“Gã khổng lồ” Anheuser-Busch Inbev

5,622
9
38

metyruoi

Active Member
(Tinmoi.vn) Anheuser-Busch Inbev – hãng bia sắp vào Việt Nam - sở hữu 200 thương hiệu khác nhau tại các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này có được là do hãng thường xuyên có chủ trương mua lại hoặc liên kết hợp tác với những hãng bia có sẵn tại bản xứ, từ đó phát triển và tìm kiếm các thị trường mới. Đáng chú ý nhất là sự kiện ngày 13/7/2008, Inbev đã sáp nhập với Anheuser-Busch - nhà sản xuất bia lớn nhất nước Mỹ với thỏa thuận trị giá 52 tỷ đôla, để cùng nhau trở thành hãng bia lớn nhất thế giới.
Một lịch sử mua bán, sáp nhập

Có trụ sở đặt tại Leuven, Bỉ với hai mã cổ phiếu NYSE và BUD được giao dịch tại sàn chứng khoán New York, Anheuser-Busch Inbev có 1 lịch sử mua bán, sáp nhập “hoành tráng” tại nhiều quốc gia trên thế giới.


Anheuser-Busch Inbev có bề dày lịch sử mua bán - sáp nhập

Vào năm 1366, hãng bia Den Hoorn (Bỉ) được thành lập. Năm 1717, Hoorn bị Sebastien Artois thu mua và đổi tên là “Artois”. Ở các giại đoạn tiếp theo, Artois sáp nhập Leffe (Bỉ, 1952) và Dommelsch (Hà Lan, 1968), Motte Cordonier (Pháp,1970). Năm 1984, hãng Piedboeuf mua Lamot (Bỉ), để sau đó 3 năm Artois và Piedboeuf (Bỉ) liên kết, thành lập Interbrew….Năm 2000, Interbrew chính thức lên sàn chứng khoán. Đến năm 2002, Interbrew tiếp thu Diebels, Beck's, Gilde, Hasseröder (Đức), 2003 sáp nhập tập đoàn Spaten-Löwenbräu-Gruppe (Franziskaner, Đức), 2004 sáp nhập tập đoàn Dinkelacker-Gruppe (Đức) và Zhejiang Shiliang Brewery Company Ltd. (Trung quốc). Năm 2004, Interbrew liên kết với AmBev (Brasin) để trở thành InBev, hãng bia lớn nhất trên thị trường thế giới và gần đây là 2008 việc Inbev sáp nhập với Anheuser-Busch, hãng bia lớn nhất (Hoa Kỳ) để trở thành thương hiệu Anheuser-Busch- Inbev.

Gần đây nhất vào tháng 7/2012, AB Inbev và tập đoàn Grupo Modelo, S.A.B de CV tuyên bố rằng họ đã đạt được thỏa thuận trong đó AB Inbev sẽ nắm giữ số cổ phần còn lại của tập đoàn này mà trước đó Ab Inbev chưa thực sự nắm giữ, giá trị cổ phiếu là 9,15 USD/cổ trong một thương vụ có trị giá 20,1 tỉ USD. Thỏa thuận này thực chất là bước đi để AB Inbev nắm giữ trên 50% vốn tại tập đoàn này đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa hai công ty. Sự kết hợp này sẽ tạo điều kiện nâng cao sản lượng bia của hãng lên 400 triệu hl bia (1hl=100 lít) hàng năm.

Tháng 9/2012, tại thị trường Trung Quốc, AB Inbev đã đạt được những thỏa thuận hợp tác có giá trị 400 triệu USD với 04 công ty sản xuất bia lớn của Trung Quốc. Kết quả này sẽ giúp hỗ trợ chiến lược tăng trưởng của AB Inbev tại thị trường Trung Quốc, theo đó khả năng sản xuất của hãng tại nước này sẽ tăng thêm 9 triệu hl. Sau khi đạt được những điều khoản thống nhất, dự kiến hợp đồng này sẽ bắt đầu có hiệu lực trong quý 1/2013.

Hoạt động rộng khắp trên toàn thế giới

Với 6 giám đốc phụ trách hoạt động tại 6 thị trường chính là Tây Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Trung và Nam Âu, Nam Mỹ latinh, Bắc Mỹ latinh và Bắc Mỹ, trong năm 2012, hãng Anheuser-Busch Inbev có tổng thu nhập là 39.758 triệu USD và tổng lợi nhuận đạt 23.311 triệu USD. Tổng sản lượng bia của hãng tiêu thụ trên toàn thế giới năm 2011 là 399.365 nghìn hl, năm 2012 là 402.361 nghìn hl (tăng trưởng hữu cơ là 0,2%).


Budweiser - Thương hiệu nổi tiếng nhất của AB InBeV

Tại Bắc Mỹ, sản lượng tiêu thụ bia của hãng trong năm 2011 là 124.899 nghìn hl và 2012 là 125.139 hl. So với năm 2011, thì mức tăng trưởng sản xuất trong năm 2012 là 0,6%. Tại khu vực Bắc Mỹ thì Mỹ vẫn là quốc gia tiêu thụ mạnh nhất. Trong thời gian tới, ước tính công ty sẽ tiếp tục đạt được những bước tiến đáng kể tại thị trường Mỹ, do những cải tiến lớn đối với dòng sản phẩm hảo hạng là Bull Light, Plantinum Bud. Những bước đổi mới này cũng góp phần phát triển các thương hiệu khác hảo hạng khác như Michelob Ultra, Shock Top, Stella Artois…

Sản lượng tại khu vực Bắc Mỹ latinh năm 2011 là 120.340 nghìn hl, 2012 là 126.187 nghìn hl, trong đó sản phẩm bia tăng trưởng 2,7% và các đồ uống khác tăng 3,7%. Đối với khu vực này thì Braxin vẫn là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất và dòng sản phẩm được ưu ái ở đây là Stella Artois.

Khu vực Nam Mỹ latinh, trong năm 2012, mức tiêu thụ có phần chậm lại 0,8%, trong đó đồ uống bia giảm 0.1% và các đồ uống khác giảm 2,2%. Mức giảm này được lý giải là do nguyên nhân môi trường tiêu thụ không ổn định và một ngành công nghiệp yếu kém. Tuy vậy mức tiêu thụ hai dòng sản phẩm nổi bật là Quilmes và Stella Artois đã gánh vác rất nhiều cho hoạt động tại đây.

Mức tiêu thụ ở thị trường Tây Âu năm 2011 là 30.877 nghìn hl, năm 2012 giảm còn 29531 nghìn hl. Tính trung bình tổng sản phẩm trong năm 2012 đều giảm 3,0% so với năm 2011. Mức sụt giảm đáng chú ý xảy ra ở các quốc gia như Đức (1,4%), Anh (8,2%), Bỉ (4,1%), tuy nhiên, các quốc gia này đều tiêu thụ phần lớn bia chính hãng.

Cũng trong năm 2012, khu vực Trung và Nam Âu tiêu thụ 22.785 nghìn hl, giảm 13% so với năm 2011. Mức tiêu thụ giảm mạnh ở thị trường Nga, một phần do nguyên nhân của việc thực hiện các các chính sách liên quan đến thuế, và sự cạnh tranh giá cả từ các đối thủ.

Tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, mức tiêu thụ trong năm 2011 của hãng là 55980 nghìn hl, năm 2012 là 57.667 nghìn hl. Đáng chú ý có thị trường Trung Quốc tăng 1,9%, và công ty ước tính rằng thời gian tới vẫn tiếp tục giành được những mục tiêu đặt ra tại thị trường Trung Quốc. Thương hiệu được chú ý nhất tại đây là Budweiser, Harbin và Sedrin.

Như vậy, trong năm 2012, ở những thị trường lâu năm của AB Inbev như châu Âu, Mỹ La Tinh, đều có dấu hiệu sụt giảm do nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên đáng chú ý tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, hoạt động của công ty này vẫn có những bước tiến đáng kể, đi cùng với đó là các chủ trương hợp tác với những công ty sản xuất bia và đồ uống tại thị trường.

Về chủ trương đầu tư vào Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định do Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia hàng đầu trong khu vực. Người phát ngôn của hãng, Karen Couck, phát biểu rằng: “Quyết định xây dựng một nhà máy bia tại Việt Nam là việc cụ thể hóa niềm tin của AB InBev vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn tại thị trường Việt Nam”.

Phan Thuận
 
Top