Gian nan sự học ở Na Cô Sa

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Gian nan sự học ở Na Cô Sa

(VOV) - Mặc dù là điểm trường chính nhưng tất cả các phòng học từ bậc mầm non đến cấp THCS đều là nhà tạm, lụp xụp
Xã Na Cô Sa (huyện Mường Nhé, Điện Biên) là một trong những xã nghèo nhất nước khi 4 yếu tố để phát triển đời sống kinh tế - xã hội là “điện, đường, trường, trạm” vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn.
Từ thành phố Điện Biên, để đến được Na Cô Sa cần phải vượt hơn 150 km đường đèo đến ngã ba xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé. Từ ngã ba này cần phải tiếp tục đi khoảng 26 km đường đất dốc, nguy hiểm. Nếu là những ngày khô ráo thì cần phải mất gần 2 giờ, còn nếu trời mưa thì mất khoảng 8 - 9 giờ, thậm chí là không thể đi được vì đường quá trơn.
Mặc dù là điểm trường chính nhưng tất cả các phòng học từ bậc mầm non đến cấp THCS đều là nhà tạm. Nơi ở cho học sinh nội trú là những túp lều lụp xụp.
Trong chuyến công tác lên Na Cô Sa, phóng viên VOV đã ghi lại những hình ảnh mà nếu xem, độc giả có thể cảm nhận được sự khó khăn của các thầy cô và học sinh nơi đây./.

Toàn cảnh trường Tiểu học - THCS Na Cô Sa

Mọi hoạt động dạy và học của thầy trò diễn ra trong những dãy nhà như thế này

Đây là dãy nhà khang trang nhất của trường mới được đầu tư xây dựng

Ngồi học trong những lớp học như thế này chắc chắn sẽ có cảm giác thoáng và... lạnh

Thứ sang nhất của phòng học là bàn ghế...

... bảng chống loá và ghế bọc nỉ: Cọc cạch​

Học sinh ở Na Cô Sa, cùng lớp mà như hai chị em

Nơi ở cho học sinh nội trú...

...là những túp lều lụp xụp

Giá sách cùng nơi để chạn bát

Đồ làm bếp của học sinh nội trú Na Cô Sa

Treo điện thoại ở hàng rào là cách duy nhất để “hứng” được “sóng rơi”

Thầy Hiệu phó Quàng Văn Quyết trao đổi công việc với đồng nghiệp.
A lô, Quyết Na Cô Sa đây, nghe rõ không...?

Mỗi lần bắt được sóng, dù có chồn chân, mỏi gối, thầy cô vẫn muốn... Alo

Phải cuốn dây (cắt từ lốp ô tô) hoặc xích cam xe máy vào lốp như thế này mới đi được trời mưa
Ngô Thiệu Phong (thực hiện)
 
817
0
16
Ðề: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

chị ơi hay là lên kế hoạch cho chuyến cuối năm ở Na cô sa chị nhỉ!
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

chị ơi hay là lên kế hoạch cho chuyến cuối năm ở Na cô sa chị nhỉ!
Từ thành phố Điện Biên, để đến được Na Cô Sa cần phải vượt hơn 150 km đường đèo đến ngã ba xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé. Từ ngã ba này cần phải tiếp tục đi khoảng 26 km đường đất dốc, nguy hiểm. Nếu là những ngày khô ráo thì cần phải mất gần 2 giờ, còn nếu trời mưa thì mất khoảng 8 - 9 giờ, thậm chí là không thể đi được vì đường quá trơn.
Chị cũng muốn cũng ước mơ một lần đc giúp các em. Nhưng như thế này thì già như chúng mình đi sao nổi, chắc phải tuyển chọn ứng cử viên tình nguyện. Càng xa, càng khó- càng đi khó càng nghèo và càng cần nhỉ
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Mong là CSTT có thể tổ chức được chuyến đi này. Các mẹ già cho đường lối, các mẹ trẻ chúng em sẽ thực hiện.
 
817
0
16
Ðề: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Đúng thế chị ơi, tuyển tình nguyện viên với lại chọn được thời điểm khô ráo thì cũng có thể đi được chị à! Nếu đi Điện biên bằng máy bay rồi thuê xe đi tiếp thì sẽ bớt thời gian và công sức nhiều! Chị cứ lập kế hoạch đi, em nghĩ là sẽ có nhiều ủng hộ, nếu cần mình rủ thêm các em sv bên Ngàn hạc giấy cùng tham gia thì sẽ có thêm lực lượng trẻ khỏe.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Đúng thế chị ơi, tuyển tình nguyện viên với lại chọn được thời điểm khô ráo thì cũng có thể đi được chị à! Nếu đi Điện biên bằng máy bay rồi thuê xe đi tiếp thì sẽ bớt thời gian và công sức nhiều! Chị cứ lập kế hoạch đi, em nghĩ là sẽ có nhiều ủng hộ, nếu cần mình rủ thêm các em sv bên Ngàn hạc giấy cùng tham gia thì sẽ có thêm lực lượng trẻ khỏe.
Tình nguyện viên, ở đây chị nói là thành viên CSTT cơ , bạn nào trẻ khoẻ nhiệt tình và có thời gian em ạ. Chứ nếu là đội khác thì đơn giản như đan rổ nàng ơi.
Máy bay (icon nháy mắt) nghe chừng hơi hoang quá nhể. ....
Ở CSTT có mẹ Đạt ng Điện Biên đấy. Chị nghĩ chắc cuối năm mùa đông thời tiết khô và lạnh.

chính vì những khó khăn này chi mới nói là thèm, là muốn ,là mơ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Muốn là Được. Các chị nhỉ.
 
19
0
0

Lan Anh

New Member
Trả lời: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Mình đọc được bài phóng sự này trên báo Tuổi trẻ... thấy lòng cứ nặng và băn khoăn mãi. Rất mong một ngày nào không xa CSTT có thể thu xếp một chuyến đi đến nơi đây và những nơi tương tự như thế.

Mình hiểu những chuyến đi như thế này sẽ cần rất nhiều nhân sự và cũng như đóng góp vật chất. Nhưng mình tin rằng, với những gì CSTT đã làm trong những năm qua và với tiêu chí "Nhân rộng tấm lòng nhân" thì việc tổ chức chuyến đi như thế này không phải là không thể...

Học chữ nơi nghèo nhất nước

Việc em học sinh Võ Văn Huy ở xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, Phú Yên được gọi vào đội tuyển học sinh giỏi toán quốc gia chuẩn bị dự thi Olympic đối với nhiều bạn trẻ ở các thành phố lớn là một truyện cổ tích. Nhiều bạn trẻ không hiểu được vì sao vừa chăn bò, vừa đi bóc vỏ hạt điều, vừa quán xuyến một núi việc nhà mà Huy vẫn đi học nổi!



Học sinh Trường tiểu học bản Kẽo Cơn, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An tập thể dục trước khi vào lớp



Cuối tháng 4-2011, trời vẫn còn rét, cô giáo Trường mầm non Kẽo Cơn phải nổi lửa lên cho các cháu sưởi ấm




Chiều chủ nhật, các em Cầm, Quyết, Nguyên... ở bản Quyết Thắng cõng trên lưng gạo, sắn, măng... đi bộ năm giờ mới đến Trường THCS Keng Đu để sáng thứ hai bắt đầu một tuần mới






Các em học sinh lớp 6 Trường THCS bán trú Keng Đu phải đi lấy nước ở rất xa về nấu cơm tại trường







Thầy cô giáo ở Keng Đu cũng hết sức vất vả trong việc mang chữ đến với học sinh xã nghèo nhất nước. Đoạn đường từ thị trấn Mường Xén đến Keng Đu dài gần 80km, trong đó có trên 40km đường lầy lội như thế này. Và để vượt qua được “con đường đau khổ”, họ phải quấn xích vào bánh xe!



Trò chơi của học trò xã nghèo



Vượt qua khó khăn, cô và trò Trường mẫu giáo bản Kẽo Cơn, xã Keng Đu cùng dạy và học



Các em học sinh Trường THCS dân tộc bán trú Keng Đu ôn bài. Trường được xây dựng xong vào năm 2010, nhưng đến giờ vẫn chưa có kinh phí trang bị bàn ghế cho học sinh nên các em đang phải “vượt khó” như thế này


Thật ra ở nước Việt Nam, có nhiều nơi còn nghèo hơn xã Hòa Bình 2 của Huy, nhưng trẻ em vẫn vượt qua tất cả để đến trường. Ví dụ ở xã Keng Đu mà tôi đến chẳng hạn. Ông Hoàng Xuân Lương - phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trung ương (từng là bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Nghệ An) - cho biết: “Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là một trong chín huyện nghèo nhất nước. Mà ở huyện Kỳ Sơn, xã Keng Đu nằm gần biên giới Việt - Lào là xã nghèo nhất”.

Xã Keng Đu có 10 bản. Có những bản nằm sát đường biên giới Việt - Lào, phải đi bộ 4-5 giờ mới về trung tâm xã. Có những nơi dù có đường nhưng nắng thì bụi, mưa thì lầy; lầy đến độ các thầy cô giáo đi xe gắn máy đến trường đều phải quấn dây xích vào bánh xe mới đi được.

Tôi đến Keng Đu vào cuối tháng 4-2011. Thời tiết ở đây vẫn còn lạnh. Trẻ con chỉ mới học mầm non hay cấp I khi đến trường phải vác theo vài khúc củi để đốt sưởi ấm vào giờ ra chơi.


(Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/436982/Hoc-chu-noi-ngheo-nhat-nuoc.html)
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Hay chuyến tập thể tới nhà mình đến đây, ko biết ô tô tải có vào được ko.
 
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: Gian nan sự học ở Na Cô Sa

Ối giời ơi, nhìn quả đường này thì mấy bác lái xe HN có mà khóc tiếng Mán. Thể nào cũng lại bắt mọi người xuống xe cuốc bộ cho mà xem. Muốn đi thể loại đường này thì chỉ có kêu gọi xe của mấy anh bên Ôtôfun
 
Top