Hai góc nhìn về đợt 1 tuyển sinh ĐH 2011...

1,007
0
0

Mường Tè

New Member
[h=1]Góc thứ nhất:
Những chiêu bắt chẹt phụ huynh, thí sinh
[/h][h=2]Bị lừa mua đáp án cũ, đi xe ôm, uống nước, ăn cơm bình dân... với giá cao gấp 2-4 lần ngày thường, nhiều phụ huynh và sĩ tử đã trở thành miếng mồi ngon cho các dịch vụ "chặt chém".[/h]Sáng 4/7, khi tiếng trống làm bài thi môn Toán được 10 phút, tại điểm thi THPT Phan Bội Châu, thành phố Vinh (Nghệ An), xuất hiện một phụ nữ cao gầy, mặt bịt kín khẩu trang, tay ôm một tập giấy trên tay vừa đi vừa rao: “Đáp án đây các bác ơi, vào thi được 5 phút là có đề và đáp án của Bộ GD&ĐT trên mạng rồi. Các bậc phụ huynh nên mua trước cho con để tự chấm điểm”.
Với giá 3.000 đồng một tờ đáp án, chỉ trong mấy phút, người phụ nữ này đã bán hết. Hàng trăm phụ huynh vui mừng vì mua được đáp án sớm cho con. Nhưng khi một số sinh viên tình nguyện chạy lại xem đã nhận ra đây là đáp án năm 2010. Lúc này, nhiều phụ huynh mới biết mình bị lừa.
Một phụ huynh ở điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (Vinh, Nghệ An) với tờ đáp án giả. Ảnh: Nguyên Khoa.
“Rõ ràng là tờ đáp án có in chữ Bộ GD&ĐT cùng dòng chữ Đề thi chính thức năm 2011 nên chúng tôi cứ nghĩ rằng đây là đáp án xịn chứ có biết đâu mình bị lừa”, anh Nguyễn Hùng Cường ở huyện Thanh Chương nói. Không chỉ anh Cường, nhiều phụ huynh chờ con ở điểm thi xa trung tâm thành phố Vinh như thị trấn Hưng Nguyên, các xã Nghi Ân, Nghi Liên… cũng mua phải đáp án dởm.
Những ngày thi thời tiết miền Bắc và miền Trung đều nắng nóng, các quán nước trà đá, nước mía ở gần điểm thi được dịp hốt bạc. Khuôn viên ĐH Quốc gia Hà Nội với những vỉa hè rộng rãi, tán cây rộng trở thành “thiên đường” cho quán nước tự phát. Các loại đồ uống như C2, trà xanh không độ giá bán đều cao hơn ngày thường 5.000-10.000 đồng.
Tương tự, tại cổng ĐH Thương mai, ĐH Ngoại thương (Hà Nội) la liệt các quán nước với giá rất “tự phát”. Một bát tàu phớ, một cốc nước mía thường ngày chỉ 7.000-10.000 đồng thì nay 10.000-20.000 đồng. Sau khi uống hết 2 cốc nước trà đá để chờ con làm bài, ông Nguyễn Đức An phải trả 15.000 đồng. “Họ chém ác quá, ở quê tôi, nước chè mời nhau uống cả năm cả tháng không mất tiền. Bình thường thì cũng chỉ 1.000-2.000 đồng một cốc, nay đưa con đi thi, trả hai cốc nước chè 15.000 đồng mà xót quá”, ông An thở dài.
Các quán cơm bụi cũng không bỏ qua cơ hội kiếm chác. Việt Hòa sống ở Hà Nội đã 3 năm, được gia đình giao trọng trách đưa em đi thi. Tự tin vì khá sành sỏi, Hòa không ngờ vẫn trở thành nạn nhân của việc “chặt chém”. Buổi trưa 4/7 dẫn em trai đi ăn bún đậu mắm tôm ở cổng trường Học viện Ngoại giao, khi trả tiền hết 30.000 đồng một suất, gấp đôi giá ngày thường, dù bất ngờ nhưng Hòa cũng đành “ngậm ngùi” trả tiền vì “ăn của người ta rồi chẳng lẽ giờ không trả”.
Hà Minh đưa em đi thi tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) phải mua đồ ăn sáng ở gần trường gồm một bát xôi thịt, một chai C2 với giá 50.000 đồng. Biết là đắt, cậu vẫn phải “nhắm mắt” trả tiền vì “các hàng quanh đó toàn bán giá như vậy, chẳng lẽ lại để em nhịn đói vào phòng thi”.
Tại các cổng trường, đội ngũ xe ôm đứng hàng dài chờ đưa đón sĩ tử và giá cũng “trên trời”. Hoài An cho biết hôm đi làm thủ tục dự thi, do quên chứng minh nhân dân ở nhà nên vội bắt xe ôm về lấy. Cả đi lẫn về có 5 km mà An phải trả 100.000 đồng. "Biết là đắt đỏ nhưng không ngờ lại đến mức cắt cổ như vậy", An nói.
Từ huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), hai mẹ con chị Lang Thị Lan tìm đến Trường THCS Quang Trung (thành phố Vinh) dự thi. Trong buổi đi làm thủ tục đầu tiên, chị chưa biết đường nên phải nhờ một tài xế xe ôm ở bến xe Vinh chở. Sau một hồi lòng vòng, hai mẹ con chị phải trả 100.000 đồng. Đến nơi chị mới biết bị lừa bởi chỗ mà con mình thi chỉ cách bến xe khoảng 3 km.
Một số phụ huynh khác ở Quảng Bình, Thanh Hóa lần đầu tiên đến thành phố Vinh dự thi cũng bị đám xe ôm chở lòng vòng đến địa điểm thi rồi "chém đẹp". “Cũng may là chỉ bị chém ở buổi đầu tiên đi làm thủ tục, các buổi khác đã có các cháu tình nguyện hướng dẫn nên chúng tôi biết rõ giá cả rồi mới đi xe ôm”, anh Nguyễn Đình Vinh ở Thanh Hóa tâm sự.
Không chỉ quán cơm, hàng nước tăng giá mà ngay cả dụng cụ học sinh như thước kẻ, bút viết, compa, tẩy… cũng bán với giá cao hơn bình thường nhằm phục vụ sĩ tử hay quên. Nhẹ thì tăng 2.000-3.000 đồng, có những cửa hàng “độc quyền” ở khu vực đó thì giá tăng gấp nhiều lần. Một chiếc thước kẻ 20 cm giá 15.000 đồng trong khi ngày thường được bán với giá 4.000 đồng.
Dù phải trả giá cao, nhưng nhìn chung các phụ huynh đều không quá bức xúc. “Cha mẹ khổ cả đời rồi, giờ có đắt thêm mấy nghìn nữa cũng không sao. Miễn là con mình làm bài tốt, đậu đại học cho cha mẹ nở mày nở mặt”, một phụ huynh vừa uống cốc trà đá vừa cười lớn.
(Theo Yến Hoa - Nguyên Khoa Vnexpress)

Góc thứ 2: Đưa và Đón

“Cháu chưa bao giờ được đi xe máy lạnh như thế”, “Lần đầu tiên cháu mới biết thang máy trong khách sạn”, “Tôi đi bán đậu hũ trong Sài Gòn ngày kiếm 100 ngàn, nhưng chưa bao giờ dám ăn bữa cơm đến 22 ngàn thế này”...

Đó là những lời tâm sự thật lòng của cả học sinh lẫn phụ huynh đưa con đi thi đại học, cụm Quy Nhơn trong hai ngày 4 và 5.7, khi họ được “đưa và đón” rất chu đáo từ các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm.Chưa năm nào mà cả xã hội lại bị “cuốn” cùng mùa thi như năm nay. Mùa hè như nóng thêm lên không chỉ bởi lượng người ùn ùn đổ về các điểm thi, mà còn “nóng” bởi sự lo lắng và quan tâm của toàn xã hội đối với các thí sinh. Có tỉnh lo đưa các em lên đường sao cho an toàn nhất, có địa phương lo đón các em sao cho chu đáo nhất, đầy đủ nhất và thoải mái nhất. Tất cả cùng hướng về một điểm: Làm sao đó để các thí sinh không phải bận tâm đến chuyện đi lại, ăn ở, mà dồn hết tâm lực vào “trận đánh” cuối cùng sau 12 năm đèn sách này. Tôi đã theo chân các em thí sinh suốt cuộc hành trình từ điểm đi tới điểm đến và cảm nhận biết bao điều về lòng tốt của mọi người dành cho thế hệ tương lai của đất nước.Đội quân tiếp sứcSuốt 6 năm qua, người dân Quy Nhơn đã quá quen thuộc với những chiếc áo xanh cùng dòng chữ thêu trên ngực áo “Thanh niên tình nguyện” mỗi mùa thi đến. Năm nay cũng vậy, 4.7 là ngày thi đại học đợt 1, nhưng mới 26.6, người ta đã thấy thấp thoáng màu xanh của những chiếc áo này ở các tụ điểm bến xe, ga tàu và trên các trục lộ chính. Họ dựng dù khắp nơi, giăng biển hiệu đủ chỗ, mắt luôn dõi theo từng bước chân “lạ” của những em học sinh từ khắp nơi đổ về thành phố biển này.Cởi mở và thân thiện, tận tâm và trách nhiệm, đó là những gì mà khách đường xa có thể cảm nhận được khi tiếp xúc với đội quân tình nguyện này. Anh Lương Đình Tiên - Phó ban Phong trào Tỉnh đoàn Bình Định - nói: “Bình Định có 40 đội thanh niên tình nguyện với hơn 700 đoàn viên thanh niên chuyên lo phục vụ cho công tác thi cử năm nay. Còn rất nhiều thanh niên muốn “tình nguyện” mà vẫn không được đấy anh”. Hoá ra đi làm việc thiện cũng không phải chuyện chơi, muốn làm là được. “Vì tình nguyện nên lỡ có khổ quá cũng cắn răng chịu chứ không dám kêu. Nhiều hôm đến 2 giờ chiều tụi em mới lót dạ bát mì, gọi là “ăn trưa”.Nhưng nghĩ lại, năm ngoái mình cũng lớ ngớ như các bạn này, may mà nhờ các anh chị “tình nguyện” giúp đỡ nên bớt phần lo lắng, năm nay mình lại giúp các bạn đi sau. Đã mặc chiếc áo xanh này vô người là xác định sẽ rất vất vả, không phải ham vui đâu” - sinh viên Đỗ Văn Danh thổ lộ.
Rất nhiều điểm đón thí sinh của đội quân tình nguyện như thế này.

Điểm thi Quy Nhơn có 83.000 thí sinh dự thi, phần lớn trong số này là con em nông dân từ các vùng quê nghèo, nên chuyện lớ ngớ với nhà cao phố rộng là điều chắc chắn. Vì vậy họ rất cần sự giúp đỡ của mọi người, một trong những người giúp đỡ các thí sinh trước tiên là đội quân tình nguyện. Họ được cả xã hội thừa nhận bằng một cụm từ trìu mến: “Đội quân tiếp sức mùa thi”, dù chính số thanh niên này sau một mùa thi, tất cả cùng... đuối sức! Nhưng để “tiếp sức” cho thí sinh, không chỉ có đội quân thanh niên tình nguyện.Doanh nghiệp đưaThấy cảnh đi lại quá nhếch nhác và cũng đầy lo lắng của phụ huynh vào mỗi mùa thi, anh Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Quảng Ngãi - bàn với các “chiến hữu” của mình: “Hay ta tổ chức đưa các em đi thi tập trung, các ông thấy thế nào?”. Số doanh nhân trẻ ở Quảng Ngãi, phần lớn đều xuất thân từ nông thôn, cũng đã từng kinh hãi với cảnh xe đò tàu chợ khi họ vào Sài Gòn dự thi đại học hơn 15 năm về trước, nên họ rất hiểu nỗi lo của các em hiện nay, có điều chưa nghe ai khởi xướng chuyện giúp đỡ các em. Nay nghe Sơn nói vậy, tất cả đều đồng thanh “một-hai-ba-zdô” rồi móc tiền túi ra góp vào!Đó là câu chuyện của 4 năm về trước. Hồi đó, anh em doanh nghiệp trẻ chạy vạy phờ râu cũng chỉ “gom” được 4 chiếc xe khách, chở khoảng 200 em, mà cũng rón rén ra tới Đà Nẵng và vào Quy Nhơn chứ chưa dám vượt Hải Vân ra Huế vì... cụt vốn! Dù vậy, việc chở miễn phí cho 200 em đi thi hồi ấy đã là một “sự kiện” của tỉnh Quảng Ngãi rồi.Thừa thắng xông lên, ngay năm sau, các thí sinh đã có thêm 4 xe “miễn phí” nữa. Lần này thì các em được bao thêm bữa cơm trưa. Cho đến mùa thi năm nay, đã có trên 1.000 học sinh Quảng Ngãi được chở miễn phí dự thi đại học ở 3 điểm Huế, Đà Nẵng và Quy Nhơn. Nhiều chiếc xe khách đã phải huỷ chuyến để tập trung lo đưa thí sinh đi thi. Ngoài bữa cơm trưa miễn phí vẫn được duy trì, năm nay có thêm “ở miễn phí” cho 100 em nữa, lại tặng 500.000đ/người cho 14 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Mỗi đoàn đến các điểm thi đều có một bác sĩ đi cùng để “chăm sóc miễn phí” nếu như chẳng may có một em nào đó đau ốm dọc đường. Chị Lê Thị Thu ở Sơn Tịnh, tiễn con đi thi, nhìn thấy chiếc xe ôtô khách to vật vã, lại mới cứng, máy lạnh chạy “mát càrem”, chị xuýt xoa, chép miệng liên tục: “Cảm ơn mấy anh doanh nghiệp trẻ, tui định cùng đi với con, nhưng trong túi có 500 ngàn thì hai mẹ con làm sao dùng đủ trong 4 ngày. Đang định vay thêm 500 ngàn nữa thì nghe có xe miễn phí, lại mát mẻ thế này, mừng quá chừng là mừng”.Không chỉ đưa các em lên xe rồi là... xong trách nhiệm, mỗi điểm thi đều có người của hội đi cùng. Một mặt là để xử lý sự cố dọc đường, mặt khác là làm cầu nối với “nơi đến”, liên hệ chỗ ăn chốn ở đâu vào đó rồi mới được “hồi gia”. Không ít doanh nghiệp trẻ bị vợ càm ràm về cái chuyện “vác tù và” này, nhưng với họ, được giúp cho các em nghèo có điều kiện đi thi là một niềm vui.
Hàng chục xe ôtô đưa miễn phí thí sinh Quảng Ngãi đi thi ngày 2.7.2011. Ảnh: T.Đ

Nhân dân đónSau lễ tiễn đưa tại Quảng Ngãi, 8 chiếc xe ca ghế mềm máy lạnh nhằm hướng Quy Nhơn trực chỉ. Các cháu chuyện trò cười vui như pháo nổ, chỉ có các anh doanh nghiệp là lòng rối bời bời. “Không biết liên hệ rồi mà Quy Nhơn có “đón” như họ hứa không?”. Đó là câu hỏi luôn lởn vởn trong đầu những anh doanh nghiệp đi cùng đoàn. Nhưng Quy Nhơn đã “trả lời” mối ngờ vực ấy bằng những cuộc tiếp đón ngoài mong đợi. Đã quá quen với cảnh đón sinh viên nghèo từ 6 năm nay, gần như các cánh cửa nhà trọ ở thành phố này mở toang để đón khách.Tôi chẳng thể tin rằng, giá nhà trọ cho mỗi em chỉ với 15.000đ! Chị Bảy Thiết ở phường Ngô Mây nói: “Lấy tượng trưng để trả tiền điện, nước thôi, các cháu đều nghèo cả mà”. Và chuyện này thì bất ngờ hơn: Người dân Quy Nhơn đã tặng 10 ngàn chỗ trọ miễn phí cho các thí sinh nghèo, biếu 5.000 suất ăn miễn phí. “Đó là số người đăng ký với đường dây nóng của chương trình tiếp sức mùa thi, còn số người làm đơn lẻ thì không biết bao nhiêu mà kể” - chủ xị đường dây nóng Lương Đình Tiên cho biết.Như chị Cúc ở Quy Nhơn, “dẹp” tạm thời cơ sở sản xuất, mua luôn 150 chiếc chiếu, tăng cường quạt điện để đón 150 em, “lệnh” chị phụ bếp lo ăn miễn phí cho số học sinh ấy suốt trong những ngày thi. Như siêu thị Coop Mart Quy Nhơn hỗ trợ 1.000 suất ăn miễn phí, như khách sạn Hoàng Yến sang trọng là thế, đang “cháy” phòng trong mùa du lịch là thế, nhưng cũng phải “bấm bụng” cho 200 em ở miễn phí và tặng 1.000 suất ăn. Nhiều nhóm gia đình tình nguyện nhường hẳn cả tầng lầu của nhà mình để cho các em ở trọ, số này thì không tính hết. Thế mới biết nhân dân ta hào phóng biết chừng nào. Dân Quy Nhơn, đúng như tên gọi “quy nhơn”, nơi hội tụ những con người nghĩa hiệp, không làm hổ danh mảnh đất đã từng sinh ra và nuôi dưỡng những anh hùng lỗi lạc và những thi sĩ lừng danh!Có người nói rằng, với số lượng 83 ngàn thí sinh về Quy Nhơn ứng thí, cộng với khoảng 40.000 phụ huynh đưa con đi thi nữa, mỗi ngày thành phố này “kiếm” được một khoản tiền khổng lồ từ các dịch vụ phục vụ cho lượng người này. Điều này không sai nhưng theo tôi, cái mà Quy Nhơn - Bình Định “thu” được lớn nhất sau mỗi mùa thi là những tình cảm mà khách thập phương dành cho vùng “đất võ trời văn” này sau một lần đưa con đi thi và họ được dân Quy Nhơn - Bình Định đối xử như những người thân lâu ngày gặp lại.Sẽ có những em không đỗ trong kỳ thi này, nhưng trong lòng các em thì sẽ còn “đậu” mãi về những tình cảm mà mọi người đã dành cho các em suốt trong những ngày thi.
(Theo Trần Đăng - Báo Lao động)
 
Top