Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

5,622
9
38

metyruoi

Active Member
TT - Những gì mà chàng trai 24 tuổi, sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nêu ra trong cuốn sách Giá như tôi biết những điều này... trước khi thi đại học của mình không hề lạ nếu không muốn nói là nỗi băn khoăn, suy tư thường trực của nhiều gia đình Việt.




Trước thềm kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013, Tuổi Trẻ trích đăng những dòng tâm sự rất thật này (sách do Nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành).

Kỳ 1: Phải là đại học!

Cứ mỗi dạo nghỉ tết xong, các bạn học sinh cấp III lại nô nức chuẩn bị nộp hồ sơ dự thi đại học, nếu không quá lời thì đây là giai đoạn sốt sắng nhất của tất cả mọi người.

Nếu bạn ở miền quê, bạn sẽ thấy rất rõ từng câu chuyện mà người trong làng trong xã bàn tán hỏi thăm nhau về con nhà này nhà kia, “Năm nay thi trường gì? Ngành gì? Thi bao nhiêu điểm? Đậu hay trượt? Nó học ra sao? Ngành này sang, ngành kia kém?”... đang xảy ra hằng ngày. Các bạn đang chuẩn bị thi đại học cũng giống như diễn viên chính được mọi người chú ý đến, và các bậc phụ huynh như “đạo diễn” hồi hộp đợi chờ sự thể hiện của đứa con yêu dấu.

Áp lực nhân lên

Tôi không biết đó là điều đáng mừng hay đáng lo? Bởi nếu bạn thi đậu đại học thì điều đó thật tuyệt, đây chính là điều có thể nói không gì vinh dự hơn cho bạn và gia đình. Bạn và gia đình sẽ trở thành tâm điểm được cả làng, cả xã nhắc tới. Nhưng nếu ngược lại thì sao? Chắc bạn không cần tôi nói nhiều về điều này! Khi bạn trượt thì mọi thứ lúc này không chỉ có nước mắt đau khổ của bạn, mà còn là sự nhục nhã của cả gia đình. Tôi xin nhấn mạnh rằng những điều trên không quá lời đâu nhé!

Đó chính là sự thật đang hiện hữu. Bạn vốn dĩ đã bị áp lực vì “trận đấu” mà bạn đang phải đối mặt, nay áp lực đó được nhân lên nhiều lần khi nó mang theo mình là niềm vinh dự hay sự nhục nhã của bạn và gia đình. Kết quả của nó là đã có bạn tự tử hết sức đau thương, và nhiều chuyện đáng buồn mà xã hội chúng ta đang đối mặt.

Dịp tết năm 2011, khi về thăm quê, tôi ghé nhà thăm chúc tết cô giáo cấp II. Sau một hồi huyên thuyên với cô, cô mới bắt đầu chia sẻ với tôi về chuyện thi đại học của con cô. Tôi dễ dàng nhận ra trong ánh mắt của cô hiện lên bao nỗi lo lắng của một người mẹ.

Năm trước con cô thi đại học nhưng đã trượt. Mặc dù em thừa sức đậu hệ cao đẳng ở nhiều trường, nhưng nhà cô giáo tôi cũng khá giả nên chấp nhận cho em vào Sài Gòn để ôn luyện với hi vọng sẽ thi đậu đại học. Điều tôi cứ nhớ mãi khi cô bảo rằng: “Ba của nó thì sĩ diện, ngành nào thì ngành nhưng phải là đại học để ba nó nhìn mặt bạn bè, nhìn mặt hàng xóm”. Cô ngập ngừng một hồi rồi nói tiếp: “Năm trước con bé không đậu đại học, ba nó buồn lắm, uống rượu suốt ngày, nhìn con người ta đậu đại học ăn mừng tưng bừng, nên cả năm nay ba nó như không muốn đi ra đường để nhìn bạn bè, hàng xóm gì hết”.

Cô im lặng một lúc rồi thở dài: “Cô thì buồn chút rồi cũng qua thôi! Còn ba nó thì thấy xấu hổ! Cô bảo cứ để em học cao đẳng cũng được mà ba nó nhất quyết phải là đại học mới chịu”. Tôi cảm nhận sự đè nén trong lòng cô bấy lâu, cô dường như muốn nói với tôi tất cả: “Em cũng biết những người trong xã mình đấy, họ bàn tán lời ra lời vào nên ba nó càng buồn, càng bực hơn. Cô chỉ lo con bé nó bị áp lực quá chịu không nổi...”.

Một mình chống lại... cả nhà

Tiếp theo là câu chuyện của một em gái trong xã tôi. Nhà em nằm trên con đường đạp xe đến trường ngày xưa của tôi. Thuở nhỏ em có ước mơ trở thành giáo viên mầm non. Và ước mơ ấy vẫn không phai theo năm tháng, cho đến ngày em chọn ngành thi đại học. Em hồn nhiên kể với tôi: “Em ước sẽ trở thành một giáo viên mầm non được nhiều đứa trẻ yêu mến nhất đó”.

Sau đây tôi trích một đoạn trong bức thư của em kể lại: “Một hôm, vào bữa cơm tối của gia đình thì ba em hỏi: “Thế năm nay con định thi ngành gì?”. Em đợi câu hỏi này của ba rất lâu rồi. Đã mấy ngày, đầu em cứ nghĩ đến cảnh mình sẽ đậu đại học và trở thành giáo viên mầm non. Em muốn khoe với ba về ước mơ của mình lâu lắm, nhưng giờ mới là lúc em muốn ba má em bất ngờ. Lòng em tràn đầy hạnh phúc đáp lại lời ba: “Con định thi ngành giáo viên mầm non đó ba”.
Chưa đợi ba trả lời em liền hỏi ba như muốn nhấn mạnh ước mơ của mình: “Con chọn ngành đó ba thấy sao? Được không ba?”. Lúc đó em đã nghĩ ba em sẽ ủng hộ và em như đang chờ đợi lời ba sẽ khen em như những lúc em ngoan và làm ba hài lòng.

Thế nhưng mọi thứ như bị dập tắt khi vẻ mặt tươi cười lúc nãy của ba em được thay bằng vẻ mặt tức giận, em rất sợ mỗi lúc ba em như thế. Ba đáp lại lời em mà như hét lên: “Mày hết ngành để chọn hay sao mà lại chọn ba cái ngành đó!”. Nước mắt em như muốn trào ra, cảm giác của em rất thất vọng về ba, bình thường lúc ba giận em chỉ biết im lặng, nhưng hôm đó em cũng cố lấy hết can đảm để hỏi ba: “Sao vậy ba? Ngành đó cũng được lắm mà. Với lại đó là sở thích của con từ thuở nhỏ nữa”. Lúc đó ba em càng cáu giận hơn rồi mắng em: “Mày thích chi ba cái ngành đó? Ba cái ngành đó mày học xong ra làm được tháng bao nhiêu? Liệu có đủ nuôi cái thân mày không? Suốt ngày chỉ biết quanh quẩn bên mấy đứa con nít! Mày thử nghĩ người ta giàu bằng nghề bác sĩ, kỹ sư chứ có ai giàu bằng nghề giáo viên đâu hả”. Trong em chỉ còn lại sự thất vọng dành cho ba, nước mắt em không hiểu sao cứ chảy, chén cơm em đang cố cầm trên tay như muốn rớt xuống, em chỉ biết cúi đầu nghe ba mắng xối xả.

Những ngày sau đó cả gia đình em: nội, má, chú hay cậu bên nội ngoại, mọi người đều không cho em thi ngành đó. Mọi người đều trả lời giống như ba em: “Thi chi ba ngành đó thế con. Ngành đó suốt ngày chỉ biết quanh quẩn bên mấy đứa con nít”.

Em rất thích ngành giáo viên mầm non, em thường hay mơ đến lúc mình sẽ ngày ngày được ở bên bọn trẻ. Em thích tiếng cười, giọng nói của chúng. Em yêu từng hành động ngộ nghĩnh, đáng yêu, em muốn dạy cho bọn trẻ những điều mới lạ. Em không biết mình phải làm sao đây? Em phải thuyết phục ba má em, nội em, chú em, cậu em như thế nào đây? Cứ nghĩ tới là nước mắt em chảy ra”.



Đinh Tuấn Ân sinh ngày 4-10-1989 trong một gia đình nghèo tại miền quê ven biển Đức Minh, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ân là sinh viên ngành tài chính - ngân hàng khóa 2007-2011 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM; sáng lập viên kiêm giám đốc chuỗi cửa hàng tàu hủ HAT. Do còn nợ hai môn nên Ân vẫn chưa nhận bằng tốt nghiệp. Bạn Lương Thị Ngọc Anh, lớp phó học tập lớp DH23A7 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, lớp mà Đinh Tuấn Ân từng học, cho biết: “Khi biết Ân bỏ không thi hai môn, tôi giận bạn ấy một thời gian. Nhưng khi thấy thành quả, ý chí quyết tâm theo đuổi ước mơ của Ân, tôi thấy quý bạn ấy hơn”.

----------------------------------------------------

Tôi đậu đại học, tôi chọn nó chỉ vì nó là ngành “hot”. Tôi đã sai lầm... Tôi dần nhận ra những gì đang học trên giảng đường không thuộc về tôi. Tôi cảm thấy rất bối rối và mơ hồ về tương lai của mình.

Đinh Tuấn Ân

Kỳ tới: Chán nản trên ghế giảng đường

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/538621/gia-nhu-toi-biet-dieu-nay-truoc-khi-hoc-dai-hoc.html
 
184
0
0

tomiu

New Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Ở nước ngoài, trẻ con được dạy để lớn lên sống đúng ước mơ, làm việc theo đúng đam mê của mình còn ở VN của mình thì trẻ con được dạy để lớn lên thành ông nọ, bà kia, kiếm thật nhiều tiền.
 
2,080
0
0
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Ở nơi em sống , áp lực chuyện thi đại học ghê lắm, nhà nào có con đậu bố mẹ sướng ghê lắm, con mà trượt bố mẹ cũng kg dám ra đường, cứ kiểu như thế . Hồi xưa thi 2,3 trường, đứa nào đậu 1 lúc 3 trường cả xóm, cả huyện đều biết . Lại còn liên hoan chia tay để đi học. Nhà nhà thi nhau đua nhau " ép buộc" con phải đậu đại học . Khủng khiếp, nhớ lại em vẫn sợ, vì đất quê em là đất học, hầu như nhà nào cũng có con đậu ĐH( giai đoạn những năm 90 ấy ) , em kg nói sau này .
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

TT - Tôi không muốn khi bạn chính thức trở thành sinh viên, hoặc có thể đến khi bạn tốt nghiệp đại học, hoặc khi bạn đang ở nơi chín suối vì tự tử sau khi thi trượt đại học... và bạn thốt lên rằng: “Giá như tôi biết những điều này... trước khi thi đại học”.

Kỳ 2: Trò chơi may rủi

Tôi từng là một học sinh khá giỏi thời cấp II, cấp III, tôi rất tự tin và luôn trao cho mình mục tiêu trở thành người dẫn đầu ở những môn học tôi thích. Tôi cũng thừa nhận mình đã từng rất kiêu ngạo, đối với tôi thời đó việc thua một ai khác trong những môn tôi thích như một điều rất sỉ nhục.
Rồi chuyện gì đến cũng đến, đến lúc tôi và những người bạn cùng lứa bước vào thời khắc chuyển giao quan trọng, đó là thi đại học. Lúc này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong đầu mỗi chúng tôi: “Tôi nên chọn ngành nào để học?”,

“Tôi nên chọn ngành mà bố mẹ bảo - thậm chí là áp đặt - hay theo niềm đam mê của mình?”, “Ngành nào khi ra trường sẽ dễ kiếm việc làm?”...

Tôi chưa đặt câu hỏi quan trọng với chính mình

Đến một ngày - khi tôi sắp hoàn thành năm đầu tiên của đại học, tôi cũng nhận ra mình không thể cứ sống mãi một cuộc sống tồi tệ, buông thả, tôi cần phải dũng cảm để tìm cho một hướng đi. Tôi biết mình đã sai lầm khi chọn ngành đang học, tôi nghĩ tôi đã chọn nó chỉ vì nó là ngành “hot” và sự nông nổi. Có lúc tôi nghĩ rằng đã quá muộn để bắt đầu lại mọi thứ. Tôi từng nghĩ giá như tôi có thể quay về thời học sinh, nhưng đó là điều không thể. Điều quan trọng lúc này, tôi muốn tìm điều gì đó thuộc về riêng mình, nhưng thú thật tôi vẫn còn rất mơ hồ.

Điều đầu tiên, tôi cần xác định được niềm đam mê của tôi là gì? Đó là câu hỏi ngắn gọn và cực kỳ quan trọng nhưng hình như trước đó - lúc thi đại học, tôi chưa bao giờ thật sự nghiêm túc đặt câu hỏi này với chính mình. Cứ mỗi ngày trôi qua tôi đều đi tìm câu trả lời...


Dường như không có một câu trả lời tuyệt đối nào, thậm chí mọi thứ có vẻ rất mơ hồ đối với tôi và những người bạn thế hệ tôi. Chúng tôi chọn ngành giống như đang chơi một trò chơi may rủi, và có những lý do để đưa ra quyết định đôi khi rất ngớ ngẩn. Kết quả sau bao năm miệt mài đèn sách, bản thân tôi thi đỗ vào một trường đại học danh giá với chuyên ngành “hot” nhất thời bấy giờ. Cảm giác lúc đó thật tuyệt vời, tôi còn nhớ gia đình tôi, những người thân thiết nhất của tôi, và dĩ nhiên cả bản thân tôi đã tự hào vì chính tôi như thế nào.

Tôi tận hưởng cảm giác từ một vùng nông thôn xa xôi, nghèo nàn lên đường vào Sài Gòn để học tập và trở thành một sinh viên như tôi từng mơ. Có nhiều cảm giác xen trộn mà cho đến lúc này tôi mới bắt đầu cảm nhận: cảm giác giã biệt những người thân yêu của mình, cảm giác nhớ nhà khi bước chân lên mảnh đất Sài Gòn xa lạ, nhiều thứ cảm giác mà tôi nghĩ rất lạ với tôi trước đó. Thế nhưng cảm giác tự hào, lòng tràn đầy hạnh phúc có lẽ là mạnh mẽ nhất trong những ngày đầu khi tôi chính thức trở thành sinh viên và ngồi trên giảng đường hiện đại. Mọi thứ không còn là giấc mơ nữa mà đó là thực tế, và thực tế đó thậm chí còn tuyệt vời hơn những gì tôi đã từng mơ khi còn là học sinh.

Có thể nói đó là lúc tôi sống trên đỉnh vinh quang.

Cảm giác thua cuộc

Thời gian trôi qua và những cảm giác tuyệt vời đó bắt đầu được thay thế dần bởi cảm giác tồi tệ. Tôi dần nhận ra ngày qua ngày những gì tôi đang học trên giảng đường không thuộc về tôi, tôi cảm thấy rất bối rối và mơ hồ về tương lai của mình. Điều tồi tệ và kinh khủng nhất chính là cảm giác của một kẻ thua cuộc, cảm giác như bị sỉ nhục khi thấy mình kém cỏi, tôi không còn ham muốn mạnh mẽ của một kẻ dẫn đầu. Tôi bắt đầu có những bạn mới, và rất nhiều trong số họ dường như giống tôi - là những kẻ chấp nhận thua cuộc.

Tôi còn nhớ một lần tôi đã bực mình như điên lên, đến nỗi tôi bỏ tiết học giữa chừng và đạp xe thất thần trên đường mà trong đầu vẫn bị câu nói vô tình của một người bạn trong nhóm ám ảnh tôi: “Thì con nhỏ đó “pro” nhất rồi, tí nữa kiểm tra ngồi gần nó chép là được...”. Tôi nghĩ vì sao tôi lại trở nên kém cỏi thế chứ? Cảm giác như tôi đã bị đánh gục. Ngày trước tôi chính là “con nhỏ” đó, và chỉ có thể hơn chứ không bao giờ ngược lại, hoặc tôi sẽ đấu tranh, cày ngày cày đêm để là kẻ mạnh nhất, dù chỉ bị xếp vào hàng hai tôi đã thấy “nhục” rồi.

Nhưng rồi thời gian trôi qua, những người bạn của tôi đã dạy tôi cách “copy” bài, và cách để trở thành một kẻ thua cuộc thật sự, như những “con virút gây bệnh”, dần dần tôi quên mình đã từng mạnh mẽ như thế nào. Tôi không còn tự tin như ngày trước, thời gian trôi đi và tôi cũng mặc định kiểu tư duy rằng “tôi chỉ là một thằng ngu, mấy đứa kia mới giỏi”, cảm giác giống như tôi đã đầu hàng. Tôi trở nên tự ti và tiêu cực đến chính tôi cũng không còn nhận ra và tôi cũng không biết nó đến với tôi khi nào. Tôi ngày càng có nhiều bạn bè, những đứa thuộc hàng “kém cỏi” nhất lớp - tôi chỉ nói lên sự thật chứ không có ý định chê bai - và tôi cũng biết cách ngồi cùng họ để nói chuyện về những đứa học giỏi trong lớp mình - điều mà ngày trước tôi chưa bao giờ làm vì chưa bao giờ chấp nhận thua người khác.

Tôi bắt đầu ăn nhậu, tôi thấy thật chán nản, và các trò chơi quậy phá chính là cuộc sống của tôi. Tôi không còn miệt mài đèn sách như thời còn học sinh. Những giây phút tôi là người mạnh nhất, là kẻ dẫn đầu giờ đã trở thành quá khứ. Tôi đã trở thành một kẻ tự ti, yếu đuối, và cảm giác đầy tội lỗi với gia đình. Tôi đã thua ngay cả trong suy nghĩ của mình, tất cả như virút và nó đã dần kiểm soát con người tôi hoàn toàn. Tôi ước gì có ai đó cho tôi biết tôi nên làm gì?

Có lẽ sẽ không có gì thay đổi, và tôi vẫn sẽ sống cuộc sống như thế nếu không được may mắn quen biết và trở nên thân thiết với người bạn gái Trần Juy Ly. Đấy là người bạn học cùng lớp với tôi trong hai năm đầu đại học, và người bạn này có lẽ là người học giỏi nhất lớp tôi lúc này. Khi kể về quá khứ thời còn học sinh, chúng tôi cảm thấy rất đồng cảm về nhiều thứ, cảm giác của kẻ dẫn đầu và luôn cố gắng để đạt được điều đó.

Juy Ly có một cái tên rất đặc biệt như bạn thấy đấy, bạn ấy từng là học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh thời học sinh và đạt được nhiều thành tích rất đáng nể thời đại học với tôi. Chính bạn đã cho tôi những gì từng thuộc về tôi trước đó: sự tự tin, niềm kiêu hãnh... Tôi đã nhanh chóng lấy lại mọi thứ để bước ra khỏi lối mòn và đi theo con đường riêng của mình, thậm chí tôi còn trở thành “người thầy” của bạn sau đó như bạn vẫn thừa nhận. Mặc dù bây giờ chúng tôi không còn bên nhau như thời sinh viên nhưng tôi vẫn luôn thầm biết ơn người bạn này về những điều đó. Đó chính là bước khởi đầu để tôi làm lại tất cả.

Giờ đây khi ngồi đây và chia sẻ những điều này với bạn, tôi cảm thấy mọi thứ rất rõ ràng, tôi học được rất nhiều bài học quý giá từ bạn bè của mình, từ những con người thành công trên thế giới. Tôi đã từng ước rằng “giá như tôi biết những điều này... trước khi thi đại học”.

_______________
Không có gì ngạc nhiên khi mãi đến lúc bạn đang đứng trước cánh cửa đại học và vẫn bối rối rằng bạn sẽ thi ngành nào và thật sự đam mê điều gì.

Kỳ tới: Những viên đá đặt sẵn

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/538753/chan-nan-tren-ghe-giang-duong.html
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Kỳ 3. Những viên đá đặt sẵn

TT - Đôi khi bạn chỉ đơn giản nghĩ rằng: Ngành nào sau này dễ kiếm việc làm? Ngành nào mà nghe thời thượng?

Còn chuyện đi tìm niềm đam mê của bạn là gì, để chọn ngành yêu thích thì tốn thời gian và vô bổ. Tôi cũng nhận ra rất nhiều bạn còn không biết mình thích điều gì và điều đó cũng có nghĩa rằng chúng ta cũng không biết thi ngành nào.

Nơi nào sẽ thuộc về tôi?

Mỗi bạn học sinh hãy tự vấn mình rằng: “Tôi đã dành bao nhiêu thời gian cho việc chọn ngành nghề thi đại học?”, “Tôi đã đi tìm kiếm điều mà tôi thật sự đam mê chưa?”. Thực tế bấy lâu nay bạn đang bước trên những viên đá to lớn đã được đặt sẵn để bước trên dòng sông chảy xiết. Mỗi ngày, mỗi năm trôi qua bạn chăm chỉ học, vùi đầu vào đống sách vở ở trường thật ra đơn giản cũng giống như bạn đang làm công việc tìm ra những viên đá tốt nhất đã được đặt sẵn để bạn có thể bước trên dòng sông chảy xiết ấy một cách nhanh nhất và tốt nhất. Thế nhưng khi đến cuối dòng sông là biển lớn bao la và câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta rằng: “Nơi nào sẽ thuộc về tôi?”.

Câu hỏi ấy có lẽ sẽ không có ai, không có hệ thống giáo dục nào có thể đặt sẵn cho bạn ngoại trừ chính bạn đi tìm kiếm và trả lời cho chính bạn. Điều đó có nghĩa khi bạn đang đứng trước cánh cửa đại học thì không ai ngoài bạn có thể lựa chọn tương lai, trả lời giúp bạn câu hỏi: “Niềm đam mê của tôi là gì? Tôi sẽ thi ngành nào?”. Sẽ không quá lời nếu tôi bảo rằng: trả lời hai câu hỏi ấy chính là trả lời cho tương lai của bạn, trả lời cho việc bạn sống phần đời còn lại của mình với công việc mình yêu thích hay không.

Bạn dần đứng giữa hai sự lựa chọn: bỏ học và thi lại ngành bạn thích, hay bạn sẽ tiếp tục học ngành đó? Tôi nhận ra phần lớn bạn bè tôi đều cố gắng để theo đuổi sự chán nản đó, tức là tiếp tục học. Bởi lẽ chúng ta phải thừa nhận một điều chúng ta chính là niềm hi vọng của bố mẹ. Những lúc như thế, niềm hi vọng của bố mẹ bạn, sự tự hào của họ về ngành bạn đang học sẽ khiến bạn không muốn làm bố mẹ bạn thất vọng, sự e ngại thay đổi... Điều đó sẽ tiếp tục níu giữ bạn thật chặt để phải học tiếp.

Thế nhưng bấy lâu các bạn học sinh chúng ta cứ mải mê đến chuyện học ở trường và không hề quan tâm đến việc đi tìm kiếm câu trả lời cho mình. Không có gì ngạc nhiên khi mãi đến lúc bạn đang đứng trước cánh cửa đại học và vẫn bối rối rằng bạn sẽ thi ngành nào và thật sự đam mê điều gì.

Tôi không có ý định phê phán việc bạn dành thời gian học ở trường lớp bao lâu. Vì quả thật điều đó rất ngớ ngẩn. Tôi chỉ mong bản thân mỗi chúng ta hãy so sánh xem thời gian chúng ta dành cho việc hiểu chính mình, tìm hiểu niềm đam mê của chính mình như thế nào. Nếu câu trả lời của bạn là: “Tôi chưa nghĩ đến điều đó” hay “Tôi dành cho nó ít đến nỗi tôi không còn nhớ cho đến khi tôi đứng trước cánh cửa thi đại học” thì bạn cũng đừng nên ngạc nhiên vì sao bạn vẫn đang bối rối khi chọn ngành.

Bạn cứ thử tưởng tượng sẽ như thế nào nếu mỗi sáng thức dậy bạn phải làm công việc mà bạn không thích, mỗi tối đi ngủ bạn bị ám ảnh bởi nó và cứ thế ngày qua ngày trong cuộc đời của bạn? Điều đó thật tồi tệ.

Hãy nhìn lại điều mà bạn hay thế hệ đàn anh, đàn chị lâu nay vẫn quan tâm khi chọn ngành thi đại học là gì? Có phải vì niềm đam mê của bản thân? Trong thực tế, chúng ta thường đặt lên trên cả việc mình yêu thích hay đam mê với những lý do có vẻ thuyết phục như: ngành đó sau này dễ kiếm việc làm, ngành đó lương cao, hay ngành đó do ba mẹ bạn chọn, ngành đó hiện nay đang “hot”, ngành đó nhiều bạn bè thi nên thi luôn cho vui...

Tất cả những điều đó đều nói lên rằng chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng thật sự của việc chọn ngành nghề thi đại học. Dường như bấy lâu nay chúng ta mang trong mình niềm tin như một điều hiển nhiên, chỉ cần cầm được tấm bằng đại học là thấy ổn rồi: “Làm gì thì làm nhưng phải có cái bằng đại học trước đã”.

Rồi sẽ ra sao?

Khi bạn đậu đại học danh giá với một ngành mà bạn và gia đình, những người thân thiết của bạn đều cảm thấy tự hào, hãnh diện vì bạn. Thế nhưng bạn nhận ra bạn không thích ngành bạn đang học. Thực tế bạn phải đối mặt như thế nào?

Sự tự hào, sĩ diện của bạn và người thân như một liều thuốc giảm đau giúp bạn vượt qua khó khăn trong thời gian đầu tiên. Thế nhưng liều thuốc đó rồi cũng dần dần không còn tác dụng gì nữa, bởi căn bệnh gốc của bạn là không thích ngành bạn đang học.

Bạn sẽ cảm thấy chán nản, gượng ép, mọi thứ đối với bạn thật nặng nề. Những giờ học trên giảng đường đối với bạn như những giờ tra tấn khi bạn cố ép mình: “Hãy học đi! Học đi! Rồi mọi thứ sẽ ổn thôi!”. Điều đó cũng giống như khi bạn đang tìm hiểu về người bạn đời tương lai của bạn và bạn dần dần nhận ra bạn không hề yêu, nhưng bạn vẫn cố gắng tự an ủi chính bạn rằng: “Hãy tìm hiểu đi! Hãy tìm hiểu đi! Rồi mình sẽ yêu thôi”. Như thực tế đến với nhiều người bạn của tôi, bạn dần sẽ học được cái tính “kiên nhẫn để tiếp tục chán nản” và luôn tự vỗ về bạn học tiếp. Tất nhiên, cũng sẽ đến lúc bạn nhận ra và tự thú nhận với chính bạn rằng: “Thật khổ sở khi học một ngành mà mình không thích”. Bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật tệ hại.

Điều tồi tệ hơn, dần dần cái tính tự tin của bạn một thời đã “bốc hơi”, thay vào đó là sự tự ti, chán nản chiếm trọn tâm hồn, chiếm trọn trái tim nhiệt huyết của một sinh viên như bạn. Tôi cũng cho bạn biết không phải lúc nào mọi thứ cũng đều thậm tệ đến thế.

Bởi bạn sẽ gặp những người bạn xung quanh mình cũng chán nản, cũng đang khổ sở với thực tế trên giảng đường và bạn sẽ tìm thấy được niềm vui đồng cảm để tiếp tục kiên nhẫn khi cùng họ đổ lỗi cho giảng viên, đổ lỗi cho môn học, trường học. Bạn dần dần cũng học cách tự ti về bản thân, bạn đang bị biến thành một con vẹt đáng thương từ sai lầm khi mỗi ngày bạn phải cố gắng tự ép bản thân nhồi nhét vào đầu điều bạn không hề yêu thích.

Lúc này, sau những năm trên giảng đường, bạn sẽ trở thành một người có kinh nghiệm “kiên nhẫn để tiếp tục chán nản” một cách đáng nể. Bạn nghĩ thời gian khổ sở, chán nản, tệ hại trên giảng đường đại học đã qua, thế nhưng tất cả chỉ là sự khởi đầu cho một tương lai tối tăm nếu bạn không thay đổi. Tương lai bạn sẽ cầm trên tay tấm bằng đại học và mang theo kiến thức bạn cố gắng nhồi nhét một cách chán nản đi làm.

Và điều đó sẽ trở lại với bạn khi bạn bắt đầu sống với công việc - “vị hôn thê” của mình, và có lẽ sự “kiên nhẫn để tiếp tục chán nản” của bạn sẽ giúp bạn chịu đựng và sống phần đời còn lại với “vị hôn thê” mà bạn không hề yêu.

Nếu bạn không tỉnh táo ngay từ bây giờ thì tương lai ấy sẽ là bạn.


_______________

Mọi chuyện bỗng như khựng lại khi người bạn bảo với tôi: “Mày có nghe chuyện thằng nhỏ học trường L tự tử không?”.

Kỳ tới: “Chạy trốn” thất bại

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...biet-dieu-nay-truoc-khi-thi-dai-hoc-ky-3.html
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Kỳ 4. Chạy trốn thất bại

TT - Tôi vẫn còn nhớ mãi câu chuyện, lúc đó là thời gian tôi hoàn thành năm học thứ ba của đại học và được nghỉ hè.

Như mỗi buổi chiều ngày hè trong lành khác, hôm đó sau khi chạy bộ trên bờ biển dài gần nhà, tôi bất ngờ gặp một người bạn cũ, lâu rồi chúng tôi không gặp nên nói chuyện rất vui vẻ. Nhưng không khí, niềm vui đó bỗng như khựng lại khi người bạn bảo với tôi: “Mày có nghe chuyện thằng nhỏ học Trường Lê Khiết tự tử không?”. (Ở Quảng Ngãi quê tôi, chỉ cần nói đến Trường Lê Khiết là nghĩ ngay đến những học sinh “trùm” - tức là học rất giỏi).

“Con không dám đối diện với ngày mai”

Và những ngày sau đó, tôi tìm hiểu thực hư câu chuyện. Nó cứ ám ảnh tôi. Tôi thật sự muốn làm một điều gì đó, rồi cảm giác hụt hẫng, tiếc nuối khi biết rõ hơn về câu chuyện người bạn trẻ. Tôi tin rằng đây là bài học kinh nghiệm, hồi chuông cảnh báo - đã hiện hữu từ lâu - về cách nhìn nhận khó khăn, thất bại trong cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta.

“Mỗi cây mỗi hoa...”

Thật mỉa mai, bản thân tôi từng sống trong “lời biện hộ” cho hoàn cảnh của mình mỗi lúc tôi gặp khó khăn. Đến khi tôi xa nhà vào TP.HCM, bước vào môi trường đại học, tiếp xúc với bạn bè từ tứ xứ, đứa giàu, đứa nghèo, quả thật tôi nhận ra rất nhiều điều mà ngày trước tôi không hề biết hay nghĩ lệch lạc. Điều quan trọng nhất tôi nhận ra, dù xuất thân trong gia đình giàu sang hay nghèo khó thì đứa nào cũng có khó khăn riêng của mình, đứa thì chuyện gia đình, đứa thì chuyện tiền bạc, đứa thì chuyện tình cảm lứa đôi... đúng như câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.

Đó là một bạn học sinh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cách nơi tôi ở không xa. Suốt thời gian học tiểu học, trung học cơ sở, rồi thi và đậu, trở thành học sinh chuyên toán của Trường chuyên Lê Khiết, bạn ấy luôn đạt thành tích cao trong học tập. Trong lớp, bạn học rất giỏi nhưng rất hiền lành và hòa đồng nên luôn được nhiều bạn bè yêu mến. Năm ấy, bạn đăng ký dự thi khối A Trường đại học Kinh tế TP.HCM và khối B Trường đại học Y dược TP.HCM, địa điểm thi ở tại cụm thi thành phố Quy Nhơn (Bình Định).

Ngày thi, bạn đi cùng ba vào Quy Nhơn. Kết thúc môn toán của đợt thi đầu tiên khối A, bạn còn nói với ba: “Đề như thế này thì quá dễ”. Ba bạn kể lại: “Trên đường cháu rất bình thường. Thế nhưng về đến nhà, cầm đáp án trên báo và dùng máy tính nhẩm tính kết quả, cháu có biểu hiện thất vọng, không liên lạc hay nghe điện thoại của bạn bè, nằm úp mặt xuống gối”...

... Rồi một buổi sáng, bạn đã vào rẫy và kết thúc cuộc đời mình bằng chai thuốc rầy, để lại sau đó là những giọt nước mắt tuyệt vọng trên đôi gò má gầy gò, sương gió của ba mẹ già, để lại nỗi đau đớn tột cùng cho những người yêu thương bạn, đang ngày ngày hi vọng vào bạn. “...Khi đọc được những tin nhắn này thì có lẽ con đã đi về thế giới khác, không giọng nói, không tiếng cười... Cuộc sống của con vốn chẳng có niềm vui, giờ lại rớt đại học nữa, con không dám đối diện với ngày mai. Con xin lỗi...”. Những dòng chữ cuối cùng bạn để lại cho ba mẹ mình.

Ba bạn nghẹn ngào kể lại: “Nhà chỉ có sáu sào ruộng nên hai vợ chồng tui lam lũ, tằn tiện nuôi hai anh em nó. Nghèo nhưng tài sản và niềm tự hào nhất của gia đình là hai đứa con. Vậy mà!...”.

Áp lực nghèo khó

Bản thân tôi cũng là một học sinh nghèo và ngày ngày chứng kiến bạn bè, các anh chị đi trước nên tôi rất hiểu cảm giác ấy. Với học sinh nghèo ở quê tôi, được đi học không phải dễ dàng gì, khi gia đình đang chật vật với cái ăn hằng ngày. Cuộc sống của học sinh nghèo quê tôi (mà có lẽ là dù ở đâu đi nữa), được học là một điều may mắn. Học sinh nghèo luôn chịu áp lực rất lớn, bởi vì các bạn hiểu một điều rằng “để mình được đi học như bao bạn bè khác, gia đình đã phải cực khổ như thế nào”.

Khi đã đến hạn chót nộp học phí ở trường mà trong nhà thì không có tiền, cũng không có gì để bán, hay không có ai để mượn tạm đỡ trong những lúc khó khăn ấy, cảm giác của bạn sẽ ra sao? Rồi cũng không thể tránh lúc vì thiếu tiền mà ba mẹ cãi vã nhau, gia đình lạnh vắng. Nếu bạn trong hoàn cảnh đó bạn sẽ làm thế nào?

Tôi tin ai cũng sẽ thấu hiểu cảm giác thật sự rất chán nản lúc ấy. Nhưng trên tất cả, học sinh nghèo phải cố gắng hết mình, bố mẹ đã phải đánh đổi rất lớn để chúng tôi được đi học, được đến trường. Dường như học sinh nghèo không có sự lựa chọn nào khác, nếu muốn đền đáp gia đình, muốn thay đổi cuộc đời nghèo khổ ấy, là chúng tôi “phải thi đậu đại học”. Ngày ngày trôi qua là nỗi lo, áp lực và vùi đầu bên đống sách vở.

Không đáng để đánh đổi cuộc đời

Có lần khi tôi chia sẻ khó khăn về bản thân, những gì tôi đã trải qua và khó khăn của học sinh nghèo ở quê tôi với một người bạn học xuất thân trong gia đình rất khá giả, tôi rất bất ngờ khi người bạn ấy nói với tôi rằng: “Tui ước gì có thể trải nghiệm khó khăn đó như ông nhỉ. Như thế chắc tui sẽ có nhiều động lực hơn, và cảm nhận cuộc sống tốt hơn”. Các bạn học sinh nghèo thấy đấy, khó khăn, và có lúc tôi xem đó là thiệt thòi của mình so với các bạn học sinh giàu bỗng chốc giờ trở thành một điểm mạnh, và biến tôi thành “người từng trải”.

Và bây giờ, dù bạn là một học sinh đang học rất tốt, hay là một học sinh bình thường, dù bạn được sinh ra trong một gia đình nghèo hay bạn may mắn được sinh ra trong một gia đình khá giả... Tất cả đều không quan trọng. Tôi muốn hỏi bạn rằng: “Nếu bạn sinh ra trong gia đình nghèo, bạn chẳng may thi rớt đại học. Đó có phải là lý do để chúng ta tự mình đánh mất cuộc đời, và vô tình kết thúc cả cuộc sống tươi đẹp đang chờ phía trước không?”.

Nói về câu chuyện người bạn trẻ, bản thân tôi vô cùng đau xót trước “bi kịch” của bạn ấy. Thật khó để tưởng tượng bố mẹ bạn ấy sẽ phải đối diện với thực tế đó như thế nào. Nhưng cùng với nỗi xót xa đó, tận đáy lòng mình, tôi cảm thấy điều đó hoàn toàn dại dột và không đáng để bạn ấy phải đánh đổi cả cuộc đời mình.

Tôi không muốn khơi dậy vết thương trong mỗi chúng ta bởi cuộc sống ai cũng muốn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. Nhưng tôi vẫn bắt buộc phải đưa các bạn về với một thực tại rất đau lòng hiện nay: những câu chuyện học sinh, sinh viên tự tử còn rất nhiều, và trong thực tế câu chuyện đau lòng ấy vẫn cứ tiếp diễn...


_________________

Nếu bạn có khả năng đậu đại học hay cao đẳng, trung cấp để theo đuổi niềm đam mê của mình thì đó là một điều tốt. Nhưng có một câu hỏi rất thực tế dành cho bạn...

Kỳ tới: Nếu bạn thi rớt thì sao?

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/539064/chay-tron-that-bai.html
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Kỳ 5. Nếu bạn thi rớt thì sao?

TT - Nếu bạn có khả năng đậu đại học hay cao đẳng, trung cấp để theo đuổi niềm đam mê của mình thì đó là một điều tốt. Nhưng có một câu hỏi rất thực tế tôi muốn hỏi bạn: Nếu bạn thi rớt thì sao?

Như thông thường, có thể bạn sẽ rơi vào một trong những trường hợp điển hình sau đây:

Thứ nhất: Tự tử như một số bạn vẫn làm. Bạn nghĩ rằng cuộc đời của bạn xem như chấm dứt ở đây, bởi bạn tin rằng con đường duy nhất để bạn có thể thành công và đổi đời là đậu đại học. Thứ hai: Bạn vượt qua nỗi buồn và cố gắng thi lại ở năm sau. Thứ ba: Kiếm đại một ngành nào đó vừa điểm với mình, miễn là đi học được rồi và “chuyện gì tới sẽ tới!”. Thứ tư: Bạn chấp nhận dừng sự nghiệp học tập của mình. Bạn cũng tin rằng con đường thành công xem như không dành cho bạn và “chuyện gì tới sẽ tới!”.

Chuyện “Linh ổn áp”

Tôi chỉ chia sẻ với bạn sự thật. Sự thật mà bạn sẽ không cần dựa dẫm vào lời an ủi, vì tôi tin bạn biết rất rõ bạn nên làm gì tốt nhất trong trường hợp đó. Bằng chứng nói lên tất cả!

Tôi muốn chia sẻ với bạn về câu chuyện cuộc đời Nguyễn Chí Linh, anh chủ trẻ của Công ty TNHH Nhật Linh LiOA. Anh trở thành “người lập dị” và trở thành công nhân khi cả nhà đều là những người học cao, trí thức. Bố anh từng là tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo Dục, còn mẹ là giảng viên Đại học Y Hà Nội, chú là học giả nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện.

Cảm giác đầu tiên khi anh biết kết quả thi đại học là buồn bã, xấu hổ, như anh kể lại: “Bố mẹ đều là giảng viên đại học nên khoảng thời gian đó mình gần như không ra khỏi nhà, cứ ngồi suy nghĩ về việc này”. Nhưng sau đó anh nghĩ trong cuộc sống có nhiều con đường để lập nghiệp. Nghĩ là làm, đi ngược hẳn với truyền thống công chức của gia đình, anh xin vào làm công nhân cho Nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự.

Ngoài làm công nhân, anh còn làm thêm nhiều nghề khác để tự lập. Như anh thừa nhận, nhờ thời gian lăn lộn trong gần mười năm trời khi còn là công nhân ấy đã dạy anh rất nhiều bài học quý giá. Từ nghề nấu rượu đi bỏ mối, đến làm săm cho xích lô và xe thồ rồi làm pin. Sau những lần thất bại anh dường như muốn bỏ cuộc, anh chuyển sang nghề phụ trách cho bộ phận âm thanh tại Nhà hát kịch Việt Nam. An phận với nghề này được hai năm, anh cũng bỏ luôn vì thấy không phù hợp.

Với niềm đam mê từ nhỏ, có lẽ nghề liên quan với máy móc, điện tử vẫn hấp dẫn anh hơn, anh chuyển sang công việc buôn đồ điện tử và kiêm luôn bảo hành, sửa chữa khi hư hỏng. Cuối cùng “mỏ vàng” cũng bắt đầu xuất hiện khi anh phát hiện máy móc, đồ điện hư hỏng phần lớn là do dòng điện bấp bênh, không ổn định và người dân không biết sử dụng các thiết bị để điều chỉnh nguồn điện do các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật lúc bấy giờ đều sử dụng nguồn điện 110V.

Anh bắt đầu tìm tòi và nghiên cứu về một loại máy ổn áp có thể giải quyết các vấn đề trên. Những ngày đầu, anh cùng với một vài người bạn của mình sử dụng máy ổn áp cũ của Liên Xô và nghiên cứu, cải tiến lại. Công sức cuối cùng cũng được đền đáp, hàng bán tới đâu chạy tới đó. Thế nhưng khi càng mở rộng thì anh nhận thấy máy phải nhập từ nước ngoài vừa khan hiếm vừa đắt đỏ, nên anh bắt đầu nghiên cứu chế biến ra một chiếc máy ổn áp của riêng mình. Cuối cùng anh thành công, biệt danh “Linh ổn áp” từ đó cũng ra đời và những chiếc máy ổn áp mang tên LiOA nhanh chóng được người tiêu dùng Việt Nam biết đến.

Không dừng lại ở đó, ngày nay, không chỉ là thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng điện - điện tử tại thị trường Việt Nam do AC Nielsen & VCCI phối hợp tổ chức bình chọn, LiOA đang tiếp tục khẳng định sự hiện diện của mình tại thị trường quốc tế. Sản phẩm của LiOA đã được xuất sang nhiều nước như: Myanmar, Lào, Campuchia, CHDCND Triều Tiên, Malaysia, Đức, Đan Mạch, Angola và Nam Phi...

Không chỉ đại học mới thực hiện được ước mơ

Một lần nữa tôi muốn hỏi bạn: “Liệu đại học có phải là con đường duy nhất để chúng ta thành công không? Câu trả lời chắc cả bạn và tôi đều không thể phủ nhận: Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ, niềm đam mê thật sự - có thể hiện tại chúng ta chưa nhận ra, và vào đại học chỉ là bước đệm để bạn thực hiện ước mơ của mình mà thôi.

Thông thường thì nhiều bạn sẽ cho rằng nếu trượt đại học thì cánh cửa thành công của chúng ta đã bị đóng sầm lại. Bản thân tôi cũng đã từng nghĩ sai lầm như thế, tôi nghĩ rằng muốn thành công, muốn đổi đời thì phải đậu đại học. Thế nhưng con đường đến thành công đâu chỉ phải học đại học. Thậm chí ngoài xã hội chúng ta vẫn thấy người thi đậu đại học với bằng này, bằng kia chưa chắc sẽ thành công. Thực tế cũng cho chúng ta thấy không chỉ có bước vào cánh cổng trường đại học bạn mới đến được với ước mơ, hoài bão.

Thật ngây thơ khi đặt ra ước mơ là “phải thi đậu đại học, chỉ có như thế mới thành công được”, và càng nông cạn hơn nếu xem nó như một điều “duy nhất” phải đạt được. Các trường đại học đâu thể đáp ứng hết được nguyện vọng của tất cả thí sinh. Nếu bạn không được trường học lựa chọn thì vì sao trường đời không phải là nơi tung cao chí hướng?

Chúng ta cần nhận ra rằng không ai không học mà thành công cả. Tôi nhấn mạnh từ “học” ở đây, bạn không nhất thiết phải học đại học hay ở một ngôi trường nào đó mới gọi là học. Một đứa trẻ tập đi bởi nó học từ bố mẹ đấy thôi, và dĩ nhiên đó không phải là trường lớp nhưng cũng chính là học. Một người thành công học từ những lần khó khăn, thất bại, bươn chải ngoài đời cũng là học. Điều sai lầm ở đây, chúng ta cứ nghĩ rằng phải ở trong một trường hay một lớp nào đó mới là học. Như Mark Twain - một diễn giả, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ - từng nói: “Đừng để trường lớp cản trở con đường giáo dục của bạn”.

Tóm lại, đại học không phải là con đường duy nhất để bạn đến thành công. Dù ở đâu, trường học hay trường đời, nơi nào cũng đáng để bạn học hỏi. Dù có thể người thân yêu nhất cũng sẽ phản đối quyết định của bạn, nhưng điều quan trọng hãy dũng cảm theo đuổi con đường riêng của chính mình. Một lần tỉ phú Bill Gates được một phóng viên hỏi về việc bỏ học đại học, ông đã trả lời: “Tôi bỏ đại học nhưng không bỏ học!”.

Mỗi người một kiểu học

Mỗi người chúng ta đều có một kiểu học phù hợp khác nhau. Bạn có thể là một người chăm chỉ nghe thầy cô giảng và trở thành người học giỏi nhất và bạn biết áp dụng điều bạn học vào cuộc sống để thành công. Bạn cũng có thể là một người học rất tồi, bởi bạn không có khả năng chăm chú tiếp thu tốt mọi điều ở trường học, nhưng bạn có thể học rất nhanh từ ngoài đời, chẳng hạn như bạn có thể học đá bóng từ trên sân bóng rất tốt. Dĩ nhiên tất cả đều là học.


_____________________

Niềm đam mê dạy học đã giúp cô trở thành “chủ nhân” của một trường ngoại ngữ khi 33 tuổi. Số học viên của trường hiện trên 500 và thu nhập của cô mỗi tháng trên 150 triệu đồng.

Kỳ tới: Chuyện cô giáo tôi - Captain Bear

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/539237/neu-ban-thi-rot-thi-sao.html
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Kỳ 6. Chuyện cô giáo tôi - Captain Bear

TT - Bạn chọn thi đúng ngành mà mình đam mê! Nếu điều này xảy ra, dù bạn đang phân vân, lo lắng rằng bạn có đúng khi theo đuổi niềm đam mê hay không, hay dù bạn đã phải đấu tranh với gia đình vất vả như thế nào... thì bạn thật sự đã đúng. Đó là một quyết định rất tuyệt vời!

Đã đến lúc bạn phải thành thật với chính mình và đi tìm niềm đam mê thật sự của riêng bạn. Chỉ có điều đó bạn mới có thể là chính mình, tạo nên sự khác biệt, sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa.

Dạy ngoại ngữ, thu nhập 150 triệu đồng/tháng

Để tôi kể bạn nghe về một người, đó chính là cô giáo dạy tiếng Anh của tôi - Nguyễn Ngọc Bích Dung. Không biết từ bao giờ ước mơ trở thành một giáo viên đã hiện hữu trong cô. Với cô, không có gì hạnh phúc hơn khi được dạy học. Niềm đam mê dạy học đã giúp cô trở thành “chủ nhân” của Captain Bear School (Captain Bear cũng chính là nickname của cô), với số lượng học viên ngày càng nhiều.

Tôi dám tin rằng chính con người sống với niềm đam mê này ít nhất sẽ làm xấu hổ những người có suy nghĩ đại loại như bố của em gái trong xã tôi: “Ba cái ngành đó mày học xong ra làm được tháng bao nhiêu? Liệu có đủ nuôi cái thân mày không? Người ta giàu bằng nghề bác sĩ, kỹ sư chứ có ai giàu bằng nghề giáo viên đâu hả?”.

Tôi quyết định đăng ký học tại trường phần vì nghe từ một người bạn rằng cô dạy rất giỏi, phần quan trọng hơn là vì tò mò khi đọc bảng quy định treo ngay phòng ghi danh với dòng chữ “Nếu không tuân thủ (kỷ luật học tập - NV) vui lòng đừng đăng ký vì bên ngoài còn có nhiều trung tâm ngoại ngữ khác” được in đậm và dày đặc. Ngoài ra, điều làm tôi cứ băn khoăn và hiếu kỳ là tấm bảng in logo của trường và bên dưới tấm bảng là dòng chữ thật to “Live with passion” (Sống với niềm đam mê).

Làm theo điều trái tim mách bảo

Cô từng là một cô bé ngoan ngoãn và rất biết nghe lời. Cho đến khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, mọi thứ đã trở nên khó khăn hơn khi cô quyết định làm theo điều trái tim cô mách bảo và sống cuộc sống của riêng mình. Bố mẹ luôn muốn cô trở thành một doanh nhân thành đạt trong tương lai và họ bắt buộc cô phải thi đại học kinh tế, trong khi cô có ước mơ trở thành một giáo viên và cô muốn thi vào khoa Anh của Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM). Cuối cùng cô đã làm bố mẹ thất vọng khi không làm theo lời khuyên của họ. Điều đó với cô thật không dễ dàng chút nào. Và sau đó, hãy để cô tôi kể tiếp bạn nhé...

“Cách đây 10 năm, ba tôi trong những lúc đi uống trà với bạn bè thường khoe rằng ba có đứa con gái, đậu đại học, đang học khoa tiếng Anh Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Thế là “tiếng lành đồn xa”, mà cũng không xa lắm, đến cách nhà Captain Bear vài căn, có một gia đình có một bé gái mới vào lớp 6 và em họ của bé cũng vào lớp 6. Gia đình này mời Captain Bear ghé dạy kèm cho hai bé này. Thế là có hai học trò đầu tiên bắt đầu từ đấy. Ngày đầu tiên đi tới nhà người ta dạy, cảm giác thế nào nhỉ? Chẳng run chút nào mà thấy rất tự tin, thấy mình oai dễ sợ. Ngay lúc đó lại còn nghĩ “I was born to be a teacher” (Mình sinh ra để làm giáo viên mà).

Rồi bạn của anh lớn đến chơi dẫn theo hai đứa con, người vợ hỏi thăm “Út Dung giờ làm gì?”. Mẹ sẵn dịp khoe luôn: “Đang học khoa Anh trường đại học... và đang đi dạy kèm”. Thế là Captain Bear lại được mời đến nhà để dạy cho đứa con lớn học lớp 5 của hai anh chị này. Vậy là có ba đứa học trò! Nổi tiếng từ đó. Cứ người này đồn người kia, dần dần cũng được mười mấy, 20 đứa. Đến khi là sinh viên năm 4 thì không thể cứ đến từng nhà dạy được nữa, phải tiết kiệm sức để học bài, nên đành giải thích với phụ huynh và để phụ huynh chọn lựa: hoặc đưa “trẻ” đến nhà cô học hoặc là “ta chia tay nhau từ đây”. Đương nhiên phụ huynh chọn phương án 1... Captain Bear School bắt đầu từ cái bàn kính ở phòng khách, rồi học sinh đông hơn, mua thêm hai cái bàn tròn ăn tiệc, rồi lại mua thêm hai cái nữa...”.

Không bao giờ từ bỏ ước mơ

“Tốt nghiệp tháng 11-2004, giai đoạn này là giai đoạn stress nhất. Trước đó, tháng 6, Captain Bear được nhận vào làm thư ký ở một công ty may gia công. Sau hai tháng làm trong một công ty “gia đình trị”, Captain Bear thấy mình chẳng có tương lai gì. Thêm nữa, kiểu làm việc thật buồn cười nên sau một lần “không thể cười nổi” Captain Bear quyết định: nghỉ!

Tháng 2-2005, chính thức đi làm ở khách sạn New World, vẫn cứ ban ngày đi làm, ban đêm về dạy. Tháng lương đầu tiên xin ba mẹ mua mười cái ghế, kiểu mà sinh viên hay ngồi, có luôn cả bàn, mỗi đứa một cái. Nhớ rõ lúc đó là ngày 15-2-2005, Captain Bear làm việc ở bộ phận đặt bàn, lương tháng hơn 3 triệu đồng. Năm đó mới tốt nghiệp mà lương vậy cũng khá “ngon” rồi. Ba mẹ lúc đó rất thích Captain Bear làm việc ở khách sạn “mặc đồ vest, đi làm như người ta” nên nghĩ: “Thôi kệ, mua cho con nó vui, nó đi làm rồi cũng sẽ thích nghi với công việc và việc dạy học này cũng có bền được đâu, sau này nó bỏ thì ghế này bán lại cũng được”.

Chà! Nhưng ba mẹ đâu biết Captain Bear đã vẽ sẵn kế hoạch trong đầu mình rồi. Ai cũng nghĩ làm việc ở khách sạn là việc tay phải và việc dạy kèm chỉ là “nghề tay trái” mà thôi. Nhưng chỉ có Captain Bear mới biết Captain Bear cần gì. Captain Bear nghĩ sẽ lấy tiền lương để mua cái này cái nọ cho lớp học đến khi nào khá ổn thì sẽ nghỉ làm, chỉ ở nhà để làm “bà đồ” mà thôi. Rồi mới làm được sáu tháng, nghe tin bên khách sạn Park Hyatt tuyển “thư ký cho phòng sales với mức lương gấp đôi”, Captain Bear cũng quyết định xin vào vị trí đó cái rụp! Lúc đó là tháng 8-2005.

Một năm làm ở Park Hyatt với biết bao thăng trầm. Áp lực ở công ty bao nhiêu thì chỉ cần về đến nhà, nghe tiếng mấy baby bears chào mình là... xem như được uống thuốc tiên, chẳng hiểu sức đâu mà càng dạy thì càng hăng. Quyết định nghỉ làm để dưỡng sức, đồng thời... nhận ra môi trường ở đấy không thích hợp với Captain Bear, Captain Bear sinh ra là để dạy học thôi! Vậy đó, sau một năm làm việc ở khách sạn Park Hyatt, ngày 5-9-2006 Captain Bear đã nộp đơn xin nghỉ với lý do có công việc riêng.

Năm năm sau, số học sinh ở Captain Bear School đã lên đến hàng trăm!”...

Thời gian và những cuộc đàm thoại

Tháng 4-2004: Captain Bear sắp tốt nghiệp đại học

- Captain Bear: Thưa thầy, con rất thích đi dạy, tốt nghiệp xong con sẽ đi dạy, làm cô giáo, thầy à.

- Thầy của Bear: Umm... Thôi, đừng đi dạy con à, lương giáo viên ba cọc ba đồng, con theo không nổi đâu.

Tháng 11-2005:

- Captain Bear: Thưa thầy, con đi làm rồi, nhưng ban ngày đi làm, ban đêm con vẫn duy trì lớp dạy bình thường, con yêu việc dạy học của con, thầy à.

- Thầy của Bear: Umm.. Con nên giữ gìn sức khỏe, đi làm mệt rồi còn dạy nữa sẽ mất sức đấy.

Tháng 11-2006:

- Captain Bear: Thưa thầy, con đã xin nghỉ làm. Con sẽ tập trung cho việc dạy học và bành trướng lớp học của con.

- Thầy của Bear: Trời! Sao con quyết định nông nổi thế! Sao không hỏi thầy trước thầy sẽ cho con lời khuyên. Thời buổi này kiếm việc làm lương cao như con khó lắm. Con có mà lại bỏ. Thật là...

Tháng 11-2007:

- Captain Bear: Thưa thầy, năm trước con nghỉ làm và số học sinh lúc đó là 100. Bây giờ là 200 ạ.

- Thầy của Bear: Thầy nghĩ con đã quyết định đúng. Chúc mừng con.

...

(Trích từ trang web của Captain Bear School)


____________

Tôi bỗng lóe lên suy nghĩ, trên đoạn đường về nhà hôm ấy, đầu tôi toàn là hình ảnh những cửa hàng tàu hủ do chính tôi thành lập...

Kỳ tới: Giấc mơ... tàu hủ của tôi

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/539415/chuyen-co-giao-toi-captain-bear.html
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Kỳ 7. Giấc mơ... tàu hủ của tôi

TT - Bạn nghĩ sao nếu bạn có một khả năng gì đó, chẳng hạn đơn giản như việc bạn có thể làm cho người khác cười và vui vẻ bên bạn, bạn rất yêu thích điều đó. Vì sao bạn không biến nó thành mỏ vàng?

Đừng ngần ngại bán nó! Trở thành một diễn viên hài chẳng hạn. Đúng như Richard Branson, chủ tịch Tập đoàn Virgin - tập đoàn lớn nhất Anh, đã viết trong cuốn sách của ông Mặc kệ nó! Làm tới đi!: “Tôi học được rằng mỗi chúng ta đều có một thứ gì đó để bán, có thể đó là những hộp đậu bày bán ở khắp nơi hoặc chính tài năng của mỗi người. Sản xuất hàng hóa hay sở hữu ý tưởng tuyệt vời nhất cũng chẳng để làm gì nếu chúng chỉ mãi mãi ở trong đầu bạn hay chất đống ở góc phòng”.

Hãy mơ đi!

Như tôi kể với bạn lúc đầu, đến một ngày - đó là khi tôi sắp hoàn thành năm đầu tiên của đại học, tôi cũng nhận ra tôi không thể cứ sống mãi một cuộc sống tồi tệ, buông thả. Tôi cần phải dũng cảm để tìm cho mình một hướng đi. Điều quan trọng lúc này, tôi muốn tìm điều gì đó thuộc về riêng mình, nhưng thú thật tôi vẫn còn rất mơ hồ.

Tôi bắt đầu đi tìm hiểu về những con người thành công, trong mọi lĩnh vực: điện ảnh, công nghệ thông tin, kinh doanh nhà hàng, ôtô, máy tính, tài chính... Tôi muốn tìm hiểu bí quyết họ thành công và tôi cũng hi vọng thông qua họ tôi thấy được những điều thuộc về mình. Những con người đáng kính đấy đã thay đổi nhiều thứ trong tôi.

Điều đầu tiên tôi cần xác định được niềm đam mê của tôi là gì. Tôi bắt đầu nhớ về giấc mơ ngày còn nhỏ, tôi đã từng bị mê hoặc bởi hình ảnh người doanh nhân thành công. Không ai đánh thuế giấc mơ của bạn cả và bạn cũng không mất gì với nó.

Tôi để cho trí tưởng tượng của mình tự do bay bổng. Đã lâu rồi, từ lúc vào đại học và suy sụp thì đó là lần tôi được hưởng trọn cảm giác tự tin và cảm thấy mình mạnh mẽ, tôi cảm nhận tôi có thể làm được mọi thứ. Nhưng mọi thứ cũng không dễ dàng chút nào khi mỗi ngày sau đó tôi luôn tự hỏi: “Mình nên kinh doanh cái gì? Cái gì có thể làm cho mình thật sự hứng thú?”. Cứ mỗi ngày trôi qua tôi đều đi tìm câu trả lời.

Tôi nhớ mình đã tìm hiểu rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, trong số đó tôi rất ấn tượng với chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh trên các con phố, ngóc ngách của siêu thị như KFC, Lotteria, Pizza Hut, Jollibee,... Tôi đã rất bất ngờ và ngạc nhiên khi biết KFC xuất phát từ một ông già nghèo tuổi ngoài 60 với niềm đam mê nấu ăn ở Mỹ. Chỉ với món gà rán đó đã tạo nên cái tên KFC nổi tiếng có mặt trên khắp thế giới với hơn 10.000 cửa hàng.

Tiếng rao tàu hủ

Một ngày, tôi và một người bạn thân đang cùng học trong phòng trọ, bỗng nghe thấy tiếng rao bán tàu hủ. Nó khiến tôi nhớ đến ngày ấu thơ.

Người phụ nữ đến ngay trước phòng trọ tôi ở, ngồi nghỉ chỗ ghế đá. Nhìn cô ướt đẫm mồ hôi với gánh tàu hủ, tôi cảm thấy rất thương. Tôi và người bạn mỗi thằng ăn một chén tàu hủ với giá rất rẻ. Một hồi trò chuyện thì ra cô ở cùng quê với tôi. Tôi nhận ra ngay khi cô nói vài câu dù có chỉnh giọng, nhưng cũng không thể giấu hết cái chất giọng đặc trưng của Quảng Ngãi quê tôi.

Điều làm tôi thấy bất ngờ và thấy thương cô hơn sau một hồi thăm hỏi thân mật. Tôi biết tuy cô vất vả, phải thức dậy từ lúc 3g sáng và gánh bán tới chiều, mỗi ngày ngủ được vài tiếng mà chỉ nhận được ít đồng tiền để nuôi gia đình. Tôi cũng chỉ cô cách bán trong loại ly nhựa dùng một lần và đứng trước cổng trường đại học tôi cách đó không xa để tăng thu nhập hơn.

Tôi thấy cô bán trong chén và bán dạo rất vất vả, mà tôi cũng hiểu tâm lý rằng việc bán chén và mỗi khi khách ăn phải ngồi lại - đôi lúc là giữa đường - thì rất bất tiện. Và không loại trừ những đứa sinh viên ngại ngùng như chúng tôi sẽ không bao giờ chịu ngồi giữa đường mà ăn thế.

Nhưng những hôm sau đó, cô dường như sợ bị bảo vệ các trường đuổi nên không dám liều mà chấp nhận bán như cũ. Cô cũng thỉnh thoảng bán ở chỗ phòng trọ tôi. Không hiểu sao hình ảnh cô bán tàu hủ vất vả mà chỉ kiếm được chút ít đồng tiền cứ quanh quẩn trong tâm trí tôi.

Một hôm, như mọi buổi chiều khác, sau khi học bài xong tôi ra ngoài ghế đá ngồi, chợt nhớ tới hương vị tàu hủ. Tôi thầm nghĩ “giờ mà được ăn tàu hủ thì hay biết mấy”, tôi ngồi đợi và hi vọng cô bán tàu hủ sẽ đến, nhưng điều đó đã không xảy ra.

Tôi đạp xe dạo trên con phố gần nhà, bỗng dưng nhìn cửa hàng KFC mới mở ngoài đường Võ Văn Ngân gần nơi tôi trọ, nó thật lộng lẫy. Tôi bỗng dưng lóe lên suy nghĩ, vì sao mình cứ nghĩ mấy thứ cao siêu mà không nghĩ đến món tàu hủ ở quê mình chứ? Tôi xoa đầu, trên đoạn đường về nhà hôm ấy, đầu tôi toàn là hình ảnh cửa hàng tàu hủ do chính tôi thành lập ra...

Cứ làm tới đi!

Tôi cứ mơ màng, tôi còn nhớ cảm giác ngày hôm ấy tôi đạp xe một mạch về nhà, nằm trên chiếc chiếu trải dưới nền phòng trọ và thỏa sức mơ mộng. Tôi nghĩ rằng ông già người Mỹ kia có thể đưa món gà rán của mình đi khắp thế giới. Tại sao tôi không làm thế với món tàu hủ quê mình?

Khi tôi càng tìm hiểu về các sản phẩm từ đậu nành, trong đó có tàu hủ, thì tôi càng hứng thú khi sản phẩm này được xem là thần dược cho mọi lứa tuổi. Có nhiều chuyên gia còn ví von rằng nó chính là “phô mai của châu Á”. Thế là tôi quyết tâm làm. Tôi mơ đến cảnh tượng các cửa hàng tàu hủ của tôi sẽ có mặt khắp nơi.

Rồi tôi quay về thực tại với các vấn đề hết sức thực tế “Tôi không biết nấu tàu hủ!”, “Tôi không có tiền!”, “Tôi không có kinh nghiệm gì về mọi thứ cả!”. Có nhiều người bạn của tôi đã bật cười khi nghe tôi kể về những điều này. Nhất là khi biết tôi từng không biết nấu tàu hủ (dĩ nhiên bây giờ thì tôi là một cao thủ nấu tàu hủ rồi) mà mơ sẽ đưa tàu hủ đi khắp nơi như KFC. Nhưng vô vàn câu chuyện từ những con người đáng kính đã dạy tôi rằng: “Lịch sử được tạo nên bởi những con người dám ước mơ và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình”.

Cũng giống những ngày đầu Đặng Lê Nguyên Vũ tìm đến người tạo nên tách cà phê ngon nhất và thuyết phục để được học công thức đó, tôi nghĩ tôi cũng có thể tìm được người nấu món tàu hủ ngon nhất và thuyết phục để học nó. Nhưng có lẽ tôi đã không may mắn như ông, tôi không thể thuyết phục được các cô bán tàu hủ chỉ cho mình cách nấu. Nhưng “thiên thần” cũng đã nhòm ngó tôi. Tình cờ một hôm tôi chia sẻ ước mơ với người em họ. Tôi mừng như reo lên khi nó bảo rằng: “Mẹ em ngày trước cũng nấu tàu hủ bán, nhưng đã lâu mẹ bỏ nghề không nấu nữa, để em hỏi mẹ thử”, đó là giây phút tuyệt vời nhất với tôi, như một cơn mưa rào trên sa mạc nắng cháy.

Tôi nghĩ dù thím tôi nấu không ngon nhưng còn đỡ hơn tôi không biết tí gì. Thế là tôi lại làm liều thuyết phục thím của tôi từ ngoài quê vào Sài Gòn để giúp tôi về vấn đề này. Đó là một chuyện khó khăn nhất và phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng giống như Richard Branson, tôi nghĩ: “Mặc kệ nó. Làm tới đi!”.


_____________

Chỉ hai tuần đầu tiên, cửa hàng tàu hủ HAT đã có khoản doanh thu gần 50 triệu đồng - một số tiền mơ ước đối với sinh viên nghèo như chúng tôi. Nhưng khi sự tò mò hiếu kỳ của khách hàng qua đi, và số lượng khách cứ ngày qua ngày giảm mạnh một cách đáng sợ... Tôi phá sản và ôm khoản nợ lớn.

Kỳ tới: Cái giá của thành công

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/539529/giac-mo--tau-hu-cua-toi.html
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Kỳ 7. Cái giá của thành công

TT - Thế là tôi bắt tay vào kế hoạch của mình. Trước tiên, tôi nghĩ chè thì có rất nhiều món chè, phở có rất nhiều kiểu phở, cà phê cũng có rất nhiều loại cà phê. Thế vì sao tàu hủ lại chỉ có mỗi một loại?

Tôi nghĩ ngay đến việc biến một món tàu hủ giản đơn thành các món ăn khác nhau, thêm món phụ vào. Tôi lập danh sách món phụ sẽ thêm vào để tạo thêm hương vị mới lạ cho mỗi ly tàu hủ khác nhau. Nhưng vấn đề tiếp theo là tôi không biết nấu món đó như thế nào?

Cửa hàng tàu hủ HAT

Để trả lời điều này, trước hết tôi phải giải quyết vấn đề: “Tôi không có tiền”. Tôi biết điều rất thực tế nếu tôi không có tiền thì tôi sẽ chẳng thể làm được gì. Nhưng tôi lại nghĩ nếu lấy điều đó ra làm lý do để chùn bước thì tôi cũng không khác gì kẻ thất bại luôn tốn thời gian để than vãn rằng: “Tôi không có tiền để làm!” hay “nếu tôi có tiền thì...”. Tôi không cho phép bản thân mình biện hộ bởi lý do này. Tôi phải nghĩ cho ra cách. Tôi nhẩm tính nếu một mình tôi làm hết mọi thứ sẽ rất khó khăn, nhưng nếu tôi có thêm bạn cùng làm thì vấn đề sẽ đơn giản hơn.

Tôi quyết định thuyết phục hai người bạn thân. Thế nhưng người bạn thân từ thời cấp III và học cùng trường đại học của tôi đã thẳng thắn từ chối, và người bạn này xem những điều tôi dự định làm quá viển vông và ảo tưởng. Thế nhưng người bạn tôi rất tin tưởng chơi từ thời cấp II đã không làm tôi thất vọng, bởi bạn cũng đã từ lâu nung nấu ý định làm một điều gì đó, và tôi đã thuyết phục đúng người. Thông qua người bạn thân này, tôi thuyết phục một người bạn tôi rất tâm đắc mà trước đó tôi chỉ gặp một vài lần. Thế là ba người chúng tôi cùng nhau lên kế hoạch thực hiện kế hoạch của mình.

Và cửa hàng với cái tên tàu hủ HAT ra đời, ghép tên ba chữ cái đầu tiên của chúng tôi (Nguyễn Lê Hận, Đinh Tuấn Ân, Mai Thanh Tùng). Vấn đề về sản phẩm phụ mà tôi gặp rắc rối trước đó cũng được giải quyết khi tôi thuyết phục được chị của người bạn thứ hai của tôi, là người nấu những món này rất giỏi và đang thất nghiệp với ngành kế toán của mình. Khó khăn về tiền lúc này cũng được hai người bạn chia sẻ nhiệt tình. Bản thân tôi đã vay mượn từ bạn bè cũ và dành hết số tiền mà ba mẹ tôi cho để mua máy tính phục vụ việc học đại học vào việc thành lập cửa hàng đầu tiên.

Cửa hàng tàu hủ HAT đầu tiên của ba chúng tôi với sự giúp đỡ của rất nhiều bạn bè đã nhanh chóng khai trương với phương châm “Phong cách mới, hương vị mới”. Khoảng hai tuần đầu tiên, lượng khách hàng rất đông đến nỗi không có chỗ ngồi, có lẽ bởi sự hiếu kỳ, tò mò của khách hàng, vì đây là cửa hàng tàu hủ đầu tiên được thiết kế khá sang trọng và rất nhiều loại tàu hủ, với cách ăn bằng ly thay vì trong chén. Tất cả khiến khách hàng đông hơn. Tôi và hai người bạn dường như cảm nhận sự thành công đang đến. Bao đêm thức trắng, quần quật làm việc từ sáng sớm đến khuya đã được đền bù. Tôi nghĩ giấc mơ của tôi càng lúc càng đến gần. Chỉ hai tuần đầu tiên chúng tôi đã có khoản doanh thu gần 50 triệu - một số tiền mơ ước đối với sinh viên nghèo như chúng tôi.

Nhưng rồi sự tò mò hiếu kỳ của khách hàng qua đi, số lượng khách cứ ngày qua ngày giảm mạnh một cách đáng sợ, doanh thu tụt dốc.

Trả giá bằng thất bại

Tôi điều tra thì biết sản phẩm của chúng tôi không ngon như tàu hủ của các cô bán dạo. Đó là cái giá cho việc chúng tôi chưa đầu tư kỹ lưỡng vào sản phẩm. Lúc này tôi vẫn chỉ là một người mới vào nghề, tập nấu tàu hủ từ thím và các món phụ từ chị người bạn tôi. Lòng tin của mọi người trong cửa hàng bắt đầu mất dần. Kết quả, chỉ một thời gian không lâu sau đó thím tôi và chị người bạn ra đi vì cảm thấy tương lai cửa hàng không có triển vọng như tôi thuyết phục họ lúc đầu.

Cửa hàng đầu tiên của chúng tôi đã bị phá sản và chúng tôi ôm một khoản nợ khá lớn.

Bấy giờ không phải là lúc nói suông về thất bại một cách triết lý như thế nào nữa, bởi tôi đang chứng kiến điều đó xảy đến với mình. Nhưng mỗi lúc như thế tôi lại nhớ bài học của những người thành công đều phải trả giá bằng bao lần thất bại, khó khăn. Tôi và hai người bạn thân thiết vẫn cố gắng trụ vững. Chúng tôi bắt đầu tập trung vào việc nghiên cứu sản phẩm. Sau gần năm tháng nghiên cứu, sau nhiều lần bán ven đường, sau nhiều lần thất bại ê chề tưởng chừng như bỏ cuộc, chúng tôi không chỉ chế biến được món tàu hủ truyền thống thừa sức cạnh tranh, mà còn phát hiện công thức tạo nên các sản phẩm tàu hủ đặc trưng không đâu có được.

Hiện chúng tôi có trên 22 loại tàu hủ, trong đó có nhiều sản phẩm ngon tuyệt chỉ có ở cửa hàng tàu hủ HAT. Đông đảo khách hàng, đặc biệt các bạn sinh viên ở làng đại học đón nhận nhiệt tình. Sau hơn một năm kể từ ngày bắt đầu “xông pha”, chúng tôi đã vượt qua được lần phá sản đầu tiên. Chúng tôi đã rút ra nhiều bài học quý giá để giờ đây có hai cửa hàng với tiềm năng lớn, mức đầu tư mỗi cửa hàng gần 100 triệu đồng vốn ban đầu, và một cửa hàng lưu động. Doanh thu mỗi tháng từ 180-200 triệu đồng.

Tôi biết phía trước còn có rất nhiều khó khăn đang chờ tôi và những người bạn đồng hành của mình, nhưng tôi luôn tin tưởng rằng chúng tôi sẽ vượt qua và tiến về phía trước. Ngẫm lại thời gian đầu khi tôi cùng nhóm bạn sáng lập nên chuỗi cửa hàng tàu hủ HAT, không ít bạn bè và người xung quanh nhìn chúng tôi như những gã khờ. Họ cho rằng chúng tôi là kẻ mơ mộng, dở hơi, hay “Ai lại học mấy năm đại học rồi bây giờ đi bán tàu hủ”... Nhưng bản thân mỗi chúng tôi đều biết mình đang làm gì. Tôi tin vào sự mách bảo của trái tim và tin vào những điều tôi đang theo đuổi.

Tôi tin rằng mỗi chúng ta có một cách khác nhau để đóng góp vào sự phát triển của nước nhà. Bản thân tôi, tôi muốn đưa những trăn trở, khát vọng và nỗi hổ thẹn với lịch sử vào chuỗi cửa hàng mang tên tàu hủ HAT. Tại đây, tôi muốn chia sẻ và học hỏi với những người bạn cộng sự, những người bạn trong tàu hủ HAT để tạo nên một bầu không khí đầy nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua định kiến hay giới hạn của xã hội.

Như tôi đã nói: ngành ngân hàng không phải là đam mê của tôi. Nhưng không phải tất cả những gì tôi học ở Trường ĐH Ngân hàng đều vô bổ, có nhiều môn học tôi rất thích và nó tạo một nền tảng giúp ích tôi rất nhiều trong công việc hiện nay.

Điều quan trọng hơn cả là bạn phải dũng cảm để có thể sẵn sàng đi theo một ngã rẽ mới, ngay khi điều đó không dễ dàng chút nào với bạn. Lúc nào bạn tìm kiếm được công việc đúng niềm đam mê của mình thì bạn có thể làm việc quên cả thời gian vì nó. Tôi chấp nhận phớt lờ những môn học tôi cảm thấy không hứng thú, và tôi tập trung học những môn tôi thích. Cũng như lúc đầu tôi và những người bạn lập cửa hàng tàu hủ HAT chúng tôi đã phá sản thảm hại, chúng tôi phải đi bán dạo ngoài đường trên quận 1... Nhưng tôi không bỏ niềm đam mê của mình, tôi tìm mọi cách để gầy dựng lại và đến hôm nay tôi có thể gọi là thành công.


--------------------------
Loạt bài này dự kiến kết thúc trong số báo hôm nay. Tuy nhiên, tòa soạn vừa nhận được email của một vị phụ huynh, với một tâm trạng rối bời...

Kỳ tới: Cháu tôi bỏ học giữa chừng...


http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/539697/cai-gia-cua-thanh-cong.html
 
5,622
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Giá như tôi biết điều này trước khi học đại học

Kỳ cuối: Cháu tôi bỏ học giữa chừng...

TT - Những ngày này, thí sinh trên cả nước đang bận rộn với các thủ tục đăng ký dự thi ĐH, CĐ. Còn đầu óc tôi thì đang rối bời bởi sự “nổi loạn” của đứa cháu: cháu quyết định nghỉ học giữa chừng sau gần bốn năm “mài đũng quần” trên giảng đường của một trường ĐH thuộc hàng “top” ở Hà Nội.

Sai lầm khi chọn ngành thi

Trung tuần tháng 3-2013, nhận được điện thoại của một người bạn của cháu, anh chị tôi phải thuê hẳn một chuyến xe từ quê ra Hà Nội để đón con về vì cháu bỗng nhiên đổ bệnh hơn một tuần. Vốn nhỏ con và lười ăn nên chỉ sau mấy ngày nằm ở nhà trọ, cháu tôi gầy rạc hẳn đi, phải truyền dịch... vì cháu chẳng ăn uống được gì.

Sau khi đưa cháu về quê để nghỉ ngơi, chăm sóc, cháu có vẻ ổn hơn nhưng cũng chẳng ăn uống gì, khuôn mặt thất thần, ánh mắt thì nhìn xa xăm! Nguyên nhân của việc “bỗng nhiên” đổ bệnh đó không phải xuất phát từ bệnh lý mà do hội chứng “sợ” học ở cháu. Quyết định nghỉ học được cháu đưa ra trong bối cảnh ở quê bố mẹ đang chuẩn bị cho kỳ đi thực tập của cháu. Tuy sốc nhưng anh chị tôi cũng chưa nói gì vì một mặt phải chờ cháu ổn định trở lại, mặt khác chính cháu cũng đang sốc nên cần phải vực dậy tinh thần cho cháu.

Phải khẳng định rằng thời học phổ thông cháu tôi là đứa có học lực tốt. Năm nào “tệ” nhất cũng là học sinh tiên tiến, còn cơ bản là giỏi. Cũng như những học sinh khác, khi chuẩn bị tốt nghiệp THPT, cháu cũng nộp hồ sơ dự thi ĐH, CĐ. Một số trường ĐH, CĐ mà cháu dự thi đều thuộc dạng “top” và cháu chọn những trường này có phần tác động rất lớn từ trào lưu “phải học ĐH”, “phải thi vào trường danh giá”... của chính các bạn bè đồng trang lứa cũng như từ chính gia đình cháu. Tất nhiên khi chọn trường thi, cháu có tham vấn tôi về việc chọn khối, chọn ngành để dự thi. Tôi hỏi lại cháu xem cháu học tốt môn gì nhất, thích ngành gì. Rồi tôi khuyên cháu rằng vấn đề quan trọng nhất là hiện tại cháu đam mê lĩnh vực gì, có sở trường như thế nào để nếu có trúng tuyển thì sau này có thể phát huy được năng lực và sở trường của mình. Và năm thi ĐH, CĐ đầu tiên ấy, cháu đã đậu vào cả hai trường ĐH thuộc hàng “top” mà cháu dự thi. Cuối cùng, cháu quyết định theo học ĐH Kiến trúc Hà Nội. Mặc dù không nói ra nhưng tôi biết việc cháu chọn ĐH Kiến trúc Hà Nội vì trường này “danh tiếng” hơn trường kia - trường mà cháu cũng thi đậu.

Thời gian đầu học tập mọi việc vẫn suôn sẻ nhưng càng về sau, nhất là khi bước vào giai đoạn học chuyên ngành, phải đi thực địa, thực tập, đi công trình... nhiều nên cháu thấy “ngộp”. Là con gái, sức khỏe có phần hạn chế nên cháu bắt đầu bỏ bê việc học, nợ lại mấy môn chuyên ngành... nên mỗi khi nghĩ đến vấn đề “trả nợ” các môn học là cháu thấy rùng mình, mất ăn, mất ngủ... Chính vì vậy cháu quyết định nghỉ học.

Làm lại từ đầu?

Trước đây, tôi cũng từng chứng kiến đứa bạn thân của tôi bỏ học khi đã theo học được hơn nửa chặng đường ở Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội. Nguyên nhân là sau một thời gian theo học, bạn tôi cảm thấy không còn đam mê, cảm thấy mất “lửa” và cũng chẳng còn yêu cái nghề mà chính mình đã chọn. Ngày bạn tôi quyết định nghỉ học, bố mẹ của bạn đã mất ăn mất ngủ mấy tháng liền. Thậm chí bố mẹ của bạn đã có lúc “từ” con đến nỗi bạn tôi phải vào Nam sinh sống. Ngoài việc mất mát về mặt tinh thần, mất gần ba năm “đèn sách” ở chốn giảng đường, nhà trọ và cơm bụi, thì quyết định nghỉ học của bạn đã kéo theo cả tấn “lúa non” và một cặp “đầu cơ nghiệp” - một tài sản lớn của những gia đình nông thôn ngày ấy. Sau này, tuy bạn tôi không thành công lắm nhưng cũng tạm hài lòng với việc kinh doanh của mình và mỗi khi nhắc lại chuyện cũ, bạn ấy vẫn cho rằng “đó là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời”!

Trở lại với chuyện đứa cháu của tôi, thương cháu một thì thương anh chị tôi đến mười, bởi với đồng lương hạn hẹp của mình, anh chị vẫn thuê riêng cho cháu một phòng ở gần trường để cháu thuận tiện trong việc học hành, đi lại vì cháu bị say xe nên không đi được xe buýt. Công sức, tiền bạc và cả niềm hi vọng, kỳ vọng ở đứa con bỗng dưng đổ sông đổ biển.

Là người trong cuộc, chứng kiến người thân của mình rơi vào hoàn cảnh “bỗng nhiên” bỏ học ai cũng sốc, thất vọng, tiếc công sức và tiền của. Và những câu chuyện trên cho thấy việc lựa chọn nghề nghiệp hiện nay ở một bộ phận giới trẻ còn ít nhiều mang cảm tính. Trong khi tâm lý chung của các bậc phụ huynh là chỉ muốn con mình học ĐH và họ sẽ hãnh diện hơn khi con em mình đậu vào trường “top”, ngành “hot”, còn các em thí sinh thì chưa nhận thức đầy đủ về ngành nghề, thậm chí có em còn không biết mình có sở trường gì, đam mê cái gì nữa...

Ths. Nguyễn Quế Diệu

----------------------------------------

Hãy tìm hướng đi phù hợp!

(Chia sẻ của TS LÊ THỊ THANH MAI - ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên ban tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp)


Đối với bạn sinh viên kiến trúc nói trên, tôi nghĩ việc bỏ học đột ngột có thể còn nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy ngoài việc giúp cháu ổn định tinh thần, gia đình có thể đến trường xin cho cháu tạm dừng học tập (cho đúng quy định). Tạm thời không nhắc đến việc học, cho cháu đi nghỉ dưỡng cùng với người thân, kết hợp để tìm xem đâu là nguyên nhân thật sự của việc cháu bỏ học.

Nếu thật sự vì ngành học không phù hợp với thể trạng của cháu, gia đình cũng giúp cháu tìm một hướng đi phù hợp, có thể ngành học khác trong hoặc ngoài Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, và cũng có khi là hướng đi khác mà không nhất thiết phải vào lại ĐH. Điều quan trọng là khơi dậy, tạo động lực để cháu tự tin trong chọn lựa con đường của mình, khơi gợi đam mê trong lựa chọn tương lai của cháu. Trong giai đoạn này, liệu pháp tâm lý rất quan trọng. Mọi gượng ép sẽ không giải quyết được gì mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mới.

Tôi nghĩ hậu quả chọn ngành, chọn trường theo phong trào hay theo gò ép của phụ huynh đã tiềm ẩn cao nguy cơ thất bại. Vậy phụ huynh học sinh chỉ nên dừng lại ở vai trò nhà tư vấn, định hướng cho các cháu, không nên quyết định thay các cháu. Thay vào đó phụ huynh cùng với trường THPT nên cho các cháu tiếp cận sớm hơn với các loại nghề nghiệp, có thể phim, truyện, tham quan... và cung cấp thông tin để các cháu biết nên học ở đâu và tìm hiểu về chương trình học. Cách làm này có thể hạn chế việc chọn sai ngành chứ không triệt tiêu được vì đây là phương trình nhiều ẩn số...

Trong gia đình, nên để các em tự quyết định, tự lập kế hoạch, tự làm những việc cơ bản cho cá nhân mình, vì cũng có những em được chăm sóc quá kỹ nên khi vào ĐH, các em không tự đứng vững được bằng chính bản thân mình...

Với học sinh, việc chọn ngành hay chọn nghề sau trung học phổ thông phải dựa vào sở thích và phải phù hợp với bản thân mình (các nhà chuyên môn thường gọi là phù hợp sở thích nghề nghiệp). Điều đáng lo ngại là hiện nay vẫn có nhiều em chỉ chọn theo trào lưu, theo sở thích, theo số đông và chọn theo lựa chọn của phụ huynh... tất cả đều chưa tính đến “sở thích nghề nghiệp”...

...Chúng ta hẳn chưa quên Steve Jobs, đã quyết định bỏ học ĐH chỉ sau sáu tháng, để ngừng học những lớp mà ông không thích và “học ké” những môn mà ông thấy thú vị. Vì vậy, nếu không may mắn vào ĐH, các em học sinh đừng nghĩ là cánh cửa vào đời đã đóng, hãy suy nghĩ tích cực hơn bằng con đường phù hợp với mình.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/539480/chau-toi-bo-hoc-giua-chung.html
 
Top