metyruoi
Active Member
(CG) Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì nó liên quan đến việc lưu truyền sự sống. So với những người khác, thì vai trò giáo dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tương quan yêu thương độc nhất vô nhị giữa cha mẹ và con cái. Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế được và cũng không nhường cho ai được, nên không thể nào khoán trắng cho người khác hoặc để người khác chiếm đoạt.
Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ là tình phụ tử và mẫu tử. Chính tình yêu thương này, như nguồn mạch xuất phát, trở thành linh hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hướng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho chúng thấm đượm những giá trị của sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân hậu, phục vụ, vô vị lợi, hy sinh, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu.
Phải dạy lúc nào?
Cha ông chúng ta thường nói:
“Còn đương thơ” hay “ngay từ nhỏ” ở đây có nghĩa là ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khoa học ngày nay cho thấy: Người mẹ ảnh hưởng đến tâm tính và sức khoẻ của đứa con ngay từ lúc phôi thai. Việc giáo dục này được gọi là thai giáo. Trong thời gian này, các tâm tình và thái độ ứng xử của cha mẹ sẽ ghi dấu sâu đậm trên tâm tính đứa con sắp chào đời. Do đó, những bậc cha mẹ thương con sẽ hết sức lưu ý, để trong thời gian mang thai sống thật lành mạnh về luân lý và tâm linh.
Tuy nhiên, thời gian thuận tiện nhất để trực tiếp giáo dục con cái, đó là khi đứa con bắt đầu có trí khôn, bắt đầu nhận biết về những điều cha mẹ dạy bảo. Lúc bấy giờ gia đình sẽ trở nên mái trường đầu tiên dạy cho đứa bé những bài học làm người. Trong mái trường đó, cha mẹ chính là những “thày cô” được tín nhiệm và yêu thương hơn cả, vì cha mẹ là những người sống gần con cái, hiểu biết con cái và yêu thương con cái hơn hết.
Phải dạy những gì?
Nền giáo dục nhân bản phải bao gồm cả ba phương diện: đức, trí và thể dục.
- Thể dục: dạy con vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn sức khoẻ.
- Trí dục: trau dồi cho chúng về học vấn, về nghề nghiệp, để chúng có thể sống tự lập, xây dựng tương lai cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội.
- Đức dục: trừ khử những thói hư tật xấu và tập luyện những tính tốt. Nhất là bốn nhân đức cột trụ làm nền tảng cho những nhân đức khác: khôn ngoan, công bằng, tiết độ và dũng cảm.
+ Khôn ngoan:biết khiêm nhường lắng nghe và mau mắn vâng lời; biết suy nghĩ cân nhắc trước khi làm và khi làm xong sẽ dừng lại một chút để kiểm điểm và rút kinh nghiệm; biết xem xét và chuẩn bị kỹ để chu toàn mọi bổn phận thật chu đáo cũng như để ứng xử đúng trước những tình thế mới.
+ Công bằng:Chăm chỉ làm tròn bổn phận; yêu thương mọi người, tôn trọng của cải và quyền lợi của họ; tôn trọng của chung và biết lo cho công ích; luôn thành thật trong lời nói và việc làm; không bao giờ gian lận.
+ Tiết độ: Có kỷ luật, đúng giờ giấc và chừng mực trong những điều nhỏ mọn hằng ngày, trong ăn uống cũng như giải trí; tập cân nhắc đúng bậc thang giá trị theo tinh thần Kitô giáo và biết chọn lựa cách ý thức. Biết tiết kiệm. Dạy cho con cái biết giá trị của lao động cũng như giá trị thực sự của của cải vật chất. Hướng dẫn con cái chọn thú vui giải trí cũng như bè bạn.
+ Dũng cảm: Biết can đảm đứng vững trong điều tốt; biết chấp nhận những sai lỗi của mình, tự tin và tự lập, biết lãnh nhận trách nhiệm và hậu quả do công việc mình đã làm.
Giáo dục giới tính:Ngoài ra, trong việc giáo dục nhân bản cũng phải để ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Việc giáo dục này nhằm mục đích giúp con cái có một sự hiểu biết về tính dục phù hợp với lứa tuổi và tầm nhận thức, để chúng sống trong sạch, trưởng thành. Trong việc giáo dục này, cũng cần dạy cho con cái biết sử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông, đặc biệt về phim ảnh, internet.
Nền giáo dục nhân bản này là điều hết sức cần thiết: “Dù phải đương đầu với những khó khăn, mà ngày nay lại thường là những khó khăn to lớn trong trách nhiệm giáo dục con cái, bậc cha mẹ cần phải tin tưởng và can đảm giáo dục con cái họ theo những giá trị chính yếu của đời người. Trẻ em phải lớn lên trong một sự tự do chân chính trước các của cải vật chất, biết chọn một nếp sống giản dị, vì xác tín mạnh mẽ rằng: giá trị của con người là do cái mình làm, hơn là do cái mình có
Để việc giáo dục đạt kết quả tốt
- Đồng tâm nhất trí: Cha mẹ phải nhất trí với nhau trong đường hướng và phương thức giáo dục con cái: Tìm hiểu tính tình, năng khiếu của con cái và phải biết dùng những phương pháp thích hợp để giúp chúng đạt được mục đích. “Gia đình là một trường học phát triển nhân tính, nhưng để gia đình có thể sống trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh mình, cần phải biết hòa hợp tâm hồn: vợ chồng phải cùng nhau bàn định, cũng như cha mẹ phải ân cần cộng tác trong việc giáo dục con cái".
- Làm gương sáng: “Cha nào con nấy”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Đứa bé, nhất là khi còn nhỏ, chưa có đủ trí khôn để phân biệt điều phải và điều trái, điều tốt và điều xấu. Nó thường bắt chước những gì cụ thể đập vào mắt nó. Thấy người lớn nói và làm thế nào, nó sẽ bắt chước mà làm như vậy. Vì thế, gương sáng của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc giáo dục con cái. Cha ông ta thường nói:
“Được cha mẹ hướng dẫn bằng gương sáng, con cái và tất cả những ai sống trong khuôn khổ gia đình sẽ gặp được con đường nhân ái và thánh thiện dễ dàng hơn.
- Tạo bầu khí gia đình đầm ấm: Cần tạo bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, thánh thiện, hoà thuận, lạc quan và biết tín nhiệm nhau. Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện con cái trong đời sống cá nhân và xã hội trở nên dễ dàng. Do đó Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể
- Tìm hiểu con cái: Giữa cha mẹ và con cái, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ luôn có một khoảng cách. Nếu không chịu tìm hiểu con cái, công việc giáo dục của cha mẹ sẽ không đạt được những kết quả mong muốn đã đành, mà còn gây nên những bực bội và oán trách. Quả thật, giữa cha mẹ và con cái luôn có một bức tường ngăn cách. Bức tường này chính là tuổi tác. Vì tuổi tác chênh lệch, nên thời gian và không gian của hai thế hệ già và trẻ cũng khác biệt, để rồi từ môi trường sống ấy đã phát sinh những dị biệt, những bất đồng.
Giáo dục có nghĩa là hướng dẫn, uốn nắn và làm cho tốt đẹp hơn. Vì thế, việc đầu tiên cần thực hiện ngay, đó là phải tìm hiểu con cái, phải biết con cái nghĩ gì, muốn gì, nói gì và làm gì thì mới có thể hướng dẫn chúng một cách hữu hiệu. Điều gì tốt nơi con cái, cần biết duy trì và cổ vũ để được liên tục phát triển, còn điều gì xấu, lo nhắc bảo và sửa sai bằng những lời lẽ ôn tồn và tế nhị, thành thực và yêu thương.
Có tìm hiểu con cái, cha mẹ mới cảm thông và xích lại gần con cái hơn, nhờ đó lấp đầy được hố sâu ngăn cách giữa già và trẻ, một hố sâu muôn thuở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đã tạo nên những mối bất bình sâu xa giữa cha mẹ và con cái.
- Kiên nhẫn trong việc giáo dục: Uốn cây, cần phải kiên nhẫn, bằng không nó sẽ gãy. Vì thế, người xưa đã từng khuyên: Dục tốc bất đạt. Vội vã sẽ không thành. Trẻ con thường ham chơi và mau quên. Cho nên nói một lần mà thôi chưa đủ, chúng ta phải nói lần nữa và lần nữa. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại để những lời khuyên nhủ được thấm dần vào đầu óc của chúng.
Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ là tình phụ tử và mẫu tử. Chính tình yêu thương này, như nguồn mạch xuất phát, trở thành linh hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hướng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho chúng thấm đượm những giá trị của sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân hậu, phục vụ, vô vị lợi, hy sinh, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu.
Phải dạy lúc nào?
Cha ông chúng ta thường nói:
Uốn cây từ thưở còn non,
Dạy con từ thưở con còn đương thơ.
Dạy con từ thưở con còn đương thơ.
Tuy nhiên, thời gian thuận tiện nhất để trực tiếp giáo dục con cái, đó là khi đứa con bắt đầu có trí khôn, bắt đầu nhận biết về những điều cha mẹ dạy bảo. Lúc bấy giờ gia đình sẽ trở nên mái trường đầu tiên dạy cho đứa bé những bài học làm người. Trong mái trường đó, cha mẹ chính là những “thày cô” được tín nhiệm và yêu thương hơn cả, vì cha mẹ là những người sống gần con cái, hiểu biết con cái và yêu thương con cái hơn hết.
Phải dạy những gì?
Nền giáo dục nhân bản phải bao gồm cả ba phương diện: đức, trí và thể dục.
- Thể dục: dạy con vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn sức khoẻ.
- Trí dục: trau dồi cho chúng về học vấn, về nghề nghiệp, để chúng có thể sống tự lập, xây dựng tương lai cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội.
- Đức dục: trừ khử những thói hư tật xấu và tập luyện những tính tốt. Nhất là bốn nhân đức cột trụ làm nền tảng cho những nhân đức khác: khôn ngoan, công bằng, tiết độ và dũng cảm.
+ Khôn ngoan:biết khiêm nhường lắng nghe và mau mắn vâng lời; biết suy nghĩ cân nhắc trước khi làm và khi làm xong sẽ dừng lại một chút để kiểm điểm và rút kinh nghiệm; biết xem xét và chuẩn bị kỹ để chu toàn mọi bổn phận thật chu đáo cũng như để ứng xử đúng trước những tình thế mới.
+ Công bằng:Chăm chỉ làm tròn bổn phận; yêu thương mọi người, tôn trọng của cải và quyền lợi của họ; tôn trọng của chung và biết lo cho công ích; luôn thành thật trong lời nói và việc làm; không bao giờ gian lận.
+ Tiết độ: Có kỷ luật, đúng giờ giấc và chừng mực trong những điều nhỏ mọn hằng ngày, trong ăn uống cũng như giải trí; tập cân nhắc đúng bậc thang giá trị theo tinh thần Kitô giáo và biết chọn lựa cách ý thức. Biết tiết kiệm. Dạy cho con cái biết giá trị của lao động cũng như giá trị thực sự của của cải vật chất. Hướng dẫn con cái chọn thú vui giải trí cũng như bè bạn.
+ Dũng cảm: Biết can đảm đứng vững trong điều tốt; biết chấp nhận những sai lỗi của mình, tự tin và tự lập, biết lãnh nhận trách nhiệm và hậu quả do công việc mình đã làm.
Giáo dục giới tính:Ngoài ra, trong việc giáo dục nhân bản cũng phải để ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Việc giáo dục này nhằm mục đích giúp con cái có một sự hiểu biết về tính dục phù hợp với lứa tuổi và tầm nhận thức, để chúng sống trong sạch, trưởng thành. Trong việc giáo dục này, cũng cần dạy cho con cái biết sử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông, đặc biệt về phim ảnh, internet.
Nền giáo dục nhân bản này là điều hết sức cần thiết: “Dù phải đương đầu với những khó khăn, mà ngày nay lại thường là những khó khăn to lớn trong trách nhiệm giáo dục con cái, bậc cha mẹ cần phải tin tưởng và can đảm giáo dục con cái họ theo những giá trị chính yếu của đời người. Trẻ em phải lớn lên trong một sự tự do chân chính trước các của cải vật chất, biết chọn một nếp sống giản dị, vì xác tín mạnh mẽ rằng: giá trị của con người là do cái mình làm, hơn là do cái mình có
Để việc giáo dục đạt kết quả tốt
- Đồng tâm nhất trí: Cha mẹ phải nhất trí với nhau trong đường hướng và phương thức giáo dục con cái: Tìm hiểu tính tình, năng khiếu của con cái và phải biết dùng những phương pháp thích hợp để giúp chúng đạt được mục đích. “Gia đình là một trường học phát triển nhân tính, nhưng để gia đình có thể sống trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh mình, cần phải biết hòa hợp tâm hồn: vợ chồng phải cùng nhau bàn định, cũng như cha mẹ phải ân cần cộng tác trong việc giáo dục con cái".
- Làm gương sáng: “Cha nào con nấy”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Đứa bé, nhất là khi còn nhỏ, chưa có đủ trí khôn để phân biệt điều phải và điều trái, điều tốt và điều xấu. Nó thường bắt chước những gì cụ thể đập vào mắt nó. Thấy người lớn nói và làm thế nào, nó sẽ bắt chước mà làm như vậy. Vì thế, gương sáng của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc giáo dục con cái. Cha ông ta thường nói:
Lời nói như gió lung lay,
Việc làm như tay lôi kéo.
Việc làm như tay lôi kéo.
- Tạo bầu khí gia đình đầm ấm: Cần tạo bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, thánh thiện, hoà thuận, lạc quan và biết tín nhiệm nhau. Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện con cái trong đời sống cá nhân và xã hội trở nên dễ dàng. Do đó Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể
- Tìm hiểu con cái: Giữa cha mẹ và con cái, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ luôn có một khoảng cách. Nếu không chịu tìm hiểu con cái, công việc giáo dục của cha mẹ sẽ không đạt được những kết quả mong muốn đã đành, mà còn gây nên những bực bội và oán trách. Quả thật, giữa cha mẹ và con cái luôn có một bức tường ngăn cách. Bức tường này chính là tuổi tác. Vì tuổi tác chênh lệch, nên thời gian và không gian của hai thế hệ già và trẻ cũng khác biệt, để rồi từ môi trường sống ấy đã phát sinh những dị biệt, những bất đồng.
Giáo dục có nghĩa là hướng dẫn, uốn nắn và làm cho tốt đẹp hơn. Vì thế, việc đầu tiên cần thực hiện ngay, đó là phải tìm hiểu con cái, phải biết con cái nghĩ gì, muốn gì, nói gì và làm gì thì mới có thể hướng dẫn chúng một cách hữu hiệu. Điều gì tốt nơi con cái, cần biết duy trì và cổ vũ để được liên tục phát triển, còn điều gì xấu, lo nhắc bảo và sửa sai bằng những lời lẽ ôn tồn và tế nhị, thành thực và yêu thương.
Có tìm hiểu con cái, cha mẹ mới cảm thông và xích lại gần con cái hơn, nhờ đó lấp đầy được hố sâu ngăn cách giữa già và trẻ, một hố sâu muôn thuở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đã tạo nên những mối bất bình sâu xa giữa cha mẹ và con cái.
- Kiên nhẫn trong việc giáo dục: Uốn cây, cần phải kiên nhẫn, bằng không nó sẽ gãy. Vì thế, người xưa đã từng khuyên: Dục tốc bất đạt. Vội vã sẽ không thành. Trẻ con thường ham chơi và mau quên. Cho nên nói một lần mà thôi chưa đủ, chúng ta phải nói lần nữa và lần nữa. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại để những lời khuyên nhủ được thấm dần vào đầu óc của chúng.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: