Hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình

76
0
0

Smile_Girl

New Member
Các anh các chị ơi, hiện nay tình trạng phụ nữ Việt Nam bị bạo hành còn rất là nhiều, từ những làng xóm quê nghèo đến đô thị, từ phụ nữ ít học đến phụ nữ thành đạt đều bị chồng hành hạ.

Chúng ta phải làm gì đó để cứu giúp những người phụ nữ này. Phải chống lại nạn bạo hành, phải dũng cảm lên... Đây không phải là vấn đề mới, có từ rất lâu rồi mà ngày càng gia tăng chứ không có dấu hiệu giảm. Ngoài việc tổ chức nơi cứu thoát phụ nữ VN cần nâng cao sự nhận thức hiểu biết, không thể trở thành nô lệ của người chồng như vậy được. Phải ngăn chặn hành vi bạo hành từ lúc đầu hoặc không nên nín nhịn chịu đựng mà phải tố giác chính quyền. Trong khi chờ đợi chính quyền ban hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người phụ nữ trong gia đình chúng ta nên làm những việc cần thiết để hỗ trợ. Khủng khiếp quá

Mọi người xem tin

http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/394771/index.html
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/378070/index.html
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/tin113/226732/index.html
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thuongnhat/223859/index.html

Bạo hành gia đình đang "nhờn thuốc"

29/06/2009 10:01 (GMT +7)

Tại Hội thảo về Dự án Ngôi nhà bình yên, tổ chức ngày 27/6 tại Hà Nội do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN) tổ chức, những câu chuyện bạo hành được kể đã gây căm phẫn cho hầu hết đại biểu tham dự.

Bạo hành tình dục ngay trước mắt con


Nhiều người trong hội trường sởn gai ốc khi nghe bà Lê Thị Thủy - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chia sẻ một câu chuyện về bạo lực gia đình: “Tại một cuộc triển lãm do HLHPNVN tổ chức năm 2006, có một nữ doanh nhân thành đạt ở Thái Bình đã gây sự chú ý đặc biệt với sản phẩm thêu ren túi cườm. 2 năm sau, một công ty Singapore sang Việt Nam, muốn nhờ Hội giúp đỡ gặp nữ doanh nhân đó để nhập khẩu sản phẩm túi cườm. Tuy nhiên, khi tìm về nhà chị, nhóm cán bộ của Hội thật sự bị sốc khi biết tin chị đã bị người chồng nghiện lô đề, cờ bạc, chém 30 nhát dẫn đến tử vong, mà nguyên nhân là do chị không chịu đưa tiền cho anh ta”.

Một trường hợp khác phải đến Ngôi nhà bình yên để lánh nạn là chị Mai Thị B, chủ một trung tâm thể dục thẩm mỹ khá phát đạt tại Hà Nội. Chồng chị là người không chí thú làm ăn, chỉ thích đàn đúm với đám bạn xấu, ham mê cờ bạc, lô đề nên đã bán hết nhà cửa lấy tiền chơi bạc.

Không chỉ có vậy, chồng chị B là người ghen tuông có phần bệnh hoạn. Mỗi khi lên cơn ghen, anh ta đánh đập chị dã man, khóa trái cửa để chị không thể chạy ra ngoài rồi lột hết quần áo bắt vợ phải “chiều” như một cách giải tỏa cơn ghen. Anh gọi đó là bài học để vợ khỏi đi lăng nhăng.

Đáng sợ hơn, khi thực hiện hành vi quan hệ tình dục với vợ, anh ta bắt cả 2 đứa con vào chứng kiến. Ngay cả khi các con đã lớn (18 tuổi và 11 tuổi), chúng vẫn hàng ngày phải chứng kiến những trận đòn và hành vi không thể tưởng tượng nổi mà cha đang trút lên người mẹ.

Chị B thường xuyên bị bầm dập khắp người, tâm lý khủng hoảng trầm trọng. 2 con chị cũng bị rối nhiễu tâm lý do thường xuyên phải chứng kiến việc cha bạo hành tình dục với mẹ. Con gái đang bước vào tuổi tò mò tìm hiểu giới tính, bắt đầu có những hiểu sai về giới, về quan hệ vợ chồng trong gia đình, còn con trai chị có những biểu hiện bạo hành giống bố. Không chịu nổi cuộc sống gia đình của mình, giữa năm 2008, chị B xin vào ở tạm tại Ngôi nhà Bình yên.

Đánh vợ đến mất trí

10h đêm 18/3, Ngôi nhà bình yên tiếp nhận một phụ nữ trong tình trạng mắt sưng vù, chảy máu, tâm lý hoảng sợ. Đó là chị Phượng, bị chồng đánh ngất xỉu rồi đuổi ra đường. Bơ vơ không người thân thích, chị chẳng biết đi đâu bèn lang thang trên đường trong đêm vắng.

Chị Phượng sống cùng ông bà ngoại ở Lạng Sơn từ nhỏ. Năm 2006, chị quen và cưới anh Chung là họ hàng của người hàng xóm và theo chồng về sống ở Hà Nội. Ai cũng mừng cho chị Phượng vì lấy được chồng người Hà Nội, về Thủ đô hưởng cuộc sống hạnh phúc.

Nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, anh Chung nghiện rượu và có máu ghen hoang tưởng. Mỗi lần say, Chung thường bịa những lý do chỉ có anh ta mới nghĩ ra được, rồi đánh đập, tra khảo bắt vợ phải thú nhận có tư tình với người đàn ông khác.

Nhiều lần, Chung đánh chị Phượng đến mức hôn mê hơn 1 ngày và mất trí nhớ trong vài ngày tiếp theo. Chung lấy cổ chai bia, chai rượu chọc vào chỗ kín của vợ và bắt vợ phải “quan hệ” bất cứ khi nào anh ta muốn, không được chống cự. Con gái 3 tuổi thường xuyên trong tâm trạng khiếp sợ khi phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ.

Hoang tưởng, đánh vợ, anh Chung cũng không có trách nhiệm gì trong việc nuôi con. Bị buộc phải nghỉ làm, chị Phượng nhận hàng may về làm thêm tại nhà. Thường xuyên bị chồng đánh đập, nhưng chị không hề có được sự chia sẻ nào từ phía mẹ chồng.

Trái lại, người mẹ cay nghiệt suốt ngày tìm cớ chửi bới, lăng mạ, xúc phạm cả tổ tông, cha mẹ con dâu. Hàng xóm thương tình che chở cho chị Phượng đều bị người chồng hoang tưởng chửi bới, dọa đốt nhà. Thân gái lấy chồng xa quê, không có chỗ nương tựa, một mình chị Phượng cắn răng chịu đựng cho đến khi được Hội Phụ nữ giúp đỡ đến sống tại Ngôi nhà bình yên.

Nạn nhân ngày càng gia tăng

Bà Lê Thị Thủy - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, HLHPNVN cho biết: “Số khách hàng tham vấn tại Ngôi nhà bình yên trong 6 tháng đầu năm 2009 bằng 79% số khách hàng được tham vấn trong năm 2008. Nội dung tư vấn liên quan đến bạo hành gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, HIV, hôn nhân gia đình... Trong đó, bức xúc nhất vẫn là bạo hành gia đình. Tình trạng này chưa có chiều hướng giảm”.

Theo bà Thuỷ, mặc dù đã có nhiều hoạt động tích cực phòng chống bạo hành gia đình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Trước tiên, đó là sự e ngại của chính những nạn nhân bị bạo hành. Tâm lý “xấu chàng hổ ai”, nên đa số phụ nữ ngại ngần tố cáo chồng bạo hành. Họ cố tình trì hoãn, chịu đựng, cho đến khi bạo hành trở nên nghiêm trọng.

Nếu họ chủ động ngăn chặn mọi việc ngay từ khi mới nảy sinh vấn đề, rất có thể, mọi việc sẽ được giải quyết tốt hơn. Sau đó là sự e ngại vào cuộc của chính quyền, đoàn thể ở địa phương, cho rằng đó là việc riêng, hoặc có vào cuộc nhưng chỉ là hình thức gọi người chồng lên nhắc nhở mà không có biện pháp cương quyết.

Theo Hạnh Quỳnh
 
3
0
0

matbaobuon1986

New Member
Ðề: Hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình

Tại sao xã hội bây giwof vẫn còn tồn tại quá nhiều những kẻ như vậy mà không chỉ tồn tại, nó ngày càng gia tăng. Những người phụ nữ, những người vợ bất hạnh bị dày vò cả về thân xác lẫn tinh thần, họ biết phải làm sao. Đáng nhẽ pháp luật phải có biện pháp, đáng nhẽ những người vợ bị bạo hành phải đứng lên mà tìm lại quyền con người cho chính mình...
 
76
0
0

Smile_Girl

New Member
Ðề: Hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình

Tại sao xã hội bây giwof vẫn còn tồn tại quá nhiều những kẻ như vậy mà không chỉ tồn tại, nó ngày càng gia tăng. Những người phụ nữ, những người vợ bất hạnh bị dày vò cả về thân xác lẫn tinh thần, họ biết phải làm sao. Đáng nhẽ pháp luật phải có biện pháp, đáng nhẽ những người vợ bị bạo hành phải đứng lên mà tìm lại quyền con người cho chính mình...
Chào bạn,

Bạn chưa hiểu vấn đề rồi. Hiện nay chỉ có ở Việt Nam, các quốc gia Hồi Giáo và các quốc gia kém phát triển (đa số ở châu á, Châu phi) người phụ nữ mới có ý thức hạn chế về nạn bạo hành gia đình và luật pháp bảo vệ an toàn cho người dân còn hạn chế. Ở các quốc gia phát triển như Mỹ và phương Tây cũng có nhưng rất hiếm hơi. Giả sử có ai đó phát hiện ra họ cũng đều báo chính quyền đến can thiệp và bảo vệ phụ nữ trẻ em ngay lập tức

Trong lúc chờ đợi thì chúng ta chỉ có cách hỗ trợ lối thoát cho những người phụ nữ bất hạnh đồng thời nâng cao ý thức của phụ nữ Việt Nam về hành vi xâm phạm thể xác, tinh thần của người chồng. Vấn đề này không chỉ tồn tại ở những gia đình văn hóa thấp mà cả những người phụ nữ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ vẫn bị. Có điều không hiểu tại sao họ vẫn cố gắng chịu đựng thay vì tìm đến sự hỗ trợ của xã hội và giải thoát cho chính mình và những đứa con tội nghiệp
 
3
0
0

matbaobuon1986

New Member
Ðề: Hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình

Thân ái!
Mình đọc xong bài này mình thấy đắng cổ họng như uống phải thứ thuốc gì đó kinh khủng vậy. Mình muốn nói với tất cả những người phụ nữ đã và đang bị bạo hành rằng không ai có quyền làm nhục và hành hạ họ như vậy. Không ai hết! Nhưng phải chăng một trong số những nguyên nhân khiến các vụ bạo hành ngày càng trở nên nghiêm trọng đó là thái độ nhẫn nhịn của những người vợ??? Ngôi nhà bình yên là nơi đến của những người phụ nữ bất hạnh bị bạo hành nhưng mình vẫn chưa hiểu lắm. Các chị sẽ ở lại mái nhà chung này cho đến bao giờ? và có thực sự an toàn không?cuộc sống tiếp theo của họ sẽ thế nào? còn những đứa con của họ thì sao?:-/
 
76
0
0

Smile_Girl

New Member
Ðề: Hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình

@ matbaobuon1986: họ cần hành động để cứu giúp hơn


Bạo lực tình dục trong gia đình: Ngòi nổ căn bệnh AIDS

Theo một công bố mới đây của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, 30% phụ nữ VN bị cưỡng ép quan hệ tình dục (QHTD). Trong khi, trên 70% các ca lây nhiễm HIV/AIDS xuất phát từ QHTD và 1/3 số người nhiễm HIV hiện nay đang là phụ nữ...

Cưỡng ép vợ quan hệ tình dục

Chị N.T.N. (37 tuổi, Quảng Ninh) hiện đang sinh hoạt trong một nhóm đồng đẳng, cho biết, chị luôn bị chồng cưỡng hiếp. Sau thời gian đi làm ăn ở xa về, chồng chị N. nghiện ma túy và mức độ hành hạ vợ ngày một tăng. Có lần, chị từ chối QHTD, liền bị chồng đánh, xé quần áo. Lần khác, chị bị chồng cầm kim tiêm dọa sẽ đâm vào người chị để gây nhiễm HIV nếu không cho quan hệ. Sau nhiều lần bị cưỡng ép mà không sử dụng bao cao su, chị N. đã bị nhiễm HIV từ chính chồng mình.

Còn chị M.T.H. (28 tuổi, Hòa Bình) có chồng đi đào vàng. Chồng chị H. nhiễm HIV nhưng giấu vợ và vẫn quan hệ bình thường. Khi những người cùng làm với chồng H. phát bệnh thì H. mới tá hỏa. Chị gặng hỏi chồng, thì chồng nói: "Anh biết mình mắc bệnh từ lâu nhưng không muốn nói với em, vì sợ em bỏ đi, hoặc không cho anh quan hệ". Kết quả xét nghiệm, hai người đều dương tính với HIV. H. gần như chết đứng, cô đang mang thai đứa con thứ hai.

15 năm lấy chồng, chị N.T.V. (43 tuổi, ngoại thành Hà Nội) hai lần sinh con nhưng phải nạo hút thai tới 10 lần do hậu quả từ những "cơn" cưỡng bức của chồng. Khi sinh đứa con đầu lòng, 20 ngày chồng đã đòi quan hệ, ba tháng sau chị lại mang bầu. Chị chưa muốn có con ngay nhưng anh kiên quyết không đưa chị ra cơ sở y tế. Chị sinh đứa con thứ hai khi con đầu mới được một tuổi. 25 ngày sau khi sinh con thứ hai, chồng lại ép quan hệ, chị bị băng huyết phải cấp cứu..

Chị V. có một cửa hàng kinh doanh áo cưới với thu nhập ổn định, còn chồng chị khi thì làm ruộng, khi thì thầu xây dựng, nhưng vướng vào cờ bạc, chẳng những không đưa tiền cho chị nuôi con mà còn thường xuyên lấy tiền của vợ. Mỗi lần chồng làm ăn thua lỗ hay thua bạc, chị lại chịu những "cơn" hành hạ tình dục. Chị từng đặt vòng, nhưng thói côn đồ trong quan hệ với vợ khiến chị liên tục ra máu, lại phải tháo. Nhắc chồng dùng bao cao su thì bị chồng đánh đập. Những lần nạo hút thai, chị đều đi một mình.

Vì thương con nhỏ, lại là chuyện "kín" nên chị đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", chiều chồng. Dù tích cóp mua được nhà, nuôi hai con ăn học, nhưng cuộc sống của chị không thể yên vì bất kể lúc nào, chồng chị cũng có thể nổi "cơn", và chị phải chiều. Nếu không lại bị chồng đánh, đập phá cửa hàng, không cho vào nhà và lấy tiền của chị để thỏa thói trăng hoa. Rất may, khi đi xét nghiệm, chị V. chưa bị lây nhiễm HIV và chị quyết định ly hôn.

Cam chịu là mầm họa

Báo cáo của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội trích dẫn nghiên cứu đa quốc gia về sức khỏe phụ nữ và bạo lực chống lại phụ nữ (Tổ chức Y tế thế giới) cho biết: khoảng 30% phụ nữ VN bị BLTD và 10%-50% phụ nữ từng bị BLTD trong đời. Trên thực tế tỷ lệ này có thể lớn hơn vì nhiều người trong cuộc vẫn còn e ngại phơi bày chuyện riêng.

Theo số liệu của Bộ Y tế, 1/3 người nhiễm HIV đang là phụ nữ và tình dục - BLTD được xác định là ngòi nổ gây ra căn bệnh AIDS đối với phụ nữ (70% số ca lây nhiễm qua con đường này). BLTD làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV của phụ nữ qua việc cưỡng ép tình dục, không cho phụ nữ sử dụng bao cao su, chồng đi quan hệ "bên ngoài" rồi về lây bệnh cho vợ, cố tình lây cho bạn đời để cùng chết.

Một nghiên cứu lần đầu tiên tại VN có tên gọi "BLTD và nguy cơ nhiễm HIV/AIDS" đã được Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), Trung tâm Tư vấn và thông tin tư liệu về bạo lực giới (CSAGA) và Action Aid tiến hành nhằm đưa ra những bằng chứng xác thực về mối quan hệ giữa BLTD và căn bệnh AIDS, cũng như các biện pháp can thiệp để loại bỏ nó. Nghiên cứu đã được tiến hành ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Đại diện của nhóm nghiên cứu, TS Khuất Thu Hồng, giám đốc ISDS cho biết, một phát hiện chính của nghiên cứu là nhận thức sai lầm của cộng đồng về BLTD, đặc biệt là phụ nữ và những người vợ. Đa phần những người vợ đều cho rằng, vì mình "yếu" hơn, không đáp ứng được nhu cầu của chồng nên chồng mới ép QHTD. Còn những người chồng lại cho rằng, chỉ cần sử dụng bao cao su với người ngoài, không cần thiết trong quan hệ tình dục vợ chồng.

TS Hồng khẳng định, chính những nhận thức sai lầm như vậy đã cho phép người đàn ông, người chồng có quyền BHTD vợ. Còn những người vợ, vì không biết chồng làm như thế là có lỗi nên vẫn âm thầm chịu đựng. Họ không dám nhờ chính quyền, đoàn thể can thiệp vì sĩ diện, vì con cái, vì phụ thuộc kinh tế... nên vẫn phải phục vụ các đòi hỏi của chồng một cách chán chường, bế tắc. Hậu quả không những bị khủng hoảng tinh thần kéo dài, họ còn bị tổn thương thể chất như sợ hãi QHTD, có thai ngoài ý muốn, nạo hút thai và lây nhiễm bệnh phụ khoa, HIV...

Tại hội thảo công bố nghiên cứu này vào ngày 26/6, tại Hà Nội, các nhà nghiên cứu, những nhà làm công tác xã hội, các bác sĩ đều cho rằng, tình dục hoàn toàn không thể coi là bản năng của con người và người đàn ông không nên bắt buộc người phụ nữ, người vợ phải đáp ứng. QHTD cần phải được điều chỉnh bởi ứng xử văn hóa, xã hội, đạo đức... Do vậy, sau kết quả nghiên cứu này, các tài liệu giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng như các kiến thức cơ bản về giới, bạo lực gia đình, BLTD, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục... sẽ được phổ biến sâu rộng hơn, nhằm thay đổi các chuẩn mực xã hội về tình dục-giới, từ đó thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của người dân về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS từ BLTD trong mỗi gia đình.

Mai Tâm
http://www.phunuonline.com.vn/honnh...duc-trong-gia-dinh-Ngoi-no-can-benh-AIDS.aspx
 
354
0
0

nikita24480

New Member
Ðề: Hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình

Bên minh đang hỗ trợ 1 nhóm phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực này. Họ là những người phụ nữ đã từng bị bạo hành, thấu hiểu nỗi khổ của những người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Họ hiện đang hoạt động tịa 1 số địa bàn tại Hà Nội để nhằm giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Họ cũng đang muốn nhân rộng mô hình này 1 số nơi khác:

Liên hệ:

Ms. Nguyễn Vân Anh,Chủ tịch

Địa chỉ của nhóm:
VinaMarel Building, Group 6, Lang Thuong, Dong Da District
Đường dây nóng: 84-43-754-0421
Fax: 84-43-793-0297
Email: csaga@csaga.org.vn
Website: www.csaga.org.vn
 
14
0
0

tibau

New Member
Ðề: Hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình

Trời ơi, làm sao có thể có những người phụ nữ cam chịu như vậy hả các chị. Chính vì có những người chấp nhận số phận như vậy nên nạn bạo hành ngày càng gia tăng, tại sao họ không tự tìm lối thoát cho mình vậy, họ chấp nhận như vậy họ có nghĩ đến tương lai của con họ không chúng sẽ bị ảnh hưởng từ những trận bạo hành đấy. Tương lai của chúng sẽ ra sao? Em mong luật pháp của mình có những án phạt thật nặng những trường hợp như vậy
 
Top