metyruoi
Active Member
"Chào buổi sáng" của người Hà Nội là nỗi lo ra đường phải chống chọi với bầu không khí ô nhiễm đậm đặc. Biết vậy, nhưng đây vẫn là căn bệnh trầm kha không biết bao giờ mới chữa được.
Ô nhiễm khói bụi ở Hà Nội đang ở mức báo động
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm
Hà Nội có bao nhiêu điểm đen ùn tắc giao thông là có bấy nhiêu “lò nướng” đáng sợ. Bởi các phương tiện dừng ở đó cứ đồng loạt xả khói , tạo nên không khí đậm đặc ngột ngạt đến đáng sợ. Có người đã bị ngất, ngã vật ra đường do phải chờ đèn đỏ giữa “lò nướng” đến 75 giây.
Theo thống kê của các cơ quan hữu trách, “thủ phạm” đầu độc không khí kinh hoàng nhất là các phương tiện giao thông, lên đến 70%. Vào những ngày nắng nóng, người dân không chỉ phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn phải “nếm mùi” ngột ngạt, khó chịu từ chính phương tiện giao thông của mình và người khác phả ra. Chưa hết, trong số khoảng hơn bốn triệu ô-tô, xe máy (một con số đáng báo động) thì nhiều xe đã quá hạn sử dụng, cũ nát nhưng vẫn ngang nhiên lưu hành, cộng với các loại xe tự chế “uống xăng dầu như uống nước” đi đến đâu là xả khói làm cả phố mù mịt đang góp phần làm tăng lượng khí độc hại trong không khí cao lên gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép.
“Thủ phạm” thứ hai là những công trình xây dựng với tốc độ… rùa, không được che chắn kỹ; những con phố, vỉa hè bị “đào lên rồi bỏ đó”; những chiếc xe tải cồng kềnh chở phế thải xây dựng, đất đá quá trọng tải làm rơi vãi ra đường đều làm những con phố sạch sẽ trở nên bụi mù mịt.
Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Đây là cảnh báo của ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp)
Anh Ngô Duy Hinh, một người dân ở khu vực bến xe Nước ngầm bức xúc: “Ý thức của các chủ xe rất kém, họ làm vãi đất, cát ra đường, các phương tiện đi lại quá đông nên cuốn lên thành bụi, làm nhiều đoạn đường lúc nào cũng ở trong tình trạng mờ mờ, ảo ảo.”
“Thủ phạm” đáng gờm khác, các nhà máy ở các khu công nghiệp quanh Hà Nội, với những kỹ thuật còn lạc hậu, không kiểm soát được khói bụi, các chất thải rắn xử lý được ít nhưng thải ra nhiều đã và đang làm tăng thêm các khí SO2, NO2, CO… cho thành phố.
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các làng nghề, ý thức người dân trong sinh hoạt đun nấu cũng góp phần làm không khí ô nhiễm. Nhất là, khi giá gas tăng cao, nhiều hộ gia đình đã “tích cực” dùng bếp than tổ ong cho rẻ, thậm chí có người mang cả lò bếp than ra vỉa hè để nhóm, thải khói độc mù mịt.
Ngoài ra người dân còn phải đối mặt với một loại ô nhiễm khác, đó là tiếng ồn. Các phương tiện quá đát, tiếng còi xe, máy móc hoạt động trong xây dựng, công nghiệp, tiếng nhạc ở những cửa hàng bán loa, đài… tất cả tập hợp thành mớ âm thanh tạp loạn, có tần số lớn đã “chung tay” cùng các loại ô nhiễm khác, làm giảm chất lượng không khí đô thị.
Những “điểm đen” khói bụi
Điều mà không ít người dân ám ảnh, khổ sở đó là mỗi khi đi ra đường đều gặp phải cảnh tắc đường và bụi bặm. Nhiều năm qua, các tuyến đường, khu vực như Phạm Văn Đồng, Giải Phóng, Trần Duy Hưng, Minh Khai, Nguyễn Trãi, các khu vực Ngã Tư Vọng, Nhổn, Ba La, đường Quang Trung (quận Hà Đông)… vẫn được “phong” là nơi khói bụi nặng nhất, ngột ngạt bậc nhất, hành dân nhiều nhất.
Qua những đoạn đường này, hầu như ai cũng phải đeo khẩu trang kín mít. Người không đeo khẩu trang, kính mắt thì chỉ mở một mắt hoặc có lúc nhắm cả hai mắt, tay bịt miệng và mũi mau chóng vượt qua vòng khói bụi bủa vây; thậm chí có những đôi chở nhau, người đằng sau dùng tay che mũi và miệng cho người cầm lái. Kinh sợ hơn, tại những nơi đang tập trung nhiều công trình đang xây dựng dở dang này, không ít phương tiện chở vật liệu và phế thải xây dựng quá tải, đi đến đây là rơi vãi đến đó, thậm chí rơi cả vào đầu người đi đường.
Ông Nguyễn Duy Bảo, Viện trưởng Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho biết, tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp của người dân sống cạnh nút giao thông, đường giao thông bị ô nhiễm không khí cao hơn nhiều những vùng khác. Sống trong vùng ô nhiễm, người dân không chỉ bị tiếng ồn hành hạ, khó khăn trong sinh hoạt mà còn bị các triệu trứng ho có đờm, viêm họng, chảy nước mũi
Trách nhiệm không của riêng ai
Hà Nội vẫn đang rất khó khăn và lúng túng trong việc xử lý căn bệnh trầm kha này, dẫu đã có nhiều hội thảo được tổ chức, nhiều giải pháp được đưa ra. Rất nhiều diễn đàn cho rằng, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, Hà Nội như một công trường đang xây dựng dở dang và là một trong những thành phố ô nhiễm không khí trầm trọng nhất thế giới.
Thêm nữa, diện tích cây xanh ở Hà Nội cũng đang bị thu hẹp từng ngày, nhà cao tầng với những khối bê tông to tướng lạnh lùng mọc lên ngày càng nhiều và làm tăng thêm sự ngột ngạt cho cảnh quan, môi trường. Trong khi đó, luật bảo vệ môi trường và các quy định bảo vệ môi trường không khí lại quá chung chung, khó thực hiện. Thêm nữa, việc phân công trách nhiệm, kiểm soát ô nhiễm không khí giữa các ngành vẫn chưa rõ ràng, thiếu kế hoạch quản lý chất lượng không khí của cả trung ương và địa phương. Những tồn tại này từ nhiều năm qua kéo theo các khó khăn nữa là tổ chức bộ máy chưa đủ, các hoạt động đầu tư cho quản lý và bảo vệ môi trường không khí, đào tạo đều chưa đáp ứng yêu cầu...
Các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp mạnh để hạn chế ô nhiễm không khí và những rủi ro có thể mắc phải sau này. Trước hết, mỗi người dân cần ý thức được tầm quan trọng của môi trường không khí, để cùng làm cho bầu không khí sạch, cứu mình trước bằng những việc làm cụ thể, hiệu quả.
Sơn Bình
http://phapluatvn.vn/moi-truong-song/201210/Ha-Noi-ban-den-muc-hoang-so--2071519/
Ô nhiễm khói bụi ở Hà Nội đang ở mức báo động
Nhìn đâu cũng thấy ô nhiễm
Hà Nội có bao nhiêu điểm đen ùn tắc giao thông là có bấy nhiêu “lò nướng” đáng sợ. Bởi các phương tiện dừng ở đó cứ đồng loạt xả khói , tạo nên không khí đậm đặc ngột ngạt đến đáng sợ. Có người đã bị ngất, ngã vật ra đường do phải chờ đèn đỏ giữa “lò nướng” đến 75 giây.
Theo thống kê của các cơ quan hữu trách, “thủ phạm” đầu độc không khí kinh hoàng nhất là các phương tiện giao thông, lên đến 70%. Vào những ngày nắng nóng, người dân không chỉ phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn phải “nếm mùi” ngột ngạt, khó chịu từ chính phương tiện giao thông của mình và người khác phả ra. Chưa hết, trong số khoảng hơn bốn triệu ô-tô, xe máy (một con số đáng báo động) thì nhiều xe đã quá hạn sử dụng, cũ nát nhưng vẫn ngang nhiên lưu hành, cộng với các loại xe tự chế “uống xăng dầu như uống nước” đi đến đâu là xả khói làm cả phố mù mịt đang góp phần làm tăng lượng khí độc hại trong không khí cao lên gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép.
“Thủ phạm” thứ hai là những công trình xây dựng với tốc độ… rùa, không được che chắn kỹ; những con phố, vỉa hè bị “đào lên rồi bỏ đó”; những chiếc xe tải cồng kềnh chở phế thải xây dựng, đất đá quá trọng tải làm rơi vãi ra đường đều làm những con phố sạch sẽ trở nên bụi mù mịt.
Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Đây là cảnh báo của ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies (Pháp)
Anh Ngô Duy Hinh, một người dân ở khu vực bến xe Nước ngầm bức xúc: “Ý thức của các chủ xe rất kém, họ làm vãi đất, cát ra đường, các phương tiện đi lại quá đông nên cuốn lên thành bụi, làm nhiều đoạn đường lúc nào cũng ở trong tình trạng mờ mờ, ảo ảo.”
“Thủ phạm” đáng gờm khác, các nhà máy ở các khu công nghiệp quanh Hà Nội, với những kỹ thuật còn lạc hậu, không kiểm soát được khói bụi, các chất thải rắn xử lý được ít nhưng thải ra nhiều đã và đang làm tăng thêm các khí SO2, NO2, CO… cho thành phố.
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các làng nghề, ý thức người dân trong sinh hoạt đun nấu cũng góp phần làm không khí ô nhiễm. Nhất là, khi giá gas tăng cao, nhiều hộ gia đình đã “tích cực” dùng bếp than tổ ong cho rẻ, thậm chí có người mang cả lò bếp than ra vỉa hè để nhóm, thải khói độc mù mịt.
Ngoài ra người dân còn phải đối mặt với một loại ô nhiễm khác, đó là tiếng ồn. Các phương tiện quá đát, tiếng còi xe, máy móc hoạt động trong xây dựng, công nghiệp, tiếng nhạc ở những cửa hàng bán loa, đài… tất cả tập hợp thành mớ âm thanh tạp loạn, có tần số lớn đã “chung tay” cùng các loại ô nhiễm khác, làm giảm chất lượng không khí đô thị.
Những “điểm đen” khói bụi
Điều mà không ít người dân ám ảnh, khổ sở đó là mỗi khi đi ra đường đều gặp phải cảnh tắc đường và bụi bặm. Nhiều năm qua, các tuyến đường, khu vực như Phạm Văn Đồng, Giải Phóng, Trần Duy Hưng, Minh Khai, Nguyễn Trãi, các khu vực Ngã Tư Vọng, Nhổn, Ba La, đường Quang Trung (quận Hà Đông)… vẫn được “phong” là nơi khói bụi nặng nhất, ngột ngạt bậc nhất, hành dân nhiều nhất.
Qua những đoạn đường này, hầu như ai cũng phải đeo khẩu trang kín mít. Người không đeo khẩu trang, kính mắt thì chỉ mở một mắt hoặc có lúc nhắm cả hai mắt, tay bịt miệng và mũi mau chóng vượt qua vòng khói bụi bủa vây; thậm chí có những đôi chở nhau, người đằng sau dùng tay che mũi và miệng cho người cầm lái. Kinh sợ hơn, tại những nơi đang tập trung nhiều công trình đang xây dựng dở dang này, không ít phương tiện chở vật liệu và phế thải xây dựng quá tải, đi đến đây là rơi vãi đến đó, thậm chí rơi cả vào đầu người đi đường.
Ông Nguyễn Duy Bảo, Viện trưởng Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho biết, tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp của người dân sống cạnh nút giao thông, đường giao thông bị ô nhiễm không khí cao hơn nhiều những vùng khác. Sống trong vùng ô nhiễm, người dân không chỉ bị tiếng ồn hành hạ, khó khăn trong sinh hoạt mà còn bị các triệu trứng ho có đờm, viêm họng, chảy nước mũi
Trách nhiệm không của riêng ai
Hà Nội vẫn đang rất khó khăn và lúng túng trong việc xử lý căn bệnh trầm kha này, dẫu đã có nhiều hội thảo được tổ chức, nhiều giải pháp được đưa ra. Rất nhiều diễn đàn cho rằng, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, Hà Nội như một công trường đang xây dựng dở dang và là một trong những thành phố ô nhiễm không khí trầm trọng nhất thế giới.
Thêm nữa, diện tích cây xanh ở Hà Nội cũng đang bị thu hẹp từng ngày, nhà cao tầng với những khối bê tông to tướng lạnh lùng mọc lên ngày càng nhiều và làm tăng thêm sự ngột ngạt cho cảnh quan, môi trường. Trong khi đó, luật bảo vệ môi trường và các quy định bảo vệ môi trường không khí lại quá chung chung, khó thực hiện. Thêm nữa, việc phân công trách nhiệm, kiểm soát ô nhiễm không khí giữa các ngành vẫn chưa rõ ràng, thiếu kế hoạch quản lý chất lượng không khí của cả trung ương và địa phương. Những tồn tại này từ nhiều năm qua kéo theo các khó khăn nữa là tổ chức bộ máy chưa đủ, các hoạt động đầu tư cho quản lý và bảo vệ môi trường không khí, đào tạo đều chưa đáp ứng yêu cầu...
Các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp mạnh để hạn chế ô nhiễm không khí và những rủi ro có thể mắc phải sau này. Trước hết, mỗi người dân cần ý thức được tầm quan trọng của môi trường không khí, để cùng làm cho bầu không khí sạch, cứu mình trước bằng những việc làm cụ thể, hiệu quả.
Sơn Bình
http://phapluatvn.vn/moi-truong-song/201210/Ha-Noi-ban-den-muc-hoang-so--2071519/