metyruoi
Active Member
SGTT.VN - Em bé đó khá xinh trong đoàn khách du lịch gần 30 người từ TP.HCM đến Mũi Né. Năm đó, tuổi em vừa lên năm. Vì sinh ra ở Mỹ, em nói tiếng Việt không nhiều nhưng nghe tốt. Em thường bắt đầu câu chuyện bằng hai tiếng tại sao...
Khi đoàn người lên xe, em cũng mang chiếc balô nhỏ gọn gàng trên lưng bước lên một cách tự tin. Trên xe, người lớn trẻ nhỏ đều có thức ăn vặt mang theo như đậu phộng rang, đậu phộng nấu, cóc, ổi, thơm, mía, bắp luộc… Nhóp nhép vui miệng mà quên đường xa mệt nhọc, những người đi trên xe nghĩ thế. Em không lý giải được chuyện ăn vặt đó nhưng chưa có lý do gì để hỏi. Đến khi thấy một người, rồi mấy người trên xe tha hồ vứt rác, bao nilông, vỏ đậu phộng, cùi trái cóc xuống đường qua ô cửa xe, em hét lên với người ông họ: “Tại sao người ta vứt rác xuống đường?” Ông họ của bé không trả lời được. Cả đoàn khách trên xe hôm ấy giật mình, xấu hổ.
Buổi tối, đoàn khách có một bữa tiệc buffet tự chọn ngoài trời. Cái đói sau khi tắm biển và bơi lội khiến ai cũng nhanh chân đến lấy thức ăn. Gần như không ai để ý đến chuyện xếp hàng, riêng cô bé vẫn kiên nhẫn cầm dĩa im lặng chờ. Mọi người ăn xong một lượt, em vẫn đứng sau. Thấy vậy, có người bảo em đến lấy thức ăn, em bật ra câu hỏi: “Tại sao không xếp hàng?” Thêm một lần nữa người ông họ của em không trả lời được.
Tôi cứ bị ám ảnh bởi nét mặt bầu bĩnh và hai hành vi rất nhỏ của cô bé Trần Huyền Vy Doris hôm đó. Sau này, tôi có dịp đọc được một bài báo viết về giáo dục mẫu giáo ở Mỹ, chủ yếu theo phương pháp của nhà triết học, nhà giáo dục người Anh John Locke (1632 – 1704). Ông có nhiều tác phẩm viết về lòng khoan dung và với tác phẩm về giáo dục năm 1693, J. Locke cho rằng, giáo dục quan trọng nhất là đào tạo nên tính cách con người. Theo đó, từ khi được một tuổi rưỡi, trẻ được dạy những việc nho nhỏ phục vụ bản thân như tự buộc giày, mặc quần áo, cài nút áo, biết rửa tay trước và sau khi ăn. Nói theo chữ nghĩa to tát, tức là trẻ được dạy tính tự lập và tự tôn trọng bản thân. Đặc biệt, trẻ được hướng dẫn và tập thành thói quen bình tâm trở lại khi tức giận. Thói quen này giúp các em biết lễ nghi ứng xử một cách tự nhiên.
Hoá ra, thói quen vứt rác đúng chỗ và xếp hàng của cô bé năm tuổi kia hình thành từ khi em vào mẫu giáo. Các trường mẫu giáo ở nước ta cũng dạy trẻ tương tự vậy, nhưng dường như trong xã hội Việt Nam, các bậc cha mẹ thường làm thay con em mình những công việc nho nhỏ ấy, và trong nhiều trường hợp, như câu chuyện kể trên thì người lớn không là tấm gương. Và thói quen tốt khó hình thành.
Khi đoàn người lên xe, em cũng mang chiếc balô nhỏ gọn gàng trên lưng bước lên một cách tự tin. Trên xe, người lớn trẻ nhỏ đều có thức ăn vặt mang theo như đậu phộng rang, đậu phộng nấu, cóc, ổi, thơm, mía, bắp luộc… Nhóp nhép vui miệng mà quên đường xa mệt nhọc, những người đi trên xe nghĩ thế. Em không lý giải được chuyện ăn vặt đó nhưng chưa có lý do gì để hỏi. Đến khi thấy một người, rồi mấy người trên xe tha hồ vứt rác, bao nilông, vỏ đậu phộng, cùi trái cóc xuống đường qua ô cửa xe, em hét lên với người ông họ: “Tại sao người ta vứt rác xuống đường?” Ông họ của bé không trả lời được. Cả đoàn khách trên xe hôm ấy giật mình, xấu hổ.
Buổi tối, đoàn khách có một bữa tiệc buffet tự chọn ngoài trời. Cái đói sau khi tắm biển và bơi lội khiến ai cũng nhanh chân đến lấy thức ăn. Gần như không ai để ý đến chuyện xếp hàng, riêng cô bé vẫn kiên nhẫn cầm dĩa im lặng chờ. Mọi người ăn xong một lượt, em vẫn đứng sau. Thấy vậy, có người bảo em đến lấy thức ăn, em bật ra câu hỏi: “Tại sao không xếp hàng?” Thêm một lần nữa người ông họ của em không trả lời được.
Tôi cứ bị ám ảnh bởi nét mặt bầu bĩnh và hai hành vi rất nhỏ của cô bé Trần Huyền Vy Doris hôm đó. Sau này, tôi có dịp đọc được một bài báo viết về giáo dục mẫu giáo ở Mỹ, chủ yếu theo phương pháp của nhà triết học, nhà giáo dục người Anh John Locke (1632 – 1704). Ông có nhiều tác phẩm viết về lòng khoan dung và với tác phẩm về giáo dục năm 1693, J. Locke cho rằng, giáo dục quan trọng nhất là đào tạo nên tính cách con người. Theo đó, từ khi được một tuổi rưỡi, trẻ được dạy những việc nho nhỏ phục vụ bản thân như tự buộc giày, mặc quần áo, cài nút áo, biết rửa tay trước và sau khi ăn. Nói theo chữ nghĩa to tát, tức là trẻ được dạy tính tự lập và tự tôn trọng bản thân. Đặc biệt, trẻ được hướng dẫn và tập thành thói quen bình tâm trở lại khi tức giận. Thói quen này giúp các em biết lễ nghi ứng xử một cách tự nhiên.
Hoá ra, thói quen vứt rác đúng chỗ và xếp hàng của cô bé năm tuổi kia hình thành từ khi em vào mẫu giáo. Các trường mẫu giáo ở nước ta cũng dạy trẻ tương tự vậy, nhưng dường như trong xã hội Việt Nam, các bậc cha mẹ thường làm thay con em mình những công việc nho nhỏ ấy, và trong nhiều trường hợp, như câu chuyện kể trên thì người lớn không là tấm gương. Và thói quen tốt khó hình thành.