chuyên viên tư vấn…
Thương con đúng cách
Nuôi dạy, giáo dục con cái là một khoa học, một nghệ thuật đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức, sự bình tĩnh, kiên tâm và tinh tế.
Trên đây chỉ là số ít trong vô vàn những chuyện dở khóc dở cười về việc giám sát quản lý con trẻ. Tất nhiên, con cái khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi, thành đạt là hạnh phúc lớn nhất trong đời của những người làm cha mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ luôn lo lắng, quan tâm, chăm bẵm từ miếng ăn, giấc ngủ, từng bước đi, từng lời ăn tiếng nói, việc học hành, quan hệ bạn bè, nỗi buồn vui… của con. Nhưng đôi khi vì quá lo lắng hoặc không hiểu được tâm, sinh lý lứa tuổi, họ lại khiến con trẻ thấy bức bối, mất tự do, không thể trưởng thành khi mỗi bước đi luôn bị sự kiểm soát gắt gao của cha mẹ.
Nuôi dạy, giáo dục con cái là một khoa học, một nghệ thuật đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức, sự bình tĩnh, kiên tâm và tinh tế. Trước hết phải hiểu con mới dạy được con. Từ lúc chào đời đến khi trưởng thành, đứa trẻ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cha mẹ phải nắm được đặc điểm phát triển của lứa tuổi, đặc điểm cá tính, giới tính để có cách giáo dục và ứng xử phù hợp. Ngay từ nhỏ đã phải dạy cho con những điều căn bản nhất là sự trung thực, lòng vị tha, sự tự trọng và biết tôn trọng người khác. Rồi cùng với sự lớn lên của con trẻ, từng bước trang bị cho con các chuẩn mực xã hội như luật pháp, đạo đức, phong tục tập quán, thẩm mỹ và biết điều tiết hành vi trong đời sống cộng đồng. Dạy cho con kỹ năng sống lành mạnh, tích cực để con có thể tự đề kháng với tệ nạn xã hội. Đặc biệt, nên tôn trọng và khích lệ con trẻ, đừng bao giờ áp đặt, và luôn giữ chữ tín với con cái. Cha mẹ không nên kỳ vọng quá cao, hoặc bắt con học những gì không phù hợp với khả năng, khiến trẻ phải cố gắng một cách gượng gạo. Không giáo dục con theo kiểu tạo ra một bản sao của mình mà là giáo dục tính tự lực của trẻ ngay từ tuổi lên ba.
Các bậc cha mẹ chỉ cần tạo cho con một bệ phóng tốt, còn phóng cao hay thấp, xa hay gần là tuỳ thuộc vào sức của trẻ, đừng bao giờ vì quá lo lắng mà nhốt con mình vào rọ.
Hồ Thị Tuyết Mai
(Trung tâm Tư vấn tình yêu, hôn nhân và gia đình hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam)
Câu chuyện thứ nhất
Anh Vinh và chị Trúc là cán bộ nghiên cứu khoa học, đến với nhau khi đã ngoài tuổi 30. Cháu Từ An là con gái duy nhất của anh chị. Anh chị dồn hết vật chất, tinh thần, tình thương yêu cho con. Không phụ lòng cha mẹ, ở trường, Từ An học giỏi, khiêm tốn nên được thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến. Ở nhà, em là đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết vâng lời. Đã học lớp 12, nhưng em vẫn chấp nhận để ba mẹ đưa đón. Trường, lớp, nhóm bạn tổ chức các buổi sinh hoạt, vui chơi nếu ba mẹ không cho tham gia em đành cam chịu. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn biết hoàn cảnh của em nên rất thông cảm. Tuy nhiên, lần này cô bạn thân cùng lớp mời dự sinh nhật, Từ An kiên quyết xin ba mẹ cho em đi. Lúc đầu mẹ không bằng lòng, nhưng em năn nỉ ba, cuối cùng em được phép đi xe gắn máy cùng một bạn gái trong lớp. Bữa tiệc sinh nhật được tổ chức ở hồ Kỳ Hoà, không có người lớn dự. Để không khí thêm sôi nổi, các em khui vài lon bia để mỗi người nhấp một ngụm. Khi lon bia vừa tới tay Từ An thì mẹ cô bé bỗng từ đâu xuất hiện, giật lon bia từ tay con và nói: “Các cháu đừng ép nó uống, cô không cho phép đâu!”… Từ An đứng như trời trồng, một lát sau, em oà khóc và vụt chạy ra ngoài. Bữa tiệc kết thúc trong ngỡ ngàng. Ngày hôm sau không thấy Từ An đến lớp, các bạn đem chuyện kể cho cô giáo chủ nhiệm nghe, cô đã đến gặp ba mẹ Từ An. Sau buổi trao đổi chân tình của cô giáo, vợ chồng chị Trúc hết sức ân hận. Họ sửa sai bằng cách mua một ổ bánh sinh nhật và đưa Từ An đến lớp chúc mừng ngày sinh của bạn như một lời xin lỗi. Cũng từ hôm ấy anh chị hiểu rằng con gái mình đã lớn, phải quan tâm chăm sóc con thế nào để con tự tin, tự chủ trong học tập, cuộc sống và hoàn thiện nhân cách.
Câu chuyện thứ hai
Sau ly hôn chưa đầy ba tháng, chồng chị T. đã cưới vợ khác. Từ đó anh không hề ngó ngàng gì đến đứa con trai lúc ấy chưa tròn bảy tuổi, thế là chị T. một mình phải vừa làm mẹ, vừa làm cha. Được cái cháu Tuấn, con chị tuy còn nhỏ nhưng đã hiểu được nỗi đau của mẹ. Cậu học sinh ấy nay học đến lớp 11, rất mê đá banh, nhưng mẹ không cho do sợ con bị thương, té gãy chân tay. Tuấn cũng có khiếu âm nhạc, em rất muốn tham gia đội văn nghệ của khu phố, nhưng chị lo con bị bạn xấu lôi kéo nên tìm cách ngăn cản. Vì bận đi làm, chị nhờ cậu em họ ngày hai buổi đón đưa con đi học. Vào năm học này Tuấn đề nghị mẹ để em tự đến trường bằng xe đạp, chị T. đồng ý với điều kiện: con bà chị họ học cùng trường sẽ đến nhà cùng đi với Tuấn. Trong lòng không vui nhưng Tuấn cũng nghe lời mẹ. Rồi một hôm tan học, cô bạn cùng lớp nhờ Tuấn cho quá giang. Chở bạn về đến nhà, lúc chia tay cô bạn tặng cho Tuấn tập thơ tình. Nào ngờ về tới cửa, mẹ giật chiếc cặp trên tay Tuấn mở ra xem, nhìn thấy tập thơ và la lên: “Mới tí tuổi đầu đã yêu với đương, hoá ra con đòi tự đi xe là để dễ bề chở bạn gái đi chơi…” Quá thất vọng vì cách xử sự của mẹ, Tuấn phản ứng bằng cách bỏ cơm và không chịu đến trường. Người mẹ hoảng hồn và chị đã cầu cứu sự giúp đỡ của các chuyên viên tư vấn…
Thương con đúng cách
Nuôi dạy, giáo dục con cái là một khoa học, một nghệ thuật đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức, sự bình tĩnh, kiên tâm và tinh tế.
Trên đây chỉ là số ít trong vô vàn những chuyện dở khóc dở cười về việc giám sát quản lý con trẻ. Tất nhiên, con cái khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi, thành đạt là hạnh phúc lớn nhất trong đời của những người làm cha mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ luôn lo lắng, quan tâm, chăm bẵm từ miếng ăn, giấc ngủ, từng bước đi, từng lời ăn tiếng nói, việc học hành, quan hệ bạn bè, nỗi buồn vui… của con. Nhưng đôi khi vì quá lo lắng hoặc không hiểu được tâm, sinh lý lứa tuổi, họ lại khiến con trẻ thấy bức bối, mất tự do, không thể trưởng thành khi mỗi bước đi luôn bị sự kiểm soát gắt gao của cha mẹ.
Nuôi dạy, giáo dục con cái là một khoa học, một nghệ thuật đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức, sự bình tĩnh, kiên tâm và tinh tế. Trước hết phải hiểu con mới dạy được con. Từ lúc chào đời đến khi trưởng thành, đứa trẻ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cha mẹ phải nắm được đặc điểm phát triển của lứa tuổi, đặc điểm cá tính, giới tính để có cách giáo dục và ứng xử phù hợp. Ngay từ nhỏ đã phải dạy cho con những điều căn bản nhất là sự trung thực, lòng vị tha, sự tự trọng và biết tôn trọng người khác. Rồi cùng với sự lớn lên của con trẻ, từng bước trang bị cho con các chuẩn mực xã hội như luật pháp, đạo đức, phong tục tập quán, thẩm mỹ và biết điều tiết hành vi trong đời sống cộng đồng. Dạy cho con kỹ năng sống lành mạnh, tích cực để con có thể tự đề kháng với tệ nạn xã hội. Đặc biệt, nên tôn trọng và khích lệ con trẻ, đừng bao giờ áp đặt, và luôn giữ chữ tín với con cái. Cha mẹ không nên kỳ vọng quá cao, hoặc bắt con học những gì không phù hợp với khả năng, khiến trẻ phải cố gắng một cách gượng gạo. Không giáo dục con theo kiểu tạo ra một bản sao của mình mà là giáo dục tính tự lực của trẻ ngay từ tuổi lên ba.
Các bậc cha mẹ chỉ cần tạo cho con một bệ phóng tốt, còn phóng cao hay thấp, xa hay gần là tuỳ thuộc vào sức của trẻ, đừng bao giờ vì quá lo lắng mà nhốt con mình vào rọ.
Hồ Thị Tuyết Mai
(Trung tâm Tư vấn tình yêu, hôn nhân và gia đình hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam)