Đúng và sai trong xử trí tiêu chảy ở trẻ nhỏ

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator

Giáo sư Sibylle Koletzko trình bày tại hội thảo

Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Mặc dù y học đã có nhiều hiểu biết trong lĩnh vực điều trị căn bệnh này, nhưng các kiến thức mới, khám phá khoa học về tiêu chảy vẫn tiếp tục được nghiên cứu áp dụng để tăng hiệu quả điều trị và giảm biến chứng. Không chỉ giới chuyên môn mà các bà mẹ cũng cần cập nhật liên tục các kiến thức này.

Dưới đây là một số thông tin hữu ích từ Hội Thảo khoa học “Cập nhật kiến thức về dinh dưỡng và quản lý tiêu chảy ở trẻ nhỏ” do Hội Nhi khoa và Dumex Việt Nam tổ chức vừa qua dành cho cán bộ, chuyên gia y tế trong lĩnh vực nhi khoa vào cuối tháng 02 tại TpHCM và Hà Nội vừa qua.

Trẻ bị tiêu chảy thì phải cho ăn rất ít để giảm lượng phân?


Không đúng. Bé bị tiêu chảy là đã thất thoát nhiều chất dinh dưỡng ra ngoài. Thức ăn vào bị giảm tiêu hóa, hấp thu là đã thiếu năng lượng. Khi mắc bệnh, cơ thể cần nhiều dưỡng chất hơn để chống nhiễm trùng, làm lành các tổn thương ở ruột, … Nếu bắt trẻ ăn quá ít thì trẻ sẽ thiếu năng lựơng trầm trọng và chức năng đường ruột sẽ lâu hồi phục. Trẻ có thể bị hạ đường huyết, kiệt sức. Thức ăn không làm cho bệnh nặng hơn mà sẽ bù đắp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể, hạn chế tác hại của bệnh và nhanh chóng hết tiêu chảy. Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng sữa công thức có chất đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp trẻ nhanh chóng hết bệnh và tăng cường dinh dưỡng.

Trẻ tiêu chảy thì nên ăn thực phẩm có chất xơ?

Đúng. Đây là một tiến bộ mới trong lĩnh vực dinh dưỡng trong tiêu chảy. Trước đây, các bác sĩ thường khuyên người bệnh giảm ăn chất xơ để giảm lựợng phân. Tuy nhiên, theo cập nhật của Giáo sư Sibylle Koletzko Trưởng Bộ phận nghiên cứu Nhi khoa về Tiêu hóa và Gan mật, ĐH Ludwig Maximilians, Munich (Đức) trình bày tại hội thảo, việc sử dụng chất xơ trong thực phẩm cho bé ăn trong khi tiêu chảy (ví dụ: nghiền cá rốt chín cho trẻ ăn trong bữa ăn chính) có thể làm tăng thời gian lưu trữ thức ăn tại dạ dày, ruột, giúp cho việc tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

Trẻ tiêu chảy thì kiêng dầu mỡ, chỉ ăn cháo loãng?

Không nên. Khi bị tiêu chảy, nếu bé vẫn có thể ăn như bình thường thì quá tốt. nếu có gì khó thì cho ăn thử các loại súp, cháo loãng, bột sệt,…cho dễ nuốt; ngán dầu dầu mỡ có thể ăn thức ăn luộc, hấp… nhưng không phải kiêng hoàn toàn dầu mỡ. không nên giảm dinh dưỡng nhiều làm cơ thể thiếu sức chống bệnh. Chú ý tạm thời lúc này không ăn rau dền, củ dền, tiết canh, huyết... vì dễ ngộ nhận đi tiêu phân chứa máu.

Trẻ tiêu chảy phải pha loãng sữa?

Không cần thiết. Bạn hãy pha sữa như bình thường để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Theo dõi phân để bù đủ nước cho trẻ?

Chưa đủ. Từ trước tới giờ các bà mẹ thường nghe bác sĩ dặn theo dõi lượng phân để cho trẻ uống bù lại bằng dung dịch ORS. Điều này cũng đúng nhưng chưa đủ. Trẻ còn bị mất nước qua nôn ói, hơi thở, mồ hôi, đi tiểu…nên phải quan sát tât cả các dấu hiệu này để đánh giá trẻ đang đủ hay thiếu nước. Cần cho trẻ uống thêm nước để có màu nước tiểu vàng nhạt hơi trong, nước tiểu sậm màu vàng cam là thiếu nước.

Cần uống bổ sung chất kẽm ngay khi bé tiêu chảy?

Quá đúng. Đây là một thành tựu khoa học vừa được Tồ chức Y tế Thế giới đư a vào trong phác đồ điều trị tiêu chảy. Kẽm rất cần thiết để giúp nhanh chóng lành các tổn thương ở đường ruột và còn giúp phòng ngừa những đợt tiêu chảy sau này. Liều lượng uống uống viên kẽm do bác sỹ chỉ định và cần duy trì mỗi ngày trong hai tuần liên liên tục.

TS. Jacques Bindels, Giám đốc Khoa học, tập đoàn Danone khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết “Với bề dày nghiên cứu và phát triển hơn 100 năm, tập đoàn Danone đã đưa ra những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao dành cho trẻ em, trong đó IMMUNOFORTIS®, thành tựu vượt trội của Dumex Gold, là hỗn hợp PREBIOTICS, được cấp độc quyền sáng chế quốc tế, giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy, nhờ đó trẻ có thể hấp thu dưỡng chất một cách tối ưu”.

(Theo eva.vn)
 
Top