mebinzin
New Member
Mình vừa đọc bài này trên báo Dân trí, thương quá.
Thứ Tư, 25/08/2010 - 05:00
(Dân trí) - Gần năm tháng nay, họ lang thang khắp nẻo đường Thủ đô để xin từng đồng. Nhiều người liếc nhìn bằng ánh mắt khinh rẻ, hiếm ai hiểu được vì chạy chữa bệnh u máu cho con nên đôi vợ chồng tàn tật đã chấp nhận “lạy lục cầu xin tình thương của đồng loại”.
Mong ước lớn nhất của đôi vợ chồng tàn tật này là đứa con thơ được chữa khỏi bệnh.
“Cái kiếp ăn xin nhục nhã, khổ ải lắm anh ơi! Vợ chồng em thấm thía hết. Nhưng, không đi ăn xin thì làm sao bọn em có ít tiền chữa bệnh cho con. Vợ chồng em cắn rơm, cắn rạ chịu đựng hết” - Chị Phạm Thị Thuỷ (1986) tâm sự với chúng tôi trong dòng nước mắt.
Vợ chồng anh Duần vốn ở bản Tà Núc (xã Húc, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị). Cuộc sống của đôi vợ chồng tàn tật quanh năm đối mặt với cái đói. Anh Hồ Văn Duần (1982) bị mù từ bé. Chàng trai Vân Kiều chẳng thể cáng đáng công việc gia đình. Thế nên, vất vả đặt trọn trên vai người phụ nữ mắc chứng di tật cột sống bẩm sinh - chị Phạm Thị Thuỷ. Chìm trong khổ ải, đôi vợ chồng trẻ vẫn cố gắng đắp đổi sống qua ngày. Không thể cuốc cày kiếm hạt gạo, họ cần mẫn vào rừng tìm búp măng, bó rau. Lấy nhau ba năm, vợ chồng anh Duần vẫn chưa có bữa cơm no.
Nỗi vất vả của đôi bạn trẻ dường như được an ủi phần nào khi chị Thuỷ hạ sinh cháu Hồ Văn Diệu (2010). Niềm vui mới hé nở, nỗi âu lo đã vần vũ kéo về. Khi Diệu mới đầy tháng, một khối u xuất hiện gần hốc mắt cháu. Khối u ấy lớn dần khiến cháu khóc suốt ngày đêm. Thương con đến đứt từng khúc ruột, đôi vợ chồng nghèo chạy vạy khắp bản, mượn tiền để đưa con đến bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán: cháu mắc bệnh u máu. Khối u ở mắt cần được phẫu thuật gấp. Nếu không, nó sẽ lớn dần lên, che lấp và khiến mắt cháu bị mù.
Mỗi lời bác sĩ chẩn đoán như một vết dao cứa vào lòng đôi vợ chồng quanh năm đối diện với tật bệnh. Chị Thuỷ khóc như mưa, run run tâm sự: “Trước đây, chồng em cũng bị bệnh. Không có tiền chữa trị nên anh ấy bị mù thế này. Chẳng lẽ ông trời buộc con em phải sống trong cảnh mù loà như bố nó sao?”. Không thể làm ngơ trước sự sống còn của đôi mắt con. Vợ chồng anh Duần liều mình, dắt díu nhau tìm đường ra Hà Nội chữa bệnh cho cháu.
Ngày khăn gói lên đường ra Bắc, trong túi anh chị chỉ còn đồng bạc lẻ. Không đủ tiền xe ra Hà Nội, cả nhà bị đuổi xuống thành phố Đông Hà. Hai tấm thân bệnh tật đành ẵm con, lê bước ra chợ, van nài mọi người cứu giúp. May sao nhiều người cảm thương cảnh ngộ bi đát của anh chị đã gom góp chút tiền giúp đôi vợ chồng nghèo và đứa con bệnh. Anh Duần kể: “Nhiều người hỏi vợ chồng em: giờ đưa cháu ra Hà Nội, làm sao có tiền để chữa bệnh? Vợ chồng em chẳng biết trả lời sao cả, chỉ biết khóc thôi. Lần này, vợ chồng em liều mạng. Ra đó, bọn em xoay sở tiếp”.
Vừa đặt chân lên đất Hà Thành, hai vợ chồng đã ẵm con đi tìm việc làm thuê. Nhưng, “không ai đi thuê hai kẻ tàn tật” dẫu anh chị đã tìm việc đến chùn chân, đỏ mắt. Thế nên, ba con người bệnh tật buộc phải sống bám vào nghề ăn xin. Anh chị rải bước khắp nơi xin từng đồng bạc lẻ. Bao giờ chị cũng ẵm con đi trước, anh Duần đặt tay lên vai vợ, rồi lần theo từng bước. Ba chiếc bóng như dật dờ hoà vào nhau. Chị Thuỷ buồn buồn nói: “Nhiều người nghi ngờ cho rằng: vợ chồng em lười lao động nên mới đi ăn xin. Họ đối xử tàn tệ lắm. Cũng may là có người cảm thông”.
Gom được ít tiền, hai vợ chồng đem cháu vào Bệnh viện Nhi trung ương khám bệnh. Căn bệnh cháu chữa trị không đơn giản. Trước khi phẫu thuật, cháu phải được điều trị một thời gian khá dài. Mỗi tháng, con anh chị phải tiêm hai mũi thuốc, mỗi mũi lên đến 700.000 đồng. Đó là chưa kể một danh mục dài các loại thuốc nhất thiết cháu phải dùng. Đối với đôi vợ chồng chỉ có hai bàn tay trắng, việc chữa bệnh cho con trở thành điều không tưởng. Chẳng còn cách nào khác, vợ chồng anh Duần buộc lòng tiếp tục lao vào chuỗi ngày ngửa tay xin từng đồng.
Anh chị nhịn ăn, tính từng cắc, từng xu cốt sao kiếm đủ tiền để con có từng mũi tiêm, liếu thuốc. Hai vợ chồng cứ băng bổ đi ăn xin và đau đáu hy vọng suốt mấy tháng ròng. Thế nhưng, kiếm được đồng tiền, bát gạo đâu dễ. Không ít lần, anh chị bị côn đồ đánh đập, cướp sạch tiền… thậm chí, còn bị công an bắt vào đồn. Mỗi lần như vậy, đôi vợ chồng trẻ chỉ còn cách rơi nước mắt.
Không thể đùa với pháp luật, anh chị dồn tiền, mua ít bánh kẹo, bao thuốc, rồi đi bán dạo. Nhưng thật ra, số tiền thu được chủ yếu nhờ cả vào lòng hảo tâm của khách hàng. Anh Duần nói: “Nhờ các chị bán hàng rong bày vẽ cho, vợ chồng em mới biết cách vừa bán, vừa xin thế này. Bọn em ở núi rừng ra phố làm gì hay biết.”. Anh lặng đi, rồi tiếp lời: “Bán được đôi ngày, em mới biết làm thế này cũng trái pháp luật. Nhưng mà bọn em cùng đường rồi. Chẳng biết phải làm sao bây giờ”.
Lang thang khắp thành phố, mỗi lần gom được 700.000 đồng, anh chị lại tất tả vào viện để bác sĩ tiêm thuốc cho con. Thế mà, cháu Hồ Văn Diệu đến giờ chỉ mới được tiêm hai, ba mũi thuốc. Ngày có tiền để phẫu thuật khối u ở mắt con trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Chị Thủy nói trong nước mắt: “Vợ chồng em chỉ ước ao có tiền chữa bệnh cho con. Cháu lành bệnh rồi, gia đình em sẽ về quê, ăn rau, ăn sắn sống qua ngày cũng được. Ở nhà, bố mẹ bọn em già rồi, lại đau ốm quanh năm suốt tháng. Bữa giờ, bọn em mới về thăm bố mẹ một lần thôi”.
Dứt lời, chị Thuỷ nhìn sang người chồng mù và đứa con mắc bệnh u máu. Nước mắt bỗng nhiên thi nhau chảy trên hai gương mặt khắc khổ. Đứa bé mới bảy tháng tuổi cũng ngằn ngặt khóc như hiểu nỗi đau của mẹ cha. Chị Thuỷ nựng con, lau vội dòng nước mắt, rồi nói: “Gần hai tháng nay, sau đầu cháu bỗng nhiên xuất hiện thêm một khối u khá lớn. Vợ chồng em lo lắm, mà chẳng biết làm sao?”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Hồ Văn Duần, chị Phạm Thị Thuỷ: Thôn Tà Núc, xã Húc, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Thứ Tư, 25/08/2010 - 05:00
(Dân trí) - Gần năm tháng nay, họ lang thang khắp nẻo đường Thủ đô để xin từng đồng. Nhiều người liếc nhìn bằng ánh mắt khinh rẻ, hiếm ai hiểu được vì chạy chữa bệnh u máu cho con nên đôi vợ chồng tàn tật đã chấp nhận “lạy lục cầu xin tình thương của đồng loại”.
Mong ước lớn nhất của đôi vợ chồng tàn tật này là đứa con thơ được chữa khỏi bệnh.
“Cái kiếp ăn xin nhục nhã, khổ ải lắm anh ơi! Vợ chồng em thấm thía hết. Nhưng, không đi ăn xin thì làm sao bọn em có ít tiền chữa bệnh cho con. Vợ chồng em cắn rơm, cắn rạ chịu đựng hết” - Chị Phạm Thị Thuỷ (1986) tâm sự với chúng tôi trong dòng nước mắt.
Vợ chồng anh Duần vốn ở bản Tà Núc (xã Húc, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị). Cuộc sống của đôi vợ chồng tàn tật quanh năm đối mặt với cái đói. Anh Hồ Văn Duần (1982) bị mù từ bé. Chàng trai Vân Kiều chẳng thể cáng đáng công việc gia đình. Thế nên, vất vả đặt trọn trên vai người phụ nữ mắc chứng di tật cột sống bẩm sinh - chị Phạm Thị Thuỷ. Chìm trong khổ ải, đôi vợ chồng trẻ vẫn cố gắng đắp đổi sống qua ngày. Không thể cuốc cày kiếm hạt gạo, họ cần mẫn vào rừng tìm búp măng, bó rau. Lấy nhau ba năm, vợ chồng anh Duần vẫn chưa có bữa cơm no.
Nỗi vất vả của đôi bạn trẻ dường như được an ủi phần nào khi chị Thuỷ hạ sinh cháu Hồ Văn Diệu (2010). Niềm vui mới hé nở, nỗi âu lo đã vần vũ kéo về. Khi Diệu mới đầy tháng, một khối u xuất hiện gần hốc mắt cháu. Khối u ấy lớn dần khiến cháu khóc suốt ngày đêm. Thương con đến đứt từng khúc ruột, đôi vợ chồng nghèo chạy vạy khắp bản, mượn tiền để đưa con đến bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán: cháu mắc bệnh u máu. Khối u ở mắt cần được phẫu thuật gấp. Nếu không, nó sẽ lớn dần lên, che lấp và khiến mắt cháu bị mù.
Mỗi lời bác sĩ chẩn đoán như một vết dao cứa vào lòng đôi vợ chồng quanh năm đối diện với tật bệnh. Chị Thuỷ khóc như mưa, run run tâm sự: “Trước đây, chồng em cũng bị bệnh. Không có tiền chữa trị nên anh ấy bị mù thế này. Chẳng lẽ ông trời buộc con em phải sống trong cảnh mù loà như bố nó sao?”. Không thể làm ngơ trước sự sống còn của đôi mắt con. Vợ chồng anh Duần liều mình, dắt díu nhau tìm đường ra Hà Nội chữa bệnh cho cháu.
Ngày khăn gói lên đường ra Bắc, trong túi anh chị chỉ còn đồng bạc lẻ. Không đủ tiền xe ra Hà Nội, cả nhà bị đuổi xuống thành phố Đông Hà. Hai tấm thân bệnh tật đành ẵm con, lê bước ra chợ, van nài mọi người cứu giúp. May sao nhiều người cảm thương cảnh ngộ bi đát của anh chị đã gom góp chút tiền giúp đôi vợ chồng nghèo và đứa con bệnh. Anh Duần kể: “Nhiều người hỏi vợ chồng em: giờ đưa cháu ra Hà Nội, làm sao có tiền để chữa bệnh? Vợ chồng em chẳng biết trả lời sao cả, chỉ biết khóc thôi. Lần này, vợ chồng em liều mạng. Ra đó, bọn em xoay sở tiếp”.
Vừa đặt chân lên đất Hà Thành, hai vợ chồng đã ẵm con đi tìm việc làm thuê. Nhưng, “không ai đi thuê hai kẻ tàn tật” dẫu anh chị đã tìm việc đến chùn chân, đỏ mắt. Thế nên, ba con người bệnh tật buộc phải sống bám vào nghề ăn xin. Anh chị rải bước khắp nơi xin từng đồng bạc lẻ. Bao giờ chị cũng ẵm con đi trước, anh Duần đặt tay lên vai vợ, rồi lần theo từng bước. Ba chiếc bóng như dật dờ hoà vào nhau. Chị Thuỷ buồn buồn nói: “Nhiều người nghi ngờ cho rằng: vợ chồng em lười lao động nên mới đi ăn xin. Họ đối xử tàn tệ lắm. Cũng may là có người cảm thông”.
Gom được ít tiền, hai vợ chồng đem cháu vào Bệnh viện Nhi trung ương khám bệnh. Căn bệnh cháu chữa trị không đơn giản. Trước khi phẫu thuật, cháu phải được điều trị một thời gian khá dài. Mỗi tháng, con anh chị phải tiêm hai mũi thuốc, mỗi mũi lên đến 700.000 đồng. Đó là chưa kể một danh mục dài các loại thuốc nhất thiết cháu phải dùng. Đối với đôi vợ chồng chỉ có hai bàn tay trắng, việc chữa bệnh cho con trở thành điều không tưởng. Chẳng còn cách nào khác, vợ chồng anh Duần buộc lòng tiếp tục lao vào chuỗi ngày ngửa tay xin từng đồng.
Anh chị nhịn ăn, tính từng cắc, từng xu cốt sao kiếm đủ tiền để con có từng mũi tiêm, liếu thuốc. Hai vợ chồng cứ băng bổ đi ăn xin và đau đáu hy vọng suốt mấy tháng ròng. Thế nhưng, kiếm được đồng tiền, bát gạo đâu dễ. Không ít lần, anh chị bị côn đồ đánh đập, cướp sạch tiền… thậm chí, còn bị công an bắt vào đồn. Mỗi lần như vậy, đôi vợ chồng trẻ chỉ còn cách rơi nước mắt.
Không thể đùa với pháp luật, anh chị dồn tiền, mua ít bánh kẹo, bao thuốc, rồi đi bán dạo. Nhưng thật ra, số tiền thu được chủ yếu nhờ cả vào lòng hảo tâm của khách hàng. Anh Duần nói: “Nhờ các chị bán hàng rong bày vẽ cho, vợ chồng em mới biết cách vừa bán, vừa xin thế này. Bọn em ở núi rừng ra phố làm gì hay biết.”. Anh lặng đi, rồi tiếp lời: “Bán được đôi ngày, em mới biết làm thế này cũng trái pháp luật. Nhưng mà bọn em cùng đường rồi. Chẳng biết phải làm sao bây giờ”.
Lang thang khắp thành phố, mỗi lần gom được 700.000 đồng, anh chị lại tất tả vào viện để bác sĩ tiêm thuốc cho con. Thế mà, cháu Hồ Văn Diệu đến giờ chỉ mới được tiêm hai, ba mũi thuốc. Ngày có tiền để phẫu thuật khối u ở mắt con trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Chị Thủy nói trong nước mắt: “Vợ chồng em chỉ ước ao có tiền chữa bệnh cho con. Cháu lành bệnh rồi, gia đình em sẽ về quê, ăn rau, ăn sắn sống qua ngày cũng được. Ở nhà, bố mẹ bọn em già rồi, lại đau ốm quanh năm suốt tháng. Bữa giờ, bọn em mới về thăm bố mẹ một lần thôi”.
Dứt lời, chị Thuỷ nhìn sang người chồng mù và đứa con mắc bệnh u máu. Nước mắt bỗng nhiên thi nhau chảy trên hai gương mặt khắc khổ. Đứa bé mới bảy tháng tuổi cũng ngằn ngặt khóc như hiểu nỗi đau của mẹ cha. Chị Thuỷ nựng con, lau vội dòng nước mắt, rồi nói: “Gần hai tháng nay, sau đầu cháu bỗng nhiên xuất hiện thêm một khối u khá lớn. Vợ chồng em lo lắm, mà chẳng biết làm sao?”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Hồ Văn Duần, chị Phạm Thị Thuỷ: Thôn Tà Núc, xã Húc, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.