ALnML
Super Moderator
[h=1]Gian nan con đường đến trường của trẻ em Suối Lèo[/h] Thứ ba 29/11/2011 06:00
(GDVN) - Hầu hết trẻ em ở bản Suối Lèo, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La chỉ học hết cấp 1, cấp 2 rồi nghỉ học theo bố mẹ làm nương rẫy.
Kim Ngân
Cheo leo con đường đến lớp Vượt gần 3 km con đường dốc núi ngoằn nghèo đến Suối Lèo, tôi tình cờ gặp tốp học sinh đang cười nói tay xách túi ni lông có đựng vài quyển vở. Chúng lén mắt nhìn chúng tôi cười gượng gạo rồi chạy vội lên phía trước cười vui vẻ. Đứa nào đứa đấy đều chân đất, lấm lem với chiếc áo phong phanh, cũ kỹ, đầy vết bẩn. Vừa bước đến Nhà Văn hóa của bản, bọn trẻ lúc nãy vừa hớn hở, vừa ngại ngùng lấp sau cột nhà nhìn chúng tôi. Trong nhóm có Xuôi là lớn tuổi nhất, bạo dạn nhất, ra dáng “đàn anh”. Năm nay Xuôi 13 tuổi, nhưng dáng người nhỏ nhắn, loắt choắt nhìn khá già dặn. Kể về con đường đến trường của trẻ Suối Lèo, bác Lý Văn Dần làm trưởng bản hơn 5 năm ở Suối Lèo chia sẻ: “Nhà em nào khá giả chút thì được chiếc xe đạp cũ cho con đi học, nhưng các cháu tiểu học chưa thể đi được xe đường dốc núi nên chỉ đi bộ đến trường. Những hôm trời mưa thì chỉ còn cách xắn quần, đội mưa xuống núi để đi học; khi lũ về, chỉ có cách nghỉ học”. Bác Dần cho hay: con đường vào bản Suối Lèo ngoằn nghèo, dốc ngược, người lớn đi xe máy phải vững tay còn khó, huống chi là bọn trẻ đi xe đạp. Đứa học trung học thì í ới rủ nhau đi học bằng xe đạp từ 5h sáng, còn tiểu học thì 6h sáng rủ nhau đi bộ gần 3 cây số đến điểm trường gần nhất Bái Đu. Mỗi lúc trời mưa bão, đường xói mòn, đất đá trên núi đổ xuống, khiến đường dốc hơn nhiều. Cũng theo ông trưởng bản, vì điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên số lượng em theo học hết cấp 3 chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Hiện nay, bản Suối Lèo có 20 em độ tuổi mầm non. Vì không có điểm trường mầm non ở Suối Lèo, nên người dân dựng tạm cái lán với vài bộ bàn ghế, cái bảng. Đồ chơi hầu như không có.
Quần áo mới là đồ xa xỉ với các em “Em thích đi học lắm, nhưng bố mẹ không có tiền. Em đến lớp hay bị các bạn trêu vì không có quần áo mới”, Lý Văn Xi đang theo học lớp 6 THCS Tân Lang ấp úng nói. Hỏi về môn yêu thích nhất, Xi nhanh nhảu đáp: “Em thích học Văn hơn, kiểm tra toàn được 8 điểm. Kỳ vừa rồi em suýt nữa được học sinh tiên tiến đấy. Bắt đầu từ ngày mai, em được ở bán trú tại trường, không phải đi đi về về nữa”. Được biết, cả xã có một trường cấp 2, một trường cấp 3 nằm ở trung tâm xã, cách bản Suối Lèo hơn 7 cây số. Trường đã xây bán trú, nhưng hiện nay vẫn còn thiếu điện, thiếu nước, điều kiện vất chất còn thiếu thốn, nên những học sinh ở xa vẫn phải trọ ở ngoài. Vừa cặm cụi thổi bếp, Xuôi kể với tôi Xuôi thích đi học lắm. Xuôi ước ao có thể học hết cấp 3 để thi đại học, ra Hà Nội kiếm tiền nuôi em. Ước mơ có đủ gạo ăn Suối Lèo là một trong những bản khó khăn nhất của xã Tân Lang (Phù Yên). Người dân chủ yếu là dân tộc Dao, nguồn thu dựa vào nương ngô, đồi chè và làm rẫy thuê ở vùng khác.
Trẻ con ở đó khoe với chúng tôi rằng Suối Lèo là Suối nghèo. Bởi người dân chỉ biết sống trong bóng tối mờ mờ của cây đèn dầu; trông cậy vào con ngựa và nương ngô trên đồi. Được biết, bữa cơm của người dân nơi đây quanh năm chỉ có rau với muối. Nhà nào sang lắm có thêm ít cá khô mua tích trữ trong bếp.
Căn bếp nhà Xuôi tềnh toàng, dột nát, trống trơn chỉ trơ trọi mấy cái xoong nồi góc bếp, trạn bát bám đầy mạng nhện. Đối với những đứa trẻ ở đây, đủ gạo mà ăn là một ước mơ lớn của chúng, chứ cần gì phải có thịt, có cá… Bố mẹ Xuôi làm nương ngô, đào sắn, bẻ măng trên rừng không đủ ăn, đành phải đi làm thuê ở rừng cao su tận Lai Châu nên mình Xuôi ở nhà quán xuyến việc gia đình. Xuôi đã thành thục việc cơm nước, vừa đi học ở trường, vừa chăm lo cho đứa em.
Nhà văn hóa bản là chỗ chơi của hơn 30 trẻ ở thôn nghèo này. Dường như đồ chơi, quần áo ấm, đôi dép đẹp là thứ gì đó xa xỉ đối với bọn trẻ ở đây.
Em này có áo len, dù đã cũ nhưng vẫn còn hơn nhiều em không có áo ấm mà mặc “Đào măng, bẻ măng, trồng ngô hay làm thuê chỉ kiếm được 40 – 50 nghìn đồng/ngày mà có ngày còn không được mấy. Có phải lúc nào cũng là mùa măng, mùa sắn đâu mà đào. Ở đây khổ lắm, chẳng đủ gạo mà ăn chị ạ”, Xuôi nghẹn ngào nói. Xuôi kể, hàng ngày, tranh thủ nửa buổi học hoặc cuối tuần Xuôi cùng bà con trong bản đi đào sắn. Mỗi gùi em đeo trên vai được 40 cân và chỉ bán được 800 đồng – 1000 đồng/ 1 kg. Đã nhiều tuần nay Xuôi chưa được ăn thịt, ăn cá vì chợ thì xa, nhà lại không có tiền. Nhìn lũ trẻ ở bản nghèo ăn mặc phong phanh áo, quần thì rách toạc dọc ống quần, đứa thì cởi chuồng lăn lê trên sàn đất bẩn, khuôn mặt lem luốc thơ dại khiến chúng tôi không cầm được lòng.
Ánh lửa nhỏ trong căn bếp của nhà Xuôi soi sáng đôi mắt ánh lên niềm khao khát được đi học, đi làm kiếm tiền để thoát khỏi cảnh đói nghèo triền miên ở cái bản vùng cao Suối Lèo này.
(GDVN) - Hầu hết trẻ em ở bản Suối Lèo, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La chỉ học hết cấp 1, cấp 2 rồi nghỉ học theo bố mẹ làm nương rẫy.
Cheo leo con đường đến lớp Vượt gần 3 km con đường dốc núi ngoằn nghèo đến Suối Lèo, tôi tình cờ gặp tốp học sinh đang cười nói tay xách túi ni lông có đựng vài quyển vở. Chúng lén mắt nhìn chúng tôi cười gượng gạo rồi chạy vội lên phía trước cười vui vẻ. Đứa nào đứa đấy đều chân đất, lấm lem với chiếc áo phong phanh, cũ kỹ, đầy vết bẩn. Vừa bước đến Nhà Văn hóa của bản, bọn trẻ lúc nãy vừa hớn hở, vừa ngại ngùng lấp sau cột nhà nhìn chúng tôi. Trong nhóm có Xuôi là lớn tuổi nhất, bạo dạn nhất, ra dáng “đàn anh”. Năm nay Xuôi 13 tuổi, nhưng dáng người nhỏ nhắn, loắt choắt nhìn khá già dặn. Kể về con đường đến trường của trẻ Suối Lèo, bác Lý Văn Dần làm trưởng bản hơn 5 năm ở Suối Lèo chia sẻ: “Nhà em nào khá giả chút thì được chiếc xe đạp cũ cho con đi học, nhưng các cháu tiểu học chưa thể đi được xe đường dốc núi nên chỉ đi bộ đến trường. Những hôm trời mưa thì chỉ còn cách xắn quần, đội mưa xuống núi để đi học; khi lũ về, chỉ có cách nghỉ học”. Bác Dần cho hay: con đường vào bản Suối Lèo ngoằn nghèo, dốc ngược, người lớn đi xe máy phải vững tay còn khó, huống chi là bọn trẻ đi xe đạp. Đứa học trung học thì í ới rủ nhau đi học bằng xe đạp từ 5h sáng, còn tiểu học thì 6h sáng rủ nhau đi bộ gần 3 cây số đến điểm trường gần nhất Bái Đu. Mỗi lúc trời mưa bão, đường xói mòn, đất đá trên núi đổ xuống, khiến đường dốc hơn nhiều. Cũng theo ông trưởng bản, vì điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên số lượng em theo học hết cấp 3 chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Quần áo mới là đồ xa xỉ với các em
Trẻ con ở đó khoe với chúng tôi rằng Suối Lèo là Suối nghèo. Bởi người dân chỉ biết sống trong bóng tối mờ mờ của cây đèn dầu; trông cậy vào con ngựa và nương ngô trên đồi. Được biết, bữa cơm của người dân nơi đây quanh năm chỉ có rau với muối. Nhà nào sang lắm có thêm ít cá khô mua tích trữ trong bếp.
Căn bếp nhà Xuôi tềnh toàng, dột nát, trống trơn chỉ trơ trọi mấy cái xoong nồi góc bếp, trạn bát bám đầy mạng nhện. Đối với những đứa trẻ ở đây, đủ gạo mà ăn là một ước mơ lớn của chúng, chứ cần gì phải có thịt, có cá… Bố mẹ Xuôi làm nương ngô, đào sắn, bẻ măng trên rừng không đủ ăn, đành phải đi làm thuê ở rừng cao su tận Lai Châu nên mình Xuôi ở nhà quán xuyến việc gia đình. Xuôi đã thành thục việc cơm nước, vừa đi học ở trường, vừa chăm lo cho đứa em.
Nhà văn hóa bản là chỗ chơi của hơn 30 trẻ ở thôn nghèo này. Dường như đồ chơi, quần áo ấm, đôi dép đẹp là thứ gì đó xa xỉ đối với bọn trẻ ở đây.
Em này có áo len, dù đã cũ nhưng vẫn còn hơn nhiều em không có áo ấm mà mặc
Ánh lửa nhỏ trong căn bếp của nhà Xuôi soi sáng đôi mắt ánh lên niềm khao khát được đi học, đi làm kiếm tiền để thoát khỏi cảnh đói nghèo triền miên ở cái bản vùng cao Suối Lèo này.