Giáo dục giới tính và ảnh hưởng của media

507
0
0

zoe

New Member
Hôm trước con mình tự nhiên kể: Bạn Y cho con xem mông, nhiều nốt lắm. Mẹ hỏi: Thế bạn có cho bạn khác xem ko. Không. Thế con có cho bạn xem mông con ko ? Không, con không cho ai xem mông cả.
Ôi, con đã lớn từ lúc nào ... Đọc được bài báo hay này, mình xin dịch chia sẻ cùng các bạn. Nhờ Mod xem ghép với bài nào cho hợp.

Sẽ không còn giai đọan ngây thơ nữa ?
Phỏng vấn Dr Sylvain Berdah


Các phim porn ngày càng dễ dàng tiếp cận, những cô bé Lolita gặp ngày càng nhiều ngoài phố, các chương trình tivi với các hình ảnh ngày càng "cụ thể" ... Những hiện tượng này ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển giới tính của tuổi tin ? Vai trò giáo dục của bố mẹ cần ra sao ?

Sau đây là phỏng vấn Dr Sylvain Berdah, trưởng khoa tâm lý trẻ em của bệnh viên Aulnay-Sous-Bois, người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn y khoa thực tế.


Doctissimo :
Một nghiên cứu ở Mỹ kết án tivi đã làm tuổi quan hệ lần đầu sớm hơn và kích thích tuổi tin bước vào các quan hệ đáng lo ngại. Ông nghĩ gì về những kết luận này ??

Dr Sylvain Berdah :
Phát triển giới tính là một hiện tượng rất phức tạp. Dù tôi không biết rõ về nghiên cứu này, nhưng tôi thấy, cho rằng tivi là nguyên nhân duy nhất của việc quan hệ sớm hơn là một sự đơn giản hóa. Cách tiến hành các nghiên cứu dạng này thường dễ dẫn đến các kết luận vội vã.

Ngược lại, kinh nghiệm y khoa lâm sàng của tôi cho phép thấy một sự tiến triển (so với trước đây) trong phát triển giới tính ở trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 6 - 11.

Trước đây, sự quan tâm đến giới tính của trẻ em ở độ tuổi này thường khá ổn định. Giai đọan này Freud gọi là giai đọan tiềm tàng. Giai đọan mang tính "kìm nén" này là chuyển tiếp giữa giai đọan ở trẻ em bé hơn (khám phá cơ thể, tò mò đặt các câu hỏi, etc.) và sự thức dậy của tuổi tin. Sự chuyển tiếp này rất quan trọng, tạo thuận lợi cho quá trình "thăng hoa" (có nghĩa là, sự thu thập năng lượng từ những xung năng tình dục cho các họat động trí tuệ và nghệ thuật) và giúp trẻ em khởi đầu việc học tập. Ngày nay, giai đọan này ngày càng ngắn lại và thậm chí có xu hướng biến mất.

Doctissimo :
Ông giải thích thế nào về sự ngắn lại của giai đọan "ngây thơ" này ? Tivi có phải là một nguyên nhân ?
Dr Sylvain Berdah :
Sự tiến triển này theo tôi được tạo nên bởi toàn bộ xã hội đã tạo ra trong các hình thức giải trí những sự kích thích : trong quảng cáo, âm nhạc, quần áo, trong dáng vẻ "look". Tivi dĩ nhiên đóng một vai trò quan trọng, nhưng chỉ là một yếu tố cần xem xét. Mặt khác, hiện tượng này dường như liên quan chặt chẽ với môi trường gia đình.

Doctissimo :
Môi trường gia đình quan trọng như thế nào vậy ?
Dr Sylvain Berdah :
Nhiều trẻ em không có được những mốc, những tiêu chuẩn để hiểu, tiếp nhận hay bài bác những hình ảnh có tính tình dục. Bản thân một số bố mẹ, do hoàn toàn bỡ ngỡ, mất phương hướng mà không đảm nhiệm nổi vai trò giải thích và giáo dục.

Vì thế chúng ta thấy nhiều trẻ em bị mắng mỏ hoàn toàn vô lý, không liên quan gì đến độ nghiêm trọng của những sai phạm. Một số khác bị hoàn toàn "bỏ rơi" hay, ngược lại, quá quan tâm bởi mẹ và sao lãng bởi bố, etc.

Doctissimo :
Trong môi trường gia đình, sự "nuy" của bố mẹ trước đây là một vấn đề được bàn luận nhiều. Ông nghĩ gì về vấn đề này ?
Dr Sylvain Berdah :
Thừa hưởng cách nhìn của chủ nghĩa tự nhiên (naturaliste), nhiều bố mẹ không giấu sự "nuy" của họ. Một số trẻ em sẽ cảm thấy lúng túng, quá ấn tượng, ức chế hay ngược lại bị kích động. Sự "đối mặt" quá trực tiếp với cơ thể của bố mẹ và bộ phận sinh dục của người lớn không phải là vô hại. Khi cái phức cảm Eodipe (cái này là sản phẩm của bác Freud :laughing:) dẫn đứa trẻ đến việc bị cuốn hút một cách vô thức bởi bố mẹ mình, giai đọan phát triển tâm lý này có thể bị rối lọan bởi sự "đối mặt" quá mạnh và đột ngột này.

Cụ thể hơn, đứa trẻ có thể sẽ thấy khó khăn khi đặt những câu hỏi về giới tính hay tìm kiếm sự âu yếm với bố mek hoàn toàn "nuy" (cái này là mấy bác tâm lý Tây, nên hơi khó hiểu với tâm lý người châu Á :laughing:).

Doctissimo :
Một đề tài nóng bỏng nữa : ảnh hưởng của phim con heo. Các phim đó có thể có ảnh hưởng ra sao đến phát triển giới tính của thiếu niên và trẻ em ? Có cần cấm các phim đó ở trên tivi ?
Dr Sylvain Berdah :
Nếu đứa trẻ nhìn thấy cảnh phim con heo trên tivi một vài giây, ảnh hưởng không có gì quá nghiêm trọng. Nhưng ngược lại, nếu thời gian tiếp xúc lâu hay thường xuyên hơn, hiển nhiên là đứa trẻ chưa có các chức năng trí tuệ và tâm lý để xử lý. Các phim này thường mô tả các quan hệ bao lực với dấu ấn của sadomasochisme, cũng như các chi tiết có thể làm sai lệch hình ảnh của người phái đối lập.

Doctissimo :
Tivi có thể có vai trò tích cực nào không ?
Dr Sylvain Berdah :
Nhiệm vụ truyền bá thông tin của tivi hiện nay dường như không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo công ty truyền hình thương lại. Không nên mong chờ quá nhiều từ màn ảnh nhỏ, nó không thể thay thế mối quan hệ con người. Trước sự có mặt khắp nơi của tivi, xã hội chúng ta đang chịu một thực tế ảo và sự thụ động. Các phương tiện thông tin đại chúng có xu hướng làm con người xa nhau hơn là đến gần nhau. Trong khi chỉ từ mối quan hệ trao đổi gặp gỡ mà chúng ta xây dựng bản tính, nhân cách (identity).

Nhưng mọi thứ không đến nỗi đáng bi quan như vậy. Ví dụ, kênh 5 chiếu những chương trình có tính giáo dục rất thú vị và luôn tránh rơi vào sự giả tạo hay dạy đạo đức mà có thể gây tác dụng ngược lại. Khi các thông tin về giới tính một cách "thông minh" rất đáng có chỗ trên tivi, thì còn vấn đề là các kênh truyền hình cũng cần đầu tư vào việc đó.

Doctissimo :
Ông nghĩ gì về các phương tiện có tính tương tác hơn như internet và các diễn đàn của tuổi tin ?
Dr Sylvain Berdah :
Các diễn đàn là nơi trao đổi thú vị cho tuổi tin. Các buối chat giúp các em trao đổi, đối chiểu quan điểm, học từ kinh nghiệm của người khác, etc. Tương tư vậy đối với các yếu tố giúp các em tự xây dựng identity với giới tính của mình.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
147
0
0

meoluoi181

New Member
Ðề: Giáo dục giới tính và ảnh hưởng của media

Vấn đề các em mới lớn tiếp cận với khía cạnh giới tính thực sự là phức tạp, ở độ tuổi mới lớn các em vừa muốn chứng tỏ bản lĩnh của mình để người khác không coi mình là trẻ con nữa, và tiếp theo đó tư tưởng này lan rộng ra trong các em một cách âm thâm cho đến khi các em coi đó là một chuyện bình thường. Khái niệm thơ ngây sẽ trở thành vô nghĩ khi các em bắt đầu có cảm giác với những người bạn khác giới.
Điều này diễn biến càng phức tạp khi môi trường sống hiện nay cho phép các em tiếp cận rất nhiều với công nghệ, ti vi, máy tính, mạng internet... đó là thế giới của các em và thế giới này gần như người lớn ko thể kiểm soát được.
Có thể thay đổi hay cứu vãn những sai lầm của các em không? có nhưng cực kì khó...
Đơn giản quan niệm sống của chúng ta là quan niệm sống của người thế hệ trước nên có một độ lệch pha nhất định đối với các em nên khi ta nói chuyện các em sẽ cho rằng ta không hiểu chúng và từ đó tất cả lời nói của chúng ta không được các em tiếp nhận.
Muốn những đứa trẻ lắng nghe ta nói trước tiêng có lẽ ta nên nghe chúng nói trước đã. Người VN ít ai chia sẻ với con cái những cảm xúc bâng quơ vì cho đó là trẻ con nhưng chính đó sẽ là cầu nối giữa hai thế hệ. Càng gần gũi và nghe các em bộc bạch mới biết các em tìm đến những thú vui như game, yêu đương, chơi bời vì ko có gì để các em lôi cuốn hơn. các em lạc lõng và bơ vơ trước những vấn đề mới trong cuộc sống và ko có đủ can đảm để tìm đến những nơi giúp đỡ khác ngoài gia đình.
Nhìn nhận vấn đề và thực hiện được vấn đề là một khoảng cách cực kì lớn mà không dễ dàng thực hiện được.
 
84
0
0

Sếu&Dim

New Member
Ðề: Giáo dục giới tính và ảnh hưởng của media

Cảm ơn T vì bài viết này nhé. Mình hiện giờ cũng đang rất bối rối vì không biết phải dạy Sếu nhỏ thế nào. Có hôm Sếu về bảo mẹ: mẹ ơi, bí mật nhé, con đã yêu rồi đấy. Hóa ra Sếu (11 tuổi) đã bắt đầu để ý đến 1 bạn trai khác lớp, giản dị. Con bắt đầu xấu hổ khi thấy bạn, rồi hay kể về bạn cho mẹ nghe. Mẹ nhớ lại lúc mình bắt đầu để ý đến người khác giới là từ khi mẹ 16 tuổi, vậy mà con mới 11 đã để ý rồi.

Mẹ Zoe và các mẹ khác có kinh nghiệm gì thì chia sẻ với mẹ Sếu nhé. Thanks.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Giáo dục giới tính và ảnh hưởng của media

Cảm ơn T vì bài viết này nhé. Mình hiện giờ cũng đang rất bối rối vì không biết phải dạy Sếu nhỏ thế nào. Có hôm Sếu về bảo mẹ: mẹ ơi, bí mật nhé, con đã yêu rồi đấy. Hóa ra Sếu (11 tuổi) đã bắt đầu để ý đến 1 bạn trai khác lớp, giản dị. Con bắt đầu xấu hổ khi thấy bạn, rồi hay kể về bạn cho mẹ nghe. Mẹ nhớ lại lúc mình bắt đầu để ý đến người khác giới là từ khi mẹ 16 tuổi, vậy mà con mới 11 đã để ý rồi.

Mẹ Zoe và các mẹ khác có kinh nghiệm gì thì chia sẻ với mẹ Sếu nhé. Thanks.
Bạn An cũng nói yêu rồi nhé. Trời hai lần rồi cơ. Thực ra bạn cũng không hiểu yêu là gì (mà có ai định nghĩa được nhỉ :)), mà chỉ nghe người ta nói, trên tivi nữa. Tuy nhiên rõ ràng là có lần mình thấy bạn xấu hổ khi bạn trai đến chơi :). Mình không có kinh nghiệm gì, cũng chưa tìm hiểu. Nhưng tuổi tin bây giờ đến sớm hơn ngày xưa. Cái yêu của Sếu chắc khác yêu của An, nhưng mình nghĩ cũng vẫn còn ngây thơ lắm. Sếu kể cho mẹ thế là đơn giản cho mẹ nhiều rồi. Mẹ mà cứ tiếp tục làm Sếu tâm sự, thì sẽ chia sẻ và "hướng dẫn", truyền đạt kinh nghiệm nữa :). Thời xưa, người ta cứ cấm đoán "yêu sớm" làm trẻ con không dám bộc lộ cảm xúc, và đôi khi lại cho những tình cảm hoàn toàn trong sáng là sai. Chứ ở tuổi hiểu mọi thứ xung quanh, sự cuốn hút giữa hai giới là bình thường.

Mong được nghe mẹ Sếu kể chuyện, chia sẻ kinh nghiệm (nếu ko bí mật, chuyện này thường là tối mật nha).

Gửi lời chào hai bạn Sếu Dim @};-@};-.
 
Top