Hà Nội - Trái tim hồng

466
0
0

kimsonbui

New Member
Nơi tôi sinh, Hà Nội. Ngày tôi sinh, một tối thu mát mẻ ở "Cây đa nhà bò". Vẫn ngõ nhỏ phố nhỏ đó tôi lớn lên từng ngày.

Cả một tuổi thơ trĩu nặng kỷ niệm. Được sống chan hòa với bạn bè hàng xóm. Được đi đổ nước bắt dế ở vườn hoa con cóc. Tối tối mất điện lại tụ tập ngồi hóng chuyện ngoài đường.

Gần ba mươi năm phải tạm biệt Hà Nội để đến miền đất mới. Nhớ lắm Hà Nội ơi.
 
23
0
0

caly

New Member
Em cũng thấy nhớ rồi, dù mới xa Hà nội có hơn 3 tháng
:sad:
Mấy hôm nay trời ở đây đổ lạnh, chợt thấy nhớ mùa đông Hà nội quá. Nhớ những cơn gió tạt liệng cả xe khi đi qua Hồ Tây đến cơ quan. Nhớ bát ốc nóng bỏng tay, bát phở nghi ngút. Nhớ 2 cây lộc vừng bên bờ hồ Gươm, những cây hoa sưa trên đường HHT và PDP. Nhớ nhất những vỉa hè bỗng chốc biến thành thảm hoa...

Lại nghe "dường như ai đi ngang cửa.. gió mùa đông bắc xe lòng...". Nghe mà thấy lòng rưng rưng:crying::crying::crying:
 
192
0
0

bongvaben

New Member
HI hi, em ngồi giữa Hà nội mà còn đang xao xuyến bát bún ốc đây ạ :not talking:, giờ này chả nhẽ chốn chồng con đi ăn bún ốc cho đỡ xèm :laughing:
 
143
0
0

huongdx

New Member
Hà nội nơi tôi sinh ra và lớn lên, chia tay HN đúng năm 18 tuổi, cái thời đẹp nhất của người con gái, tôi mang trong mình bao hòai bão, bao tình cảm bạn bè, bao yêu thương của gia đình, đến nơi thành phố ồn ào và náo nhiệt

Tôi đã khóc từng đêm, suốt 2 năm liền hàng trăm lá thư đi thư lại mới làm tui nguôi ngoai bớt nhớ về HN

HN trong tôi như còn nguyên vẹn của cái năm 18 tuổi ấy, tôi yêu HN với tất cả những gì tốt đẹp nhất :rose::rose::rose:

Xa HN mới thấy HN đẹp và nên thơ, đáng yêu và nhớ mãi :love::love::love:
 
594
0
0

meyeuTomTom

New Member
HI hi, em ngồi giữa Hà nội mà còn đang xao xuyến bát bún ốc đây ạ :not talking:, giờ này chả nhẽ chốn chồng con đi ăn bún ốc cho đỡ xèm :laughing:
Chị ơi! Em đang đói, nhìn bát bún của chị mà em thấy như ảo ảnh trên sa mạc ấy
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

Hoa sen nơi nào chẳng có, nhưng ở giữa lòng Hà Nội xô bồ và chật chội này, hoa sen càng đáng để chúng ta trân trọng!

(Ảnh: chudu24)​

Xưa, đầm sen Hồ Tây rộng lắm! Chừng nào chẳng ai biết, chỉ nhớ mang máng những hình ảnh thuở lâu rồi có những chiếc thuyền con rẽ lá hái sen nhỏ xíu giữa đầm sen bạt ngàn hương và sắc màu rực rỡ.

Đầm sen ở Hồ Tây (Ảnh: chudu24)​

Một chiều hè, cái nóng bắt đầu làm hanh hao những gương mặt người - cũng là lúc mỗi chúng ta thèm đến nao lòng một không gian thoáng đãng, nhiều gió, nhiều hơi nước, nhiều cái xanh mướt mát của lá cây … Vậy thì hãy đi du lịch ngang đầm sen Hồ Tây, để mà thích thú, để mà thấy những gánh nặng trên vai dường như nhẹ bẫng.

(Ảnh: chudu24)​
Thoảng trong làn gió là hương thơm dìu dịu của hoa sen, và cái ngòn ngọt của lá sen, như làm vơi tan hết cái nắng nóng oi bức những ngày mùa hạ. Hoa sen nơi nào chẳng có, nhưng ở giữa lòng thủ đô Hà Nội xô bồ và chật chội này, hoa sen càng đáng để chúng ta trân trọng.

Sen đã ra nhiều lắm! (chudu24)​

Sen mùa hạ vẫn còn non lắm! Lá vẫn còn xanh và những nụ sen mới chớm. Đâu đó những bông sen hé mở, để cái sắc hương nhuần nhị toả ra, quyện vào mùi lá sen thơm ngọt, khiến lòng ta bất chợt thấy lắng lại trước bụi đời chảy trôi...:Drooling:



Một nụ sen non

(Ảnh: chudu24)​
Sen Hồ Tây chỉ nở vào mùa hạ. Mùa hạ vừa chạm tới, đầm sen đã bừng lên cái sắc xanh điểm hồng, bừng lên cái mùi thanh ngọt như tưởng chừng có thể cảm nhận nơi đầu lưỡi. Để rồi một sớm hạ veo trong, trên quang gánh kĩu kịt của các bà, các mẹ hay các chị, trên những chiếc xe đạp lăn vòng lăn chầm chậm là những bó sen nằm gối đầu trên phiến lá xanh rì trên đường phố, toả mùi hương dìu dịu, khoan thai.

Và ở đâu đó, bên những đầm sen, thấp thoáng bóng dáng những bạn trẻ tìm đến để ghi lại những khoảnh khắc tinh khôi của đất trời và con người...


Nguồn: chudu24.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
163
0
16

Muaxuannho

Member
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

Hà nội trong tôi rất xa và lại cũng rất gần. Những kỷ niệm tuổi học trò và tình yêu thời con gái lúc nào cũng còn như rất mới, tưởng như vừa mới chạm vào trong giấc mơ đêm qua. Thoáng cái đã xa Hà nội gần 10 năm, mỗi lần được trở lại lòng háo hức bồi hồi mong mỏi như con trẻ, nhưng dường như Hà nội đã đổi khác, không còn giống Hà nội trong ký ức hồi xưa.

Thương lắm Hà nội ơi, nét yêu kiều thanh lịch xưa kia bị bào dần theo năm tháng cùng với sự đông đúc, ồn ào và quá tải. Trong lòng tràn ngập tiếc nuối dẫu vẫn biết rằng xu hướng đó chẳng thể tránh khỏi. Dù sao đi nữa, Hà nội trong tôi vẫn là thành phố đẹp nhất, đáng yêu nhất dẫu nó chỉ còn ở trong hồi ức và kỷ niệm.
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

HÀ NỘI NGHĨA LÀ GÌ?
Một góc Hồ Tây
Khi Gia Long diệt được Tây Sơn, ông đã đổi phủ Phụng Thiên (vốn là đất đai kinh thành Thǎng Long cũ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là đơn vị ngang với trấn, tức trực thuộc Trung ương mà đại diện là Tổng trấn ở Bắc Thành. Nǎm Minh Mạng thứ 12 (1831), vị vua này tiến hành đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành tổng trấn với 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ở miền Bắc và lập ra 15 tỉnh trực thuộc Trung ương. Lúc đó, Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ họp thành tỉnh Hà Nội. Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ. Hà Nội có nghĩa là phía trong sông. Vì trong thực tế, tỉnh mới này trên đại thể nằm trong 3 con sông Hông, sông Nhuệ và sông Đáy. Tổng có 4 phủ là:
- Hoài Đức gồm 3 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
- Thường Tín gồm 3 huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
- ứng Hoà gồm 4 huyện Sơn Minh (nay là ứng Hoà), Hoài An (nay là phía nam ứng Hoà và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ), Thanh Oai
- Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân và Kim Bảng), Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục.
Như vậy tỉnh Hà Nội so với nay gồm thành phố Hà Nội, nửa phía đông tỉnh Hà Tây (chính là tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc) và toàn bộ tỉnh Hà Nam, rõ ràng nằm kẹp giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.
Cũng từ đó, thành Hà Nội cũng được coi là thành tỉnh, và con đường đi từ Hàng Bông qua Mang Cá (công trình phòng thủ hình tam giác xây trước cửa thành) đi vào Cửa Đông của toà thành được gọi là phố "Cửa Đông Cổng tỉnh" nay là phố Đường Thành.
Có người kể rằng, chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử (Thiên Lương Huệ Vương): "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội" (Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc Hà Đông về Hà Nội). Nhưng đó là trường hợp nǎm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, "tiểu ban đặt tên" mới lấy câu sách Mạnh Tử nói trên để đổi tỉnh Cầu Đơ ra tỉnh Hà Đông.
Nguyễn Vinh Phúc (Báo Hà Nội mới)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

HÀ NỘI ĐÃ CÓ BAO NHIÊU TÊN GỌI?
Thǎng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thǎng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Chúng tôi xin chia các tên gọi ấy thành hai loại: Chính quy và không chính quy theo thứ tự thời gian như sau:
I. Tên chính quy:
Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra:
Phố cổ ven đô
1. Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường, vào nǎm 866 mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thǎng Long là đất Long Đỗ. Thí dụ vào nǎm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hóa. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời Kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi". Điều đó cho thấy Long Đỗ đã từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ.
2. Tống Bình: Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tùy (581-618), Đường (618-907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tùy, chúng mới chuyển đến Tống Bình.
3. Đại La: Đại La hay Đại La thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy kinh đô. Theo kiến trúc xưa, kinh đô thường có "Tam trùng thành quách": Trong cùng là Tử cấm thành (tức bức thành mầu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Nǎm 866, Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết nǎm 1010 có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất..." (Toàn thư, Tập I. H.1993, tr.241).
4. Thǎng Long: (Rồng bay lên). Đây là cái tên có tính vǎn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 nǎm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thǎng Long" (Toàn thư, Tập I, H.1993, tr.241).
5. Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: "Mùa hạ tháng 4 nǎm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô" (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: "Đông Đô tức Thǎng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thǎng Long là Đông Đô" (Cương mục - Tập 2, H.1998, tr.700).
6. Đông Quan: Đây là tên gọi Thǎng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị kinh đô của nước ta, chỉ được ví là "cửa quan phía đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết, nǎm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 12 nǎm Mậu Tý (1408) Giản Định đế1 bảo các quân "Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh thành Đông Quan thì chắc phá được chúng" (Toàn thư Sđd - Tập 2, tr.224).
7. Đông Kinh: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: "Mùa hạ, tháng 4 nǎm Đinh Mùi (1427) Vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thǎng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thǎng Long là Đông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr.293).
8. Bắc Thành: Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787-1802). Vì Kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế) nên gọi Thǎng Long là Bắc thành" (Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Đường phố Hà Nội - H.1979, tr.12).
9. Thǎng Long: (Thịnh vượng lên). Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Nǎm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế), không ra Thǎng Long, cử Nguyễn Vǎn Thành làm Tổng trấn miền bắc và đổi kinh thành Thǎng Long làm trấn thành miền bắc. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành thì tên Thǎng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thǎng Long đã có từ lâu đời quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thǎng Long, nhưng đổi chữ "Long" là "Rồng" thành chữ "Long" là "thịnh vượng", lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "Rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên) - Lịch sử thủ đô Hà Nội, H.1960, tr.81).
Việc thay đổi nói trên xảy ra nǎm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thǎng Long, mà hoàng thành Thǎng Long lại lớn rộng quá.
10. Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Nǎm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thǎng Long cũ hợp với mấy phủ huyện chung quanh như huyện Từ Liêm, phủ ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thǎng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội". (Trần Huy Liệu chủ biên - Lịch sử thủ đô Hà Nội. H.1960, tr.82).
II. Tên không chính quy:
Là những tên trong vǎn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ thành Thǎng Long - Hà Nội:
1. Trường An (Tràng An): Vốn là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN - 8 sau CN) và Đường (618 - 907). Do đó, được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thǎng Long.
Thí dụ:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Rõ ràng chữ Tràng An ở đây là để chỉ kinh đô Thǎng Long.
2. Phượng Thành (Phụng Thành): Vào đầu thế kỷ 16, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú Nôm rất nổi tiếng.
Phượng Thành xuân sắc phú
(Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng).
Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thǎng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong vǎn học Việt Nam để chỉ thành Thǎng Long
3. Long Biên: Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Ngụy Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ 3, 4, 5 và 6) đóng trị sở của Giao Châu (tên nước ta thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ vǎn để chỉ Thǎng Long - Hà Nội. Sách Quốc triều đǎng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 -1877), ghi lại bài thơ của vua Tự Đức viếng ông, có hai câu đầu như sau:
Long Biên tài hướng
Phượng thành hồi
Triệu đối do hy, vĩnh biệt thôi!
Dịch nghĩa:
Nhớ ngươi vừa tự thành
Long Biên về tới Phượng Thành
Trẫm còn đang hy vọng
triệu ngươi vào triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay.
Thành Long Biên ở đây, vua Tự Đức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Nǎm 1877 vua Tự Đức triệu ông về Kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất.
4. Long Thành: Là tên viết tắt của kinh thành Thǎng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thǎng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Đống Đa - Ngọc Hồi của vua Quang Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành).
5. Hà Thành: Là tên viết tắt của thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Vǎn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai?...
6. Hoàng Diệu: Ngay sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo của ta, chúng ta sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.
Ngoài ra, trong cách nói dân gian, còn nhiều từ được dùng để chỉ Thǎng Long - Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ - Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ); Thượng Kinh, tên này để nói đất Kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thǎng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh); Kinh Kỳ, tên này nói đất có Kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến). Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "Ǎn Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ Kinh đô Thǎng Long.
Loại tên "không chính quy" của Thǎng Long - Hà Nội còn nhiều được sử dụng khá linh hoạt trong vǎn học, ca dao... khó kể hết được.
Tạp chí Xưa và nay
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

LAI LỊCH TIẾNG KINH KỲ
Không giống tiếng nói của các địa phương khác - thường được phát triển lên từ tiếng nói của một làng, một xã, một vùng hoặc một phường thợ - tiếng Hà Nội không đơn thuần là tiếng nói gốc gác của cư dân bản địa và cũng không phải tiếng nói của riêng một địa phương nào mang tới. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tiếng Hà Nội - có bộ mặt như ngày nay - là kết quả sự lựa chọn tự nhiên ngôn ngữ của cộng đồng dân cư Hà Nội bao gồm cư dân bản địa và những người thợ thủ công, nhà buôn, kẻ sĩ, nghệ nhân, binh lính... từ khắp các miền đất nước đến sinh cơ lập nghiệp ở đây qua nhiều đời, nhất là từ mấy tỉnh lân cận thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam... Nói cách khác, tiếng Hà Nội đã được chung đúc nên trên cái nền của phương ngữ Bắc mà cách đây vài ba thế kỷ được gọi là tiếng "Đàng ngoài". Giống như mọi tài sản khác, cái gì từ mọi vùng khác nhau của đất nước quy tụ về Hà Nội cũng được "Hà Nội hóa" - nghĩa là được thâu nạp và chắt lọc những gì tinh túy nhất - để rồi trở lại lan tỏa đi cả nước, mang theo mầu sắc, hương vị và phong cách riêng của Hà Nội, thường hay hơn, đẹp hơn. Tiếng Hà Nội mang đậm đặc trưng đó, nó là sự hội tụ, kết tinh và tổng hòa của những gì chung nhất, tinh hoa nhất của nhiều phương ngữ bồi đắp hun đúc nên. Đó cũng là tiếng nói, giọng nói phổ thông, dễ nghe, dễ hiểu hơn cả đối với các vùng, được những người buôn bán theo các đường bộ, đường thủy và những quan chức, trí thức, học trò, v.v. mang tỏa đi khắp nơi.
Cũng như bất kỳ thành phố cổ nào trên thế giới, quá trình đô thị hóa của Hà Nội khởi đầu từ một cái chợ, phát triển lên từ hàng loạt chợ cùng những đường phố. Danh từ "kẻ chợ" vốn dĩ là danh từ chung - có nghĩa là "người ở (phố) chợ" - dần dần chuyển thành danh từ riêng để chỉ khu vực 36 phố phường cũ quây quần chung quanh chợ Cầu Đông. Rồi từ thế kỷ 17-18 "kẻ chợ" lại biến thành danh từ chung mang ý nghĩa mới, tương đương với những từ "kinh kỳ", "kinh đô", "thủ đô"; tiếng "kẻ chợ" chính là tiếng kinh kỳ, tiền thân của tiếng Hà Nội ngày nay.
Sau khi hình thành, tiếng Hà Nội đã được nhân dân cả nước yêu mến ngưỡng mộ, không những nhân dân miền xuôi mà cả đồng bào miền núi vùng cao cũng thiết tha, ngưỡng vọng về "tiếng xuôi kẻ chợ". Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Kim Thản, trong truyện dân gian cổ truyền "út Lót - Hồ Liêu" đồng bào Mường đã biểu lộ tình cảm, niềm ước ao của mình đối với "tiếng xuôi kẻ chợ" như sau:
"(Bà Tu ó nói):
Lấy gan chim khướu mớm cho con để nó chóng biết nói. Lấy gan gà lôi mớm cho con để nó chóng biết reo. Lấy gan chào mào mớm cho con để nó chóng biết nói tiếng xuôi kẻ chợ".
Tiếng Hà Nội sở dĩ được sự ngưỡng mộ chung, gần như tự nhiên như vậy bởi vì, trước hết đó là tiếng nói phát triển sớm so với tiếng nói của mọi miền trong nước. Theo quy luật chung, nơi nào có trình độ phát triển cao hơn về các mặt chính trị, kinh tế - vǎn hóa, xã hội... thì ngôn ngữ của nơi đó cũng phát triển nhanh hơn. Nhìn vào lịch sử, ta thấy rõ điều này: lưu vực sông Hồng từ 4.000 nǎm nay vốn là cội nguồn, cái nôi của dân tộc, nơi phát tích và quyết định tiến trình của dân tộc về nhiều mặt. Đặc biệt là từ sau thế kỷ 3 trước Công nguyên, vùng đất Hà Nội ngày nay đã nổi bật lên như là đầu não của khu vực trung tâm ấy qua các mốc lịch sử: nước Âu Lạc ra đời với kinh đô Cổ Loa, Hai Bà Trưng khởi nghĩa đóng đô ở Mê Linh, các tướng tài của Lý Bí là Triệu Quang Phục, Phạm Tu người quê Thanh Trì; Lý Phục Man lập phòng tuyến ở cửa sông Tô Lịch; Phùng Hưng rồi Ngô Quyền đều khởi binh từ Đường Lâm; Ngô Quyền chọn tại Cổ Loa làm nơi định đô. Đến nǎm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư trở về thành Đại La (Hà Nội ngày nay)... Thành Thǎng Long từng diễn ra những sự kiện vǎn hóa lớn lao: xây Vǎn Miếu, mở khoa thi đầu tiên dựng Quốc Tử Giám, lập Giảng Võ đường và Quốc học viện; Lê Vǎn Hưu soạn Đại Việt sử ký, Lê Thánh Tông lập hội Tao Đàn,v.v. cho nên tiếng Hà Nội xứng đáng là tiếng nói tiêu biểu của "hồn núi sông ngàn nǎm" vậy (Nguyễn Đình Thi).
Trong những thế kỷ tiếp theo, đặc biệt là những thế kỷ 15-18 Hà Nội càng là nơi phát triển mạnh mẽ, nơi tập trung buôn bán phát đạt sầm uất, nơi đô thị nhộn nhịp đông vui ("Phồn hoa thứ nhất Long Thành"), là một trong hai cảng lớn nhất đất nước "Nhất kinh kỳ, nhì Phố Hiến". Nhờ đó, tiếng Hà Nội cũng nảy nở, sản sinh thêm nhiều từ ngữ mới, dồi dào hơn, cách diễn đạt mạch lạc, khúc chiết hơn. Cho đến cuối thế kỷ 20 tiếng Hà Nội đã tự hoàn thiện về nhiều mặt, đẹp hơn, phong phú hơn, trong sáng hơn. Trong bài "Bàn về tiếng Hà Nội" (Vǎn nghệ số 845, ngày 12-1-1980) nhà vǎn lão thành Tô Hoài đã dẫn ý kiến của nhiều nhà vǎn quê ở miền trong từng sống lâu ở Hà Nội (như Bùi Hiển, Bùi Đức ái, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng...) cùng có chung nhận xét là: "Từ ngữ miền bắc - trước nhất là từ ngữ Hà Nội - thật phong phú, uyển chuyển, giàu có".
Đình Cao (Báo Người Hà Nội)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

HỒ HOÀN KIẾM VÀ THÀNH THĂNG LONG XƯA
Hồ Hoàn Kiếm hiện nằm ở Trung tâm thủ đô Hà Nội, có Đền Ngọc Sơn -Tháp Rùa - Đài Nghiên - Tháp Bút. Có truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa thần, cùng với những cảnh quan và di tích quanh hồ, thì hồ quả là một viên ngọc lung linh của đất nước.
Lúc vua Lý Thái Tổ về Thǎng Long, chắc cảnh quan còn hoang sơ, nơi nơi ngổn ngang bề bộn, lúc này vẫn chưa hình thành Hồ Gươm. Bởi cǎn cứ vào tấm bản đồ được vẽ nǎm 1490, từ thời Hồng Đức mang tên "Trung Đô đồ". Cách thời vua Lý định đô đúng 480 nǎm, vẫn thấy bốn phía Kinh thành mênh mang sông nước.
Nhìn trên bản đồ, so sánh với vị trí ngày nay thì thấy: phía đông có sông Hồng, nước đỏ phù sa. Phía bắc có sông Tô Lịch nối với sông Hồng ở đoạn Chợ Gạo, chảy vòng qua Hàng Lược, Quán Thánh, đến Thụy Khuê - đầu làng Hồ Khẩu, lại nối với Hồ Tây bằng hai cửa lớn, đến đoạn chợ Bưởi, Nghĩa Đô, lại nối với sông Thiên Phù. Sông Thiên Phù thời nay hãy còn rất rộng, chảy từ sông Hồng, ở đoạn Phú Gia, Nhật Tân, theo hướng bắc - nam, đến chợ Bưởi thì nối dòng với sông Tô Lịch cùng xuôi xuống phía nam, hòa với nước sông Nhuệ.
Vùng Vǎn Miếu và Bẩy Mẫu lúc ấy là một hồ nước rất rộng. Nhìn trên bản đồ, thấy nước một mảng dài uốn lượn tới mấy km, làm cho khu vực Vǎn Miếu bị nước bao quanh như một hòn đảo, mà trên bản đồ ghi là Đại Hồ, và còn nhiều hồ, ao, ngòi, lạch khác.
Hồ Hoàn Kiếm lúc ấy chưa hình thành, nó là một nhánh cụt của sông Hồng, khởi nguồn từ chỗ Bệnh viện Hữu nghị, chảy ngang đoạn cuối đường Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, lên đến tận mạn Cầu Gỗ, Hàng Đào. Mặt nước có hình loe thắt không bằng nhau. Nhìn trên bản đồ mà ước đoán thì đoạn rộng nhất, to gấp nhiều lần sông Tô Lịch thời ấy, mà sông Tô Lịch ngày xưa thì thuyền ngược xuôi tấp nập, vẫn còn lưu lại trong câu ca dao:
Sông Tô nước chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa Thon thon hai mũi chèo hoa Lướt đi lướt lại như là bướm bay
Còn thành Thǎng Long, lúc này đã được xây dựng rất hoàn chỉnh. Thành có hai lớp: vòng Hoàng thành và Cấm thành. Nhìn trên bản đồ, vòng Hoàng thành uốn lượn như một lá cờ bay. Thành có ba cửa: cửa Đông Môn ước đoán quãng phố Cửa Đông. Nam Môn ở quãng gần phố Cao Bá Quát, và cửa Bảo Khánh ở quãng khu triển lãm Giảng Võ - Ngọc Khánh. Bởi nhìn trên bản đồ, vùng Vǎn Miếu lùi sâu hơn so với cửa Bảo Khánh, theo một đường thẳng từ đông sang tây.
Vòng Hoàng thành bắt đầu từ góc ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù, chỗ đầu chợ Bưởi sang Cầu Giấy, vòng theo đường La Thành xuống Giảng Võ, ngoặt về phía đông theo đường Giảng Võ đến Kim Mã, uốn nhẹ sang chỗ vườn hoa Lê Trực, rồi theo đường Trần Phú, đến chỗ phố Hà Trung, ngược lên hướng bắc, song song với phố Phùng Hưng, đến chỗ vườn hoa Hàng Đậu, rồi rẽ về phía tây, vòng theo sông Tô Lịch (phố Quán Thánh) Hoàng Hoa Thám, đến chợ Bưởi là hết một vòng Hoàng thành.
Khu vực Cấm thành xưa rất rộng, được xây theo hình chữ nhật. Giới hạn tường phía tây vuông góc với làng Hồ Khẩu. Phía bắc chạy dọc đường Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. ở quãng này, vào khoảng nǎm 1520, thời vua Lê Tương Dực, đã có một lần thay đỏi. Đại Việt sử ký Toàn thư tập bốn có viết: "Lúc ấy Vua thích xây hồ dựng điện, đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trần Vũ, chùa Thiên Hoa ở cửa phường Kim Cổ, từ phía Đông tới phía Tây Bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống...".
Tiếp đến đoạn Cấm thành phía đông, chạy song song sát với Hoàng thành, từ quãng Hàng Đậu, dọc phố Phùng Hưng, rồi rẽ vuông góc về phía nam, chạy dọc bên trong đường Trần Phú, chỗ Cột Cờ, Bảo tàng Quân đội, qua phố Đội Cấn, đến Liễu Giai thì vuông góc với làng Hồ Khẩu. Trong Cấm thành có điện Kính Thiên, điện Vạn Thọ, Thái Miếu, Đông Cung, v.v. Nhìn trên bản đồ mà ước đoán, thì trung tâm Cấm thành là chỗ Quảng trường Lǎng Bác bây giờ...
Vua Lê Lợi lên ngôi 1428, mất nǎm 1433. Sáu mươi ba nǎm sau mới có bản đồ Hồng Đức (1490) mà nhìn trên bản đồ lúc này, Hồ Gươm vẫn chưa hình thành. Ngay cả các tấm bản đồ sau này như: "Trung đô sơn xuyên hình thắng chi đồ" vẽ nǎm Cảnh Hưng 31 (1770), "Trung đô Thǎng Long thành nhất phủ nhị huyện đồ" (thế kỷ thứ 17), "Trung đô nhất phủ nhị huyện chi hình và Thǎng Long thành nhất phủ nhị huyện". Có lời tựa nǎm Gia Long thứ chín (1810) đến tấm bản đồ "Thǎng Long thành Phụng thiên nhất phủ nhị huyện" thì vẫn thấy sông Hồng nối nhánh vào Hồ Gươm.
Không biết sau đó hồ được hình thành từ thời gian nào, đến tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ nǎm Minh Mạng thứ 12 (1831) thì Hồ Gươm đã gần như ngày nay, Hồ hiện diện trên tấm bản đồ được ghi là "Tả Vọng".
Như vậy là cǎn cứ vào những tấm bản đồ thời Lê, thời Nguyễn, có thể suy đoán: vào khoảng nǎm 1428, vua Lê Thái Tổ lên ngôi, nhà vua cùng đoàn thuyền ngự đi từ sông Hồng, rẽ vào nhánh, mà đoạn gần cuối là hồ Hoàn Kiếm bây giờ, lúc ấy các phường nghề, làng xóm, phố xá đã trở nên đông vui nhộn nhịp. Và chính nơi này, nhà vua đã trả gươm cho Rùa thần, rồi trải qua hàng mấy trǎm nǎm "gió mưa biến đổi", và quá trình đô thị hóa, hồ được lấp dần, còn lại như ngày nay.
Huyền thoại Hồ Gươm là một bằng chứng cho lòng yêu hòa bình thiết tha của người Việt Nam, của Thǎng Long - Hà Nội. Đất nước bao giờ cũng muốn hòa bình để dựng xây, nhưng nếu có xâm lược, thì gươm của Thần linh nước Nam, lại được trao cho một dân tộc anh hùng bất khuất để bảo vệ vẹn toàn đất nước mà các vua Hùng đã có công tạo dựng từ 4.000 nǎm trước.
Vǎn Sáu (Báo Người Hà Nội)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

ĐỀN NGỌC SƠN - HÀ NỘI
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống dung hợp các luồng vǎn hóa từ bên ngoài; dù đó là vǎn hóa phương Tây hay phương Đông, là vǎn hóa Trung Hoa hay vǎn hóa ấn Độ... Đạo Cao Đài ra đời tại Nam Bộ đầu thế kỷ 20 này là một minh chứng điển hình về tính dung hòa vǎn hóa của người Việt Nam.
Trên đất kinh kỳ Thǎng Long - Đông Đô - Hà Nội, nghìn nǎm vǎn hiến thì sự dung hợp về tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn. Cùng với Hồ Gươm và Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.
Sự hỗn dung của Đạo giáo, Đạo Phật, Đạo Nho (hay còn gọi: Tam giáo đồng nguyên), không chỉ ở hiện trạng bây giờ, mà nó còn được thể hiện trong lịch sử xây dựng đền Ngọc Sơn. Vào thời Trần và đầu thời Lê, đền được xây dựng để thờ các Tiên nữ dạo chơi trên hồ. Thời kỳ Vua Lê - Chúa Trịnh, đời Vĩnh Hựu (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc. Đời chúa Trịnh Doanh lại cho đắp một gò núi phía đông Hồ Gươm, gần đảo Ngọc gọi là núi Độc Tôn. Nǎm 1788, trước khi chạy đi cầu cứu quân xâm lược nhà Thanh, Lê Chiêu Thống đã cho lính đốt cháy phủ Chúa Trịnh và cung Khánh Thụy. Sang đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa được xây dựng trên nền cũ của cung Khánh Thụy. Việc thờ Phật chỉ kéo dài được một thời gian thì chùa được đổi thành đền. Đền chủ yếu thờ Vǎn Xương Đế Quân - ngôi sao chủ việc vǎn chương, khoa cử (theo tín ngưỡng Đạo giáo đương thời), và thờ Trần Hưng Đạo. Nǎm 1864, danh nhân vǎn hóa Nguyễn Vǎn Siêu đứng ra chủ trì việc sửa sang toàn cảnh khu đền với diện mạo như ngày nay.
Sự dung hòa: Đạo, Phật, Nho, không chỉ thể hiện ở việc thờ cúng mà nó còn biểu lộ đậm nét trong kiến trúc, xây dựng cho đến hệ thống các câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.
Trước hết là sự thể hiện tinh thần Nho giáo một cách sâu sắc ở Tháp Bút và Đài Nghiên. Khi tu sửa lại khu vực đền, Nguyễn Vǎn Siêu đã cho xây dựng một tháp đá trên gò núi Độc Tôn, trên đỉnh tháp là hình ngọn bút lông, trên thân tháp tạc ba chữ: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Cạnh đó, Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn. Đài Nghiên được tạc bằng đá hình nửa quả đào có ba con ếch đội. Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng vǎn chương, anh tài của Nho giáo. Đồng thời, nó cũng thể hiện tư tưởng của tầng lớp nho sĩ lúc bấy giờ, mà trước hết là Nguyễn Vǎn Siêu. Qua cửa cuốn là cầu Thê Húc dẫn đến Đắc Nguyệt Lầu (lầu được trǎng). Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo. Hai bên (Tả - Hữu), có hai bức phù điêu hình Long Mã đang cõng Bát quái và Rùa Thần đang cõng một thanh kiếm. Trên các phù điêu có các câu: Long Mã Hà đồ (Long Mã cõng Hà đồ); Thần Quy lạc thư (Rùa Thần cõng Lạc Thư). Giữa Hà đồ và Bát quái còn có mối liên hệ trực tiếp, chứ giữa Lạc Thư và Kiếm Thần có quan hệ gì đây?
Từ Hà đồ, Lạc Thư đến Đắc Nguyệt Lầu, cầu Thê Húc (nơi đậu lại của ánh mặt trời ban mai), là sự thể hiện tư tưởng Triết học âm - Dương phương đông và tinh thần Đạo giáo Thần Tiên. Tuy nhiên ngay ở Đắc Nguyệt Lầu lại có sự thể hiện tư tưởng Phật giáo. Hai câu đối ở cửa (châu lâu), một vế mang tư tưởng Đạo giáo: Trần Cảnh tiên châu hữu lộ thông (Cảnh Tiên ở cõi trần cũng có đường thông tới), vế kia thì lại mang tinh thần nhà Phật: Linh hồ Nhược Thủy tùy duyên độ (Hồ linh thiêng, nước Nhược Thủy theo duyên thì độ).
Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Điện thờ chính là nơi thờ Vǎn Xương Đế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Đạo giáo rõ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, tượng Đức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, còn một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung thì lại có sự dung hòa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung - Nghĩa là hình Bát quái.
Những sinh hoạt tín ngưỡng tại đền Ngọc Sơn cũng thể hiện sự hỗn dung Tam giáo một cách sâu sắc. Dù trước điện thờ Vǎn Xương Đế Quân, bàn thờ Phật, hay bàn thờ Đức Thánh Trần thì câu khấn đầu tiên sẽ là: "Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát" hoặc "Nam mô A di đà Phật". Tiếp đó là tụng kinh Phật, hoặc lời khấn mong Đức Thành Trần phù hộ độ trì hay lời ước nguyện của bản thân. Những cụ già mặc áo nâu sồng tụng kinh, khấn vái; những người đến tham quan cũng hương hoa nguyện cầu; Những người đến lễ lạt thành tâm... Tất cả đều được người dân xử sự một cách tự nhiên, hòa thuận mà không phân biệt đâu là Phật, là Đạo, là Nho. Tôn giáo nào, thần thánh nào đem đến niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống thì đều được người Việt Nam thờ phụng. Đó chính là tâm linh của người Việt Nam khi dung hòa các tín ngưỡng, tôn giáo.
Đền Ngọc Sơn vẫn đứng đó, Tháp Bút vẫn đang viết lên trời xanh, tất cả không chỉ là một quần thể đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, đó còn là thế giới tâm linh, khẩu khí của con người Việt Nam xưa và nay.
Trần Lưu (Báo Vǎn nghệ trẻ)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

MỘT VÀI CÁCH ĂN THỜI TRƯỚC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Hà Nội là nơi thanh lịch, con người ở đây phải thanh lịch từ cách sống tới ẩm thực.
Hà Nội gạo trắng nước trong,
ǎn ngon mặc đẹp thỏa lòng lứa đôi.
Hàng quà rong
Trong ǎn uống, người Hà Nội không quá xem trọng các món ǎn đắt tiền mà xem trọng cách ǎn uống, nhất là trọng cỗ bàn, tiệc tùng, cách ǎn uống này đôi lúc khiến cho nhiều người ở miền quê khi được mời dự các đám giỗ, đám tiệc ở Hà Nội phải lúng túng bỡ ngỡ.
Trong mâm cỗ cưới hay khao vọng tại các gia đình sang trọng, ngoài những món sơn hào hải vị còn có một bát kiểu bằng sứ Tàu, trên miệng bát bưng kín bằng giấy hồng điều loại tốt, giữa có dán một hoa chữ thọ bằng giấy trang kim, nếu không phải là người Hà Nội quảng giao, ngồi vào mâm cỗ sẽ không hiểu là món gì lại có sự trang trí kiểu cách như vậy. Người không biết chỉ ngồi nhìn không dám hỏi, khi miếng giấy hồng điều dán hoa lật ra, đây chỉ là một cái bát không, thực khách nếu ngạc nhiên cứ chờ sẽ hiểu: đây là cái bát dùng để đựng xương.
Khi tiệc gần tan, đồ tráng miệng, một đĩa đào nguyên trái được bưng lên, ít nhất là nǎm trái cho mỗi mâm cỗ bốn người, bên đĩa đựng trái đào còn thấy một đĩa cơm nếp trắng phau, nóng hổi khói bốc nghi ngút. Thực khách không quen lại phải chờ để hiểu, không lẽ đào ǎn với cơm nếp! Thì ra không phải: đào thường có lông như lông mǎng, cứ để vậy ǎn, rát lưỡi mất ngon, lấy dao cạo đi thì dao đâu đủ dùng cho số đông tân khách, phải cầu kỳ lấy trái đào lǎn vào cơm nếp nóng, nhờ sức nóng và chất dính của cơm nếp, lông trái đào dính hết vào cơm nếp, như vậy ǎn mới mát miệng và mới tận hưởng được hương vị của đào.
Hoặc thay vì cơm nếp với đào sẽ là một thứ tráng miệng cầu kỳ khác, thí dụ như mâm bánh ngọt để lẫn với một vài thứ trái cây, kèm theo một chén nước mắm loại ngon, bên cạnh có bốn, nǎm cái tǎm bông, tǎm bằng tre dài chừng 10 phân đầu to đuôi nhọn, phía đầu có quấn chỉ ngũ sắc, chỗ chỉ ngũ sắc này còn được dán thêm một hình con phượng ngậm một bao thư mầu đỏ, mệnh danh "Phượng hàm thư". Chiếc tǎm này sau bữa ǎn khách có thể mang về làm kỷ niệm.
Trước mọi thứ dọn ra như vậy, người khách miền quê khỏi sao bỡ ngỡ, bánh ngọt hay trái cây ǎn chấm nước mắm chǎng? Không! Đây là muốn để khách được tận hưởng vị ngon của món ǎn tráng miệng: nếu khách thích ǎn bánh ngọt trước trái cây, thì lúc ǎn trái cây, lấy tǎm bông nhúng vào nước mắm, mút đầu tǎm để chất mặn làm biến hết chất ngọt, như vậy ǎn trái cây mới được thưởng thức hết chất ngon, nhất là chất ngọt của trái cây. Trái lại nếu khách ǎn trái cây thì cũng làm như vậy để không cảm thấy bánh ngọt quá.
Toan Ánh (Tạp chí Xưa và Nay)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

NHỮNG NGÔI CHÙA MANG TÊN CÁC BÀ Ở HÀ NỘI
1. Chùa Bà Ngô ở số nhà 128 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là Ngọc Hồ tự. Tương truyền chính ở chùa mình, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã gặp tiên, cùng tiên ngâm vịnh. Gọi là chùa Bà Ngô vì có tích kể rằng chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể là người xây chùa là một bà có chồng là người nước Ngô (tức Trung Quốc). Chưa rõ tích nào đúng.
Chùa Quán Sứ
2. Chùa Bà Nành ở số nhà 154 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tương truyền vốn là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành. Bà là người phúc hậu, hay giúp người nghèo. Khi về già bà đã bỏ tất cả tiền nong tích góp ra xây ngay trên đất nhà bà một ngôi chùa và bà xuất gia tu hành. Sau khi bà mất, dân làng đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà bà vẫn dùng làm bàn bán hàng. Nay tượng và bàn đá đó vẫn còn. Dân gọi đó là chùa Bà Nành. Tên chữ là Tiên Phúc tự.
3. Chùa Bà Đá ở số 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm. Lịch sử chùa được kể như sau: Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Báo Thiên (tức khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay) có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá, bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá, tên chữ là Linh Quang tự. Pho tượng đá đã bị mất trong vụ cháy chùa thời Pháp thuộc.
4. Chùa Bà Già ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần định cư một bộ phận người Chǎm được đưa từ phía nam ra. Những người này đã dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254 - 1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chǎm trụ trì chùa này. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ Bà Già tự.
5. Chùa Bà Đanh cũng là một ngôi chùa dành cho người Chǎm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ nam Hồ Tây cho người Chǎm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, gò Phượng Chủy nay là khu vực trường Chu Vǎn An, quận Ba Đình. Nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh.
Sau hình như người Chǎm chuyển sang khu vực khác, thiền viện hoang phế nên có câu ngạn ngữ: "Vắng như chùa Bà Đanh". Tới thời Pháp thuộc, thực dân bắt dời chùa đi để xây xưởng in, rồi xây trường học. Đồ thờ ở chùa Châu Lâm được đưa sang thờ chung với chùa Phúc Châu ở chỗ nay là số nhà 199B phố Thụy Khuê, gọi gộp là chùa Phúc Lâm. Nhưng hiện nay trong chùa còn tấm bia ghi dòng chữ "Châu Lâm tự hiệu Bà Đanh tự".
Cũng xin nói thêm là có người nghiên cứu về địa phương này cho rằng có thể đó là chùa Bà Banh với suy luận chùa vốn của người Chǎm, tất có tượng các vũ nữ ở tư thế múa, tay dang, chân khuỳnh. Do vậy mà có tên Bà Banh. Xin ghi lại đây để tham khảo.
6. Chùa Bà Móc ở phố Nguyễn Thiếp, số nhà 27. Không rõ lai lịch, chùa cũng không còn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Địch làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa nhà. Như vậy chùa cũng đã có trước đó ít ra là bảy tám chục nǎm.
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc (Báo Hà Nội mới)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

TẠI SAO HÀ NỘI CHỈ CÒN LẠI MỘT CỬA Ô QUAN CHƯỞNG?
Hà Nội xưa, theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), vào khoảng năm 1749. Các cửa ô phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc chắn, nhưng đến nay, chỉ còn lại một cửa ô Thanh Hà, thường gọi là Ô Quan Chưởng. Vậy tại sao lại gọi là Ô Quan Chưởng?

Theo sách Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá viết: "Cửa Ô Quan Chưởng có thể có từ thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) đã đắp thành đất bao quanh kinh đô Thăng Long, có mở một số cửa ô. Về tên gọi của cửa ô này, hiện nay có nhiều cách giải thích:
1.Có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên.
2.Có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà thành tên. 3.Có thuyết giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng".
Còn hỏi tại sao Hà Nội xưa có tới 16 cửa ô thì 15 cái bị phá nay không còn dấu vết. Chỉ riêng Ô Quan Chưởng còn tồn tại? Để giải đáp thắc mắc này phóng viên VOVNews đã tới gặp ông Đào Tam Trọng - một hậu duệ của gia đình có khoảng hơn 300 năm sinh sống tại Hà Nội. Ông kể:
"Sau khi quân Pháp sang đánh chiếm nước ta, chúng đã cho phá dần các cổng ô để mở rộng thành phố. Với các cửa ô khác không rõ việc phá dỡ tiến hành như thế nào. Còn cửa Ô Quan Chưởng lúc đó thuộc tổng Đồng Xuân do một ông họ Đào làm Thiên hộ trông coi (chức Thiên hộ thời đó ngang với chức Chánh tổng). Ông họ Đào người làng Khúc Thuỷ tên là Đào Đăng Chiểu, sinh năm ất Tỵ (1845), mất ngày 25/6 năm Bình Thìn (1916), nguyên là Chánh tổng Tổng Đồng Xuân, sau này thành phố Hà Nội đổi ra làm 8 hộ, ông được cử làm Thiên hộ hộ thứ nhất. Bọn Pháp gọi ông Đào Thiên hộ đến và bảo: "Để người Pháp tiện việc xây dựng mở mang đường sá, thuận lợi giao thông dân bản xứ, nên phải phá Ô Quan Chưởng. Vậy ông về làm một tờ đơn trình bày đề nghị quan Pháp cho phá cửa ô. Đơn phải có chữ ký của các đại biểu bô lão dân làng. Hẹn 10 ngày nữa ông mang tới đây". Ông Đào Thiên hộ về bàn với dân làng rồi cùng mọi người nhất trí nhận định: "Pháp nó sang chiếm đóng đô hộ nước ta, nó muốn làm gì chẳng được, sao nó lại cần xin ý kiến của ta. vậy ta không đồng ý chắc nó không dám phá! Với lại ai mà biết nó phá cửa ô để làm đường hay làm gì!". Đúng 10 ngày sau ông Đào Thiên hộ đến gặp quan Pháp và trả lời: "Dân làng tôi không ai chịu ký vào đơn. Họ nói cửa ô là của dân cả nước, có phải là của riêng họ đâu mà họ ký. Nếu các quan Pháp muốn phá thì cứ phá, nhưng nếu xảy ra chuyện gì, dân chúng tôi không chịu trách nhiệm".
Nghe xong chuyện này, mấy người Pháp tức tối lắm, chúng bảo: "Các cửa ô khác, dân chúng sở tại đều làm đơn cả rồi, sao dân ở đây lại bướng bỉnh, không muốn được mở mang khai phá hay sao?" Chúng yêu cầu ông Đào phải về bàn lại với dân làng. Sau ông Đào Thiên hộ lại phải lên trả lời cho bọn chúng: "Dân làng tôi họ nói, các nơi khác người ta có làm đơn hay không là việc của người ta. Còn dân làng tôi họ không chịu ký, và tôi cũng không ép buộc được họ". Bọn Pháp cho gọi ông Đào lên mấy lần, chúng còn hăm doạ, nhưng vẫn không đạt được mục đích. Sau đó ông Đào Thiên hộ tìm mọi cớ tránh không lên gặp bọn chúng nữa. Rồi sau không biết vì nó ngại dân tổng Đồng Xuân rất cứng đầu cứng cổ hay vì còn có nhứng lý do nào khác, nên không thấy chúng nhắc nhở đả dộng đến việc phá vỡ cửa ô này nữa. Và thế là cửa Ô Quan Chưởng an toàn tồn tại cho đến ngày nay. Đây cũng là công đóng góp của dân tổng Đồng Xuân và một phần không nhỏ của ông Đào Thiên hộ."
Vậy ông có thể cho biết do đâu lại biết được câu chuyện này không?
Ông Đào Tam Trọng trả lời: "Bố tôi là hậu duệ của ông đào Thiên hộ, sự việc này có ghi trong gia phả gốc bằng chữ Hán của họ Đào. Tiếc rằng trong chiến tranh chống Pháp, gia đình tản cư, đồ đạc sách vở để lại ở Hà Nội bị mất cả. Sau này chúng tôi chỉ được nghe bố tôi kể lại mà thôi".
Đặng Khanh (VOV)
 
741
0
16
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

Âp Thái Hà, khoảng hơn 50 năm trước khi có một đứa là em ra đời



Những năm 80, 90, khu này gần như còn nguyên trạng những dấu vết cổ của khu lăng và dinh Hoàng Cao Khải, đẹp còn hơn lăng tẩm ở Huế, có nhà chơi chim, hồ cá, có những gian nhà gỗ lim rộng mênh mang nằm dưới bóng cây roi cổ thụ rợp bóng mát! Tuổi thơ của em đã từng được cưỡi những con voi và xoa đầu những ông lính đá thế này


và học những bài học vỡ lòng đầu tiên của con trẻ trong một công trình mà năm mươi năm về trước nó lộng lẫy thế này



và bây giờ nó trở nên tàn tạ thế này



các ông tượng đá của em thì đang dần bị "chôn chết" dưới những lớp bê tông ngày một cao lên thế này



vẫn biết thời gian sẽ phá hủy mọi thứ! Nhưng đôi khi vẫn thảng thốt thấy Hà Nội xưa về trong những giấc mơ, khi mình còn là một đứa bé trèo cây hái quả, tung hoành trong cái ấp Thái Hà thân yêu đẹp như trong chuyện cổ tích! Bao giờ cho đến ngày xưa!!!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
741
0
16
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

thêm một cái ảnh nhà chơi chim của Hoàng Cao Khải vẫn còn giữ được đến nay, đưa lên đây chứ không khéo 20 năm nữa chắc cũng thành phế tích mất thôi

 
741
0
16
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

Mượn vài tấm ảnh này hưởng ứng phong trào Hà Nội Hoài Cổ mấy ngày gần đây
link nguồn: http://www.flickriver.com/photos/diligam_te/sets/72157615647596299/

Vườn hoa Bắc Sơn


Rửa rau bên hồ Hoàn Kiếm


Phố cổ những năm 90


Đánh cờ trong đền Ngọc Sơn


Nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya...


Nhà trẻ những năm 90


Em bé Hà Nội


... và con nhiều nhiều nữa... xin mời xem link ở trên
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Hà Nội - Trái tim hồng

Các món ngon Hà Nội
(có nói về nguồn gốc, trích báo Hà Nội Mới)

...
Nét văn hoá ấy đã được chắt lọc qua nhiều thế hệ, nói một cách khác, nó đã ghi tên mình vào ngoại sử Hà Nội, đã ký tên vào thời gian một cách rõ ràng và xuất sắc.
Chả thế mà có những nhà văn tài năng đã phải viết nhiều tác phẩm trứ danh về văn hoá ẩm thực.
Đó là Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường, là Vũ Bằng với Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai cùng với Nguyễn Tuân với Phở, Giò lụa, Cốm… và bao nhiêu nhà khác cũng không ngừng ghi dấu.

Mùa nào thức nấy, Hà Nội luôn có những món ngon mà ít nơi sánh kịp.
Bao nhiêu của ngon vật lạ của trăm vùng đều theo nhau đổ về Hà Nội từ con cua bể Hải Phòng, con rươi vùng nước lợ, nấm hương Tây Bắc, măng lưỡi lợn Việt Bắc, con cá lăng Việt Trì, quả vải Thanh Hà, quả nhãn lồng Hưng Yên, quả cam Bố Hạ, quả mơ chùa Hương…

Nhưng cũng phải nói thêm rằng, với một người có tài chế biến thì với nguyên liệu thông thường mà làm ra món ngon thì mới thật tài hoa, còn nếu chỉ dựa vào những thứ quá lạ, quá hiếm, quá đắt tiền mới chế biến được như tổ yến, thai báo, tay gấu còn không thì đành chịu, sẽ là người chưa chắc đã tài giỏi. Người Hà Nội xưa nay chỉ với nguyên vật liệu đơn sơ mà đã nâng chuyện ăn uống lên hàng nghệ thuật, đã được công nhận.

Xem kia chỉ là con ốc nhồi trong ao bèo, trong ruộng lúa nơi nào cũng có, nơi nào cũng ăn, mà khi nó về đến Hà Nội thành món bún ốc thì không ai có thể chê vào đâu được.
Nó đi với lá bún Phú Đô hay Tứ Kỳ như một bông hoa cúc trắng, được chan thứ nước canh chỉ là quả cà chua thông thường và một thứ bỏ đi khác là bỗng rượu (bã gạo sau khi cất hết tinh tuý là rượu), thêm một chút rau gia vị tía tô, ăn nóng bỏng lưỡi cũng được, mà ăn nguội mát như thạch mùa hè cũng vẫn ngon.

Cả nước biết làm cốm, đó là hạt thóc, phải năm giáp hạt, đói kém, người ta đi tuốt lúa non về đem rang rồi giã thành món ăn cầm hơi, không ngờ nó lại thành một thứ ngọc lưu ly truyền đời làm nức tiếng làng Vòng Hà Nội.
Mỗi hạt lúa còn đọng sữa như chứa cả mùa thu tháng Tám, như mang đến cho hồn người hương thơm thiên nhiên làng quê xóm mạc, gợi lên bao kỷ niệm chắt chiu đời người khi nhớ về người cánh đồng xanh mướt hay ngõ quê phơi đầy rơm rạ thoảng mùi thơm mùa gặt ấm no.
Ai là người đầu tiên bọc cốm bằng lá sen quả là người nghệ sĩ lớn của dân tộc, của Hà Nội, đáng được thưởng huân chương cao quý, bởi đã biết kết hợp hai thứ thanh tao, quý giá với nhau, đi sóng đôi như mối tình khăng khít không thể rời nhau.
Cũng từ hạt cốm Vòng xanh ngát đó, bà cụ Ất người làng Yên Ninh nghĩ ra cách làm bánh cốm hơn trăm năm nay, hãng bánh cốm đầu tiên của Hà Nội Nguyên Ninh, nghĩa là giữ nguyên lấy cái tên thân thuộc Yên Ninh. Bánh cốm thành món quà sang trọng, làm quà gửi đi trăm phương, cúng giỗ, lễ tết, còn làm đồ dẫn cưới khi màu bánh cốm còn phong kín trong bí mật thì chỉ với màu lá chuối xanh quen thuộc bên ngoài và sợi lạt cánh sen đã gợi bao nhiêu xao xuyến.

Vẫn là hạt gạo ngàn đời, được xay nhỏ mịn và hấp hơi nước sôi, thế mà món bánh cuốn Thanh Trì của làng Thanh Trì, phía nam kinh thành, đã đi vào văn hoá Hà Nội mấy trăm năm nay.
Một thứ lụa mỏng, không dệt bằng tơ tằm mà dệt bằng bột gạo, nó mát lạnh bàn tay và tê tê đầu lưỡi, nó mịn như da trinh nữ. Nó lại là món ăn sáng rất nhẹ rất lành cho cả người già, người ốm hay trẻ thơ.

Mỗi lá bánh cuốn Thanh Trì công phu từ khi xay bột, đến khi cô hàng bóc từng lá, đặt vào lòng đĩa, rồi dựng đứng chiếc kéo cắt một nhát, để khách chờ đợi trong hồi hộp và thăng hoa với vị ngon thanh khiết của món quà bình dân, ăn ngay trên vỉa hè Hà Nội, không cần những căn phòng gương kính, pha lê, v.v...
Không hiểu hiện nay có bao nhiêu người làng ước Lễ sinh sống và làm nghề giò chả giữa Hà Nội?
Món giò chả rất Hà Nội này khiến Nguyễn Tuân phải viết một bài tuỳ bút khá hay về nó.
Ông còn nhận ra một điều là ăn miếng giò đầu đầy lạ miệng khi bóc chiếc giò ra, nó là miếng phía đầu, không đẹp, còn lơ xơ lẫn vào lá chuối gấp lại và ông nhận xét cây chuối quí nhất ở chỗ sinh ra là để lấy lá gói giò lụa như thế.
Không thể tưởng tượng được khi người ta xay thịt bằng máy rồi nhét vào ống đuya ra đem luộc cũng gọi là giò lụa được.
Không thể ăn thứ thịt xay đó để thoả mãn một nhu cầu thưởng thức niềm vui ẩm thực.
Nói đến món ngon Hà Nội không thể quên được món bún thang, nhất là bún thang bà ẩm.

Bún là món quà thông thường của cả Việt Nam, từ đơn giản nhất khi cô thôn nữ đi chợ quê, ngả cái nón ra vệ cỏ, bốc từng con bún chấm vào mắm tôm, đến các món khác, kỹ càng dần lên như bún riêu cua, bún sườn, bún bung, bún ốc, bún chả, bún nem và có lẽ cao cấp nhất là bún thang.
Chữ thang ở đây là canh, nghĩa là bún chan một thức nước canh đặc biệt, chứ nó không giống như thang thuốc vì gồm nhiều thứ.
Nồi nước dùng là linh hồn của món bún thang, nó chỉ được ninh thật kỹ bằng xương gà, xương lợn và tôm he khô, trong khi ninh phải trông chừng để vớt hết bọt cho nước thật trong.
Một bát bún thang gồm bún trắng tinh, rối như mây mùa hè lơ lửng trong lòng bát.
Trên mặt bún là trứng tráng thật mỏng, thái chỉ như tơ tằm rối vừa vớt từ nồi ươm kén.
Thịt gà có lườn trắng, đùi nâu, da vàng bóng, xé nhỏ, đặt ở một góc.
Giò lụa còn nguyên màu trắng hơi hồng như phấn nữ cũng thái chỉ, đặt ở một góc khác. Ruốc tôm được đánh bông đặt lên trên.
Cũng có thể đặt ít củ cải khô đã ngâm kỹ và tẩm nước mắm dấm cho vừa ăn. Trên cùng là rau răm, rau mùi, hành hoa.
Trước khi chan, tra thêm chút xíu mắm tôm cho đậm đà.
Và trước khi bát bún thang hoàn chỉnh, đặt trước mặt thực khách, nó sẽ được bàn tay phù thuỷ phù phép, bắt quyết bằng một ma lực kỳ lạ: Một đầu tăm dầu cà cuống, là tinh dầu lấy trong cái bọng con cà cuống, làm dậy mùi đặc trưng cho bún thang.
Thiếu thứ này thì không thành bún thang, mà nói cho đúng, thiếu một thứ gì cũng đều không thành bún thang được, ngay từ chút rau răm.
Gia đình bà ẩm sống ở Hà Nội từ lâu đời. Từ khi cô ẩm còn bán bún thang trên cái chõng tre trong chợ Đồng Xuân, bây giờ cụ ẩm đã cao tuổi, truyền nghề cho con, mở hẳn một cửa hàng lớn là Vườn ẩm thực ở 37 phố Cửa Nam.
Từng có nhiều nơi trưng biển bún thang, ngay đầu phố Lãn Ông hay trong chợ, nhưng không hàng nào trụ lại được lâu, có thể cạnh tranh với bà ẩm. Có lẽ qui luật cuộc đời là cái gì tạp sẽ mất đi, chỉ tinh hoa còn lại.

Một món bún khác là bún chả Hà thành. Phố Hàng Mành nổi tiếng về nó.
Nhưng trước đây hơn nửa thế kỷ, các cô gái ngoại thành thường xế trưa gánh một gánh bún chả vào, đi bán rong, loáng cái đã hết, các cô không cần rao bằng lời, mà khói quạt chả là lời rao bay từ đầu phố đến cuối phố.
Có phải cũng vì thế mà có thói quen không ai ăn bún chả tối hay đêm?
Ngày nay các hàng bún chả đều ngồi một chỗ cố định.
Cũng là miếng thịt lợn (vai hoặc ba chỉ) ở đâu cũng có, và bún thì chợ quê nào cũng nhiều, nhưng bún chả Hà Nội thành món đặc sản, nổi tiếng, nhiều người ở các nơi về ăn một lần mà nhớ mãi.
Có lẽ vì bát nước chấm đã làm tăng độ chín tới của thịt nướng, độ mềm dẻo của bún, độ mát thơm của các loại rau ghém, rau thơm, độ giòn của đu đủ xanh thái mỏng?
Bát nước chấm phải là nước mắm ngon, không nặng mùi, được pha chế thêm một phần nước lọc cho đỡ mặn, có chút đường cho ngọt và dấm chua dịu làm tăng cảm giác phong phú cho cái lưỡi.
Thêm mấy lát ớt tươi đỏ, cắt chéo như hình con thoi, thêm chút hạt tiêu cho thơm.
Một suất bún chả chỉ vừa no lưng lửng, không quá nặng, có thể tạm thay một bữa ăn trưa.
Nhiều gia đình có thói quen ít ngày làm một bữa bún chả để đổi vị thay cho bữa cơm thông thường.

Bún chả có thể ăn kèm với nem rán, mà người ta quen gọi là nem cho ngắn gọn. Món này nguyên ở Sài Gòn, gọi là chả giò. Đầu thế kỷ XX, một người phụ nữ goá đem nó ra Hà Nội, sau đó bà ốm nặng, người con nuôi chăm sóc tận tình đến khi bà qua đời.
Cảm tấm lòng đó, bà cho cả gia sản và truyền nghề cho anh ta.
Hiệu nem Tế Mỹ ở Hàng Quạt ra đời. Tiếp sau đó nhiều hàng nem khác cũng được mở ra.
Nem Hà Nội đã đi vào từ điển Larousse, ngon hơn khi nó còn ở quê hương miền Nam vì có thêm thịt con cua bể, cắt miếng nem ra, có khi gặp miếng gạch cua tươi màu đỏ da cam, mới trông đã thèm.
Đó là nem Cát Tần ở Hàng Cót, nem bán trên chõng ở đình phố Hàng Vải Thâm và các chợ to nhỏ khác.

Có một món vô cùng Hà Nội, như món ngon đặc biệt, tới đây mới nhắc tới như một món để dành. Đó là Phở. Đầu thế kỷ XX, phở còn được đi bán rong với hai cái tủ đóng nan thưa. Một bên là đủ các thứ, bên kia là bếp củi le lói ánh lửa vào đêm tối, trên đó là nồi nước dùng lúc nào cũng sôi. Người Pháp gọi nó là soupe chinoise, tức cháo Tàu. Không biết có phải nhiều người bảo nó xuất phát từ Nam Định, nên ngày nay nhiều hàng phở trưng biển phở gia truyền Nam Định?
Thực ra thuyết sau đây là đúng hơn cả. Người Hoa kiều nghèo, làm một gánh bánh tráng ướt, trên đặt ít thịt trâu rồi chan nước dùng để ai muốn ăn đêm có món vừa nóng vừa có nước dễ ăn, gọi nó là Ngưu nhục phấn tức bánh bột gạo và thịt trâu. Thời gian ủng hộ nó, nó cứ được cải tiến dần, từ bánh phở đến thịt trâu, rồi thịt bò, từ những năm 30 của thế kỷ trước có thêm phở gà. Cũng có lúc có phở thịt lợn, thịt ngựa, nhưng không bao giờ là cá. Nước dùng nấu ngọt dần lên, rau gia vị thêm thứ này thứ nọ và hành trình của phở cũng không phải một tháng một năm.
Thời hoàng kim của phở có lẽ là từ năm 50 của thế kỷ trước đến nay, lúc có phở Giảng ở Cầu Gỗ, phở Đông Mỹ cũng ở phố ấy, phở Thìn Bờ Hồ, phở Hói ở Bà Triệu và phở Chí (chuyên phở gà) ở Huyền Trân Công Chúa, ông Chí huơ con dao lên để cắt và chặt thịt gà như một đầu lĩnh Lương Sơn Bạc.
Khi mới có phở gà, Thạch Lam còn chê nó là nhạt nhẽo, và người ta còn ăn phở với cà cuống, khi Thạch Lam viết về gánh phở trong nhà thương Phủ Doãn (nay là bệnh viện Việt Đức): Bát phở nóng bốc khói nghi ngút, mấy sợi rau mùi xanh ngắt và còn điểm một chút cà cuống thoảng như một nghi ngờ.
Nay ở phố Lê Văn Hưu, phố Nam Ngư có mấy hàng phở gà cũng ngon, nhưng không ai ăn với cà cuống nữa, mà có người còn ăn với trứng sống hoặc trứng vịt lộn, ăn với giá đỗ sống, với rau húng chó (tức húng dồi) làm hỏng hương vị phở đi nhiều.

Còn rất nhiều món ngon nữa của Hà Nội mà không thể kể hết trong một bài.
Chỉ xin nói tới một vài món uống mang chất Hà Nội.
Nếu nhãn lồng sen là cầu kỳ, quý phái, cẩn thận bao nhiêu thì món sấu dầm lại bình dân bấy nhiêu, mà độ ngon tuỳ sở thích, khó nói món nào hơn món nào.
Người Hà Nội không hay uống nước rau má như Sài Gòn, nhưng sấu dầm khá phổ biến.
Cà phê Hà Nội uống theo kiểu lọc của người Pháp, thật đặc, và đã phổ biến cho tất cả mọi người, nó thông dụng như nước trà vậy.
Thời bao cấp, cà phê đá ra đời, còn trà thì có hàng ngàn quán, gọi là trà chén năm xu. Nhiều phố có đến dăm bảy quán.
Ngay trong sân hay trước cổng nhiều cơ quan cũng la liệt những quán trà bình dân như vậy.
Nay uống trà đã tinh lọc hơn, mà trà sen và trà nhài cũng là đặc sản Hà Nội. Sen Hồ Tây, nhài Ngọc Hà ướp trà, cho ta một thứ trà thơm ngát như ta được uống cả mùa hè, cả mùa thu vào mình đầy sảng khoái, không kể thời tiết ra sao.
 
Top