metyruoi
Active Member
Trẻ con ngày nay may mắn sống trong một thế giới bao gồm những tiến bộ vượt bực về khoa học và kỹ thuật điện tử. Thế nhưng, đồng thời chúng cũng phải đón nhận những biến động dữ dội, không ngừng nghỉ của con người qua những tin tức về chiến tranh, về khủng bố, về các vụ bắn giết ở trường học, về những vụ bắt cóc và hãm hại trẻ con... Do đó, trẻ có thể hoang mang, lo sợ hay hụt hẫng
Xây dựng một sự gắn bó ấm áp
Cái nhìn của đứa trẻ về thế giới và những người sinh sống trong đó được thành hình dựa trên sự giao thiệp của chúng với những người mà chúng gần gũi và liên hệ . Chúng ta cần xây dựng một sự gắn bó ấm áp để trẻ con cảm thấy được yêu thương và được an toàn
Luôn giữ mối liên hệ bền chặt
Trẻ con cần cha mẹ lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ và xúc cảm của chúng. Mỗi ngày chúng ta đều nên biết lắng nghe và tham dự vào đời sống của con cái. Sự nói chuyện trao đổi giữa cha mẹ và con cái rất cần thiết
Ban cho con tình thương vô điều kiện
Có nghĩa là “Bố mẹ yêu con ngay cả khi con lỡ phạm lỗi hay làm bố mẹ thất vọng. Khi nào con cũng có thể tâm sự, chia sẻ với bố mẹ cho dù chuyện đó không xảy ra một cách tốt đẹp. Bố mẹ sẽ dành cho con tình thương, sự an toàn và sự chấp nhận. Bố mẹ sẽ ở cạnh bên con và ở về phe của con. Một điều quan trọng khác nữa cần bày tỏ cho con biết là “Không chỉ vì con học giỏi và thành công mà bố mẹ thương con.”
Khuyến khích năng khiếu và sự thành công
Con cái chúng ta cần có cơ hội và sự nâng đỡ để nó có thể học hỏi các vấn đề và thử thách khác nhau của đời sống Chúng ta nên sát cánh với con để làm việc và đầu tư thời gian. Chúng ta cũng cần dạy cho con biết sự chăm chỉ làm việc, chấp nhận việc mình có thể phạm lỗi và biết tìm cách sửa chữa lỗi lầm, chứ đừng bỏ cuộc. Những đứa trẻ hay bị thất bại và không được nâng đỡ, hỗ trợ thì thường hay bi quan và không vui sướng; như thế, chúng cũng khó có lòng nghĩ đến người khác.
Dạy con biết cách để đối phó với thực tế
Dĩ nhiên là cha mẹ, chúng ta luôn luôn muốn con được sung sướng và vui vẻ, thế nhưng chúng ta cũng dạy con biết cách ứng phó với sự buồn rầu, mệt mỏi và thất vọng bởi vì đó là một phần của đời sống. Chúng ta phải giải thích cho con biết rằng không phải lúc nào người ta cũng có thể có những cái mà họ muốn. Chúng ta sẽ chỉ làm hại con mà thôi nếu luôn làm cho con nghĩ rằng đòi là phải được.
Ðặt giới hạn
Thiết lập những hướng dẫn và điều lệ rõ ràng về việc chấp nhận các hành động hay thái đô cư xử đối với người khác. Chúng ta phải dạy và giải thích cho con biết những lý do của sự giới hạn và điều lệ của chúng để con hiểu rõ.
Dạy con biết cách đối phó với những bất đồng và sự giận dữ
Giận dữ và gặp khó khăn là một phần của đời sống, thế nên chúng ta phải dạy con cái những phương cách có tính cách xây dưng để đối phó hay bày tỏ sự nóng giận của mình, cũng như tìm giải pháp cho những bất đồng. Chúng ta cũng cần dạy cho con biết sự sai trái của việc sử dụng vũ lực với người khác. Khi một đứa trẻ 3 tuổi đánh hay cắn một đứa trẻ khác, chúng ta cần hành động ngay để chấm dứt thái độ hung dữ đó, không phải trừng phạt bằng đánh đập hay la rầy, mà là giải thích cho con biết là hành đồng ấy sai và làm cho nó nhận thấy được cái đau của đứa trẻ kia. Chúng ta cũng cần dạy dỗ cho con biết cách tự chế, kiểm soát lời nói khi muốn bày tỏ sự nóng giận hay bị làm cho tổn thương. Chúng ta cũng nên hướng dẫn những phương cách để tìm giải pháp hòa hợp.
Khuyến khích tinh thần đồng cảm và nghĩ đến người khác.
Kỹ năng quan trọng nhất mà chúng ta cần dạy con là có được sự đồng cảm, đó là khả năng đặt chúng ta vào hoàn cảnh của người khác. Ðiều này có nghĩa là chúng ta đối xử với con cái bằng sự tử tế và khuyến khích con phát triển khả năng đồng cảm này. Khi thấy con cái sử dụng những từ ngữ hay câu nói làm hạ phẩm giá người khác hay có hành động ích kỷ, chúng ta phải chận đứng ngay
Chúng ta muốn trẻ con cảnh giác về hậu quả hành động của chúng và nghĩ đến cảm xúc của người khác. Ngay cả trẻ nhỏ cũng cần được khuyến khích thực hiện những cử chỉ và hành vi nhã nhặn.
Giáo dục cách cư xử
Ðây không phải là một suy nghĩ cổ điển mà trái lại nó luôn luôn mới và có tính cách trường cửu, bởi vì đó là một thái độ sống, một cách cư xử căn bản mà một con người lành mạnh cần có khi học hỏi cách nói những chữ như: “xin vui lòng”, “cảm ơn”, “không có chi” và “xin lỗi”.
Nhận trách nhiệm
Chúng ta không muốn dạy dỗ con cái trở thành những người vị kỷ, chỉ biết nhận mà không hề biết cho. Trẻ con cần hiểu và nhận trách nhiệm ở trường học và ở trong gia đình. Chẳng hạn như một phần của sự phát triển tinh thần đồng cảm chính là khi chúng biết được rằng có rất nhiều công việc cần được chia sẻ trong gia đình. Mọi thành viên lớn hay nhỏ đều phải có bổn phận chia xẻ phần vụ của mình. Nhờ tham dự như vậy, trẻ con sẽ học hỏi và biết cái cảm giác mình đã một phần tử đóng góp vào việc xây dựng mái ấm gia đình.
Biểu lộ bằng hành động
Ðời sống không phải luôn diễn ra tốt đẹp như mọi người mong muốn. Những khó khăn, trắc trở cũng như bất công có thể xảy ra trong đời sống riêng tư cũng như trong đời sống xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chỉ dẫn và dạy dỗ con cái là vẫn có nhiều phương cách và giải pháp lạc quan để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và biến đổi điều xấu trở thành điều tốt.
Nuôi dạy con trẻ là một thử thách lớn không phải cho phụ huynh mà cho cả một cộng đồng xã hội. Tôi muốn gởi đến bạn một câu ngạn ngữ được bà Hillary Clinton chọn làm tựa đề cuốn sách của bà có tên “It takes a village to raise a child”, tạm dịch “Muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ chúng ta cần sự hợp tác của cả một ngôi làng”.
Cho dù cái đời sống hôm nay đầy dẫy những bạo động, thế nhưng nếu phụ huynh, các nhà giáo dục, xã hội cùng mang chung một hoài bão là hướng dẫn và dạy dỗ trẻ con trở thành người công dân tốt, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ thành công.
Bác sĩ tâm lý nhi khoa Robert Schwebel
Xây dựng một sự gắn bó ấm áp
Cái nhìn của đứa trẻ về thế giới và những người sinh sống trong đó được thành hình dựa trên sự giao thiệp của chúng với những người mà chúng gần gũi và liên hệ . Chúng ta cần xây dựng một sự gắn bó ấm áp để trẻ con cảm thấy được yêu thương và được an toàn
Luôn giữ mối liên hệ bền chặt
Trẻ con cần cha mẹ lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ và xúc cảm của chúng. Mỗi ngày chúng ta đều nên biết lắng nghe và tham dự vào đời sống của con cái. Sự nói chuyện trao đổi giữa cha mẹ và con cái rất cần thiết
Ban cho con tình thương vô điều kiện
Có nghĩa là “Bố mẹ yêu con ngay cả khi con lỡ phạm lỗi hay làm bố mẹ thất vọng. Khi nào con cũng có thể tâm sự, chia sẻ với bố mẹ cho dù chuyện đó không xảy ra một cách tốt đẹp. Bố mẹ sẽ dành cho con tình thương, sự an toàn và sự chấp nhận. Bố mẹ sẽ ở cạnh bên con và ở về phe của con. Một điều quan trọng khác nữa cần bày tỏ cho con biết là “Không chỉ vì con học giỏi và thành công mà bố mẹ thương con.”
Khuyến khích năng khiếu và sự thành công
Con cái chúng ta cần có cơ hội và sự nâng đỡ để nó có thể học hỏi các vấn đề và thử thách khác nhau của đời sống Chúng ta nên sát cánh với con để làm việc và đầu tư thời gian. Chúng ta cũng cần dạy cho con biết sự chăm chỉ làm việc, chấp nhận việc mình có thể phạm lỗi và biết tìm cách sửa chữa lỗi lầm, chứ đừng bỏ cuộc. Những đứa trẻ hay bị thất bại và không được nâng đỡ, hỗ trợ thì thường hay bi quan và không vui sướng; như thế, chúng cũng khó có lòng nghĩ đến người khác.
Dạy con biết cách để đối phó với thực tế
Dĩ nhiên là cha mẹ, chúng ta luôn luôn muốn con được sung sướng và vui vẻ, thế nhưng chúng ta cũng dạy con biết cách ứng phó với sự buồn rầu, mệt mỏi và thất vọng bởi vì đó là một phần của đời sống. Chúng ta phải giải thích cho con biết rằng không phải lúc nào người ta cũng có thể có những cái mà họ muốn. Chúng ta sẽ chỉ làm hại con mà thôi nếu luôn làm cho con nghĩ rằng đòi là phải được.
Ðặt giới hạn
Thiết lập những hướng dẫn và điều lệ rõ ràng về việc chấp nhận các hành động hay thái đô cư xử đối với người khác. Chúng ta phải dạy và giải thích cho con biết những lý do của sự giới hạn và điều lệ của chúng để con hiểu rõ.
Dạy con biết cách đối phó với những bất đồng và sự giận dữ
Giận dữ và gặp khó khăn là một phần của đời sống, thế nên chúng ta phải dạy con cái những phương cách có tính cách xây dưng để đối phó hay bày tỏ sự nóng giận của mình, cũng như tìm giải pháp cho những bất đồng. Chúng ta cũng cần dạy cho con biết sự sai trái của việc sử dụng vũ lực với người khác. Khi một đứa trẻ 3 tuổi đánh hay cắn một đứa trẻ khác, chúng ta cần hành động ngay để chấm dứt thái độ hung dữ đó, không phải trừng phạt bằng đánh đập hay la rầy, mà là giải thích cho con biết là hành đồng ấy sai và làm cho nó nhận thấy được cái đau của đứa trẻ kia. Chúng ta cũng cần dạy dỗ cho con biết cách tự chế, kiểm soát lời nói khi muốn bày tỏ sự nóng giận hay bị làm cho tổn thương. Chúng ta cũng nên hướng dẫn những phương cách để tìm giải pháp hòa hợp.
Khuyến khích tinh thần đồng cảm và nghĩ đến người khác.
Kỹ năng quan trọng nhất mà chúng ta cần dạy con là có được sự đồng cảm, đó là khả năng đặt chúng ta vào hoàn cảnh của người khác. Ðiều này có nghĩa là chúng ta đối xử với con cái bằng sự tử tế và khuyến khích con phát triển khả năng đồng cảm này. Khi thấy con cái sử dụng những từ ngữ hay câu nói làm hạ phẩm giá người khác hay có hành động ích kỷ, chúng ta phải chận đứng ngay
Chúng ta muốn trẻ con cảnh giác về hậu quả hành động của chúng và nghĩ đến cảm xúc của người khác. Ngay cả trẻ nhỏ cũng cần được khuyến khích thực hiện những cử chỉ và hành vi nhã nhặn.
Giáo dục cách cư xử
Ðây không phải là một suy nghĩ cổ điển mà trái lại nó luôn luôn mới và có tính cách trường cửu, bởi vì đó là một thái độ sống, một cách cư xử căn bản mà một con người lành mạnh cần có khi học hỏi cách nói những chữ như: “xin vui lòng”, “cảm ơn”, “không có chi” và “xin lỗi”.
Nhận trách nhiệm
Chúng ta không muốn dạy dỗ con cái trở thành những người vị kỷ, chỉ biết nhận mà không hề biết cho. Trẻ con cần hiểu và nhận trách nhiệm ở trường học và ở trong gia đình. Chẳng hạn như một phần của sự phát triển tinh thần đồng cảm chính là khi chúng biết được rằng có rất nhiều công việc cần được chia sẻ trong gia đình. Mọi thành viên lớn hay nhỏ đều phải có bổn phận chia xẻ phần vụ của mình. Nhờ tham dự như vậy, trẻ con sẽ học hỏi và biết cái cảm giác mình đã một phần tử đóng góp vào việc xây dựng mái ấm gia đình.
Biểu lộ bằng hành động
Ðời sống không phải luôn diễn ra tốt đẹp như mọi người mong muốn. Những khó khăn, trắc trở cũng như bất công có thể xảy ra trong đời sống riêng tư cũng như trong đời sống xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chỉ dẫn và dạy dỗ con cái là vẫn có nhiều phương cách và giải pháp lạc quan để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và biến đổi điều xấu trở thành điều tốt.
Nuôi dạy con trẻ là một thử thách lớn không phải cho phụ huynh mà cho cả một cộng đồng xã hội. Tôi muốn gởi đến bạn một câu ngạn ngữ được bà Hillary Clinton chọn làm tựa đề cuốn sách của bà có tên “It takes a village to raise a child”, tạm dịch “Muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ chúng ta cần sự hợp tác của cả một ngôi làng”.
Cho dù cái đời sống hôm nay đầy dẫy những bạo động, thế nhưng nếu phụ huynh, các nhà giáo dục, xã hội cùng mang chung một hoài bão là hướng dẫn và dạy dỗ trẻ con trở thành người công dân tốt, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ thành công.
Bác sĩ tâm lý nhi khoa Robert Schwebel