Hãy giúp 2 bé mồ côi Quỳnh Như - Quỳnh Hoa - Bến Tre có điều kiện đến trường!

39
0
0

chiaseyeuthuong

New Member
[FONT=&quot] “Tri thức, chỉ có tri thức mới có thể giúp con người ta thoát nghèo thoát khổ” Tôi trăn trở mãi điều này sau chuyến đi về Giồng Trôm tìm hiểu hoàn cảnh dì Dung và 2 bé Quỳnh Như , Quỳnh Hoa.[/FONT]
[FONT=&quot]Theo thông tin của thuy_bt về hoàn cảnh của dì Dung và 2 cháu Quỳnh Như, Quỳnh Hoa. Thế là tôi đã sắp xếp 1 chuyến về Bến Tre, ghé Giồng Trôm . Từ TP.Bến Tre tìm đến nhà dì Dung cả đi và về gần 50km. Tôi mượn được “con ngựa sắt” và một mình rong ruỗi theo sự hướng dẫn của Thuy_bt. Chạy qua cầu Chẹt Sậy rồi đi mãi đến chợ Lương Quới, hỏi thăm đường vào ấp 8, Châu Bình. Chạy vòng vèo mãi cũng đến đúng nơi và thuy_bt đón tôi theo hẹn rồi dẫn tôi đến nhà dì Dung.[/FONT]
[FONT=&quot]Con đường dẫn vào nhà trơn trượt vì trời mưa bùn lầy, một căn nhà nhỏ vách lá đơn sơ hiện ra ngay trước mắt, và cảnh 3 bà cháu đang ngồi bên chậu hạt điều vừa mới làm xong sau hơn 10 ngày cặm cụi gọt vỏ, hôm nay là đến hạn giao cho người ta.[/FONT]




bà cháu đang gọt hạt điều để chuẩn bị giao sau hơn 10 cặm cụi
[FONT=&quot]
Thấy chúng tôi đến dì Năm (dì Dung thứ năm, gọi dì Năm cho thân mật theo kiểu xưng hô của người Nam) ngừng tay, còn 2 đứa nhỏ thì đứng lên khoanh tay chào.
[/FONT]
[FONT=&quot]Ngồi xuống trò chuyện cùng dì Năm, tôi hỏi tường tận lại hoàn cảnh gia đình để xem có hướng nào có thể giúp đỡ. Dì Năm ngậm ngùi kể tường tận.[/FONT]
[FONT=&quot]“Tôi có 2 thằng con trai, tôi sống với vợ chồng thằng lớn, thằng nhỏ thì bỏ đi biệt xứ lâu thiệt lâu mới về. Con trai lớn của tôi trước đây cũng làm đủ nghề để kiếm sống, một thời gian dài nó đi làm ở nhà máy xay xát lúa, rồi sau đó nó bị bệnh qua đời. Vợ nó từ đó cũng bỏ xứ mà đi để lại 2 đứa nhỏ cho tôi nuôi và từ đó đến nay không có tin tức gì. Bà cháu tôi sống trên miếng đất này là của cậu Chín em trai tôi cho ở nhờ, rồi xã cấp cho căn nhà tình thương này, mấy bà cháu tôi sống bằng nghề gọt hạt điều cho người ta. Trước đây tôi còn làm nghề quay chỉ se dừa, đi làm cỏ mướn nữa, nhưng giờ quay chỉ se dừa không còn làm nữa vì người ta giờ làm bằng máy trong mấy nhà máy nên không cần thuê làm như trước nữa, còn làm cỏ mướn thì tôi dạo này càng ngày càng yếu, lại bị cái chứng nhức xương sống nên tôi làm không nổi nữa cô à.”[/FONT]



căn nhà tình thương của 3 bà cháu
[FONT=&quot]
Nghe dì Năm kể hoàn cảnh, nhìn căn nhà lụp xụp, thấy 2 đứa trẻ ốm yếu tội nghiệp tôi không khỏi ngậm ngùi xót xa.Tôi hỏi dì Năm về tình hình học tập và sức khỏe của 2 bé, dì Năm nói: “Nhờ trời, nói thiệt với cô, con nhỏ lớn (bé Quỳnh Như) từ đó đến giờ không tốn 1 đồng bạc thuốc, nó không ốm đau bệnh tật gì cả. Chỉ tội cho con nhỏ (bé Quỳnh Hoa) không biết sao từ hồi sinh ra đến giờ nó cứ bệnh hoài, đi khám thì bác sĩ nói bệnh này không trị hết được, chỉ khi nào nó bị bệnh lên cơn nặng thì phải cho đến bệnh viện để chích thuốc.Nói thiệt với cô,nhờ phước ông bà, 2 đứa nhỏ học giỏi lắm, chị em nó tự chỉ nhau học mà con nhỏ lớn năm nào cũng học sinh giỏi, con nhỏ thì mới năm nay vào lớp 1.
[/FONT]




thành quả học tập của Quỳnh Như



Đánh giá kết quả học tập của Quỳnh Như, tất cả các môn học em đều có điểm A hoặc 10
[FONT=&quot]
Hỏi ra thì tôi biết Quỳnh Hoa bị bệnh suyễn, mỗi tháng bé bị lơn cơn suyễn 2 lần và thường phát bệnh vào đêm khuya, nhà thì xa và ở khu vực hẻo lánh nên những lúc như vậy bà chỉ biết ôm cháu ngồi chờ cho đến sáng rồi đưa ra trạm xá. Thật nguy hiểm quá!!!
[/FONT]
[FONT=&quot]Sau khi trò chuyện cùng dì Năm, tôi muốn trò chuyện với Quỳnh Như và Quỳnh Hoa để xem 2 con có nguyện vọng gì không.[/FONT]
[FONT=&quot]Bé Quỳnh Hoa nhút nhát bẻn lẻn trả lời những câu hỏi của tôi. Còn Quỳnh Như làm tôi ngạc nhiên và ánh mắt của bé làm tôi không thể quên được. Quỳnh Như có giọng nói giõng giạc, đôi mắt trong sáng luôn nhìn thẳng về phía trước, lưng đứng thẳng. Cùng hoàn cảnh mồ côi, bé Dung (cô bé mồ côi bán vé số với ước mơ thành cô giáo) thì có vẻ xinh xắn nữ tính, còn Quỳnh Như có một vẻ xinh xắn mạnh mẽ, giống như là Như luôn muốn dang tay ra để che chở, bảo vệ cho bà nội và em gái bé bỏng. bé Như làm tôi có ấn tượng đặc biệt, tôi vẫn luôn nghĩ nếu con được học hành đến nơi đến chốn thì chắc chắn rằng sau này con sẽ trở thành một người tài. Khi tôi hỏi “con có mơ ước sau này sẽ làm gì không?” cô bé giõng giạc trả lời tôi: “Thưa cô, bây giờ con chưa biết mình sẽ làm gì, nhưng chắc chắn con sẽ có một công việc tốt để có thể lo cho bà nội và em Hoa.” Tôi thật sự ngạc nhiên vì câu trả lời của một cô bé 11 tuổi.[/FONT]



[FONT=&quot]
[/FONT]
Subin chụp ảnh cùng 3 bà cháu

[FONT=&quot]Mặc dù cô bé Như luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng khi hỏi tới mẹ, người đã bỏ 2 chị em con ra đi không một lần quay trở lại thì tự nhiên 2 hàng nước mắt tuôn rơi, con bé trả lời câu hỏi của tôi là “con còn nhớ khuôn mặt của mẹ không?” bằng câu trả lời rất rõ ràng “con chưa bao giờ quên bất cứ nét nào trên khuôn mặt mẹ con” nói rồi nước mắt chảy ra nhưng con bé can đảm kìm lại những tiếng nấc nghẹn rồi đưa tay lau nước mắt, khi tôi ôm bé vào lòng vỗ về thì nó òa lên khóc như vồ được bàn tay của mẹ, cảm giác xót xa và nước mắt tôi cũng tuôn rơi.[/FONT]



cô bé dũng cảm nhưng ko thể cầm nước mắt khi được hỏi về mẹ

[FONT=&quot]Cuối cùng, cũng đến giờ tôi phải ra về, điều duy nhất tôi có thể hứa với dì Năm và 2 bé là tôi sẽ cố gắng để vận động mọi người cùng chung tay giúp đỡ 2 bé có điều kiện đến trường với hi vọng sẽ đổi đời bằng tri thức. Nếu không bằng con đường học hành thì ở đây sẽ chẳng có gì cho 2 bé ngoi lên khỏi cuộc sống vô vàn khó khăn khi gia đình không có một mảnh đất của riêng mình.[/FONT]



thuy_bt, Subin và 2 bé
[FONT=&quot]
Quỳnh Như hứa với tôi là sẽ học thật giỏi và kèm em Hoa học. Dì Năm vui mừng báo rằng từ hôm Dân trí đưa tin đến giờ cũng có người quan tâm và gửi thư về xã kèm theo tiền với lời nhắn gửi là để dành mua thuốc, mua sữa bồi dưỡng cho Quỳnh Hoa, tới nay dì Năm cũng có khoảng hơn 2 triệu.
[/FONT] Tôi cũng gửi tặng số tiền nhỏ để dì Năm mua cho Quỳnh Như một bộ quần áo học sinh và ít tập vở, vì nghe nói từ đầu năm học đến giờ Như vẫn chưa có đồng phục vừa vặn, có 1 bộ cũ xin được của người ta nhưng Như mặc không vừa. Tôi chỉ mong sao chúng ta có thể cùng nhau giúp 2 bé thực hiện giấc mơ đến trường. Dì Năm cũng nói "tôi cũng chỉ mơ ước tụi nó học hành đến nơi đến chốn cô ơi, chứ nhà cửa hoặc chuyện ăn uống thì có gì xài đó, tôi không mơ ước chi nhiều."
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Hãy giúp 2 bé mồ côi Quỳnh Như - Quỳnh Hoa - Bến Tre có điều kiện đến trường!

Ngày 30.11 Bến Tre:
Hơn 12 triệu đồng đến với 2 trẻ mồ côi có nguy cơ bỏ học
(Dân trí) - Sáng ngày 29/11, đại diện PV Dân trí vượt hơn 150 km để trở lại thăm và trao hơn 12.650.000 đồng quà bạn đọc gửi giúp bà cháu Nguyễn Thị Dung ngụ ấp 8, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, TP. Bến Tre.
>> Xót cảnh hai trẻ mồ côi, thiếu ăn, có nguy cơ bỏ học nửa chừng

Đại diện PV Dân trí trao số tiền 12.650.000 đồng tới bà cháu Nguyễn Thị Dung – bà nôi của cháu Quỳnh Như và Quỳnh Hoa.

Thấy chúng tôi, bà Dung nhận ra ngay, bà nói: “Lâu quá mới gặp lại nhà báo, bà cháu tôi trông nhà báo xuống để nhờ báo Dân trí gởi lời cám ơn đến tất cả các ân nhân đã giúp đỡ cho bà cháu tôi trong thời gian qua”. Bà nhìn chúng tôi thật lâu, nước mắt lưng tròng!

Nhìn căn nhà của ba bà cháu vẫn tuềnh toàng như trước, vách nhà được che bằng những tấm lá, nay đứt lạc tuột xuống gần hết. Chúng tôi hỏi bà Dung có định sửa lại không thì bà cho biết: “Bà cháu tôi sắp có nhà mới ở rồi! vì hôm rồi có một bạn đọc Dân trí ở Cần Thơ đã qua tận đây hỏi thăm và hứa sẽ xây nhà mới cho bà cháu tôi!”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì được biết, trong thời gian qua số tiền bạn đọc đã hỗ trợ cho ba bà cháu gần 20.000.000 đồng. Mặc dù vậy, nhưng hàng ngày bà Dung vẫn miệt mài với nghề tách vỏ hạt điều để tự trang trải tiền ăn uống của bà bà cháu, chứ chẳng giám ngơi nghỉ. Còn số tiền bạn đọc giúp đỡ bà Dung gởi vào sổ tiết kiệm để cho cháu Quỳnh Như và cháu Quỳnh Hoa ăn học sau này.

Khi chúng tôi trao tặng số tiền 12. 650.000 đồng của bạn đọc, bà xúc động bày tỏ: “Thật tình với nghề tách vỏ hạt điều tôi không biết đến khi nào mới kiếm được số tiền này. Bây giờ tôi mừng lắm và thấy nhẹ lo, vì chị em tụi nó có tiền ăn học rồi, có tiền trị bệnh rồi! Tôi cám ơn báo Dân trí và các nhà hảo tâm nhiều lắm!”.

Đại diện địa phương anh Phạm Tuấn Kiệt – Phó chủ tịch UBND xã Châu Bình chia sẻ: “Ở một xã còn nghèo và xa xôi như vầy mà Dân trí cũng đến để bắt chiếc cầu cho các nhà hảo tâm chia sẻ những gánh nặng, khó khăn với bà con nghèo chúng tôi thì chúng tôi vui mừng và cảm động lắm! Đại diện địa phương, tôi xin chúc cán bộ nhân viên báo Dân trí sức khỏe để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và chúng tôi luôn mong Dân trí hãy là một tờ báo dẫn đầu về các hoạt động nhân ái!”.

Ngô Nguyễn
 
Top