ALnML
Super Moderator
[h=1]Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật Phúc Tuệ: Nơi ươm những mầm xanh[/h]
Có một ngôi trường chỉ dành riêng cho những đứa trẻ phát triển không bình thường. Ở đó luôn có những người thầy tận tụy hết lòng san sẻ gánh nặng với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ thiểu năng trí tuệ.
Cô giáo Vũ Thị Minh Hương, Giám đốc trung tâm Phúc Tuệ, một trong những thành viên có ý tưởng thành lập nên trung tâm cho biết: Đi nhiều, biết nhiều, gặp gỡ nhiều nên thấu hiểu những khó khăn của các ông bố bà mẹ không may sinh ra một đứa con thiểu năng trí tuệ. Từ sự cảm thông đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều để đi đến quyết định lập ra một môi trường cho những đứa trẻ thiệt thòi này. Những đứa trẻ, dù thiểu năng trí tuệ, nhưng đã được sinh ra trên đời thì đó vẫn là quà tặng của cuộc sống. Các em không có lỗi khi chẳng may mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Và so với những đứa trẻ bình thường khác, các em càng cần được chăm sóc, dạy dỗ nhiều hơn. Một ngôi trường cho các em là điều không thể thiếu. Chính những suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi thành lập Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật Phúc Tuệ.
Nói thì dễ nhưng thực hiện là cả một quá trình gian khổ. Với những trẻ em chậm hiểu, chóng quên này, giáo viên phải dùng “giáo án” nào, để giúp chúng có thể “hiểu bài”? Theo cô Hương, chỉ có một “giáo án” duy nhất đó là, sự tận tụy hết lòng vì học trò của các thầy cô.
Cô Nhiên, một trong những người có nhiều năm làm việc tại Trung tâm cho biết: Làm việc trong môi trường này, không ít lần giáo viên gặp phải sự cố. Trường hợp cô đang chơi với trẻ thì bị chúng tát vào mặt diễn ra như cơm bữa, trẻ không chịu ăn, phun tứ tung hoặc phun phì phì vào mặt cô cũng không phải chuyện hiếm.... Cực nhọc như vậy nhưng mỗi lần như thế, các cô càng thương học trò hơn. Giọng cô Nhiên trầm buồn, làm việc ở đây không chỉ có sức khỏe mà thần kinh phải thật vững mới gắn bó được với nghề. Nếu không có một tình thương sâu sắc, một tấm lòng vị tha với những đứa trẻ chẳng ý thức được hành vi của mình thì mấy ai gắn được với nghề này. Đã vào Phúc Tuệ, rất ít cô giáo nỡ bỏ những học sinh đặc biệt này, bởi chính sự ngây ngô, thiểu năng của các em đã níu họ lại.
Giây phút đầu bước vào Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật Phúc Tuệ, nhiều người bị ám ảnh bởi những tiếng hú rít một cách vô thức từ miệng các em thiểu năng trí tuệ và day dứt, trăn trở rằng các em sẽ học hành như thế nào? Tuy nhiên, sự tận tuỵ của các thầy cô nơi đây khiến mọi người có thể tin rằng, ngôi trường ấy sẽ giúp các em hoà nhập hơn với cộng đồng, và những tâm hồn trẻ thơ không may mắn ấy chưa bao giờ đơn độc.
Có một ngôi trường chỉ dành riêng cho những đứa trẻ phát triển không bình thường. Ở đó luôn có những người thầy tận tụy hết lòng san sẻ gánh nặng với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ thiểu năng trí tuệ.
Vui tết 1- 6 ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật Phúc Tuệ
Ngôi trường ấy nằm cạnh Hồ Tây (Hà Nội). Cũng như bao ngôi trường khác, hàng ngày thầy cô đón nhận học sinh đến lớp để truyền đạt kiến thức cho các em. Vẫn là cảnh tấp nập vào ra của các bậc cha mẹ đón con, vẫn tiếng bi bô cười nói của con trẻ... nhưng phải trực tiếp vào trường, tới từng lớp học mới cảm nhận hết sự đặc biệt của ngôi trường này. Sự đặc biệt đầu tiên nằm ở phía học sinh. Đó là những lớp học có nhiều học sinh thuộc các độ tuổi khác nhau, sự hiểu biết khác nhau, mang trong mình nhiều căn bệnh khác nhau nhưng cùng có một điểm chung là trí não phát triển không bình thường. Đối tượng học trò như vậy, nên hiển nhiên cần có những người thầy đặc biệt. Hết lòng vì học trò- điều này chưa đủ, mà các thầy cô nơi đây còn phải “chấp nhận, kiên trì” và phải có một chữ tâm rất lớn mới đủ sức truyền đạt kiến thức cho các em.
Cô giáo Vũ Thị Minh Hương, Giám đốc trung tâm Phúc Tuệ, một trong những thành viên có ý tưởng thành lập nên trung tâm cho biết: Đi nhiều, biết nhiều, gặp gỡ nhiều nên thấu hiểu những khó khăn của các ông bố bà mẹ không may sinh ra một đứa con thiểu năng trí tuệ. Từ sự cảm thông đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều để đi đến quyết định lập ra một môi trường cho những đứa trẻ thiệt thòi này. Những đứa trẻ, dù thiểu năng trí tuệ, nhưng đã được sinh ra trên đời thì đó vẫn là quà tặng của cuộc sống. Các em không có lỗi khi chẳng may mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Và so với những đứa trẻ bình thường khác, các em càng cần được chăm sóc, dạy dỗ nhiều hơn. Một ngôi trường cho các em là điều không thể thiếu. Chính những suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi thành lập Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật Phúc Tuệ.
Nói thì dễ nhưng thực hiện là cả một quá trình gian khổ. Với những trẻ em chậm hiểu, chóng quên này, giáo viên phải dùng “giáo án” nào, để giúp chúng có thể “hiểu bài”? Theo cô Hương, chỉ có một “giáo án” duy nhất đó là, sự tận tụy hết lòng vì học trò của các thầy cô.
Cô Nhiên, một trong những người có nhiều năm làm việc tại Trung tâm cho biết: Làm việc trong môi trường này, không ít lần giáo viên gặp phải sự cố. Trường hợp cô đang chơi với trẻ thì bị chúng tát vào mặt diễn ra như cơm bữa, trẻ không chịu ăn, phun tứ tung hoặc phun phì phì vào mặt cô cũng không phải chuyện hiếm.... Cực nhọc như vậy nhưng mỗi lần như thế, các cô càng thương học trò hơn. Giọng cô Nhiên trầm buồn, làm việc ở đây không chỉ có sức khỏe mà thần kinh phải thật vững mới gắn bó được với nghề. Nếu không có một tình thương sâu sắc, một tấm lòng vị tha với những đứa trẻ chẳng ý thức được hành vi của mình thì mấy ai gắn được với nghề này. Đã vào Phúc Tuệ, rất ít cô giáo nỡ bỏ những học sinh đặc biệt này, bởi chính sự ngây ngô, thiểu năng của các em đã níu họ lại.
Giây phút đầu bước vào Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật Phúc Tuệ, nhiều người bị ám ảnh bởi những tiếng hú rít một cách vô thức từ miệng các em thiểu năng trí tuệ và day dứt, trăn trở rằng các em sẽ học hành như thế nào? Tuy nhiên, sự tận tuỵ của các thầy cô nơi đây khiến mọi người có thể tin rằng, ngôi trường ấy sẽ giúp các em hoà nhập hơn với cộng đồng, và những tâm hồn trẻ thơ không may mắn ấy chưa bao giờ đơn độc.
Nguồn ĐĐK