metyruoi
Active Member
SGTT.VN - Là một cây bút về đề tài gia đình và xã hội của tờ New York Times, đồng thời cũng là một người mẹ có con gái, bà Peggy Orenstein đã dành nhiều năm để nghiên cứu và tìm hiểu về cái gọi là “văn hoá công chúa” và “thi hoa hậu” để hoàn thành cuốn sách có tên Cinderella Ate My Daughter: Dispatches from the Front Lines of the New Girlie-Girl Culture.
Tháng 4 vừa qua, bà cũng đã ghé thăm Việt Nam và có cuộc nói chuyện tại trường UNIS Hà Nội với chủ đề Nền “văn hoá công chúa” và “thi hoa hậu”: ảnh hưởng đối với thế hệ thiếu nữ mới lớn và những người lớn xung quanh các em.
Bà bắt đầu quan tâm tới chuyện này như thế nào?
Hôm đó tôi đưa cô con gái ba tuổi đi khám răng. Ông bác sĩ dễ mến nói với con bé: “Nào cô bé, xin mời cháu ngồi lên chiếc ngai công chúa này để bác hoá phép cho những chiếc răng xinh xắn kia lấp lánh nhé”. Tôi chợt giật mình: “Chúa ơi! Có cả một chiếc ngai công chúa trong phòng khám răng thì liệu có một chiếc khoan răng dành riêng cho công chúa không?!” Tất nhiên là tôi chẳng trách cứ gì vị bác sĩ dễ mến. Nhưng câu nói của ông khiến tôi liên tưởng tới rất nhiều phản ứng tương tự mà tôi và chắc chắn nhiều bậc phụ huynh khác trong cuộc sống từng gặp. Chúng xuất phát từ thói quen dùng màu hồng và những ước mơ công chúa lọ lem để “thuyết phục” các cô bé từ khi các em còn rất nhỏ.
Nói thật là nếu khiến một cô bé con cảm thấy mình là công chúa xinh đẹp thì tôi nghĩ cũng không có gì quá đáng cả.
Để tôi giải thích về cuốn sách của mình. Đúng là cuốn sách nói về những nàng công chúa trong gia đình chúng ta và “văn hoá công chúa” đang tồn tại. Nhưng trước hết mục đích của tôi là tìm hiểu và khám phá về cái văn hoá đó. Tôi không hướng mục đích của mình vào việc đối đầu với nó mà muốn hiểu và chia sẻ những trải nghiệm của mình với tư cách một người mẹ với những bậc phụ huynh khác về nó. Tóm lại nhé, nếu bạn có con gái, liệu bạn có muốn lớn lên cô bé trở thành một Kim Kardashian hay Paris Hilton không? Tôi tin là đa số phụ huynh sẽ nói không. Và mục đích của cuốn sách này chính là để tránh chuyện đó xảy ra.
Làm sao để xác định được khi nào và ở mức độ nào “văn hoá công chúa” đã ảnh hưởng tới con gái chúng ta?
Khi đứa trẻ ở vào khoảng ba tuổi, dù là trai hay gái nó cũng bắt đầu tự định hình cá tính riêng của mình bằng bất cứ công cụ nào mà xã hội xung quanh trao vào tay chúng. Để xác định được sự ảnh hưởng thì cần hiểu cách ảnh hưởng.
Tôi sẽ đưa ra một câu chuyện thực tế để dễ hình dung. Cinderella là một nhân vật cổ tích quá quen thuộc với chúng ta. Nếu cô ấy mãi là một cô nàng lọ lem trên trang sách, trong những tưởng tượng của bọn trẻ thì chẳng có gì sai nếu các em ước mơ một ngày kia mình sẽ may mắn như nàng. Nhưng ở ngày hôm nay Cinderella đã bước ra khỏi giới hạn văn chương. Cô ấy đem lại lợi nhuận cho những người sản xuất búp bê, cô ấy trở thành hình tượng quảng cáo những món đồ chơi hay quần áo cho những cô bé tuổi dưới bảy. Và thế là chiều lòng con gái với chiếc váy công chúa xinh đẹp cũng chẳng có gì là quá đáng. “Văn hoá công chúa” là cách để các cô gái khẳng định nữ tính của mình. Nhưng chính nó cũng định vị cho các cô gái rằng con người của các em như thế nào phụ thuộc vào chuyện vẻ bề ngoài của các em ra sao. Vấn đề chính là ở đây.
Những ước vọng công chúa lọ lem và tác động của màu hồng đã sai khác đi rất nhiều. Nó không đến từ sự hồn nhiên của các bé gái mà thực chất nó chịu ảnh hưởng của giá trị vật chất ngày một mạnh lên trong xã hội. Như vậy, mặt trái của nó là giá trị giới, và đặc biệt là ý thức về vẻ ngoài thậm chí sẽ bị đẩy tới cực đoan như một giá trị tiêu chuẩn với các bé gái từ khi còn nhỏ.
Tác động của truyền thông trong vấn đề này chắc hẳn không nhỏ.
Đúng vậy. Vì truyền thông là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của thế giới vật chất thực dụng. Đó là “kẻ thù thầm lặng” gây nên những hiện tượng như giải phẫu thẩm mỹ, những cô gái chỉ chăm lo nhan sắc mà chẳng hề để ý đến lối sống v.v. cứ nhan nhản trong xã hội hôm nay. Các cô gái quá coi trọng lớp vỏ bên ngoài mà chẳng để ý tới chăm chút bên trong tâm hồn mình.
Vậy phụ huynh nên làm gì với những nàng công chúa trong gia đình họ?
Việc cấm đoán hoàn toàn văn hoá công chúa là không cần thiết nếu như cô con gái của bạn đang say sưa với phép màu. Trẻ con thường thích những tưởng tượng hoàng gia lộng lẫy. Nhưng các nàng công chúa không nên là những chuyện kể duy nhất trước khi bọn trẻ chìm vào giấc ngủ hay Barbie không nên là món đồ chơi duy nhất trong phòng riêng của các cô bé. Hãy bồi đắp cho các em niềm tin và sự quan tâm, yêu thích với những điều khác tích cực trong cuộc sống.
Các bậc phụ huynh cần đánh giá một cách sáng suốt mức độ tác động của văn hoá công chúa với con gái mình và luôn có ý thức điều chỉnh sự ảnh hưởng. Để quan trọng là chúng ta không để một ngày đẹp trời giật mình nhận thấy con gái mình đã trở thành một bản đúc rập khuôn của một cô ca sĩ nổi tiếng hay người mẫu gầy nhom nào đó. Những cô nàng búp bê xinh xắn và phép màu trong những câu chuyện thần tiên phải trở về với đúng giá trị của chúng: đem lại niềm vui cho con trẻ và nâng đỡ trí tưởng tượng, sự sáng tạo cũng như niềm tin cho các em trưởng thành.
THANH MINH
http://sgtt.vn/Loi-song/163769/�-Hay-day-con-gai-ban-biet-cham-soc-tam-hon�.html
Tháng 4 vừa qua, bà cũng đã ghé thăm Việt Nam và có cuộc nói chuyện tại trường UNIS Hà Nội với chủ đề Nền “văn hoá công chúa” và “thi hoa hậu”: ảnh hưởng đối với thế hệ thiếu nữ mới lớn và những người lớn xung quanh các em.
Bà bắt đầu quan tâm tới chuyện này như thế nào?
Hôm đó tôi đưa cô con gái ba tuổi đi khám răng. Ông bác sĩ dễ mến nói với con bé: “Nào cô bé, xin mời cháu ngồi lên chiếc ngai công chúa này để bác hoá phép cho những chiếc răng xinh xắn kia lấp lánh nhé”. Tôi chợt giật mình: “Chúa ơi! Có cả một chiếc ngai công chúa trong phòng khám răng thì liệu có một chiếc khoan răng dành riêng cho công chúa không?!” Tất nhiên là tôi chẳng trách cứ gì vị bác sĩ dễ mến. Nhưng câu nói của ông khiến tôi liên tưởng tới rất nhiều phản ứng tương tự mà tôi và chắc chắn nhiều bậc phụ huynh khác trong cuộc sống từng gặp. Chúng xuất phát từ thói quen dùng màu hồng và những ước mơ công chúa lọ lem để “thuyết phục” các cô bé từ khi các em còn rất nhỏ.
Nói thật là nếu khiến một cô bé con cảm thấy mình là công chúa xinh đẹp thì tôi nghĩ cũng không có gì quá đáng cả.
Để tôi giải thích về cuốn sách của mình. Đúng là cuốn sách nói về những nàng công chúa trong gia đình chúng ta và “văn hoá công chúa” đang tồn tại. Nhưng trước hết mục đích của tôi là tìm hiểu và khám phá về cái văn hoá đó. Tôi không hướng mục đích của mình vào việc đối đầu với nó mà muốn hiểu và chia sẻ những trải nghiệm của mình với tư cách một người mẹ với những bậc phụ huynh khác về nó. Tóm lại nhé, nếu bạn có con gái, liệu bạn có muốn lớn lên cô bé trở thành một Kim Kardashian hay Paris Hilton không? Tôi tin là đa số phụ huynh sẽ nói không. Và mục đích của cuốn sách này chính là để tránh chuyện đó xảy ra.
Làm sao để xác định được khi nào và ở mức độ nào “văn hoá công chúa” đã ảnh hưởng tới con gái chúng ta?
Khi đứa trẻ ở vào khoảng ba tuổi, dù là trai hay gái nó cũng bắt đầu tự định hình cá tính riêng của mình bằng bất cứ công cụ nào mà xã hội xung quanh trao vào tay chúng. Để xác định được sự ảnh hưởng thì cần hiểu cách ảnh hưởng.
Tôi sẽ đưa ra một câu chuyện thực tế để dễ hình dung. Cinderella là một nhân vật cổ tích quá quen thuộc với chúng ta. Nếu cô ấy mãi là một cô nàng lọ lem trên trang sách, trong những tưởng tượng của bọn trẻ thì chẳng có gì sai nếu các em ước mơ một ngày kia mình sẽ may mắn như nàng. Nhưng ở ngày hôm nay Cinderella đã bước ra khỏi giới hạn văn chương. Cô ấy đem lại lợi nhuận cho những người sản xuất búp bê, cô ấy trở thành hình tượng quảng cáo những món đồ chơi hay quần áo cho những cô bé tuổi dưới bảy. Và thế là chiều lòng con gái với chiếc váy công chúa xinh đẹp cũng chẳng có gì là quá đáng. “Văn hoá công chúa” là cách để các cô gái khẳng định nữ tính của mình. Nhưng chính nó cũng định vị cho các cô gái rằng con người của các em như thế nào phụ thuộc vào chuyện vẻ bề ngoài của các em ra sao. Vấn đề chính là ở đây.
Những ước vọng công chúa lọ lem và tác động của màu hồng đã sai khác đi rất nhiều. Nó không đến từ sự hồn nhiên của các bé gái mà thực chất nó chịu ảnh hưởng của giá trị vật chất ngày một mạnh lên trong xã hội. Như vậy, mặt trái của nó là giá trị giới, và đặc biệt là ý thức về vẻ ngoài thậm chí sẽ bị đẩy tới cực đoan như một giá trị tiêu chuẩn với các bé gái từ khi còn nhỏ.
Tác động của truyền thông trong vấn đề này chắc hẳn không nhỏ.
Đúng vậy. Vì truyền thông là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của thế giới vật chất thực dụng. Đó là “kẻ thù thầm lặng” gây nên những hiện tượng như giải phẫu thẩm mỹ, những cô gái chỉ chăm lo nhan sắc mà chẳng hề để ý đến lối sống v.v. cứ nhan nhản trong xã hội hôm nay. Các cô gái quá coi trọng lớp vỏ bên ngoài mà chẳng để ý tới chăm chút bên trong tâm hồn mình.
Vậy phụ huynh nên làm gì với những nàng công chúa trong gia đình họ?
Việc cấm đoán hoàn toàn văn hoá công chúa là không cần thiết nếu như cô con gái của bạn đang say sưa với phép màu. Trẻ con thường thích những tưởng tượng hoàng gia lộng lẫy. Nhưng các nàng công chúa không nên là những chuyện kể duy nhất trước khi bọn trẻ chìm vào giấc ngủ hay Barbie không nên là món đồ chơi duy nhất trong phòng riêng của các cô bé. Hãy bồi đắp cho các em niềm tin và sự quan tâm, yêu thích với những điều khác tích cực trong cuộc sống.
Các bậc phụ huynh cần đánh giá một cách sáng suốt mức độ tác động của văn hoá công chúa với con gái mình và luôn có ý thức điều chỉnh sự ảnh hưởng. Để quan trọng là chúng ta không để một ngày đẹp trời giật mình nhận thấy con gái mình đã trở thành một bản đúc rập khuôn của một cô ca sĩ nổi tiếng hay người mẫu gầy nhom nào đó. Những cô nàng búp bê xinh xắn và phép màu trong những câu chuyện thần tiên phải trở về với đúng giá trị của chúng: đem lại niềm vui cho con trẻ và nâng đỡ trí tưởng tượng, sự sáng tạo cũng như niềm tin cho các em trưởng thành.
THANH MINH
http://sgtt.vn/Loi-song/163769/�-Hay-day-con-gai-ban-biet-cham-soc-tam-hon�.html